Nói xong giáo sư Tôn đứng dậy xua chúng tôi ra ngoài, tôi nghĩ bụng lão già này thật quái đản, vừa mới đến chẳng phải xởi lởi lắm sao, bảo trở mặt là trở mặt ngay được là thế nào? Nghe cách nói chuyện lúc đầu, có vẻ như đã chuẩn bị tiết lộ cho chúng tôi biết, nhưng sau đó chẳng biết bằng cách nào lại nhìn thấu được thân phận của tôi và Răng Vàng, thái độ quay ngoắt, giọng điệu dữ dằn, có khi lại nghĩ chúng tôi là bọn ma cô, đến lừa bịp không bằng.
Theo tính cách của tôi, ngày thường, đã đến mức phải nói như vậy, không cần người ta đuổi, tôi cũng sẽ tự đứng lên ra về, nhưng lần này không phải chuyện đùa, nói không chừng còn quan ngại đến tính mạng, vả lại ngoài tôi và Tuyền béo ra, có khi còn liên quan đến chuyện sống còn của Shirley Dương và giáo sư Trần nữa.
Tôi vội nói với giáo sư Tôn: "Ơ hay, giáo sư! Giáo sư! Ít nhất thì giáo sư cũng nghe cháu nói nốt câu cuối chứ? Cháu cũng không biết làm sao giáo sư lại ngửi ra mùi đất trên người cháu và anh bạn đây, quả thật không phải dân buôn đồ cổ, chúng cháu có một thời gian dài làm cho đoàn khảo cổ. Giáo sư Trần Cửu Nhân ở Bắc Kinh, chắc giáo sư cũng biết tiếng chứ? Chúng cháu làm việc cho giáo sư Trần ấy."
Giáo sư Tôn hơi ngẩn người khi nghe tôi nói đến cái tên Trần Cửu Nhân, bèn hỏi: "Là ông Trần à? Cậu nói là hai cậu làm việc trong đoàn khảo cổ của giáo sư Trần?"
Tôi vội vàng gật đầu: "Vâng đúng thế, cháu nghĩ hai giáo sư đều là bậc Thái sơn Bắc đẩu trong giới khảo cổ, trong ngành chúng ta, cứ mỗi lần nhắc đến quý tính đại danh của hai giáo sư, ai nghe mà chẳng rụng rời... "
Nét mặt của giáo sư Tôn có phần hòa nhã hơn, ông già xua tay nói: "Cái cậu này, khỏi phải nịnh bợ đi, tôi thế nào, bản thân tôi rõ. Thôi thì cậu quen biết với giáo sư Trần, thì cậu ở lại đây, còn để hai người kia tạm lánh đi một lát."
Nghe giáo sư Tôn nói vậy, tôi biết là có cửa, vội bảo Răng Vằng và ông Lưu tạm thời đi ra, để tôi ở lại tiếp chuyện riêng với giáo sư Tôn.
Đợi hai người kia ra ngoài, giáo sư Tôn liền chốt chặt cửa, hỏi tôi một số chuyện liên quan đến giáo sư Trần, tôi liền kể lại ngắn gọn chuyến đi của tôi cùng giáo sư Trần đến sa mạc Tân Cương tìm cổ thành Tinh Tuyệt.
Giáo sư Tôn nghe xong, liền thở dài: "Tôi và ông Trần là bạn lâu năm rồi, sự cố ở trên sa mạc bận ấy, tôi cũng có nghe nói ít nhiều. Chà, ông ấy không chôn xác trong cát kể đã may lắm rồi, tôi định đi Bắc Kinh thăm ông ấy, nhưng lại nghe nói ông ấy qua Mỹ điều trị, không biết từ giờ tới cuối đời, có còn cơ hội nào gặp lại được không nữa. Năm xưa tôi mang ơn ông Trần, cậu đã là người quen của ông ấy, có vài việc tôi cũng chẳng giấu cậu nữa."
Tôi chỉ chờ mỗi câu nói này của giáo sư Tôn, vội hỏi: "Cháu thấy vết chàm đcho nên cháu mới tìm đột nhiên xuất hiện sau lưng, hình dạng rất giống nhãn cầu, dường như có mối liên quan đến thành cổ Tinh Tuyệt trong sa mạc. Bộ tộc Quỷ Động ở nước Tinh Tuyệt sùng bái năng lực của con mắt, cháu cho rằng mình đã trúng phải một lời nguyền nào đó, nhưng lại nghe nói vết chàm này không phải là nhãn cầu, mà là một ký hiệu con chữ, cho nên cháu mới tìm gặp giáo sư thỉnh giáo xem, ký hiệu này rốt cuộc nghĩa là gì, để có tự có sự chuẩn bị về mặt tâm lý. Dĩ nhiên cháu cũng là người chết đi sống lại nhiều lần, an nguy cá nhân cháu không coi trọng lắm, chỉ có điều trên người giáo sư Trần có lẽ cũng xuất hiện dấu hiệu này, cháu lo nhất chính là ông ấy đấy."
Giáo sư Tôn nói: "Không phải là tôi không chịu nói với cậu, nhưng quả thực là không thể nói được, cho cậu biết rồi, có thể khẳng định một điều, vết chàm trên lưng cậu tuyệt đối không phải là lời nguyền hay thứ gì tương tự, không ảnh hưởng gì tới sức khỏe của cậu đâu, cậu cứ yên tâm."
Tôi càng nghe càng nóng ruột, nói vậy thì cũng bằng chẳng nói gì. Nhưng giáo sư Tôn bảo đây không phải là một lời nguyền, một câu này đã khiến gánh nặng trong lòng tôi giảm đi quá nửa, nhưng người ta càng không nói mình càng muốn biết, thông tin mà những ký tự đã mất mấy nghìn năm tuổi này ẩn chứa đến nay rốt cục còn có nội dung gì bí mật mà không thể công bố cho mọi nguời biết, huống hồ cái chữ ấy lại còn hiện ra ngay trên lưng tôi nữa chứ.
Bị tôi gặng hỏi mãi, giáo sư Tôn đành tiết lộ và điều.
Giáo sư Tôn đã có nhiều năm nghiên cứu những di tích văn hóa cổ trên lưu vực sông Hoàng Hà, là chuyên gia trong ngành cổ văn tự, ông rất giỏi giải mã, phiên dịch các văn tự mật thời cổ.
Thời xưa Thương Hiệt tạo chữ, sự xuất hiện của chữ viết đã chấm dứt thời kỳ lịch sử hoang dã khi con người mới chỉ biết bện từng ghi nhớ sự việc. Văn tự chứa đựng khối lượng thông tin lớn, bao gồm những điều huyền bí về vạn vật trong giới tự nhiên, truyền đến ngày nay cách đọc chữ Hán cả thảy có bốn âm: bình, thượng, khứ, nhập.
Nhưng vào thời kỳ xa xưa nhất, chữ Hán có cả thảy tám âm đọc, khối lượng thông tin chứa đựng trong đó rất lớn, người thường khó thể tưởng tượng được, tuy nhiên những thông tin ngoài định mức này đều bị giới hạn bởi giới thống trị lũng đoạn, bốn âm còn lại đã trở thành một loại ngôn ngữ mật, chuyên ùng để ghi chép những sự việc trọng đại không thể tiết lộ cho dân thường biết.
Sau này trên một số mai rùa và tre khai quật được, có rất nhiều chữ cổ gần giống với chữ giáp cốt, nhưng từ đầu chí cuối không ai đọc nổi, có người nói thiên tự vô tự, vô tự thiên thư, thật ra cũng chỉ là cách nói xuyên tạc. Thiên thư chính là một loại thông tin đã được mã hóa dưới dạng chữ viết vào thời cổ đại, nhưng nếu không biết cách giải mã, có bày ra trước mắt, chúng ta cũng chẳng thể nào hiểu nổi. Giáo sư Tôn đã dành cả cuộc đời gắn bó với các loại thiên thư không ai hiểu được này, nhưng tiến triển không nhiều, có thể nói mỗi bước một khó khăn, dốc hết tâm trí mà chẳng nghiên cứu ra thêm được thành quả gì.
Đến năm 1978, đoàn khảo cổ đã khai quật được một ngôi cổ mộ thời Đường ở núi Mễ Thương, ngôi mộ cổ này đã nhiều lần bị bọn trộm mộ vơ vét, bên ngoài có đến bảy tám hang trộm, thi thể của chủ mộ đã bị hủy hoại từ lâu, mộ thất cũng lụp xụp tan hoang, phần lớn đồ tuỳ táng đều bị vét sạch, những thứ sót lại đều ở trong tình trạng mục nát nghiêm trọng.
Theo nhiều manh mối khác nhau, chủ mộ là Thái sử lệnh Lý Thuần Phong, người chuyên nghiên cứu lịch pháp thiên văn và âm dương số thuật trong cung đình. Vào thời Đường, các lĩnh vực kinh tế văn hóa, khoa học kỹ thuật có thể coi đã đạt đến đỉnh cao trong lịch sử văn minh Trung Hoa, Lý Thuần Phong là một "nhà khoa học" danh tiếng lừng lẫy thời Đường, trong mộ hẳn có nhiều cổ vật, tư liệu quan trọng, rất có giá trị nghiên cứu, chỉ tiếc là đều bị hủy hoại cả, không thể không nói đó là một tổn thất hết sức nặng nề, tất cả những người trong đoàn khảo cổ có mặt tại hiện trường đều cảm thấy nuối tiếc vô cùng.
Nhưng công việc thu dọn vẫn phải tiến hành. Có điều, trong quá trình thu dọn, bên trong quan tài mục nát xuất hịên một niềm vui lớn bất ngờ, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một tầng bí mật bên trong lớp ván ở đỉnh đầu chủ mộ.
Trong phần chóp quan tài lại có một lớp bí mật, là điều không ai nghĩ tới, kể cả những chuyên gia giàu kinh nghiệm nhất cũng chưa từng thấy quan tài nào có ngăn ả. Mọi người thận trọng mở lớp ngăn trong ván quan tài ra, bên trong có một gói bọc bằng da trâu, sau khi mở ra loại thấy bên trong có một gói bọc bằng vải dầu quét sơn đỏ, không ngờ trong gói lại là một chiếc hộp ngọc trắng muốt không tì vết, hộp được khảm vàng nạm bạc, trên có khắc họa tiết linh vật có cánh, chốt khóa trên nắp hộp được làm từ vàng nguyên chất.
Vì được giấu bên trong ngăn bí mật của quan tài, chiếc hộp bấy nhiêu năm nay đã thoát khỏi tay biết bao kẻ trộm mộ, còn nguyên đến ngày nay.
Những chuyên gia có kinh nghiệm nhìn qua chiếc hộp liền biết ngay là báu vật của hoàng gia Đại Đường, rất có thể vật do hoàng đế ban cho Lý Thuần Phong, và dược ông ta giấu vào vách ngăn trong ván quan, thế mới thấy tầm quan trọng của chiếc hộp là thế nào, sau đó chiếc hộp ngọc đã được chuyển ngay về bản doanh của nhóm khảo cổ.
Trong chiếc hộp được làm từ nguyên một phiến ngọc mỡ dê (bạch ngọc), người ta phát hiện ra rất nhiều vật phẩm quan trọng, trong số đó có một miếng long cốt (một loại mai rùa), bên trên khắc đầy thiên thư, được đặt tên là Long cốt di văn phá, ngoài ra còn có một tấm vàng ròng, kích cỡ không lớn, bốn góc được tạo hình đầu thú, hai mặt tấm vàng được đúc chi chít những chữ là chữ, nhìn như một bảng biểu, có chữ đọc được, có chữ thì không, bấy giờ người ta đặt cho nó cái tên Thú giác mật văn kim bản.
Thế rồi người ta mời giáo sư Tôn, chuyên gia văn tự cổ cùng người của ông đến phụ trách việc phá giải những bí mật khắc trên miếng long cốt cùng tấm kin bản này, giáo sư Tôn nhận nhiệm vụ, liền giam mình trong phòng nghiên cứu, bắt đầu chuỗi ngày làm việc quên ăn quên ngủ.
Giáo sư Tôn từng thấy Long cốt dị văn phá nhiều lần, chữ viết cổ trên đó, có nhắm mắt ông cũng nhớ làu làu, chỉ có điều mãi vẫn không thể phân tích ra được đó rốt cuộc là văn tự gì, có hàm ý gì, nội dung được ghi chép thông qua loại văn tự cổ quái này là gì.
Loại văn tự được coi là thiên thư này là một trở ngại lớn mà các nhà nghiên cứu văn tự cổ Trung Quốc phải đối mặt, nếu bước không qua, sẽ không có chút tiến triển nào; nhưng chỉ cần có được một chút đột phá, những vấn đề còn lại sẽ dần dà được giải quyết, song chướng ngại này quả thực quá lớn.
Có học giả cho rằng thiên thư là văn tự của một nền văn minh đã mất, song lập luận này chưa cần ai công kích đã tự sụp đổ, bởi có một số văn tự cổ được khai quật cùng lúc với thiên thư, lại có thể dễ dàng giải đọc, sau khi thử đo bằng carbon phóng xạ thì đều thuộc thời Ân Thương, hẳn là cùng được sản xuất trong cùng một thời đại, tuyệt đối không thể là di vật sót lại của nền văn minh tiền sử nào cả.
Giáo sư Tôn mất hơn một tháng trời nghiên cứu tìm toài, cuối cùng cũng đã phá giải được bí mật thiên thư. Thông qua đối chiếu với tấm Thú giác mê văn kim bản tìm thấy trong mộ Lý Thuần Phong, ông phát hiện ra thiên thư cổ nhân dùng để ghi chép trên long cốt là một loại văn tự được mã hóa.
Ngay từ thời Đường, Lý Thuần Phong đã phá giải được loại văn tự mã hóa cổ đại này, để biểu dương công tích của ông, hoàng đế đã cho đúc kim bài ban thưởng, nhằm ghi nhớ sự kiện này, các ký hiệu và chữ viết trên kim bài chính là bảng đối chiếu thiên thư mà Lý Thuần Phong đã giải đọc được.
Trên thực tế thiên thư rất đơn giản, quy tác của nó là cách chú âm của bốn thanh điệu còn lại, không phải dựa theo văn tự khác trên long cốt, nhưng chỉ có một số ít người có thể đọc được cách phát âm bí mật này mới đủ khả năng lý giải nội dung mà văn tự truyền đạt.
Ngày xưa Lý Thuần Phong đã nhờ cuốn Bát kinh chú sớ tường khảo mà có sự linh cảm, từ đó tìm ra phương pháp thấu hiểu thiên cơ, phá giải câu đó thiên thư. Giáo sư Tôn nhờ sự gợi mở từ Thú giác mê văn kim bản, cũng đã tham ngộ ra cách giải đọc thiên thư, gây chấn động giới khả cổ, phần lớn văn tự cơ mật cổ đại đã được giả đọc, vô số thông tin khiến người thời nay phải há mồm kinh ngạc, không ít sự kiện lịch sử vốn đã định luận, giờ đều sắp đem ra viết lại.
Sau khi xem xét các nhân tố, lãnh đạo cấp cao đã ra chỉ thị đối với những thông tin mà giáo sư Tôn gải mã ra, đó là: giữ thái độ thận trong, trước khi có kết luận chuẩn xác, tạm không được công bố ra bên ngoài.
Giáo sư Tôn nói với tôi: "Vết chàm trên lưng cậu, nếu nói là văn tự mã hóa thời cổ thì không đúng lắm, bởi đây không phải chữ trong thiên thư, ký hiệu này tôi cũng mới nhìn thấy lần đầu trên miếng mai rùa tìm thấy ở Cổ Lam. Nó tượng trưng cho một sự vật đặc biệt nào đó, mà người thời đấy vẫn chưa nghĩ ra từ gì chuẩn xác để hình dung, tôi nghĩ gọi nó là đồ ngôn là thích hợp hơn cả, đồ ngôn là một loại ký hiệu mang tính tượng trưng, có điều ý nghĩa của ký hiệu này là gì thì tôi vẫn chưa rõ lắm, nó xuất hiện xen kẽ trưong văn tự mã hóa thiên thư. Trên long cốt tìm thấy ở cổ Lam, có một mảnh khắc thiên thư, dường nhưu ghi chép về tai hoạ, hồi đó mới khai quật, thời gian gấp gáp, tôi mới chỉ xem xét qua loa, còn chưa kịp phân tích xem ký hiệu này có ý nghĩa gì, ai ngờ trên đường vận chuyển về Bắc Kinh, máy bay quân dụng gặp nạn, chỉ sợ từ giờ sẽ không ai biêt được những bí mật ấy nữa rồi."
Tôi thắc mắc: "Thứ quan trọng như vậy, lẽ nào giáo sư không ghi chép lại bản sao nào sao? Tuy nói là giáo sư cho rằng trên lưng cháu không có dấu hiệu của lời nguyền nào hết, nhưng cháu vẫn cảm thấy chuyện này rất là kỳ quái, nếu không biết rõ sự tình, cháu chẳng thể nào mà an tâm cho được. Giáo sư cứ nói cho cháu biết xem, đoạn văn tự được ghi chép trên mảnh giáp cốt kia rốt cuộc có nội dung gì ạ? Liệu có liên quan gì đến Động Quỷ ở Tân Cương không? Cháu thề có Mao chủ tịch, sẽ không tiết lộ nửa lời!"
Giáo sư Tôn đứng phắt dậy như mắc bệnh thần kinh: "Không nói được! Nói ra sẽ kinh thiên động địa mất!"