Chỗ kỳ lạ của Hắc Long Đàm là lúc nào trời cũng mưa và phía Nam vách đá dừng sững cao trọc trời, láng trơn như dùng búa đẽo gọt. Bên dưới một cái đầm nước sâu thực to, nước trong veo. Mỗi khi trời sắp mưa thực thì tiếng sấm như từ trong đâm nước nổi lên chẳng khác nào tiếng trống bố trận, hơi nước mịt mù lạnh buốt khiến ai đến đây cũng phải nổi da gà hoặc có cảm giác rùng rợn.
Hai chủ tớ Huỳnh ỷ Vân đi lân trên vách núi phía Bắc thì bỗng nghe hai tiếng gào to nên đưa mắt nhìn vê hướng ấy. Họ trông thấy bên cạnh vách núi phía Đông có hai bóng người đang treo mình lơ lửng trên không, lắc lư qua lại như quả lắc đồng hồ, miệng cố gào thực to nhưng tiếng gào đều bị tiếng nước đổ như sấm át đi cả. Cả hai trông thấy thế không khỏi kinh hoàng thất sắc.
Nhưng vì vách núi ấy cách xa họ nên họ chỉ trông thấy hai bóng người bé nhỏ như hai hạt đậu, không làm sao phân biệt được ai.
Lão bà bỗng nói nhỏ:
- Có người đến kìa! Vừa nói bà ta vừa đưa tay mặt ra kéo Vân nhi cùng nhắm một gốc tùng có cành lá rậm rạp lao vào đó để ẩn mình.
Ngay lúc đó có ba bóng người cùng chạy tới như bay. Khi họ đến nơi thì trông thấy đó là Yến Nam Tam Kiệt. Sắc mặt của họ có vẻ hết sức kinh ngạc, cùng đưa sau tia mắt nhìn vê phía hai bóng người đang treo lơ lửng trên vách đá đối diện.
Tiếp đó lại có một số nhân vật võ lâm khác nối gót nhau chạy tới nơi.
Số người ấy không dưới hai mươi người. Tốp nào đứng theo tốp ấy, cùng kê tai xầm xì không ngớt bàn tán với nhau.
Hai người đến sau cùng là Thiết Chỉ Thư Sinh Lữ Khêu Mộ Bình và Đổng Tung Hầu bảo chủ của Thất Tinh Bảo.
Lúc ấy Đổng Tung Hầu cất tiếng cười to như sấm nói:
- Xem ra lời đôn đại không sai tí nào cả, Hàn Thiết Quan âm quả đã lọt vào tay Cô Tùng Cư Sĩ rồi. Tất cả nhân vật giang hô nếu ai đặt chân lên vách núi trước mặt, tức thuộc chu vi sáu mươi dặm chung quanh Hắc Long Đàm thì sẽ bị Ông ấy giết chết không tha. Hai người ấy chắc chắn vì muốn cướp đoạt Hàn Thiết Quan âm nên mới mạo hiểm đi vào đó, cái khổ là chính mình tạo ra, không mong chi thoát chết được.
Câu nói ấy đã làm cho số quần hùng có mặt đêu giật mình, ai nấy đêu đưa mắt nhìn thẳng vào Đổng Tung Hầu.
Người anh cả trong Yến Nam Tam Kiệt là Cầu Long Tẩu Trạch Kỳ bước thẳng đến chắp tay tươi cười nói:
- Té ra là Đổng bảo chủ. Từ ngày xa cách đến nay thoắt đã ba năm, nhưng phong độ anh hùng vẫn như thùa nào. Tôn phu nhân vẫn mạnh khỏe chứ?
Đổng Tung Hâu đáp lễ nói:
- Cảm ơn, cảm ơn! Yến Nam Tam Kiệt bấy lâu nay đi liền với nhau như hình với bóng vậy còn hai vị kia đâu?
Câu nói vừa dứt thì Lôi Thần Từ Vĩ Quang và Diêm La Phán ứng Triệu Hùng đã bước đến nơi.
Đổng Tung Hâu đưa mắt nhìn hai người nói:
- Vừa nhắc đến nhị vị, là có mặt nhị vị ngay. Nhị vị vẫn khỏe mạnh chứ?
Từ Vĩ Quang và ứng Triệu Hùng đông chắp tay thi lễ và hàn huyên với nhau một hồi.
Đổng Tung Hầu lại nói:
- Đổng mỗ xin giới thiệu với ba vị một người bằng hữu này! Vừa nói ông ta vừa đưa cánh tay mặt lên hướng vê Lữ Khêu Mộ Bình tiếp rằng:
- Đại danh của vị này chắc ba vị cũng đã nghe qua. Đấy chính là một người tên tuổi nổi khắp võ lâm, tài hoa ai nghe nói đến đêu khâm phục, võ công trác tuyệt khó ai bì, danh hiệu là Thiết Chỉ Thư Sinh Lữ Khêu Mộ Bình! Lời nói ấy vừa thốt ra thì chẳng những Yến Nam Tam Kiệt cảm thấy giật mình mà ngay đến quần hùng đứng xung quanh cũng không khỏi kinh hãi, ai nấy đêu đưa mắt nhìn vào con người tên tuổi vang dội võ lâm ấy.
Yến Nam Tam Kiệt không ngớt cho là sự gặp gỡ này thực là vinh hạnh.
Lữ Khêu Mộ Bình chỉ mỉm cười nói:
- Tại hạ chẳng qua chỉ là kẻ may mắn được cái tên rỗng mà thôi, Đổng huynh khen ngợi quá đáng rồi! Trạch Kỳ bỗng nói:
- Cô Tùng Cư Sĩ mà Đổng huynh vừa nói chẳng hay lai lịch thế nào?
Đổng Tung Hầu nói:
- Ông ta chính là Giáng Khuyết Kiếm Khách Hà Trùng Uy, người dùng Thái ất kỳ môn thập tam kiếm hạ được ba vị chưởng môn Thiếu Lâm, Võ Đang Nga Mi tại Tung Sơn thùa nọ.
Trạch Kỳ không khỏi giật mình, có vẻ như không tin nói:
- Hà Trùng Uy kể từ khi nổi danh trong trận đấu kiếm đó thì vê sau không hề lộ mặt trong chốn giang hô nữa. Phương chi, tuổi của ông nay gân chẵn trăm, đâu có thể nhúng tay vào vụ Hàn Thiết Quan âm? Có lẽ không phải ông ta đâu.
Lữ Khêu Mộ Bình mỉm cười nói:
- Phàm tính con người, ai cũng có lòng háo danh háo thắng, dù đến già cũng không thay đổi. Trong cuộc đấu kiếm trước đây, Hà Trùng Uy sở dĩ ra tranh tài cũng chính vì lòng háo thắng thúc đẩy. Đến nay ông ta tuy gần trăm tuổi, sống chẳng còn được bao lâu nữa, nhưng ông ta không muốn mai một cuộc đời nên định làm một việc chấn động cả thiên hạ hầu lưu lại tên tuổi muôn đời trong võ lâm.
Trạch Kỳ than dài:
- Nếu đúng như thế thì Thất Bộ Truy Hôn Đoàn Vĩnh Thọ suốt đời ngay thẳng, nhưng đến tuổi già chẳng ngờ lại làm vật hy sinh dưới tay Hà Trùng Uy, chết một cách oan uổng.
ú.ng Triệu Hùng cũng cất tiếng than dài:
- Giang hồ bấy lâu nay được yên ổn, giờ đây hành động chẳng khác nào lấy một viên đá to ném thẳng vào mặt nước phẳng như gương, gây nên bao đợt sóng. Võ lâm bắt đầu từ nay tất sẽ xảy ra lắm chuyện rắc rối.
Lư Khêu Mộ Bình mỉm cười nói:
- Yên ổn lâu tất sẽ loạn, cũng như loạn lâu tất sẽ trở lại yên ổn, đấy là qui luật của thế sự mà cũng là qui luật của chốn giang hồ. Ba vị đoán thử xem hai người đang bị treo lơ lửng bên vách núi trước mặt là ai?
Lôi Thần Từ Vĩ Quang bỗng giật mình nói:
- Trong đêm vừa rồi Ma Vân Thần Tráo Huỳnh Chấn Viêm lão sư hãy còn ngồi cùng chúng tôi uống rượu trước cửa Đại Miếu, nhưng sáng hôm nay ông ấy bỗng đâu mất, tìm mãi mà không thấy. Vậy có lý nào là ông ta sao?
Trạch Kỳ sững sờ một lúc, lắc đầu nói:
- Chuyện đời đâu có cái rủi nào lại quá rủi như thế?
Lữ Khêu Mộ Bình bỗng hạ giọng nói:
- Vừa rồi có một số người âm thâm rời đi xem ra chắc chắn họ có ý tìm đến nơi Cô Tùng Cư Sĩ ẩn cư, với một dụng ý riêng. Số người ấy chắc chắn có lòng tham lam cực độ và tự phụ võ công của mình nên xâm nhập vào khu cấm địa đó. Ba vị có muốn đi thẳng tới đó xem cho biết không?
Ngay lúc ấy số quân hùng chung quanh kẻ trước người sau nối gót bỏ đi Trạch Kỳ trầm ngâm trong giây lát, nói:
- Chúng tôi muốn đi sau cùng mà thôi. Hàn Thiết Quan âm nguyên là vật sở hữu của Lỗ Công Hành, một người bạn thân với Trạch mỗ. Nay việc sống chết của Lỗ Công Hành ra sao chưa được biết rõ, trong khi cả nhà của ông ấy đã bị chết thảm thương, Hàn Thiết Quan âm không cánh mà bay.
Chính vì vậy mà Trạch mỗ không ngại bôn ba khắp chốn giang hô hâu tìm hiểu cho rõ việc này mới nghe.
Nói đến đây ông lại cất tiếng than, rồi tiếp rằng:
- Lẽ thông thường thì cây mọc từ gốc mọc lên, nước chảy từ nguồn chảy xuống, ta chỉ cần phanh ra được một mối thì có thể tìm hiểu lần cho đến khi tất cả sự thật phơi bày ra ánh sáng. Giờ đây số người ở Thanh Lai phiêu cục đêu lẩn trốn tất cả, ta chỉ còn cách nắm vào manh mối này mà thôi.
Lữ Khêu Mộ Bình nói:
- Bấy lâu nay nghe đôn Yến Nam Tam Kiệt là người có lòng nghĩa hiệp bao la quả là không sai tí nào cả, tại hạ lấy làm khâm phục lắm. Hiện giờ chúng ta hãy tranh thủ thời gian đi riết đến đó để xem qua cho biết.
Lữ Khêu Mộ Bình hoàn toàn không đả động chi đến Lỗ Công Hành cả Việc ấy khiến cho Yến Nam Tam Kiệt không khỏi lấy làm nghi ngờ. Họ bắt đầu có sự lưu ý đặc biệt đến Lữ Khêu Mộ Bình.
Nên biết cuộc sống giang hô lúc nào cũng đây man trá, cho nên số người trong võ lâm khi nhận thấy có một điểm nào đáng ngờ thì luôn luôn đắn đo phân tích để tìm hiểu thêm chứ không khi nào bỏ qua cả.
Thế rồi cả bọn năm người cùng tiếp tục chạy bay tới trước. Trên sườn núi, bóng người nối gót nhau chạy nhanh như gió, mỗi lúc càng xa dần.
Phía sau gốc tùng, bà lão và đứa tiểu đông cùng bước ra. Lão bà lên tiếng nói:
- Chúng ta cũng nên đi đến đó xem, nhưng chúng ta phải tìm một ngõ tắt, để có thể đến đó trước họ, tìm nơi ẩn mình cho kín.
Vân nhi nói:
- Có đường nào là đường tắt đâu?
Lão bà cúi đầu suy nghĩ một lúc rồi nói:
- Bọn họ cùng kéo nhau chạy lên, chúng ta hãy chạy xuống, đến Nhị Thiên Môn rồi theo đường mòn bên cạnh Tây Hoàng Hà đi thẳng đến Bách Trúng Nhai. Như vậy chúng ta có thể gần hơn họ đến một phần ba đường.
Nói đoạn lão bà liên kéo tay Vân nhi vọt thẳng mình lên không đi mất.
Hai chủ tớ tiếp tục chạy tới như bay, vượt qua năm gốc tùng lớn ở Ngự Câu Bình rồi lại vượt qua Hổ Phụ Trạch tiến thẳng đến Huỳnh Nghiêm Lãnh và theo con đường mòn nơi đó chạy thẳng đến địa điểm trên. Nơi hai người đang bị treo lơ lửng là vách núi cao đến hàng trăm trượng, đối diện nơi mọi người đang đứng. Ngay chính giữa hai vách núi ấy còn một khoảng cách độ mấy mươi trượng. Nếu cúi đầu nhìn xuống thì thấy vách đá sâu có hàng mấy muôn thước, không biết đâu là đáy, gió thổi ồ ạt, rít gào như sấm.
Khoảng cách ấy dù người có võ công cao đến đâu cũng không làm thế nào bay qua được, ngoại trừ phải đi vòng qua ba ngọn núi mới đến được nơi ấy.
Ngọn núi thứ nhất cao thẳng đến tận mây xanh, hai bên sườn núi vách cao muôn trượng, đường đi lên đỉnh đá tảng lởm chởm, nước chảy quanh co, rong rêu mọc trơn trợt hết sức khó đi. Nếu ngửa mặt lên nhìn thì thấy có một tòa nhà nhỏ màu trắng, đang đứng sững bên cạnh con đường mòn ấy.
Nếu không vượt qua trước mặt tòa nhà nhỏ đó thì chắc chắn không còn một con đường thứ hai nào có thể vượt qua đỉnh núi này hầu tiến đến đỉnh núi thứ hai được.
Trước cửa ngôi nhà nhỏ nói trên có mọc mấy cội tùng hình thù quái dị rong rêu bám đầy trên lớp vỏ cây, trông có vẻ hết sức cổ xưa, cành lá um tùm cong vẹo, chẳng khác nào rồng bay phụng múa lạ mắt vô cùng.
Số quần hùng kẻ trước người sau kéo nhau chạy đến trước ngọn núi ấy Bọn họ đêu là người có kiến thức rộng rãi nên khi trông thấy ngôi nhà đá kia được xây cất trên một vị trí hiểm yếu như vậy, liên biết bên trong có điêu chi đáng ngờ nên không ai bảo ai đêu dừng chân đứng yên lại, đưa mắt nhìn lên đỉnh núi và không ngớt xầm xì bàn tán với nhau.
Bỗng đâu có một giọng ồ ê nói to lên rằng:
- Gian nhà này trông có vẻ tà môn lắm! Rất có thể đấy là nơi trú ngụ của bọn khuyển ưng, tay sai của Cô Tùng Cư Sĩ! Chúng ta nếu muốn vượt ngang qua, tất không thể không đánh nhau với họ. Này có ai dám xông lên trước nào?
Một giọng nói khác dường như bỡn cợt rằng:
- Lẽ tất nhiên là ông xông lên trước chứ còn ai nữa?
Người có giọng nói ô ề vừa rồi là một người đàn ông mặt đỏ râu ria, tay cầm một cây giáo dài bằng sắt, thân cao tám thước. Khi tnghe thế thì trợn to mắt nói lớn rằng:
- Tôi đi trước thì cũng được chứ sao? Không đích thân ra tay thì nào biết được công việc khó khăn đến đâu? Tôi nhất định phải thử xem Cô Tùng Cư Sĩ có bản lãnh đến mức nào?
Đột nhiên cách đấy không xa có một tiếng quạt to như sấm rằng:
- Chậm đã! Liên đó, một lão già mặt tròn như trăng rằm bước ra lên tiếng nói tiếp:
- Võ công của Dương lão sư tuy cao cường, nhưng nếu so sánh với Thất Bộ Truy Hồn Đoàn Vĩnh Thọ thì sao? Không phải tôi cố ý cản trở ông nhưng nếu Cô Tùng Cư Sĩ thực sự là Giáng Khuyết Kiếm Khách Hà Trùng Uy, một người tên tuổi chấn động võ lâm thùa trước thì chúng ta lại càng phải cẩn thận hơn mới được! Gã đàn ông to lớn ấy phá lên cười nói:
- Nếu thế các vị lên núi Thái Sơn với mục đích gì?
Trong khi nói, đôi mắt của ông ta sáng ngời đưa qua nhìn khắp những người chung quanh rồi nói tiếp:
- Tại hạ rất ghét những việc làm đầu voi đuôi chuột, gặp khó khăn thì lại rút lui! Gã đàn ông ấy vì tính tình ngay thẳng, nóng nảy nên không nghĩ rằng nói như thế là chạm đến tự ái của người khác. Bởi thế câu nói của y chưa dứt thì sắc mặt của lão già mặt tròn bỗng trở thành giá lạnh như băng cười nhạt nói:
- Nếu thế thì Trịnh mỗ quả là người lắm lời vô ích! Vậy xin Dương lão sư cứ tự tiện xông lên đi! Gã đàn ông to lớn ấy bỗng cảm thấy mình lỡ lời nên mặt mày bừng đỏ.
Nhưng y liên hứ to một tiếng rồi vung cây giáo trong tay ra, lao mình chạy thăng lên đỉnh núi.
Con đường mòn vượt lên đỉnh núi ấy đây rong rêu và đây đá tảng lởm chởm nên rất khó đi. Người đàn ông họ Dương phải vận dụng chân lực trong người, đôi chân chạy theo hình chữ chi, tiến lên dần dần. Tuy thế bước chân của y không ngớt loạng choạng, trải qua một thời gian chừng độ nửa chén trà mà y mới vượt được ngoài ba mươi trượng.
Khi ấy bỗng y trông thấy bên vệ đường, phía bên phải có một tấm bia đá nhô lên, bên trên có đê tám chữ:
"Khách hãy dừng bước, tiến càn ắt chết". Những chữ ấy to bằng chiếc đấu, nét bút hết sức kém cỏi nhưng nếu không tiến lại gần thì không làm sao trông rõ được.
Phía bên trái vệ đường lại có một tấm bia khác đề mấy chữ to:
"Phi Tuyên Lãnh".
Gã đàn ông họ Dương liên cười nhạt rồi nhanh nhẹn quơ ngọn giáo đâm thẳng vào tấm bia đá bên phía mặt.
Tất cả quần hùng đang đứng bên dưới ngọn núi đêu đưa mắt chú ý nhìn từng cử động của gã đàn ông họ Dương. Bởi thế cử chỉ ấy của ông ta, ai nấy đêu trông rõ mồn một nên không khỏi thầm kinh ngạc nghĩ rằng:
"Dương Vân, một người uy danh vang dội khắp bát phương ấy đang giở trò gì thế?".
Nhưng khi ngọn giáo sáng lấp lánh của Dương Vân vừa đâm tới còn cách tấm bia kia một tấc nữa thì bỗng nhiên y hất mũi giáo lên cao rồi lại vọt người nhắm phía đỉnh núi tiếp tục lao thẳng lên.
Càng lên cao, y trông thấy khe nước chảy quanh co theo núi chảy càng siết hơn, những bọt nước bắn tung ra trúng vào người lạnh buốt như băng.
Tức thì Dương Vân bỗng cảm thấy hai chân của mình đêu bị tê dại tại huyệt Huyền chung. Sự tê dại ấy theo khí huyết tràn thẳng đến hai đâu gối thật mau. Y buột miệng kêu to người bật ngửa ra sau lăn trở xuống núi như một tảng đá.
Thế là một tiếng gào thê thảm không ngớt vang lên vang dội khắp núi Quần hùng thấy thế không khỏi đêu kinh hãi.
Thân xác của Dương Vân từ trên lăn xuống với một tốc độ hết sức nhanh chóng, tựa hô ông ta không còn một sức gắng gượng nào cả mà cứ để cho mặc nó lăn đến đâu cũng được. Chỉ trong nháy mắt là Dương Vân đã lăn sắp đến chân núi, miệng không ngớt gào la. Ngay lúc ấy có ba bóng người nhanh nhẹn vượt lên chụp lấy người của Dương Vân rồi nhảy trở xuống.
Số quần hùng chung quanh bèn ùn ùn kéo đến vây quanh Dương Vân hỏi han và xem xét. Họ trông thấy Dương Vân bị trầy trụa khắp cả người, máu tươi từ nơi những vết thương bầm tím đang từ từ rớm ra. Y bị ngoại thương trầm trọng. Nhưng có một điêu lạ là lúc này cảm giác tê liệt ở đôi chân của Dương Vân cũng hoàn toàn mất cả, chỉ có điêu là từ đùi trở xuống hoàn toàn liệt hẳn không còn sức đứng lên nổi nữa.
Dương Vân ngôi trên mặt đất, đưa đôi mắt buôn bã quét qua khắp số quần hùng chung quanh gượng cười nói:
- Dương Vân tôi đã lăn lóc nửa đời người trong chốn giang hồ không ngờ hôm nay gặp phải một việc quái lạ như thế này! Giọng nói của ông ta đã trở thành khàn khàn, không còn to lớn vang rên như thùa trước nữa.
Người anh cả trong Yến Nam Tam Kiệt tức Cầu Long Tẩu Trạch Kỳ là một người đang quan tâm đến Hàn Thiết Quan âm nhất nên liền thò đâu sát hỏi nhỏ rằng:
- Dương huynh, sự thực anh đã gặp chuyện gì thế?
Dương Vân cười đau đớn nói:
- Tôi đi được nửa đường thì trông thấy có một tấm bia đá, đề tám chữ:
"Khách hãy dừng bước, tiến càn ắt chết", rõ ràng là tấm bia của Hà Trùng Uy đã dựng lên. Dương mỗ vốn có ý định quay người trở xuống nhưng không ngờ vì cá tính bướng bỉnh của mình nên lại đưa chân tiếp bước lên nữa...
Trong số quân hùng bỗng có người ngắt lời hỏi rằng:
- Dương huynh, chúng tôi trông thấy anh vung ngọn giáo đâm tới, có phải anh định đâm thẳng vào mặt tấm bia ấy không?
Dương Vân đáp:
- Cây đá là vật vô tri, mình đâu thể lấy nó ra làm vật phát tiết cơn giận được Do đó tôi mới đâm nửa chừng thì liên bỏ ý nghĩ ấy! Thiết Chỉ Thư Sinh Lữ Khêu Mộ Bình bỗng cười nhạt nói:
- Nếu hủy tấm bia đá ấy đi thì chắc chắn anh không còn mạng sống! Số quân hùng chung quanh đều không khỏi sửng sốt. Trạch Kỳ lại càng ngơ ngác không hiểu ra sao cả, nên đưa đôi mắt kinh ngạc nhìn thẳng vào Lữ Khêu Mộ Bình.
Lữ Khêu Mộ Bình mỉm cười nói:
- Hãy nghe Dương lão sư nói tiếp thì chúng ta tất biết lý do tại sao?
Dương Vân chán ngán lắc đầu than dài rồi nói:
- Tôi lên càng cao thì dòng nước suối càng chảy siết, những tảng đá dưới chân rong rêu trơn trượt lại càng khó đi, rồi bỗng cảm thấy nơi Huyên Chung huyệt bị tê buốt, tiếp theo cả hai chân mềm nhũn, bật ngửa lăn thẳng xuống núi. Giờ đây đôi chân tôi đã tàn phế.ôi!Dương Vân tôi đã trở thành tàn phế rồi! Thất Tinh bảo chủ Đổng Tung Hâu nhìn Lữ Khêu Mộ Bình nói:
- Việc gây trọng thương cho kẻ khác một cách vô hình như thế, thực Đổng mỗ sống đến tuổi này cũng chưa nghe nói đến bao giờ. Lữ Khêu huynh trí tuệ hơn người, xin giải thích cho biết tại sao?
Lữ Khêu Mộ Bình trầm ngâm một lúc, sắc mặt trở thành trịnh trọng nói:
- Những dòng chữ cảnh cáo được ghi trên bia đá rõ ràng là của Cô Tùng Cư Sĩ dựng lên. Dương huynh nếu biết kịp thời quay lại thì tất không có chuyện gì xảy ra. Nhưng khổ nỗi vì Dương lão sư là người tính tình cứng cỏi nên lại xông càn tới. Quả đúng như tại hạ dự đoán là trong dòng nước ấy đối phương có thả ám khí để tấn công Dương huynh. Vì họ trông thấy Dương huynh không tuân theo sự cảnh báo của họ nên buộc phải đối phó như thế! - ám khí à?
Trạch Kỳ kinh hãi buột miệng kêu lên như thế. Ông ta tựa hô như không tin nên cúi người xuống xem xét nơi Huyên Chung huyệt của Dương Vân Nhưng đôi chân của Dương Vân hoàn toàn không có gì khác thường, tuyệt nhiên không có một vết thương nhỏ nào cả.
Lữ Khêu Mộ Bình mỉm cười nói:
- Hà Trùng Uy đâu phải là một nhân vật tầm thường, ám khí riêng biệt của ông ta đâu phải dễ quan sát được.
Tất cả mọi người im lặng chỉ còn nghe tiếng reo của lá tùng trong gió mà thôi. Ai nấy đêu không khỏi có cảm giác rờn rợn trong lòng, đưa mắt nhìn nhau ngơ ngác.
Trạch Kỳ đứng sững sờ một lúc thật lâu mới lên tiếng nói:
- Lữ Khêu lão sư, xem ra chúng ta rất khó vượt lên được ngọn núi ấy chăng?
Lữ Khêu Mộ Bình đáp rằng:
- Tại hạ chẳng qua chỉ phán đoán như thế thôi, chứ nào quả quyết không thể vượt qua được. Người ở trong gian nhà đá ấy đã nắm phần ưu thế vê địa hình, họ lợi dụng dòng nước chảy siết để thả ám khí tấn công đối phương thì dù cho ai cũng không thể nhận ra để đê phòng được. Hơn nữa dù ai may mắn vượt lên được ngọn núi cao mà không bị ám khí đánh trúng thì cũng chưa chắc chống trả nổi với sức tấn công ồ ạt của người ấy từ trên cao áp đảo xuống.
Trong số quân hùng bỗng có một giọng nói đây âm u hỏi rằng:
- Nếu thế hai người bị bắt treo lơ lửng trên vách đá kia làm thế nào vượt lên được trên ấy?
Số quân hùng có mặt hôm nay thực đông đảo, toàn thể không dưới bảy tám mươi người nên không làm sao biết được đích xác ai đã nói ra câu ấy.
Thái độ của Lữ Khêu Mộ Bình vẫn lạnh lùng cười nhạt nói:
- Tại hạ chỉ biết như thế thôi, chỉ riêng hai người bị bắt treo lơ lửng trên kia, có phải bị bắt tại ngọn núi này hay đã đến từ một con đường bí mật nào khác thì tôi thực không được biết. Nếu vị nào chưa tin thì cứ tự tiện thử xem sẽ rõ! Trong số quân hùng có Hoa Sơn Thất Kiếm lách mình bước ra. Một lão già gầy đét trong bọn họ liên gằn giọng nói:
- Già đây hoàn toàn không tin! Dứt lời thì bảy người của họ liền nối gót nhau vượt thẳng lên ngọn núi.
Ngay lúc ấy, từ phương hướng cũ bỗng có ba bóng người nữa đang chạy tới. Khi mọi người trông rõ thì mới biết ba người ấy chính là Đào Như Hải, Từ Long Tướng, Lư Thế Xuân.
Đôi mắt của Đào Như Hải trước tiên nhìn thẳng vào người của Uy Trấn Bát Phương Dương Vân mặt lộ sắc kinh ngạc, rồi lại đưa mắt nhìn qua quân hùng một lượt. Ông ta trông thấy Yến Nam Tam Kiệt cũng có mặt trong số người này bèn bước nhanh đến tươi cười nói:
- Không ngờ ba vị cùng đi đến đây. Vì già hay tin quá muộn, hơn nữa vì muốn tìm hiểu cho rõ việc này nên bắt buộc lại phải dấn bước giang hồ.
ông ta ngưng lại trong giây lát rồi nói:
- Vị Dương lão sư đây có lẽ gặp chuyện bất trắc gì rồi chăng?
Yến Nam Tam Kiệt tuy trong lòng ghét cay ghét đắng Đào Như Hải nhưng bê ngoài không thể không giữ thái độ xã giao chiếu lệ nên buộc phải kể rõ đầu đuôi cho ông ta nghe. Nhưng sau đó thì bọn họ đêu cùng đưa mắt chú ý nhìn vào số người trong nhóm Hoa Sơn Thất Kiếm đang vượt lên núi.
Đào Như Hải không ngớt cất tiếng than, vội vàng bước đến bên cạnh Dương Vân ngồi xuống hỏi han trông có vẻ ân cần lắm.
Tất cả quân hùng chung quanh không ai để ý đến số người của Đào Như Hải. Mọi người đêu đang đưa mắt theo dõi Hoa Sơn Thất Kiếm.
Mười năm gân đây Hoa Sơn Thất Kiếm rất nổi tiếng trong võ lâm.
Những người giang hồ nếu gặp trường hợp nào có sự hiện diện của Hoa Sơn Thất Kiếm thì đêu lui bước nhường nhịn chứ không hê dám đối địch.
Nói vê võ công thì Hoa Sơn Thất Kiếm quả chẳng phải kém. Bởi thế trong khung cảnh này, bọn họ lại càng tỏ ra ngạo mạn và tự phụ hơn.
Thân pháp của Hoa Sơn Thất Kiếm là một thứ khinh công thượng thặng gọi là Lăng Ba hư độ. Họ dẫm chân nhẹ nhàng lên trên mặt nước, nhưng vừa mới chạm đến nước thì họ đã vọt lên ngay nên ám khí không thể nào tấn công vào đôi chân của họ được.
Nhưng mọi việc trong đời đâu có khi nào suôn sẻ từ đầu chí cuối. Khi Hoa Sơn Thất Kiếm vượt lên còn cách gian nhà đá độ mười trượng nữa thì có ba người trong bọn bỗng gào to lên rối ngã ngửa ra sau lăn luôn xuống núi. Thế là chỉ còn bốn người đang tiếp tục xông thẳng lên mà thôi.
Nhưng liên đó, từ phía sau một gốc tùng cổ thụ bất thần có một người áo đen che mặt lao mình nhảy ra nhanh như chớp. Trong tay người ấy cầm một thanh trường kiếm sáng ngời ánh thép, vung ra công thẳng vê phía đối phương, trong khi bốn người còn lại của nhóm Hoa Sơn Thất kiếm chưa kịp đứng vững đôi chân.
Tức thì một đạo kiếm quang chói lọi mang theo hàng vạn đốm sao bạc cuốn thẳng vê phía bốn người hết sức ác liệt. Vị trí tấn công bất ngờ nên bốn người ấy đều luống cuống, mạnh ai nấy đỡ thẳng ra một kiếm. Nào ngờ người che mặt đó chẳng n~lũlg thế kiếm kỳ diệu khó lường mà thanh trường kiếm trong tay y lại là một thần vật rất lợi hại. Sau một tiếng "trong" đinh tai, ánh sáng lóe lên như điện chớp, tức thì bốn lưỡi kiếm của nhóm Hoa Sơn Thất Kiếm đều bị gãy làm đôi đông thời tất cả bốn người đều cảm thấy đôi chân lạnh buốt. Thế là đôi chân từ bắp chuối trở xuống đã bị đứt lìa ra khỏi thân mình.
Hoa Sơn Thất Kiếm đông thanh gào to lên một tiếng thảm khốc, vọt người bay lên trong khi đôi chân máu tuôn ra như suối. Người che mặt liên vung chưởng trái quét ra một luông kình phong hất bay bốn người xuống dưới đỉnh núi và chỉ trong nháy mắt là cả bọn bị cuồng phong cuốn mất.
Hoa Sơn Thất Kiếm thế là trước sau nối gót nhau lăn cả xuống núi, chân tay đêu bị gãy, hơi thở chỉ còn mong manh, dù linh đơn hay thánh dược cũng không cứu sống được. Quần hùng trông thấy thế đêu không khỏi kinh hoàng thất sắc.
Ngay lúc đó từ trên đỉnh núi cao bỗng có một giạng nói lạnh lùng như băng theo gió vọng xuống rằng:
- Dương Vân và Hoa Sơn Thất Kiếm chính là cái gương của các vị, chớ có liêu lĩnh xông lên ngọn núi này mà chết oan uổng. Cô Tùng Cư Sĩ có lời nhắn cho các vị biết là hai người đang bị treo trên vách đá tại Hắc Long Đàm chính là hai người cố ý xâm phạm vào cấm địa để phá rối sự tĩnh tu của người. Hai vị ấy treo là để thị chúng, sau một trăm ngày thì họ sẽ được thả ra. Hai người đó là Huỳnh Chấn Viêm thuộc bang Hoài Dương và Phi Hồ Tướng Kiệt.
Giọng nói nhỏ như muỗi kêu nhưng đều lọt vào tai mọi người rõ môn một từng tiếng. Yến Nam Tam Kiệt không khỏi biến hẳn sắc mặt. Lôi Thần Từ Vĩ Quang than rằng:
- Quả không ngoài sự dự đoán của tôi, Ma Vân Thần Tráo Huỳnh Chấn Viêm lão sư đã âm thâm lên đến đây nên bị bắt sống rối. Nhưng không rõ tại sao ông ta lại cùng bị nạn với Phi Hồ Tướng Kiệt. Một người chính phái, một kẻ tà phái, hoàn toàn tương phản nhau, thế tại sao lại cùng bị nạn cùng một lúc? Quả thực khó hiểu.
Trạch Kỳ lộ vẻ lo lắng nói:
- Nếu đúng như Lữ Khêu đại hiệp nói là Hà Trùng Uy không cam tâm chịu mai một tuổi già nên có ý muốn gây ra sóng gió khủng khiếp trong chốn võ lâm mà bấy lâu nay hoàn toàn yên lặng thì việc ấy quả là đáng ngại lắm. Vì nhìn cả võ lâm hiên nay e rằng không có ai đối địch nổi với ông ta cả! Lữ Khêu Mộ Bình mỉm cười nói:
- Cũng không hẳn như thế. Phàm hễ tre già thì măng mọc, người mới nổi lên thay thế cho người cũ, đó là việc thường. Phương chi trời sinh ra vạn vật đêu có sinh khắc. Võ công của Hà Trùng Uy tuy trác tuyệt nhưng cũng không phải là không tiên khoáng hậu đâu. Tại hạ không tin là trong võ lâm hiện nay chẳng có ai chế ngự được ông ấy nữa! Trạch Kỳ sửng sốt nói:
- Lữ Khêu đại hiệp nói như thế, tất đã biết trong võ lâm còn có người chế ngự được ông ta? Vậy xin hỏi người ấy là ai thế?
Lữ Khêu Mộ Bình cười nhạt nói:
- Đó chăng qua là tại hạ căn cứ lẽ tự nhiên mà suy đoán ra thôi. Tại hạ có thể dám quả quyết là chỉ trong vòng ba năm nữa chốn võ lâm ắt sẽ xuất hiện một bậc kỳ tài, đủ sức tranh thư hùng với Hà Trùng Uy.
Trạch Kỳ im lặng không nói chi cả, trong lòng cảm thấy nặng nê như bị một phiến đá đè lên. Ông ta cảm thấy như muốn nghẹt thở. Đứng trước thực trạng đó, lòng can đảm trong người của bao nhiêu bậc anh hào khi vừa kéo đến đây, bất giác cũng đêu tan biến thành mây khói cả.
Hổ Chưởng Kim Đao Đào Như Hải cất tiếng than dài nói:
- Lòng dạ của Cô Tùng Cư Sĩ không làm sao lường được, từ nay vê sau chốn võ lâm tất còn nhiêu chuyện rắc rối. Giờ đây nếu chúng ta mạo hiểm cũng vô ích, vậy chi bằng các vị rời khỏi Thái Sơn, rồi sẽ cùng nhau bàn bạc cách đối phó sau cũng không muộn! Câu nói ấy đã đánh trúng ngay ý nghĩ trong lòng của quá nửa số người hiện diện. Bởi vì tất cả mọi người trong võ lâm ai nấy đêu rất chú trọng dện thể diện nên tuy trong lòng đang sợ hãi có ý muốn rời khỏi nơi đây ngay nhưng thực sự thì chăng ai dám nói ra cả.
Lữ Khêu Mộ Bình nói:
- Giờ đây xem ra chúng ta cũng chỉ còn phải là như thế mà thôi! Câu Long Tẩu Trạch Kỳ lộ sắc buôn bã nói:
- Huỳnh Chấn Viêm lão sư là do tôi mời đến, vậy hôm nay ông ta bị bắt sống như thế thử hỏi Trạch mỗ làm thế nào đứng ngoài đưa mắt nhìn cho được? Nếu tin đồn này đồn đại ra thì mọi người sẽ chê tôi là kẻ không đủ nghĩa khí. Hơn nữa nếu Hoài Dương bang hay tin kéo đến đây lo việc tiếp cứu thì rồi họ sẽ phải chịu chết rất nhiêu mạng người.
Lữ Khêu Mộ Bình lạnh lùng tiếp:
- Trạch đại hiệp có ý muốn liều chết mạo hiểm để cứu thoát Huỳnh Chấn Viêm lão sư hay sao? Vậy, nếu vạn nhất ba vị rủi ro bị đối phương bắt sống nữa thì sẽ tính sao? Việc này mọi người trong võ lâm không ai lại chịu khoanh tay đứng ngó vì chẳng riêng đây là sự chết sống của Huỳnh Chấn Viêm mà cả một phái Hoa Sơn cũng nào chịu nhịn thua kẻ địch? Như vậy theo ý tại hạ thì ta rất dễ bị lọt vào âm mưu của Cô Tùng Cư Sĩ, vì đây rất có thể là một mưu kế nhằm diệt hết các tay võ nghệ cao cường trong võ lâm của đối phương. Bởi thế mọi hành động của chúng ta sẽ tương quan đến đại cuộc của cả võ lâm, xin các ông hãy suy nghĩ lại cho kĩ! Trạch Kỳ nghe thế thì im lặng suy nghĩ thật lâu mới than dài nói:
- Lời nói của Lữ Khêu đại hiệp quả là sáng suốt, Trạch mỗ xin bái lĩnh.
Hoa Sơn Thất Kiếm đang bị thương nặng, tuy số quân hùng nhiều người không tiếc lấy thuốc quí của bản môn ra cho họ uống vào nhưng vì họ đã bị mất máu quá nhiêu, hơn nữa vì từ trên ngọn núi lăn xuống, tạng phủ đêu bị dập nát nên đêu phải vong mạng, không làm sao cứu sống được.
Riêng Dương Vân thì nhờ một người bạn thân tên gọi là Trịnh Thiên Hùng cõng lên vai chạy theo số quần hùng dời khỏi đây.
Gió núi thổi mạnh, cây rừng không ngớt reo vang trong gió. Bên dưới ngọn núi xác chết của Hoa Sơn Thất Kiếm nằm la liệt, mùi tanh máu nồng nực, trông cảnh ấy thực hết sức ghê rợn, hết sức tàn khốc.
Biến cố ấy cũng lại là một biến cố to tát trong chốn võ lâm, khiến cho tất cả mọi người trong giới giang hô cũng đều kinh hoàng khiếp sợ.
Trong khu nmg rậm phía trước dưới ngọn núi, bỗng bước ra một bà lão và một đứa tiểu đồng. Lão bà hối hả bước tới nhìn qua xác chết của Hoa Sơn Thất Kiếm một lượt rồi khẽ quát rằng:
- Vân nhi, đi mau! Vân nhi kinh ngạc đưa mắt nhìn lão bà một lượt, hỏi rằng:
- Đi đâu bây giờ?
Lão bà không trả lời mà chỉ nhún mình lao vút đi như một luồng điện xẹt Vân nhi lắc đầu ngơ ngác rồi cũng phi thân đuổi theo sát bên cạnh lão bà.
Hai người chạy nhanh độ ba bốn dặm đường thì đến Thập Bát Đàn.
Lão bà chậm chân lại rồi chống gậy đi lần từng bước một như lúc trèo núi hồi sáng, xem dáng điệu như có một trận gió to là thổi bay được bà ta vậy.
Vân nhi hối hả bước đi trước làm bộ làm tịch y như một đứa tiểu đông, dù là một cao thủ trong chốn giang hô, có đôi mắt sắc bén cũng rất khó nhận ra hai người đã cải trang như vậy.
Lúc ấy Vân nhi lén hỏi nhỏ rằng:
- Chúng ta phải đi đến đâu? Cân đến gặp mặt Lư Thế Xuân hay không?
Lão bà cười nhạt nói:
- Lẽ tất nhiên là cân phải gặp mặt anh ấy, nhưng chưa phải lúc ta cân phải gặp. Giờ đây, ta cần phải tìm một ít manh mối đáng nghi trước đã! Đôi tròng mắt lanh lợi của Vân nhi xoay qua mấy lượt nói:
- có chỗ nào đáng nghi ngờ, sao tôi chẳng thấy gì cả thế?
Lão bà lắc đầu cười nói:
- Ngươi làm sao có thể thấy được? Ngay cả đến quần hùng trong chốn võ lâm vẫn còn chưa trông thấy được một điểm đáng nghi ngờ và đêu tin đó là sự thực. Nếu chẳng phải ta để ý quan sát cũng như đã khắc khổ suy nghĩ thì không làm sao đoán ra được, rất có thể đấy là...
Nói đến đây lão bà bỗng ngưng ngang câu nói. Vân nhi trông thấy thế thì rất sốt ruột, vội vàng lên tiếng:
- Có thể là gì? Sao bà không chịu nói tiếp?
Sắc mặt của lão bà bỗng nghiêm nghị nói khẽ rằng:
- Khắp ngọn núi đâu đâu cũng có tai mắt của Cô Tùng Cư Sĩ, nếu ta không cẩn thận để cho ông ta nghe được thì chắc chắn sẽ bị mất mạng ngay.
Vân nhi chu miệng lên nói:
- Nhìn khắp cả võ lâm, có mấy ai là người đối địch nổi với cô nương?
Riêng tôi không tin là có Cô Tùng Cư Sĩ thực sự! Lão bà khẽ nạt:
- Chỉ giỏi bướng! Núi cao còn có núi cao hơn, với bấy nhiêu võ công của ta thì có kể vào đâu chứ?
Vừa nói lão bà vừa mỉm cười rối tiếp rằng:
- Chẳng ngờ ngươi cũng đoán ra việc ấy! Cô Tùng Cư sĩ là một người có thực nhưng chắc chắn không phải là Giáng Khuyết Kiếm Khách Hà Trùng Uy! - Vậy Cô Tùng Cư Sĩ là ai?
Vân nhi đưa mắt nhìn khắp bốn bên rồi khẽ hỏi tiếp:
- Cô nương có thể đoán ra là ai không?
Lão bà khẽ than một tiếng, đôi mắt bỗng nhường cao lắc đâu nói:
- Có ai biết được? Điểm đó chính là điểm quan trọng mà hiện nay ta muốn tìm hiểu trước tiên. Ôi việc ấy thực là mơ hô khó đoán, chẳng biết mối đâu mà phăng. Khi ta tìm ra được sự thực này thì e võ lâm đã nhuộm máu đỏ cả rồi. Ta phải tìm đến một nơi thật thanh tịnh, không có một bóng người, để đầu óc được thư thới hầu suy nghĩ chính chắn, tìm câu giải đáp cho bao nhiêu điêu nghi vấn trong lòng.
Vân nhi lấy làm lạ nói:
- Có nhiêu nghi vấn lắm hay sao?
Lão bà gật đầu nói:
- Đúng như thế! Vấn đê này thực là phức tạp, trong khi đó trí tuệ của con người lại có giới hạn, đủ để ta nghĩ được một trăm cái đúng mà chỉ lọt một cái sai, cũng có thể làm cho sự suy nghĩ ấy phải sai lạc tất cả! Vân nhi nói:
- Thế sao không tìm người để cùng bàn bạc với họ?
ý của cô bé muốn nói là nên tìm gặp Lư Thế Xuân nhưng vì khi nghĩ đến cô chủ của mình không thích gì ông ấy nên câu nói vừa tới miệng thì bị chân lại ngay.
Lão bà đăm chiêu lắc đầu nói:
- Một việc trọng đại như thế, ta e rằng tiết lộ thì không làm sao giữ kín cho được, vậy thử hỏi làm thế nào có thể đem nó bàn bạc với kẻ khác?
Ngay như ngươi, ta cũng chỉ nói đến đấy mà thôi chứ không cho biết nhiều hơn nữa. Thôi hãy đi, trong đầu ta hiện giờ rất lộn xộn nên không thể nào nói rõ mọi việc cho ngươi nghe và cũng không thể suy nghĩ được việc gì cả! Bóng tịch dương đã chìm xuống núi phía Tây, ráng chiêu đỏ rực một góc trời. Đôi chủ tớ của Huỳnh ỷ Vân bèn đi trở vê thành Thái An phồn hoa huyên náo.
Trước cửa ngôi Đại Miếu, quán ăn mọc lên san sát, đèn đuốc sáng choang. Từ xa nhìn lại, trông thấy đầu người lúc nhúc xao động, tiếng nói ồn ào, vô cùng náo nhiệt.
Lão bà và Vân nhi chậm dãi bước theo dòng người, bỗng nghe từ phía sau có một giọng nói thực to rằng:
- Các cao thủ hai phe hắc bạch trong võ lâm vừa lên núi Thái Sơn đêu trở cê thành Thái An cả rồi. Người nào người ấy đêu buồn thiu. Nghe đâu Hoa Sơn Thất Kiếm đã bị mất mạng riêng Uy Trấn Bát Phương Dương Vân một nhân vật khét tiếng bấy lâu nay cũng đã bị trọng thương phải nhờ người khác cõng trở vê. Tôi xem Giáng Khuyết Kiếm Khách Hà Trùng Uy quả là một nhân vật hết sức cao cường.
Một giọng khác hỏi rằng:
- Ông có quen biết với Hà Trùng Uy không?
- Ha ha, với một kẻ bất tài như tôi, thử hỏi đáng mặt làm bạn với Hà Trùng Uy tiên bối hay sao?
- Còn số quần hùng trong hai phe hắc bạch, trở vê Thái An trú ngụ.
- Bọn họ đêu tập trung ở tại khách sạn Tiến Hưng, là một khách sạn to nhất ở đây. Chẳng bao lâu nữa, võ lâm sẽ xảy ra một chuyện kinh thiên động địa. Chúng tôi tuy võ công kém cỏi, không làm sao tham dự được nhưng chắc chắn là có cái duyên chứng kiến từ đầu đến cuối.
Vừa nói đến đây y bỗng giật mình "úy" lên một tiếng rồi tiếp rằng:
- Tại sao hai tên ma đầu này cũng đến đây nữa? Có lẽ nào Hắc Bạch Song Kỳ, hai nhân vật mà giới giang hồ đồn đại là người bản lĩnh cao cường, ít ai dám trêu chọc ấy cũng định tham dự vào việc này nữa hay sao?
Lão bà và Vân nhi quay mặt nhìn trở lại thì trông thấy dòng người ở phía sau bỗng hối hả nép mình tránh qua hai bên đường, chừa trống hẳn con đường trải đá rộng ngoài một tràng ở ngay chính giữa. Tức thì đằng xa có một đoàn ky mã phi tới như bay, tiếng vó ngựa rầm rập từ mặt đường vang lên che lấp hẳn tiếng cười nói huyên náo của những người chung quanh.
Người ngôi trên lưng ngựa đi đâu mặc áo gấm rất sang trọng, phía sau lưng lại còn có hai người cưỡi ngựa chạy theo, trên tay mỗi người đó có cầm một cây thương bằng thép, ánh sáng lập lòe lạnh ngắt. Phía dưới đầu ngọn thương có một lá cờ gấm hình tam giác, một đen một trắng. Trên lá cờ trắng có thêu hình Thái Tuế Sát Tinh, trông rất ghê rợn, trên lá cờ đen có thêu một bộ xương trắng xem rất khủng khiếp. Hai người đêu giơ cao lá cờ lên khỏi đầu khiến ai nấy cũng đêu trông thấy rõ cả.
Cả đoàn ngựa gồm sáu con lao vút qua bên cạnh lão bà và Vân nhi gây nên một luồng gió mạnh, thổi rối mớ tóc xanh mượt của Vân nhi.
Vân nhi "hứ" một tiếng lạnh lùng rồi giấu kín ba ngón tay dưới tay áo búng mạnh ra. Hai con ngựa đi sau bỗng nhiên khuy cả hai chân sau, ngửa đầu hí lên một tiếng dài. Những người ngồi trên yên đã ứng biến mau chóng đến mức ai trông thấy cũng phải kinh khiếp. Vì khi hai chân ngựa mới khuy xuống thì người ấy đã phóng mình bay lên nhào lộn trên không một vòng rồi đáp nhẹ nhàng xuống đất.
Hai người ấy tuổi chưa đến tứ tuân. Người bên trái đâu bới, tai nhỏ, mặt gầy, cằm nhọn và không râu, diện mục trông rát âm u. Người bên phải tóc trên đầu dựng đứng, lỗ tai thực to, mũi ó, môi trê để lộ hàm răng trắng bạch trông rất ghê rợn.
Hai người ấy đưa bốn mắt hung tợn quét qua số người đứng hai bên nhưng giữa đám người đông đảo như thế này mà muốn tìm ra cho được một người khả nghi thì quả thực khó khăn như mò kim đáy bể.
Bốn người cưỡi ngựa đi trước liền quay đâu lại chạy đến bên cạnh hai tên ma đầu này, nhảy cả xuống yên và chẳng nói gì với nhau. Hai tên ma đầu ấy giận dữ "hứ" một tiếng rồi nhảy lên mình hai con ngựa khác ra rồi chạy như bay. Riêng bốn người còn lại thì cưỡi chung hai con ngựa và nhanh nhẹn đuổi theo. Dòng người ở phía trước mặt lại khép kín cả mặt đường nên chẳng còn trông thấy hình bóng của số người cưỡi ngựa đâu cả.
Lúc đo bà lão và Vân nhi đã trà trộn vào giữa dòng người. Lão bà khẽ măng:
- Đấy chính là cái trò của ngươi chứ còn gì nữa?
Vân nhi đáp lại rằng:
- Lũ người ấy trông không giống người cũng chẳng giống quỉ, xem thực là chướng mắt nên tôi đã bực mình thưởng cho bọn chúng hai mũi kim tiêu Lão bà lạnh lùng nói:
- Chỉ giỏi tinh nghịch, mau đi đến Tiến Hưng khách sạn đã! Vân nhi cười hồn nhiên nói:
- Thưa bà đi như bà ấy thì dù có muốn mau cũng không mau được đâu.
Phương chi người lại đông đảo như thế này thì chẳng làm sao đi mau cho được Thưa bà chúng ta chỉ còn có cách là đi chầm chậm kiểu du địa phủ như thế này thôi! Lão bà phì cười mắng rằng:
- Chỉ giỏi tinh nghịch! Sau đó hai người đi lẩn khuất giữa đám đông.
Gian đại sảnh của hiệu Tiến Hưng Chiêu Thương khách sạn đèn đuốc sáng choang như ban ngày, bày mười mấy bàn tiệc to, dọn đầy những thức sơn hào hải vị. Số quần hùng ngồi nơi bàn tiệc tuy có vẻ vui cười, không ngớt róc rượu cụng ly, nhưng thực sự thì bên trong ai nấy cũng buồn bã lo lắng và không ai muốn nhắc đến việc vừa xảy ra ở Thái Sơn.
Vì lẽ thứ nhất là hai phe hắc bạch lúc nào cũng đối lập nhau tương khắc như nước với lửa, bất luận lúc nào họ cũng không thể tiếp tay với nhau được Kế đó vì mỗi người ai cũng đều có một sự tính toán vị kỷ riêng nên họ không thể nào liên kết được với nhau.
Trên đường trở xuống núi Thái Sơn họ đã quyết định để cho mọi việc từ từ diễn biến rối sẽ thong thả tính cách đối phó sau.
Giữa lúc buổi tiệc đang ôn ào, bỗng có một tên hâu bàn hớt hải chạy thẳng vào đại sảnh to tiếng nói:
- Bẩm các vị đại gia, bên ngoài cửa sổ có người tự xưng là Hắc Bạch Song Kỳ dẫn Tứ Kiệt đến bảo các vị phải ra nghênh đón.
Sắc mặt của quần hùng đêu biến hẳn. Thất Tinh bảo chủ Đổng Tung Hâu bất thân vỗ mạnh bàn tay xuống mặt bàn gằn giọng nói:
- Cái gì là Hắc Bạch Song Kỳ? Chỉ với danh hiệu ấy mà lại dám xem dưới mắt không có người! Chúng dựa vào đâu để bảo bọn ta ra nghênh đón?
Trong khi nói, ông ta nhìn thẳng vào tên hâu bàn rồi tiếp rằng:
- Ngươi hãy ra nói với Hắc Bạch Song Kỳ, tất cả quần hùng có mặt ở đây không ai là người không có danh vọng trong võ lâm, toàn những nhân vật lãnh tụ cả. Vậy bảo Hắc Bạch Song Kỳ hãy báo danh và xin vào ra mắt! Nói dứt lời ông lại đưa mắt nhìn qua khắp mọi người rồi mỉm cười nói tiếp rằng:
- Đổng mỗ tin rằng các vị hiện diện ở đây, không ai là người kém tên tuổi, bằng lòng quì gối dưới Hắc Bạch Song Kỳ. Hơn nữa vê võ công các vị cũng không kém gì Hắc Bạch Song Kỳ. Do đó Đổng mỗ đánh bạo thay lời quí vị, bảo thẳng với hắn như thế. Nhưng nếu có vị nào là bạn cũ của Hắc Bạch Song Kỳ hoặc khiếp sợ trước tên tuổi của họ thì cứ tự tiện bước ra nghênh đón, Đồng mỗ không nói gì cả! Có rất nhiêu người trong lòng thầm kinh sợ nhưng trước những lời nói khéo léo của Đổng Tung Hầu, họ đành phải ngồi yên. Vì có ai lại bằng lòng tỏ ra kém cỏi trước mặt quần hùng, chịu bước ra nghênh đón Hắc Bạch Song Kỳ.
Tên hầu bàn vẫn đứng yên không nhúc nhích.
Đổng Tung Hầu trợn đôi mắt nhìn tên hầu bàn nói:
- Sao ngươi chưa chịu đi?
Tên hầu bàn vội vàng nói:
- Tiểu nhân sẽ ra báo lại cho Hắc Bạch Song Kỳ ngay! Dứt lời hắn liền hối hả chạy thẳng ra ngoài.
Bên ngoài gian khách sạn, Hắc Bạch Song Kỳ và Tứ Kiệt đứng trơ trơ trước cửa như sáu pho tượng gỗ, trên khóe miệng hiện lên một nụ cười lạnh lùng đầy sâu độc và kiêu hãnh, trông hết sức hung tợn, khủng khiếp.
Hai đâu dường cạnh đấy có một số người nhà ở xung quanh hoặc đi ngang qua cùng tụ tập dừng xa đưa những tia mắt hiếu kỳ, tò mò nhìn vê phía họ.
Hắc Bạch Song Kỳ chỉ mới xuất hiện trong chốn giang hô sáu bảy năm qua, nhưng bọn họ đã nhờ võ công quái dị, hành động sâu độc, tàn nhẫn nên tiếng tăm nổi như côn, rung chuyển cả giang hô.
Mấy năm trước đây, tuy dấu chân của họ chỉ xuất hiện ở sáu tỉnh phía Nam song tiếng tăm cũng đã truyền đến Trung Nguyên lẫn tả hữu ngạn sông Tràng Giang rồi. Chỉ hai năm gần đây, họ mới tiến đến Trung Nguyên nhưng hành tung của họ khi ẩn khi hiện, không có nơi cư ngụ chắc chắn nên người trong võ lâm cũng không để ý đến bọn họ mấy.
Chuyến này Hắc Kỳ Thủ Thường Định Viễn và Bạch Kỳ Thủ Ban Trường Hông không ngại đường xa đến vùng Thái Sơn này chắc chắn cũng vì sự ham muốn tranh đoạt Hàn Thiết Quan âm mà thôi.
Hàn Thiết Quan âm có chỗ quí báu nào, thực sự thì cho đến nay cũng không có ai được biết chắc chắn. Chỉ có lời đôn đại lưu truyền mà thôi, mỗi người mỗi cách, không biết ai nói đúng ai nói sai. Bởi thế ngoại trừ một số rất ít người được biết rõ còn thì phân đông vấn đề ấy vẫn là một câu đó khó Hắc Bạch Song Kỳ đứng tại cửa khách sạn chờ khá lâu mà vẫn không trong thấy tên hầu bàn trở ra nên sắc mặt liên lộ vẻ giận dữ. Đôi mày rậm của Khẳng Định Viễn nhường cao lên khiến bộ mặt đã vốn đã xấu xí của y lại càng xấu xí đến mức chẳng ai dám nhìn. Họ có vẻ sốt ruột và như không còn chờ đợi được nữa.
Bỗng khi ấy họ trông thấy tên hâu bàn hối hả chạy đến nên Khẳng Định Viễn liên trợn to mắt sáng quắc đến khiếp người quát rằng:
- Thế nào?
Tên hầu bàn sắc mặt tái mét ấp úng nói:
- Tiểu nhân đã...nói lại... lời dặn... của đại gia. Nhưng họ bảo... hai đại gia...phải...báo danh xin ra mắt...! Khẳng Định Viễn nghe thế thì sát khí liền hiện lên sắc mặt. Y vung tay chụp lấy tên hàu bàn quát to rằng:
- Ai bảo thế? Nói mau! Tên hâu bàn ấy làm thế nào chịu đựng nổi bàn tay siết mạnh của y?
Hắn đau đớn gào lên như một con heo bị chọc tiết, van xin rằng:
- Xin đại gia...tha mạng cho! Ban Trắng Hồng bèn khuyên can rằng:
- Huynh trưởng sao lại tỏ ra quá nóng nảy, tội nào phải ở nơi nó, hãy thả nó ra rồi thong thả hỏi nó sau! Khẳng Định Viễn lửa giận đang cháy bừng bừng trong lòng nên mới chụp lấy tên hầu bàn như thế. Giờ đây y nghe lời khuyên giải ấy thì "hừ" một tiếng rồi buông tên hầu bàn ra.
Tên hâu bàn cắn răng hít hà cả buổi mới định hôn trở lại được.
Ban Trắng Hồng lạnh lùng nói:
- Người nào đã bảo chúng ta phải báo danh xin ra mắt? Ngươi có biết tên người ấy không?
Tên hâu bàn ấp úng một lúc thật lâu rồi mới đáp:
- Người đông đảo như thế ấy, tiểu nhân làm sao biết cho hết được?
Tôi chỉ biết ông ấy được người ta gọi là Đổng bảo chủ, thân hình cao lớn, nói tiếng miên Trung Châu mà thôi! Ban Trắng Hồng cười nhạt nói:
- Té ra là ông ta! Khẳng Định Viễn nói:
- Ai thế?
Ban Trắng Hồng nói:
- Chính là Đổng Tung Hầu bảo chủ Thất Tinh Bảo ở phía sau Bạch Mã Tự Ở Lạc Dương đó! Nói đến đây, y đưa mắt nhìn về phía tên hâu bàn nói:
- Ngươi hãy vào nói lại với Đổng Tung Hầu, nếu không ra nghênh đón thì anh em chúng ta sẽ đánh thẳng vào trong đó, chừng ấy chớ trách là tại sao ta lại giết sạch không chừa một mạng đấy! Tên hầu bàn đứng trước một cặp hung thần này thì hồn bất phụ thể, muốn tìm cách lẩn tránh ngay nên khi nghe thế thì như vừa được lệnh đại xá, vội vàng nói:
- Tiểu nhân đi ngay! Tiểu nhân đi ngay! Dứt lời hắn hối hả chạy thẳng vào trong. Vừa vào khỏi cửa thì hắn rút lưỡi nói:
- Hú hồn hú vía! Tức thì hắn co giò chạy thẳng.
Nhưng trước mặt hắn bỗng xuất hiện Thiết Chỉ Thư Sinh Lữ Khêu Mộ Bình. Ông ta đưa tay ra ngăn hắn lại mỉm cười nói:
- Chẳng cân phải đi thông báo, để ta ra nói chuyện với họ sẽ hay! Nói đoạn người ông ta lắc lư đi tức thì mất hút.
Hắc Bạch Song Kỳ bỗng trông thấy một người thư sinh đứng tuổi có đôi mày lưỡi kiếm, mắt sáng như sao, trông khoan thai trang nhã, bước đi nhẹ nhàng tiến lần tới họ thì không khỏi sửng sốt.
Người thư sinh đứng tuổi ấy tươi cười nói với họ rằng:
- Nhị vị là Hắc Bạch Song Kỳ, uy danh bấy lâu rung chuyển cả vùng biên thùy phía Tây, võ công hết sức siêu tuyệt đấy phải không?
Ban Trường Hông không thể nào đoán biết đấy là ai. Trước khi họ vào Trung Nguyên, tuy đã tìm hiểu hầu hết các nhân vật có tiếng tăm, từ hình dáng cho tới lai lịch và võ công. Nhưng vì các cao thủ võ lâm ở Trung Nguyên có hàng nghìn người, đồng thời lại có những người trở vê qui ẩn, không để lộ tính danh tung tích nên Hắc Bạch Song Kỳ không làm sao hiểu cho hết được, chứ chẳng phải riêng Thiết Chỉ Thư Sinh Lữ Khêu Mộ Bình.
Liên đó Ban Trắng Hồng đáp rằng:
- Không dám! Xin hỏi đại danh của tôn giá là gì?
Lữ Khêu Mộ Bình mỉm cười nói:
- Tại hạ chỉ là người hèn kém trong võ lâm, là một thư sinh không đỗ tên tuổi bé bỏng không dám xưng ra làm gì. Nhưng mong nhị vị chỉ cho biết, vì lý do nào mà nhị vị bắt buộc quần hùng ở Trung Nguyên phải bước ra nghênh đón, hâu tại hạ đi vào chuyển đạt lại với Đổng bảo chủ?
Sắc mặt của Khẳng Định Viễn bỗng thay đổi hẳn, đôi mắt chiếu ngời ánh sáng hung tợn gằn giọng nói:
- Đổng Tung Hâu mà có đáng chi, thế sao lại dám tỏ ra ngạo mạn vô lễ như vậy? Đã hai lượt anh em chúng tôi sai bọn hầu bàn vào trong cho hay, nhưng ông ấy lại xem thường sai một thầy đồ kiết bước ra...
Lữ Khêu Mộ Bình chẳng hê tỏ ra giận dữ, vẻ mặt lại tươi cười hơn nói tiếp rằng:
- Xin hỏi nhị vị là có ý xin ra mắt Đổng bảo chủ hay bất cứ một người nào trong số quần hùng? Nếu nhị vị chỉ đích danh là muốn ra mắt Đổng bảo chủ thì ông ấy tất sẽ ra nghênh đón đúng lễ nghi! Ban Trắng Hồng nói:
- Chúng tôi và Đổng Tung Hầu vốn không quen biết với nhau, hơn nữa cũng không có việc gì cần gặp ông ấy, vậy xin ra mắt ông ấy làm gì?
Lữ Khêu Mộ Bình phá lên cười to nói:
- Thế là phải rồi! Nhưng tại lý do nào mà nhị vị đòi hỏi tất cả quân hùng Trung Nguyên phải bước ra nghênh đón?
Hắc Bạch Song Kỳ không khỏi cứng họng, nhất thời không biết đối đáp ra sao cả.
Lữ Khêu Mộ Bình lại nói tiếp:
- Võ lâm ở Trung Nguyên có một thói quen tuy không ghi chép thành giấy tờ, nhưng ai cũng phải theo, ấy là hễ khi gặp một người minh chủ võ lâm, gặp một cao nhân tài đức hơn người thì tất cả đêu thủ lễ rất cung kính, cũng như đêu nghe theo mệnh lệnh của người ấy. Chẳng rõ nhị vị có đủ tư cách làm võ lâm minh chủ không?
Lời nói ấy rõ ràng là muốn mỉa mai về danh vọng của Hắc Bạch Song Kỳ không xứng đáng.
Hắc Bạch Song Kỳ liền đỏ mặt tía tai, trợn to đôi mắt giận dữ định sẽ gây sự với Lữ Khêu Mộ Bình.
Lữ Khêu Mộ Bình vội vàng khoát tay nói:
- Nhị vị chớ nên tức giận, tại hạ chỉ nói sự thực thôi. Dù sao tại hạ cũng đoán biết trước được nhị vị đến đây là có ý muốn tìm hiểu vê pho Hàn Thiết Quan âm phải không?
Ban Trường Hông lộ sắc lạnh lùng gằn giọng nói:
- Đúng thế! Lữ Khêu Mộ Bình mỉm cười nói:
- Nhị vị chưa nghe vật báu ấy đã lọt vào tay ai hay sao? Một việc làm ai nấy đêu phải kinh hãi và chấn động võ lâm...?
Câu nói chưa dứt thì Ban Trường Hông gằn giọng, ngắt lời rằng:
- Chúng tôi chỉ nghe lời bàn tán ở dọc đường, chắc không tránh khỏi sự sai chạy. Nghe đâu quần hùng vùng Trung Nguyên vừa đi đến Hắc Long Đàm hồi sáng stjl~l nay, nhưng cuối cùng đêu phải kéo trở vê, chẳng rõ có đúng không?
Sắc mặt của Lữ Khêu Mộ Bình lạnh lùng đáp:
- Sự thực chính là như thế, nhưng nhị vị nếu quá tự tin ở võ công của mình và có ý định làm liêu thì chỉ e rằng chịu thiệt mạng như Hoa Sơn Thất Kiếm mà thôi. Tại hạ xin khuyên nhị vị nên trở vê vùng biên thùy phía Tây thủ phận thì hay hơn! Khẳng Định Viễn tức giận đến gân như phát điên quát to rằng:
- Tên thây đô gàn quả là vô lễ hết mức! Thương mỗ nếu không cho ngươi chết dưới giáo của ta thì Hắc Bạch Song Kỳ tất bị các nhân vật Trung Nguyên xem thường như rơm rác! vừa nói thì ngọn Bạch Kỳ thương trong tay của y cũng liên vung lên, dùng thế Lê hoa vạn điểm công chớp nhoáng vê phía Lữ Khêu Mộ Bình.
Tức thì lưỡi giáo nhọn của y lóe lên vô số sao bạc, nhằm các huyệt đạo trọng yếu trên khắp người Thiết Chỉ Thư Sinh đâm thẳng tới. Trong khi đó, từ ngọn Cô lâu kỳ dưới mũi giáo của y cũng lại cuốn ra một luồng kình phong ác liệt, rít vèo vèo trong không khí, uy thế ồ ạt đến mức khiếp người.
Ngọn giáo của y đánh ra trong sự mạnh mẽ lại có vô số sự biến hóa. Tuy chỉ một thế võ nhưng ngọn giáo đã nhanh nhẹn nhắm vào chín vị trí khác nhau.
Những sự diễn biến ấy đều là những thế võ kỳ diệu. Đấy chính là tài nghệ độc đáo mà Hắc Bạch Song Kỳ đã nhờ đó thành danh trong giới giang hồ.
Thế võ của Khẳng Định Viễn đánh ra nhanh nhẹn như một luồng điện chớp. Ngọn giáo chỉ trong nháy mắt là điểm thẳng tới Hâu kết huyệt của Lữ Khêu Mộ Bình. Trong khi đó Lữ Khêu Mộ Bình xem như không kịp đê phòng nên ngửa mặt ra rồi ngã người té xuống...