Cô là Hạnh, Nguyện Thị Hạnh, con gái lớn trong 1 gia đình có đến 5 anh chị em. Hạnh sinh ra và lớn lên ở huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá, bố mẹ cô làm nghề chài lưới nên thường xuyên vắng nhà. Vì nhà nghèo, không có tiền mua tàu, nên chỉ có thể đi ké với người ta. Mỗi chuyến người ta trả cho ít cá, ít tôm về bán lấy tiền.
Bữa nào may mắn, kéo được nhiều thì chủ thuyền còn cho thêm dăm ba con cá để về ăn, hay bán kiếm thêm chút đỉnh. Còn bữa nào biển động thì đến ngay cả công cũng chẳng có. Gặp phải những ngày bão gió thì cả nhà Hạnh chỉ có thể ăn cơm với mắm cho qua bữa. Kinh tế gia đình phụ thuộc cả vào nghề chài lưới của bố mẹ, bởi vậy bữa đói bữa no là chuyện bình thường.
Hạnh là chị lớn trong nhà, nên so với các em thì có đôi phần vất vả hơn, cô cũng chỉ được học hết lớp 9 rồi phải nghỉ học đi làm kiến tiền phụ cùng bố mẹ lo cho các em.
Cả tuổi thơ gắn liền với con tôm con cá, với biển cả mênh mông, nên sau khi nghỉ học hạnh quyết tâm xin bố mẹ cho sang thị trấn Sầm Sơn làm việc. Cô không muốn cuộc đời mình lại gắn liền với cái nghề chài lưới lênh đênh như bố mẹ.
Năm ấy Hạnh 16 tuổi, một thân một mình đi xin việc, cái gì cũng mới lạ cái gì cũng bỡ ngỡ. Nhưng cũng may nơi đây là thiên đường du lịch nên chẳng quá khó để cho cô xin được 1 công việc phù hơp.
Hạnh được nhận làm nhân viên dọn dẹp phòng, cứ mỗi đợt khác trả phòng, cô sẽ phụ trách các công việc như: Thay ga giường và vỏ gối mới, quét dọn và sắp sếp lại đồ đạc, kiểm tra xem có những gì thiếu thì bổ sung. Số chăn ga thay ra sẽ được gom về 1 phòng cho cô phụ trách giặt là tới lấy.
Công việc không quá vất vả, nhưng lại không có thời gian rảnh, cả ngày Hạnh cứ luôn chân luôn tay. Và rất khó để có thể xin nghi trọn vẹn 1 ngày, hạnh phải tranh thủ lắm mới có thể nghỉ 1 vài tiếng giữa ca để về đưa tiền cho mẹ, và thăm các em.
Đã là ngành du lịch thì cũng phải va vấp với nhiều kiểu khách, có những người vô cùng lịch sự, nhưng cũng không ít kẻ vô văn hoá. Nhất là những đám thanh niên mới lớn tụ tập nhau đi chơi, mỗi lần họ trả phòng là gần như Hạnh phải dọn bở hơi tai mới kịp giờ giao cho khách. Nhiều lần không kịp hạnh còn bị ông bà chủ mắng cho xối xả. Bởi vậy mỗi lần nhìn thấy có đám thanh niên tới hỏi thuê phòng là nguyên ngày hôm đó Hạnh không thể nào mà vui nổi.
Trái ngược với họ, là những du khách tây, họ vô cùng lịch thiệp, phòng ốc sau mỗi lần nhận lại cũng vô cùng gọn gàng và ngăn nắp. Hạnh gần như chỉ việc dọn dẹp qua 1 chút là có thể giao ngay cho khách mới. Chưa kể đến có một vài vị khách tây thuê dài ngày, khi gặp Hạnh dọn dẹp còn tốt bụng boa cho Hạnh thêm chút ít.
Cũng vì thế mà trong tiềm thức của hạnh luôn ngưỡng mộ những người Tây giàu có, những anh chàng tây lịch thiệp nho nhã. Không ít lần Hạnh tưởng tượng ra cái cảnh mình được 1 anh chàng Tây nào đó cầu hôn, đúng là tâm tình của 1 cô gái mới lớn, lúc nào cũng mơ mộng viển vông.
Mơ cũng chỉ mãi là mơ mà thôi, một cô bé 16 tuổi, đen nhẻm, thậm chí cơ thể còn chưa phát triển hết, thì làm sao mà xảy ra được cái viễn cảnh xa vời ấy. Chưa kể đến việc nhà Hạnh nghèo rớt mùng tơi, ai người ta thèm để ý.
Cứ thế Hạnh gắn bó với công việc ở đây, cho đến khi tròn 17 tuổi, lúc này cơ thể Hạnh gần như phát triển toàn diện, Hạnh trở thành một thiếu nữ phổng phao xinh đẹp. Nước da ngày mới đến sạm đen vì nắng, nay nhờ công việc làm chủ yêu trong nhà cũng trở nên trắng hồng rạng rỡ.
Nhìn thấy nhan sắc xinh đẹp của một cô thiếu nữ mới lớn, ngay lập tức bà chủ cho Hạnh lên làm ở quầy lễ tân. Công việc ở đây nhàn hơn so với việc dọn dẹp phòng, mà lương lại cao hơn rất nhiều, nên Hạnh vui lắm.
Có điều công việc này cũng gây cho Hạnh không ít rắc rối từ những vị khách khiếm nhã buông lời trêu ghẹo. Một vài anh chàng làm cùng, cũng ra sức theo đuổi tán tỉnh hạnh. Nhưng Hạnh quyết từ chối tất cả, không phải vì Hạnh không biết yêu, mà bởi vì lòng HẠnh chợt nghĩ đến lời của bà thầy bói năm xưa: “ Mày có tướng xuất ngoại”.
Hạnh cứ nung nấu trong đầu cái ý định sẽ tiết kiệm tiền, khi nào đủ tuổi sẽ đi xuất khẩu lao động giống cậu chín. Cậu đi có vài năm thôi mà khi về xây được cái nhà to nhất khu, lại còn dư dả tiền, bây giờ hai vợ chồng cậu mợ chỉ nhàn nhã bán ít hàng hoá, cũng dư giả sống qua ngày.
Chính vì thế Hạnh càng đặt cho mình cái mục tiêu phải “xuất ngoại” bằng được. Có như thế thì gia đình Hạnh mới mong khá lên được. Mà biết đâu khi sang đó rồi Hạnh sẽ may mắn được anh chàng tây mắt xanh, mũi lõ nào để ý. Sau đó sẽ là một đám cưới cổ tích giống như trong các bộ phim Hạnh vẫn hay xem thì sao. Lúc đó chẳng phải đời Hạnh sẽ một bước lên tiên hay sao?
Chỉ nghĩ thôi mà cô đã thấy thích thú lắm rồi, nếu là sự thật chắc cả cái xã nghèo quê Hạnh sẽ dùng ánh mắt ngưỡng mộ xen lẫn ghen tị mà nhìn cô. Rồi ối bà sẽ chỉ vào mặt con gái mà tuyên bố:
- Mày nhìn con cái Hạnh đi, mày làm gì thì làm, cố mà kiếm được tấm chồng tây như nó thì mới sung sướng được con ạ.
- ---*----*----
- Con này điên à, làm cái gì mà cứ đứng cười ha hả một mình thế?
Tiếng chị Phúc cất lên khiến hạnh ngại ngùng đáp:
- À em, em đang nhớ đến bộ phim hài tối qua mới xem.
- Chứ không phải nhớ đến lời ong bướm của thằng nào hả?
Hạnh vội vàng xua tay đáp:
- Có đâu chị em còn nhỏ mà.
- Nhỏ cái gì mà nhỏ, nhỏ như mày ngoài kia có đứa có con rồi kìa kìa. Mà nghe lời chị dặn này, tuyệt đối đừng tin vào mấy cái lời đường mật sáo rống của bọn đàn ông nghe không. Chúng nó muốn tán tỉnh nên đứa nào cúng ngọt nhạt thề non hẹn biển, mày mà tin rồi dâng hiến cho nó là khổ cả đời đấy biết chưa?
- Em nhớ rồi mà chị, chị nói mấy câu này lần này là lần thứ 101 rồi đấy ạ.
Chị dơ ngón tay dí vào trán Hạnh, sau đó nguýt dài nói:
- Chị dặn không thừa đâu, vì đâu mà tao phải nói đi nói lại, vì mấy cái lời ong tiếng ve kia ngày nào chúng nó cũng rót mật vào tai mày. Tao sợ mày lú, nên mới phải phí sức nhắc nhở mày. Tao thương mày, coi mày như em gái, chứ vào đứa khác tao chả dỗi hơi.
Biết chị đang giận lẫy nên hạnh vội vàng ôm chị mà nịnh:
- Chị Phúc của em là tốt nhất với em, em cũng thương chị phúc nhất nhất luôn.
Chị phúc năm nay mới 23 tuổi, nhưng đã ly dị chông được 3 năm, hiện tại chị đang là mẹ đơn thân, con trai nhỏ của chị năm nay cũng vừa tròn 4 tuổi. Thời gian đầu chị mới đến đây làm, chị ít nói lắm, đến nỗi mỗi lần đứng cạnh chị làm việc, Hạnh cứ ngỡ mình đứng cạnh một khúc gỗ.
Chưa kể chị hay cáu gắt nếu Hạnh có lỡ làm sai điều gì, thì chị còn mắng cô thậm tệ hơn cả ông bà chủ. Bởi vậy khi ấy Hạnh không có mấy thiện cảm với chị.
Nhưng rồi làm cùng nhau một thời gian thì chị cũng bắt đầu cởi mở với hạnh hơn, không còn khó chịu hay cáu gắt như trước nữa. Nhất là khi biết ly do ly hôn của chị, Hạnh càng thương chị hơn.
Nghe chị kể, chị lấy chồng khi vừa tròn 18 tuổi, người ấy là mối tình đầu của chị, người dậy cho chị biết thế nào là yêu. Chị bảo lúc mới yêu anh ta thương yêu chiều chuộng chị bao nhiêu, thì khi lấy nhau về anh ta tệ bạc bấy nhiêu.
Về chung một nhà rồi chị mới biết anh ta là một kẻ ham chơi lười làm, lại còn gia trưởng, vũ phu. Ngày trước mỗi lần thấy anh ta ghen chị vui lắm, vui vì nghĩ rằng anh ta yêu mình nhiều nên mới thế. Nhưng bây giờ là vợ chồng rồi, chị lại thấy ngột ngạt với cái tính ghen tuông ích kỷ ấy.
Chỉ cần nhìn thấy chị cười nói với bất kỳ người đàn ông nào, bất kể là ông hàng xóm, hay là bạn cũ, thậm chí là một người đàn ông đi qua hỏi thăm đường, anh ta đều chất vấn chị bằng những lời lẽ khó nghe nhất có thể. Anh ta dằn hắt, chửi bới chị, bát đĩa nhà chị cũng thường xuyên thay mới, chỉ vì anh ta khùng lên là đập vỡ tất cả.
Nếu chỉ có thế, thì có lẽ chị vẫn còn cố gắng mà nhẫn nhịn chịu đựng, để cho con có bố. Nhưng mà chị càng nhịn, anh ta càng quá đáng, ngày chị mang bầu được 6 tháng, cũng là ngày chị đau đớn khi phát hiện ra anh ta có bồ nhí bên ngoài.
Sau đó anh ta cũng xin lỗi chị, hứa sẽ cắt đứt mọi liên lạc với cô ta, chị vì con, vì vẫn yêu chồng nên bằng lòng tha thứ. Để rồi một lần nữa chị lại bị anh ta cầm dao đâm vào tim chi chít vết thương. Trái tim chị khi ấy chẳng còn chỗ nào là nguyên vẹn, chỗ nào cũng rớm máu, có chỗ còn mưng mủ đau đớn. Vì chị vẫn còn yêu chồng, yêu nhiều lắm.
Vậy mà anh ta vẫn lén lút qua lại với con nhỏ đó, không chỉ có 1, mà đến tận 2 người, chị như phát điên phát dại chửi bới anh ta. Trái ngược với trước kia, lần này anh ta thẳng tay tát chị, anh ta đánh chị khi mà chị mới vừa sinh chưa đầy 1 tuần.
Chị bất ngờ, chị sốc, chị đau tưởng như chết đi được, nhưng vì con chị lại phải gồng mình lên mà cố gắng. Rồi những trận đòn anh ta chút xuống người chị ngày một nhiều. Vết thương trong tim, vết thương bên ngoài thân thể khiến cho chị chỉ còn da bọc xương.
Đôi khi chỉ vì để con khóc, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của anh ta, anh ta cũng xuống tay với chị. Mẹ chồng chị chẳng những không bênh chị, còn lớn giọng trách cứ:
- Biết tính chồng nó như thế rồi sao không nhịn nó đi một tí. Đằng này chồng chưa nói xong vợ đã cãi xong thì nó chả đánh cho. Lần sau thấy nó ngủ thì bế con sang phòng bên cho nó ngủ, đi làm cả ngày rồi về mệt mỏi ngủ cũng không ngon nó chả bực.
Không một ai trong căn nhà này đứng về phía chị, ngay cả bố mẹ đẻ của chị khi nghe con gái kể, cũng khuyên chị:
- Thôi con ạ, vợ chồng đã lấy nhau rồi, hết tình thì còn nghĩa, con nhẫn nhịn đi 1 chút cho êm cửa êm nhà, cho thằng tít nó có bố.
Nghĩa, anh ta đâu có nghĩ gì đến cái nghĩa cái tình với chị cơ chứ. Anh ta nghe lời con bồ trẻ xúi bẩy về nhà đánh đập rồi đòi ly hôn với chị. Chị chần chừ không phải vì còn yêu, tình yêu của chị dành cho anh ta đã cạn ngay từ lần đầu tiên anh ta đánh đập chị. Chị đắn đo chỉ vì nếu chị đi bây giờ là phải đi tay trắng. Không công ăn việc làm lấy gì để nuôi con. Còn nếu bảo chị phải xa thằng bé thì thà bảo chị chết đi còn hơn.
Vậy là cu Tít vừa tròn 1 tuổi, chị cắn răng cho con đi học còn bản thân đi xin việc làm. Chị cố gắng nhẫn nhịn chờ đến khi công việc ổn định rồi sẽ ký đơn ly hôn với anh ta.
Nhưng mà anh ta chẳng thể chờ nổi đến lúc ấy, ngày nào anh ta cũng hành hạ chị, đánh đập chị, còn đến tận chỗ làm của chị gây rối và vu cho chị cái tội ngoại tình.
Đau đớn, nhục nhã chị đã vét toàn bộ số tiền ít ỏi của bản thân, ôm con bỏ đi ngay trong đêm đó. ANh ta có đi tìm chị, nhưng mà không phải để xin lỗi hay để gọi chị về, mà là để ép chị ký đơn ly hôn. Vì cô bồ trẻ của anh ta đã có bầu sang tháng thứ 4.
Bây giờ nghĩ lại chị mới thấy bản thân mình đã quá ngu ngốc, khị cứ cố gắng chịu đựng ngần ấy thời gian. Nếu thời gian quay lại, nhất định chị sẽ ly hôn anh ta ngay từ lần đầu phát hiện ra anh ta ngoại tình. Nếu lúc ấy chị làm thế, có lẽ cuộc đời chị và con trai không phải chịu quá nhiều những uất ức, tủi cực.
Bây giờ mỗi lần nghĩ đến chị vẫn còn nguyên vẹn cảm giác đau ở nơi ngực trái. Và cũng vì thế nên trong mắt chị, bất kể người đàn ông nào cũng đều xấu xa.
Bởi vậy mười lần thì có đến 9 lần chị dùng những câu đại loại như thế để nhắc nhở Hạnh mỗi khi chứng kiến ai đó buông lời tán tỉnh cô.
Bản thân Hạnh cũng bị những bi thương trong cuộc hôn nhân của chị Phúc làm ảnh hưởng. Và cô cũng bắt đầu có những ánh nhìn không mấy thiện cảm với những người đàn ông Việt.
Còn tại sao lại chỉ là đàn ông Việt thì Hạnh giải thích rằng, bằng chính kinh nghiệm của bản thân cô suốt 2 năm qua làm ở đây, cô nhận ra 1 điều khách tây bao giờ cũng lịch sự hơn khách việt nhiều lần.
Chưa kể đến những bộ phim Hạnh xem, bất kể bộ phim nào mà thấy cảnh vũ phu đánh đập vợ, không cần xem tựa để cô cũng biết đó chắc chắn là phim Việt. Còn phim nước ngoài, nhất là mấy bộ phim Hàn Quốc á, mấy anh ấy cứ gọi là chuẩn soái ca. Anh nào cũng đẹp trai, dễ thương, lại còn nhà giàu, hào phóng nữa chứ.
Ôi kể ra thì cô phải có đến mấy trang giấy những thần tượng nước ngoài ấy. Nào là anh Kim chun người Hàn Quốc này, rồi anh Đông Hê ở Trung Quốc, cả cái anh Akira người Nhật bản…
Nhiều khi tính tiền cho khách Hạnh vẫn đôi lần nhầm, nhưng mà những cái anh ấy á, chả bao giờ hạnh nhầm dù là cái tên đệm luôn, thế mới tài.
Chị Phúc thì cứ bảo Hạnh mơ mộng viển vông, vì mấy anh đấy người như bọn cô làm sao mà với được. Hạnh tất nhiên là biết điều ấy chứ, cô cũng đâu có mơ lấy họ, chỉ là cô ngưỡng mộ họ thôi mà.
Mục tiêu trước mắt của Hạnh là đi xuất khẩu lao động, đi kiếm tiền đã cơ, có tiền rồi cô tha hồ mà chọn lựa người xứng đáng với mình. Đâu cần phải hàng ngày đứng đây nghe mấy lời sáo rỗng của mấy tay thanh niên nghèo. Hay những lời chêu ghẹo khiếm nhã của mấy ông bụng phệ lắm tiền mà thiếu ý thức kia đâu