Làm Chủ Tư Duy, Thay Đổi Vận Mệnh

Chương 7: Điều Khiển Não Bộ Của Bạn Để Đạt Kết Quả Tối Ưu

Như bạn đã biết, cảm xúc của bạn trong bất cứ thời điểm nào cũng được quyết định bởi trạng thái cơ thể và nhận thức của bạn. Sau khi đã thảo luận một số phương pháp điều khiển dáng vẻ điệu bộ để tối ưu hóa cảm xúc, bây giờ chúng ta sẽ tập trung vào nửa phần còn lại của “phương trình cảm xúc” – làm thế nào quản lý hình ảnh tái hiện trong tâm trí bạn.

Hình ảnh tái hiện trong tâm trí là cách bạn tái hiện những gì xảy ra xung quanh. Nói cho cùng, đây cũng chỉ là một cái tên hoa mỹ được đặt ra cho những suy nghĩ của bạn về thế giới bên ngoài.

Mỗi chúng ta tái hiện những trải nghiệm bên ngoài rất khác nhau. Đó là lý do tại sao hai người cùng gặp phải một sự việc, ví dụ như một thử thách khó khăn, lại nhận thức về nó rất khác nhau.

Một người có thể nhìn nhận khó khăn trước mắt như nguồn cảm hứng khiến anh ta có động lực chinh phục nó. Một người khác có thể nhận thức khó khăn như một “ngọn núi cao chắn đường” khiến anh ta nản lòng. Khi đi sâu vào tìm hiểu cách thức mọi việc tái hiện trong tâm trí, bạn sẽ học được cách điều khiển những hình ảnh này theo hướng giúp bạn có được cảm xúc tích cực, mạnh mẽ.

Như đã đề cập trong chương trước, chúng ta tái hiện suy nghĩ của mình liên tục thông qua hình ảnh (thị giác), âm thanh (thính giác) và cảm giác (cảm nhận), tất cả đều được phát sinh trong tâm trí. Chúng ta cũng có khuynh hướng tự đối thoại với bản thân qua giọng nói bên trong (độc thoại nội tâm).

Do đó, để điều khiển cảm xúc của mình, bạn phải học cách điều khiển hai yếu tố chính; NHỮNG GÌ bạn tập trung suy nghĩ và CÁCH THỨC suy nghĩ của bạn.

 

 

NHỮNG GÌ BẠN TẬP TRUNG SUY NGHĨ ẢNH HƯỞNG TRẠNG THÁI CẢM XÚC CỦA BẠN

Mỗi một giây phút trôi qua, có khoảng hai triệu mẩu thông tin “bắn phá oanh tạc” não bộ của bạn. Do không thể xử lý hết thảy mọi thứ, tâm trí bạn có khuynh hướng sàng lọc những tác nhân kích thích này và tập trung vào một vài thông tin chọn lọc trong mỗi lần nhận. Bởi thế, khi bạn suy nghĩ về một chuyện xảy ra trong quá khứ hay tương lai, bạn sẽ tập trung chủ yếu vào một khía cạnh nào đó của vấn đề. Và những hình ảnh bạn chọn để tập trung suy nghĩ trở nên “thực tế nhất” trong tâm trí bạn, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc của bạn.

Tôi còn nhớ vào một dịp cách đây khá lâu, tôi đi xem kịch với một người bạn. Vì một số lý do kỹ thuật, vở kịch mở màn trễ mất một tiếng. May mắn thay, đó lại là một trong những vở kịch thú vị và truyền cảm hứng nhất mà tôi từng được xem từ trước đến giờ. Hầu hết khán giả bên dưới đều yêu thích vở kịch và bàn tán say sưa về nó khi tấm màn sân khấu được kéo xuống.

 

Thế nhưng anh bạn tôi lại cho rằng vở kịch này quá tệ. Khi tôi hỏi lý do tại sao, anh bảo, “Vở kịch bắt đầu trễ đến nỗi làm tôi cảm thấy toàn bộ vở kịch không còn gì hay ho nữa. Tệ hơn, mấy người ngồi xung quanh cứ cười ông ổng, thật khó chịu!”. Tôi hầu như không để ý đến tiếng cười xung quanh mình, thật sự đối với tôi, có tiếng cười mới có không khí xem kịch chứ. Vấn đề là anh bạn này chọn việc tập trung vào cái mặt chưa được (mở màn trễ) của vở kịch và kết luận rằng vở kịch này thật đáng thất vọng.

 

Một số người có thói quen xoáy sâu vào những hình ảnh, âm thanh, cảm giác khiến họ có cảm xúc tiêu cực trong khi những người khác lại tạo ra những hình ảnh, âm thanh, cảm giác khiến họ trong trạng thái tích cực.

Nhất là khi đối diện với thất bại, những người bi quan thường vẽ lên bức chân dung tự họa về bản thân họ như là kẻ làm hỏng hết mọi việc. Một số khác thậm chí còn quay đi quay lại những “đoạn phim buồn” trong đầu. Họ liên tục mường tượng bản thân mình phạm hết sai lầm này đến sai lầm khác, nhận lãnh hậu quả tồi tệ và nghe thấy những giọng nói tiêu cực nhao nhao chung quanh. Nào là tiếng sếp la mắng, tiếng người thân trách móc, tiếng bạn bè chế nhạo... và cả tiếng tự sỉ vả bản thân: “Tại sao mình có thể ngu ngốc đến thế!”, “Tại sao lúc nào mình cũng làm hỏng việc?” hay “Trời ơi, mình thật đáng chết!”. Với những suy nghĩ như thế, bạn nghĩ họ sẽ phát sinh những cảm xúc gì? Chắc chắn là không tích cực chút nào.

Những người lạc quan lại có phản ứng khác khi họ vấp ngã. Họ chọn việc tái hiện thất bại như một bài học kinh nghiệm chỉ dẫn cho họ cách giải quyết vấn đề. Thay vì bị ám ảnh bởi những hình ảnh tồi tệ, họ tập trung vào việc rút kinh nghiệm, và làm thế nào để họ hành động tốt hơn vào lần sau. Thậm chí họ còn tưởng tượng bản thân họ thành công rực rỡ trong tương lai bằng việc áp dụng những gì họ học hỏi từ kinh nghiệm trong quá khứ. Họ nghe thấy tiếng người reo hò, tiếng sếp chúc mừng họ khi họ đạt thành tích. Họ tự động viên bản thân: “Lần sau chắc chắn mình sẽ làm được!”, “Mình sẽ chứng tỏ là mình có thể biến chuyển tình thế!”. Hay họ suy nghĩ về những trải nghiệm của mình một cách tích cực: “Được rồi, mình học được kinh nghiệm gì từ việc này nào!”. Hiển nhiên, những người này sẽ có cảm xúc tuyệt vời.

Tâm trí của bạn không bao giờ tĩnh lặng hay “ngồi chơi xơi nước”, ngược lại, nó liên tục “chạy chương trình” trong suốt thời gian bạn hoạt động trong ngày. Do đó, việc làm chủ suy nghĩ của bạn là yếu tố quan trọng giúp bạn có được cảm xúc tốt đẹp suốt cả ngày.

Nào, bây giờ bạn hãy bắt đầu nhận thức về những suy nghĩ thường nảy sinh trong tâm trí khi bạn sắp sửa đảm nhận một nhiệm vụ gian nan thử thách nào đó. Ví dụ, ngay trước giờ phút thuyết trình quan trọng hay viết một bài báo cáo khó khăn, bạn thường nghĩ gì?

Bạn có phải thuộc tuýp người cứ nghĩ về mức độ khó khăn của vấn đề không? Bạn có thấy bản thân mình ngộp thở vì công việc hay căng thẳng quá mức không? Bạn có tự nhủ, “Ô không! Làm sao mà mình làm được việc này!”, “Nếu mình làm hỏng việc thì sao?”, “Việc này quá khó!”? Thậm chí có khi nào bạn còn tưởng tượng bản thân bạn làm hỏng việc hay bỏ cuộc không? Nếu câu trả lời là có thì chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy bồn chồn lo lắng, đứng ngồi không yên.

Ngược lại, bạn có thể chọn việc tái hiện thử thách này một cách khác biệt trong tâm trí. Đó là tập trung suy nghĩ vào khía cạnh dễ dàng, thú vị và mang lại lợi ích của công việc trước mắt. Những người tự tin sẽ hình dung bản thân họ giải quyết công việc hay nhiệm vụ đó “dễ như trở bàn tay”. Thậm chí họ còn nghe giọng nói bên tai, “Cuối cùng mình cũng hoàn thành mỹ mãn. Thật đáng công sức bỏ ra!”, “Mình biết là mình làm được mà”.

Vậy thì, cùng một thử thách đó, tại sao một số người tỏ ra quyết tâm chinh phục nó, còn những người khác lại có vẻ lo sợ? Một sự thật thú vị là đa số chúng ta không quyết định được những hình ảnh, âm thanh và cảm giác đang diễn ra trong tâm trí chúng ta một cách có chủ ý. Tâm trí của bạn dường như luôn ở chế độ tự động và chỉ trong vòng vài giây khi gặp phải khó khăn, nó sẽ nhanh chóng tạo ra những hình ảnh tái hiện trong tiềm thức.

Những hình ảnh tái hiện trong tâm trí này phụ thuộc vào những điều kiện trong quá khứ như thói quen suy nghĩ của bạn.

Nghe thật đáng sợ đúng không nào? Có vẻ như trong quá khứ, bạn chưa có nhiều kỹ năng quản lý tâm trí của mình. Đó là lý do tại sao hầu hết mọi người để cho cảm xúc chế ngự họ.

Nếu muốn làm chủ tư duy và cảm xúc, bạn phải bắt đầu làm chủ những gì bạn tập trung suy nghĩ ngay từ bây giờ. Hãy bắt đầu bằng việc toàn tâm chú ý vào những “chương trình” đang chạy trong tâm trí bạn. Nếu bạn phát hiện những suy nghĩ của bạn không mang lại cảm xúc tích cực cho bản thân, hãy thay đổi chúng ngay. Nói một cách ngắn gọn, hãy thay đổi NHỮNG GÌ bạn tập trung suy nghĩ một cách có ý thức. Mỗi khi những suy nghĩ tích cực này tản mát đi đâu mất, hãy thổi còi gọi chúng quay lại.

Khi bạn điều khiển tâm trí một cách có chủ ý, hãy tránh xa các yếu tố làm phân tán tư tưởng bạn. Hãy tìm một góc yên tĩnh hay đi dạo một mình. Nếu bạn ngồi giữa phòng khách với chiếc tivi bật lớn hết cỡ và các thành viên trong gia đình nói chuyện rôm rả, bạn sẽ không tài nào suy nghĩ được, chứ đừng nói đến việc bắt tâm trí tập trung vào một việc nào đó.

ĐIỀU KHIỂN SỰ TẬP TRUNG SUY NGHĨ

Hàng ngày, tất cả chúng ta đều đương đầu với ba tình huống quan trọng. Chính trong những thời điểm này mà bạn phải bắt đầu làm chủ những suy nghĩ của mình nếu bạn muốn thành công tột bậc. Xin nhắc lại một lần nữa, những gì bạn tập trung suy nghĩ tức là những hình ảnh bạn hình dung trong tâm trí, những âm thanh bạn tạo ra, những câu nói bạn tự đối thoại với mình và cảm giác bên trong bạn.

TÌNH HUỐNG 1

Đây là lúc bạn chạm trán một việc khó khăn ngăn đường cản lối bạn đạt được mục tiêu. Ví dụ, bạn bị cắt giảm biên chế, khách hàng hủy bỏ hợp đồng, nhân viên giỏi nhất của bạn từ chức hay sản phẩm của bạn bị lỗi trong quá trình sản xuất và bạn bị khách hàng than phiền.

Bạn phải tập trung suy nghĩ về:

- Những phương án giải quyết, những gì bạn có thể làm để vượt qua khó khăn.

- Những triển vọng hay cơ hội mới.

Khi bạn đụng độ thử thách trên con đường đi đến thành công, hãy hình dung bản thân bạn làm tất cả mọi việc để vượt qua nó hoặc nắm bắt những cơ hội mới đi chung với thử thách này. Một số câu hỏi tích cực mà bạn có thể tự nói với bản thân (độc thoại nội tâm):

- “Làm thế nào để mình giải quyết việc này?” hay

- “Làm thế nào để mình xoay chuyển tình thế?” hay

- “Làm sao để mình tìm được cơ hội trong tình huống này?”

Những câu hỏi này sẽ giúp bạn hướng suy nghĩ của mình vào việc tìm cách giải quyết vấn đề.

Bạn cần tránh suy nghĩ về:

- Vấn đề hay mức độ khó khăn gây ra cho bạn

Nhiều người bị mắc vào thế kẹt và tê liệt hoàn toàn khi gặp phải vấn đề khó khăn bởi họ mãi hình dung vấn đề khó đến mức nào và nó sẽ ảnh hưởng đến họ ra sao. Khi những hình ảnh và âm thanh tiêu cực quay mòng mòng trong đầu, họ càng lúc càng cảm thấy buồn rầu và nản chí. Họ có khuynh hướng tự nhủ...

“Tại sao mình lại xui xẻo thế này?”

“Tại sao chuyện này luôn xảy ra với mình?”

“Ông trời thật bất công!”

“Tại sao chuyện này lại phải xảy ra cơ chứ?”

Hãy nhớ rằng những gì bạn tập trung suy nghĩ quyết định trạng thái cảm xúc và cuối cùng là hành động và kết quả mà bạn đạt được.

Nếu chuyến bay bị hủy, hãy mở một hãng hàng không

 

Bạn đã bao giờ nghe nói tới hãng hàng không Virgin Atlantic chưa? Hãng hàng không sinh sau đẻ muộn này đã qua mặt cả đàn anh gạo cội như British Airways. Ngày nay, Virgin Atlantic là một trong những hãng hàng không làm ăn phát đạt nhất trên thế giới.

 

Sẽ chẳng có gì đáng nói ngoài sự thật rằng, hãng hàng không này được thành lập chỉ vì người sáng lập ra nó, Richard Branson, bị kẹt lại ở một nơi nghỉ mát do chuyến bay của ông bị hủy bất ngờ. Thay vì vung tay vung chân giận dữ trong tuyệt vọng như những người cùng chuyến bay, ông không phí một giây phút nào để tìm cách giải quyết và kết quả đã tạo ra một tập đoàn trị giá một tỷ đô la.

 

Tất cả mọi chuyện bắt đầu khi Richard và vợ ông ở trên đảo Beef, một trong những hòn đảo thuộc Virgin Islands (ồ không, đó không phải là nguồn gốc của tên hãng máy bay). Cặp vợ chồng dự định bay về Puerto Rico nhưng chuyến bay của họ bị hủy, khiến nhà Branson và vài trăm hành khách khác bị kẹt lại trên đảo.

 

Vượt lên trên cảm giác bực tức và thất vọng thường tình, Branson bắt đầu hình dung hướng giải quyết và các khả năng có thể xảy ra. Ông đặt ra cho bản thân một câu hỏi cực kỳ giá trị, “Mình có thể làm gì để giải quyết, và thậm chí kiếm tiền từ việc này?”. Đúng rồi, có cầu thì ắt có cung, thế là ông nghĩ ngay đến việc thuê một chiếc máy bay đưa ông và vợ cùng với những hành khách bị kẹt ra khỏi đảo. Branson lập tức tìm hiểu và thuê một chiếc máy bay tốn khoảng 2.000 đô rồi nhanh chóng chia số tiền thuê này cho số ghế trên máy bay.

 

Tiếp theo, ông kiếm một tấm bảng đen và viết lên đó “Hãng hàng không Virgin: 39 đô cho chuyến bay một chiều đến Puerto Rico”. Chỉ trong vài phút đi vòng vòng trong sân bay, ông đã bán hết số ghế trên máy bay. Branson không chỉ tìm được cách đưa vợ chồng ông trở về thủ đô mà còn nghĩ ra cách khiến người khác trả tiền cho chuyến đi này! Thật sáng tạo đúng không?

 

Khi họ đến nơi, một hành khách đã nhận xét, “Hãng hàng không Virgin không đến nỗi tệ – chỉ cần cải thiện dịch vụ một chút là có thể kinh doanh rồi”. Đó là giây phút hãng hàng không Virgin Atlantic ra đời... phần còn lại của câu chuyện đã nằm trong lịch sử hàng không!

 

TÌNH HUỐNG 2

Đây là thời điểm bạn không đạt được kết quả mong muốn. Ví dụ, bạn không bán được hàng, không đạt được chỉ tiêu lợi nhuận đặt ra, bại trận trong một cuộc thi đấu, hoặc không được thăng quan tiến chức.

Bạn phải tập trung suy nghĩ về:

- Những kinh nghiệm mà bạn học được từ việc này

- Làm thế nào để bạn thành công vào lần sau.

Bằng cách này, bạn sẽ tiếp tục cảm thấy có động lực, phấn khởi và sẽ liên tục hành động cho đến khi thành công.

Bạn cần tránh suy nghĩ về:

- Trải nghiệm thất bại và cảm giác đau buồn của bạn về việc đó

- Những cuộc đối thoại trong tâm trí kém hiệu quả như:

“Ôi không!”

“Sao mình lại để chuyện này xảy ra được cơ chứ?”

“Chết rồi! Tôi chết mất thôi!”

“Tại sao mình cứ thất bại mãi thế này?”

Sự nguy hiểm của việc tập trung vào những ý nghĩ tiêu cực là bạn sẽ lâm vào tâm trạng đau buồn, tự trách mình đến nỗi phải bỏ cuộc.

Bằng cách này, bạn sẽ tiếp tục tìm thấy động lực, trở nên phấn khởi và sẽ liên tục hành động cho đến khi thành công.

TÌNH HUỐNG 3

Đây là lúc bạn đối mặt với một nhiệm vụ hay một dự án gian nan thử thách. Ví dụ, viết một bản báo cáo phức tạp, thuyết trình trước đám đông, thành lập công ty, đi phỏng vấn hay chào bán một sản phẩm. Tất cả chúng ta đều gặp phải những nhiệm vụ dễ khiến ta nản chí mỗi ngày. Đó là lúc bạn cần trực tiếp giải quyết vấn đề để ngày càng tiến bộ hơn và đạt kết quả tốt hơn. Khi liên tiếp vượt qua trở ngại một cách thành công, bạn sẽ tự tin hơn và bắt đầu nhận ra được tiềm năng bản thân.

Vậy thì bạn nên điều khiển tâm trí tập trung vào những việc gì trong tình huống này?

Bạn phải tập trung suy nghĩ về:

- Cảm giác của bạn khi bạn đạt được thành công một cách dễ dàng

- Hình dung bản thân bạn làm việc đó một cách vui vẻ và đạt kết quả tốt

Nếu bạn phải bước lên thuyết trình, hãy hình dung bản thân bạn đứng nói trước đám đông thật tốt và sống động. Hãy mường tượng, bạn nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt từ phía khán giả. Cảm giác của bạn như thế nào khi nghe tiếng vỗ tay nhiệt liệt? Hãy cảm nhận sự phấn khởi và đầy khí thế khi làm việc này. Hãy tự nhủ hay đặt ra những câu hỏi tích cực như...

- “Mình không thể nào đợi thêm giây phút nào nữa. Việc này thật thú vị quá đi!”

- “Làm thế nào để tôi làm việc hiệu quả?”

Khi tái hiện những thử thách trong tâm trí bạn bằng cách này, bạn tự đặt bản thân bạn vào trạng thái cảm xúc tốt nhất để hoàn tất nhiệm vụ.

Bạn cần tránh suy nghĩ về:

- Việc này khó khăn và phức tạp đến mức nào

- Bạn có thể phạm phải sai lầm hay thất bại ê chề ra sao

Nhiều người, khi gặp khó khăn trở ngại, sẽ bị dội ngược lại hoặc cứ trì hoãn mãi. Dưới đây là một số câu nói thông thường mà họ hay nói với bản thân, khiến họ có cảm xúc tiêu cực:

“Mình có phải làm việc này bây giờ không?”

“Làm sao mà tôi có thể làm xong việc được?”

“Tại sao việc này lại khó đến thế cơ chứ?”

“Nếu mình làm hỏng việc thì sao?”

“Nếu mọi tính toán của tôi sai lầm thì thế nào?”

ĐIỀU KHIỂN CÁCH THỨC TẬP TRUNG SUY NGHĨ CỦA BẠN

Cảm xúc của bạn không chỉ phụ thuộc vào NHỮNG GÌ bạn nghĩ mà còn phụ thuộc vào CÁCH nghĩ của bạn. Có lúc bạn rất muốn làm một việc gì đó, như đi mua sắm chẳng hạn, nhưng vào dịp khác bạn lại chẳng muốn làm việc này chút nào? Tại sao thế? Đó là vì mặc dù những hình ảnh, âm thanh và cảm giác được tạo ra trong tâm trí bạn xác định trạng thái cảm xúc của bạn, cường độ cảm xúc lại được điều chỉnh bởi CÁCH THỨC tạo ra những hình ảnh, âm thanh và cảm giác đó. Điều này có nghĩa gì?

Bạn hãy nghĩ về một việc gì đó mà bạn thích làm ngay bây giờ, như đi mua sắm hay ăn một cây kem mát lạnh. Khi nghĩ về việc này, tôi muốn bạn nhắm mắt lại và tưởng tượng hình ảnh trong tâm trí. Hãy hình dung hình ảnh bạn đang thưởng thức cây kem ngon ngọt. Hãy để ý những gì xảy ra xung quanh. Bạn nghe thấy âm thanh gì trong bức tranh này? Tiếng mút kem của bạn chăng? Bạn thường nói gì khi bạn nghĩ về việc này? Ví dụ, bạn thường reo lên, “Ngon tuyệt!”. Bây giờ, tôi muốn bạn lưu ý xem động lực thúc đẩy bạn ăn kem mạnh mẽ đến mức nào.

Kế tiếp, tôi muốn bạn thay đổi một vài chi tiết trong bức tranh ăn kem tưởng tượng này. Hãy nghĩ về hình ảnh đó và phóng đại nó gấp hai lần trong đầu bạn. Chuyện gì sẽ xảy ra với cường độ cảm xúc của bạn?

Cảm giác thèm ăn kem của bạn có tăng lên không? Nào, bây giờ bạn hãy điều chỉnh bức tranh sáng lên và kéo lại gần phía bạn hơn. Mức độ thèm ăn kem của bạn thế nào rồi? Nếu hình ảnh trong tâm trí bạn vẫn là một bức tranh tĩnh, hãy biến nó thành một đoạn phim trong đó mọi thứ đều chuyển động.

Tiếp đến, bật lớn tất cả những âm thanh tưởng tượng mà bạn nghe thấy xung quanh. Hãy bật dàn Âm thanh nổi hết cỡ, để cả hai tai bạn cùng nghe thấy. Cảm giác thèm ăn kem của bạn tăng lên nhiều không? Với đa số mọi người, việc thay đổi yếu tố hình ảnh (thị giác) và âm thanh (thính giác) của sự việc làm tăng cường độ cảm xúc của họ một cách đáng kể.

00037.jpg

Qua ví dụ này, chắc bạn đã hiểu được vấn đề. Những lúc bạn cảm thấy cực kỳ có động lực hay hào hứng làm một việc gì đó là do những hình ảnh trong tâm trí bạn có khuynh hướng to hơn, gần hơn, sáng hơn và sống động hơn. Những âm thanh và tiếng nói mà bạn tạo ra cũng có thể lớn hơn và gần hơn.

Vào một dịp khác, bạn lại không cảm thấy muốn làm việc đó vì những hình ảnh, âm thanh mà bạn hình dung nhỏ hơn và xa xôi hơn.

Chúng ta thường không nhận thức được việc điều khiển cách dựng lên những hình ảnh, âm thanh và cảm giác trong tâm trí chúng ta. Đó là lý do tại sao nhiều người có ít khả năng làm chủ cảm xúc của mình. Bằng cách chuyển đổi những yếu tố này, bạn có thể tăng giảm cường độ của bất kỳ trạng thái cảm xúc nào ngay lập tức.

Những yếu tố trong tâm trí mà bạn có thể thay đổi được gọi là các Giác Quan Nội Tại. Giác quan nội tại là một khái niệm do Tiến sĩ Richard Bandler, người đồng sáng lập NLP, phát triển.

Nếu bạn đã từng thưởng thức một bộ phim hay, bạn sẽ biết rằng để sản xuất ra một bộ phim nổi tiếng, các đạo diễn phải có khả năng dẫn dắt khán giả qua hàng loạt các trạng thái cảm xúc mạnh mẽ như hào hứng, sợ hãi, nôn nao, lãng mạn... Làm sao các đạo diễn có thể làm được điều này? Đó là nhờ họ điều khiển hình ảnh, âm thanh trên màn ảnh: từ góc độ quay, tốc độ quay, màu sắc, âm thanh, kích cỡ và khoảng cách, tất cả đều ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ cảm xúc mà người xem phim cảm nhận được.

Nếu muốn khán giả có cảm giác cực kỳ phấn khích, các nhà đạo diễn phim sẽ tạo ra những hình ảnh di chuyển nhanh hơn và tăng âm lượng cũng như nhạc điệu phim. Để khán giả đạt được mức độ cảm xúc mạnh mẽ như ý muốn, họ sẽ phóng đại hình ảnh để thể hiện rõ nét mặt diễn viên và thậm chí đặt khán giả vào vị trí nhân vật (còn gọi là trải nghiệm dưới góc nhìn của người xem).

Đúng vậy, để “đạo diễn” cảm xúc bản thân, bạn cũng cần phải làm tương tự như thế trong tâm trí . Ví dụ, để cảm thấy cực kỳ phấn chấn, não bộ của bạn phải tạo ra những hình ảnh và âm thanh theo một cách nào đó. Vấn đề nằm ở chỗ, đa số mọi người không biết cách đạo diễn bộ phim trong tâm trí mình. Họ cho phép tâm trí mình ở “chế độ“ vận hành tự động. Kết quả, họ không thể điều khiển cảm xúc của mình. Chúng ta hãy cùng thảo luận cách thức giúp bạn trở thành nhà đạo diễn cảm xúc của mình bằng cách điều khiển thuần thục các giác quan nội tại của bạn...

GIÁC QUAN NỘI TẠI: “BÀN PHÍM” CỦA NÃO BỘ

Nếu bạn so sánh não bộ như một máy vi tính siêu việt nhất trên trái đất, thì các giác quan nội tại đóng vai trò là bàn phím của chiếc máy vi tính đó. Bằng cách điều khiển bàn phím, bạn có thể đặt bản thân vào bất cứ trạng thái cảm xúc nào và với bất cứ cường độ nào bạn muốn. Có ba loại giác quan nội tại: thị giác, thính giác và cảm nhận. Chúng ta hãy cùng phân tích từng loại nhé.

00038.jpg

 

00039.jpg

00040.jpg

Khi bạn nghĩ đến một chuyện lên “dây cót” tinh thần bạn, thị giác nội tại của bạn có thể là những hình ảnh gần, lớn, chuyển động và nhiều màu sắc. Khi bạn nghĩ đến một sự việc khiến bạn mất hết động lực hành động, những hình ảnh hiện lên có thể xa hơn, nhỏ hơn, màu trắng đen và đứng yên.

00041.jpg

Sự thể hiện giác quan nội tại trong tâm trí mỗi người không giống nhau. Do đó, bạn phải tìm hiểu não bộ của bạn tạo ra những gì khiến bạn có tâm trạng riêng biệt đó.

00042.jpg

Thị giác nội tại là cách thức tâm trí bạn thể hiện hình ảnh

Thính giác nội tại là cách thức tâm trí bạn thể hiện âm thanh

Cảm nhận nội tại là cách thức tâm trí bạn thể hiện cảm giác

Cách thức tâm trí bạn thể hiện bất cứ kinh nghiệm nào ảnh hưởng đến trạng thái cảm xúc và cường độ cảm xúc của bạn về kinh nghiệm đó.

DƯỚI GÓC NHÌN CỦA BẠN HAY DƯỚI GÓC NHÌN CỦA NGƯỜI KHÁC Hình ảnh trong tâm trí bạn có thể được thể hiện dưới hai góc độ: dưới góc nhìn của bạn hay dưới góc nhìn của người khác. Tôi muốn bạn hãy nhắm mắt lại một chút và nghĩ đến một dịp vui nào đó của bạn trong quá khứ – một kỳ đi biển nghỉ mát với gia đình, một bữa tiệc sinh nhật hay lúc bạn được tăng lương, v.v...

Khi nghĩ về dịp vui này, hãy để ý xem bạn thấy các chi tiết, trong tâm trí dưới góc nhìn của bạn (tức là bạn ở trong cơ thể bạn và nhìn thấy mọi việc xung quanh qua đôi mắt của bạn) hay dưới góc nhìn của người khác (tức là bạn nhìn thấy bản thân bạn từ đằng xa).

00043.jpg

Tôi nhận thấy khoảng một nửa người dự các buổi chuyên đề của tôi thể hiện hình ảnh trong tâm trí dưới góc nhìn của họ trong khi phân nửa còn lại thể hiện hình ảnh dưới góc nhìn của người khác. Như bạn đã biết, trải nghiệm của BẠN phụ thuộc vào cách thức lập trình não bộ của bạn. Như vậy, bạn nên thể hiện hình ảnh sự việc trong tâm trí dưới góc nhìn của bạn hay dưới góc nhìn của người khác? Điều này có tạo ra sự khác biệt trong cảm xúc của bạn không? Hãy cùng thử nghiệm và khám phá. Bạn hãy quay trở lại dịp vui lúc nãy một chút.

Nếu bạn đang soi chiếu sự việc này dưới góc nhìn của bạn, tôi muốn bạn hãy thay đổi thành góc nhìn của người khác. Hãy tưởng tượng bạn bước ra khỏi cơ thể mình và đẩy những hình ảnh ra xa để bạn thấy được bản thân bạn và những người xung quanh từ đằng xa. Hãy lưu ý xem cảm xúc của bạn thay đổi như thế nào?

Bây giờ, nếu bạn đang xem lại sự việc này dưới góc nhìn của người khác, tôi muốn bạn đổi thành góc nhìn của mình. Hãy tưởng tượng chính bạn nhập vào cơ thể bạn và bước vào khung cảnh sự việc đó. Nhờ đó, bạn thấy được mọi người, mọi việc xung quanh bằng cặp mắt của mình và nghe thấy tiếng động xung quanh. Hãy lưu ý cảm xúc của bạn thay đổi như thế nào?

Vậy bạn cảm nhận sự khác biệt ra sao? Nếu bạn giống với hầu hết mọi người, bạn sẽ nhận thấy rằng khi bạn trải nghiệm sự việc dưới góc nhìn của mình, trạng thái cảm xúc của bạn mạnh mẽ hơn. Khi bạn nhìn nhận sự việc dưới góc nhìn của người khác, cường độ cảm xúc của bạn bị giảm xuống rõ rệt. Cách thể hiện hình ảnh sự việc (dưới góc nhìn của bạn hay của người khác) có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong trạng thái cảm xúc của bạn và kết quả mà bạn đạt được.

Công thức của cảm giác phiền muộn

 

Hình dung những sự việc tiêu cực dưới góc nhìn của bạn

 

+

 

Hình dung những sự việc tích cực dưới góc nhìn của người khác

 

Trong số người quen của bạn, có ai lúc nào cũng buồn bã không? Những chuyện buồn xảy ra rất lâu rồi vẫn khiến họ đau khổ mãi đến giờ.

Một khách hàng nữ của tôi tâm sự với tôi rằng, cuộc sống của chị đầy rẫy những khổ đau. Chị vừa khóc vừa kể cho tôi nghe về những chuyện buồn của chị một cách rất đau đớn. Tôi phát hiện ra rằng chị có khuynh hướng nhìn thấy những ký ức đau buồn dưới góc nhìn của chị. Do đó, mặc dù những sự việc này đã xảy ra cách đây năm năm trước, chị vẫn cảm thấy cực kỳ khổ sở mỗi khi chị nhớ tới nó.

Khi tôi bảo chị nghĩ tới những chuyện vui trong đời mình, chị ngẫm nghĩ một hồi nhưng không cảm thấy vui hơn chút nào. Chị bảo, “Tôi không cảm nhận được niềm vui đó nữa”. Bạn có đoán được tại sao không? Đó là vì chị luôn nghĩ về những sự việc tích cực dưới góc nhìn của người khác và nghĩ về những sự việc tiêu cực dưới góc nhìn của chị.

Chẳng có gì ngạc nhiên chút nào khi chị luôn cảm thấy buồn khổ. Khi tôi hướng dẫn chị cách nghĩ về những chuyện buồn dưới góc nhìn của người khác và nghĩ về những chuyện vui dưới góc nhìn của mình, chị bắt đầu quản lý được cảm xúc của mình. Sự thay đổi này diễn ra khá nhanh.

Nghĩ về những kỷ niệm buồn dưới góc nhìn của người khác, chị cảm thấy mức độ đau đớn giảm hẳn. Sau đó, tôi bảo chị nghĩ về những kỷ niệm vui dưới góc nhìn của chị, vẻ mặt chị dần sáng lên và chị nói rằng chị cảm thấy đỡ hơn rất nhiều. Từ đó, chị bắt đầu điều khiển cách thức thể hiện sự việc trong tâm trí mình một cách có chủ đích.

Trong thực tế, có những người hoàn toàn trái ngược với người phụ nữ trên. Chúng ta gọi đó là những người vô tư lự. Những người như thế có thể vừa trải qua những việc tồi tệ khủng khiếp nhưng họ vượt qua nỗi đau buồn rất nhanh và chẳng mấy chốc, họ lại quay lại trạng thái cảm xúc tích cực và tiếp tục cuộc sống của mình như thể không có gì trên đời có thể làm vẩn đục niềm vui sống của họ.

Nhờ cơ chế đó, những người lạc quan này luôn cảm thấy vui sướng và hào hứng khi nghĩ về những sự việc tốt đẹp xảy ra với họ trong quá khứ, cách đây năm năm trước chẳng hạn.

Tại sao họ cảm nhận các sự việc vui buồn khác hẳn với những người bi quan? Một lần nữa, đó là do cách thức nhìn nhận ký ức trong não bộ của những người lạc quan. Họ có khuynh hướng nhìn thấy những chuyện buồn dưới góc nhìn của người khác. Mặc dù họ vẫn rút kinh nghiệm từ sai lầm của mình, họ không cảm thấy kiệt quệ cảm xúc khi nghĩ về những chuyện đó.

Đồng thời, họ có thói quen nghĩ về những chuyện vui dưới góc nhìn của họ. Bởi vậy, họ luôn có cảm xúc tích cực về những chuyện vui đó, sau bao nhiêu năm vẫn vậy.

Đây là một trong những phẩm chất quan trọng nhất của các doanh nhân, giám đốc, chính trị gia, nhà đầu tư hay nhân viên bán hàng thành đạt. Tại sao? Bởi vì để thành công, giàu có hay thịnh vượng, bạn không thể tránh khỏi việc phạm sai lầm và thất bại. Do đó, bạn phải có khả năng học hỏi kinh nghiệm nhanh chóng, vượt qua cảm giác tiêu cực và có động lực tiếp tục hành động.

Vấn đề trở nên khá rõ ràng: nếu chỉ đơn thuần chuyển đổi các giác quan nội tại (dưới góc nhìn của bạn hay người khác) mà bạn có thể tác động một cách tích cực lên trạng thái cảm xúc của mình đến mức như thế, vậy thì nếu bạn biết cách điều khiển tất cả các giác quan nội tại của bạn thì sao? Chà! Bạn có nhận thấy mình có khả năng vô hạn trong điều khiển tâm trí của mình không?

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TĂNG CƯỜNG ĐỘ CẢM XÚC CỦA BẠN

Việc tăng cường độ cảm xúc tích cực như: có động lực, vui sướng, hào hứng, tự tin và mạnh mẽ rất hữu ích... vì chúng giúp bạn hành động hiệu quả hơn. Bạn có thể làm được điều này chỉ bằng cách chuyển đổi giác quan nội tại của mình.

Đầu tiên, tôi muốn bạn nghĩ về một mục tiêu mà bạn muốn đạt được, nhưng chưa có đủ động lực để hành động. Ví dụ, bạn muốn mở công ty kinh doanh.

Kế tiếp, bạn hãy nhắm mắt lại và tưởng tượng bản thân mình trong tương lai khi bạn đạt được mục tiêu đó. Ví dụ, bạn có thể nhìn thấy bản thân bạn đang chủ trì các cuộc họp với nhân viên cấp dưới.

Khi bạn nghĩ về những hình ảnh này trong tâm trí, hãy lưu ý các giác quan nội tại của bạn: thị giác, thính giác và cảm nhận trong sự việc này.

Những hình ảnh được soi chiếu dưới góc nhìn của bạn hay của người khác? Bạn thấy một bức tranh tĩnh hay những thước phim động? Những hình ảnh lớn hay nhỏ? Bạn có nghe thấy âm thanh gì không? Đơn âm sắc hay đa âm sắc? Âm lượng nhỏ hay lớn? Bạn sẽ nói gì với mình nếu đạt được mục tiêu? Giọng nói của bạn nhỏ hay lớn?

Hãy để ý xem cảm giác phấn chấn, hào hứng của bạn đến từ đâu (vị trí cảm giác). Bạn cảm nhận nó trong lồng ngực, trong đầu hay ở bụng?

Hình dạng của cảm xúc này là gì? (Tất cả chúng ta đều thể hiện cảm xúc theo hình dạng.) Cảm giác này nhẹ hay nặng? Cảm xúc của bạn có di chuyển không? Bạn hãy nhanh chóng liệt kê những giác quan nội tại về mục tiêu này trong danh sách bên dưới. Hãy tự hỏi xem cường độ cảm xúc phấn khởi (khi bạn chủ trì các buổi họp công ty) nằm ở khoảng nào trong thang điểm từ 1 đến 10. Ví dụ, bạn có thể chấm điểm cảm giác này là 5/10.

 

 

LIỆT KÊ NHỮNG GIÁC QUAN NỘI TẠI VỀ MỤC TIÊU CỦA BẠN

00044.jpg

00045.jpg

Ví dụ, các giác quan nội tại của bạn có thể được thể hiện theo cách sau:

GIÁC QUAN NỘI TẠI VỀ MỤC TIÊU CỦA BẠN (Ví dụ)

 

00046.jpg

00047.jpg

 


00048.jpg

 

Thật thú vị khi khám phá cách thức não bộ lập trình về mục tiêu của bạn trong tâm trí đúng không nào? Bây giờ, tôi muốn bạn hãy thử nghiệm việc chuyển đổi các giác quan nội tại trong tâm trí, từng cái một và quan sát nguồn động lực trong bạn thay đổi ra sao.

Mục tiêu của bài tập này là tăng mức độ phấn khởi của bạn lên 10. Tại sao phải thế? Để những suy nghĩ về mục tiêu thúc đẩy bạn hành động ngay tức thì.

Nói chung, việc chuyển đổi các giác quan nội tại từ trái qua phải trong danh sách trên sẽ làm tăng cường độ cảm xúc của bạn. Ví dụ, việc chuyển từ màu “trắng đen” sang “đủ màu sắc” hay từ “tối” sang “sáng” sẽ giúp tăng cường độ cảm xúc của bạn. (Tuy nhiên, vẫn có một số ngoại lệ. Ví dụ, để có trạng thái thư giãn, việc chuyển từ “tối” sang “sáng” có thể khiến bạn giảm cảm giác thư giãn. Trong trường hợp này, bạn nên làm ngược lại).

Một điều quan trọng khác mà bạn cần biết là với một số giác quan nội tại, bạn chỉ có thể chuyển đổi từ dạng này sang dạng khác. Ví dụ, “dưới góc nhìn của người khác” hay “dưới góc nhìn của bạn”; màu “trắng đen” hay “đủ màu sắc”. Đây là những giác quan nội tại khác hẳn nhau về cách thức và được phân biệt bằng từ “hay”.

Các giác quan nội tại còn lại thì khác nhau về mức độ. Nói cách khác, chúng có thể được tăng giảm trong một phạm vi, như “Tối 00049.jpg Sáng”. Thậm chí bạn có thể làm cho một hình ảnh đang sáng trở nên sáng hơn để tăng cường độ cảm xúc mạnh hơn; “Xa 00049.jpg Gần” cũng thế. Thậm chí bạn có thể làm một hình ảnh đang gần trở nên gần hơn nữa. Những giác quan nội tại này được hiển thị với dấu hiệu “00049.jpg ”.

Bây giờ, bạn hãy nhắm mắt lại, suy nghĩ về mục tiêu của mình và thay đổi từng giác quan nội tại một. Khi làm việc này, bạn hãy quan sát mức độ phấn khởi trong bạn tăng lên như thế nào. Hãy bắt đầu với thị giác, thính giác (bao gồm giọng nói bên trong) và cảm nhận. Ví dụ, bạn có thể chuyển đổi chúng như sau.

CHUYỂN ĐỔI CÁC GIÁC QUAN NỘI TẠI ĐỂ TĂNG NGUỒN ĐỘNG LỰC HÀNH ĐỘNG

00050.jpg

00051.jpg

00052.jpg

Bạn có cảm thấy nguồn động lực trong người bạn tăng lên không? Cảm giác lên tinh thần đó tăng lên bao nhiêu đối với bạn? Đa số mọi người sau khi làm xong bài tập này cảm thấy càng lúc càng phấn chấn (đến mức độ 10!) và sẵn sàng hành động để đạt mục tiêu.

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao hầu như ai cũng đặt ra mục tiêu, cảm thấy hào hứng về mục tiêu đó một thời gian ngắn nhưng không bao giờ có đủ động lực để hành động kiên trì và đạt được mục tiêu không? Đó là vì mỗi khi họ nghĩ về mục tiêu đó, các giác quan nội tại của họ được thể hiện theo cách khiến họ không có đủ quyết tâm để hành động.

Những hình ảnh mà họ tạo ra trong tâm trí có thể “rất xa”, “dưới góc nhìn của người khác”, “đứng yên”... Kết quả là họ không bao giờ có được cường độ cảm xúc mà họ cần.

Tại sao một số người luôn cảm thấy hào hứng về việc đạt được mục tiêu? Chúng ta thường nghĩ rằng đó là nhờ họ có tính tập trung cao độ hơn và kỷ luật hơn. Lý do thật sự là khi họ nghĩ về mục tiêu ấy, những hình ảnh trong tâm trí họ được thể hiện theo cách khiến họ cảm thấy cực kỳ phấn khích. Chính những cảm xúc mạnh mẽ này thúc đẩy họ ngày đêm hành động.

Nếu bạn giống với đa số mọi người, trong đó có tôi, những người không thể tự nhiên mà có ý chí vươn lên, bạn phải học cách lèo lái các giác quan nội tại của mình để tạo ra nguồn động lực bên trong mà bạn cần.

Các trạng thái cảm xúc hữu ích khác mà bạn cần tăng cường độ cảm xúc là:

-   Sự tự tin để vượt qua một thử thách nào đó

-   Những kỷ niệm vui

-   Những thành công trong quá khứ

-   Nguồn động lực vươn lên để đạt được mục tiêu

Bạn sẽ bắt đầu nhận thấy việc thay đổi các giác quan nội tại cũng không có gì mới lạ. Tương tự như việc thay đổi dáng vẻ điệu bộ, tất cả chúng ta đều đã trải qua việc điều khiển giác quan nội tại mà không hề biết. Một lần nữa, vấn đề là nhiều người trong chúng ta làm việc này một cách vô thức và không phải lúc nào việc này cũng mang lại kết quả tốt đẹp cho họ.

Một số người có thói quen trở nên phấn khởi quá mức về một việc gì đó bằng cách chuyển đổi các giác quan nội tại của họ. Việc này đôi khi làm hại họ, ví dụ như khiến họ không cưỡng lại được cảm giác thèm ăn kem mặc dù họ biết rõ mình cần tránh xa những loại thức ăn giàu năng lượng.

Ban đầu, họ có thể kiềm chế được cảm giác thèm ăn. Nhưng sau đó, khi nghĩ về cây kem càng lúc càng nhiều, họ bắt đầu tưởng tượng cảnh mình đang ăn kem (hình ảnh được thể hiện dưới góc nhìn của họ và chuyển động như một bộ phim), họ kéo hình ảnh gần lại và phóng to ra. Tiếp đến, họ tưởng tượng vị ngọt lịm và mát lạnh trên lưỡi (cảm nhận), họ nghe thấy tiếng mút kem chùn chụt (âm thanh) và họ kêu lên rằng, “Chu cha... Ngon quá!”. Họ làm việc này cho đến khi cảm giác thèm ăn tăng đến độ họ không thể chịu được nữa. Thế là họ nhảy dựng lên và chạy ngay ra quầy bán kem.

Đây cũng chính là mức độ động lực thúc đẩy mà những người thành công tạo ra khi họ nghĩ về mục tiêu cá nhân của họ. Bạn hãy tưởng tượng đến lúc bạn có thể áp dụng kỹ thuật này vào việc đạt mục tiêu của bạn, như mở công ty hay bắt tay vào một dự án đầy cam go, thì kết quả mà bạn gặt hái sẽ như thế nào?

Thật là tuyệt đúng không? Những người thành công tuyệt đỉnh làm việc này một cách tự nhiên và nhẹ nhàng trong tâm trí họ. Và bây giờ đến lượt bạn, một cách có chủ đích, hãy học cách hâm nóng nguồn động lực bên trong để đạt được bất kỳ mục tiêu nào bạn muốn.

GIẢM CƯỜNG ĐỘ CẢM XÚC VỀ NHỮNG SỰ VIỆC TIÊU CỰC

Bên cạnh việc tăng cường cảm xúc tích cực, bạn cũng có thể thay đổi các giác quan nội tại về những sự việc tồi tệ để giảm bớt cảm xúc tiêu cực trong bạn.

Ví dụ như lúc bạn muốn giảm cảm giác sợ hãi, lo lắng về việc tiếp xúc với người lạ hay bước lên sân khấu, hay lúc bạn muốn đẩy lùi nỗi buồn phiền vì một chuyện không vui nào đó. Khi bạn có cảm giác thèm ăn những thứ có hại cho sức khỏe, bạn cũng có thể làm ngược lại bằng cách kéo hình ảnh ra xa và đặt hình ảnh dưới góc nhìn của người khác.

Chúng ta hãy cùng nhau làm bài tập thử nghiệm ngay bây giờ.

Bạn đã bao giờ thất bại hay phiền muộn chưa? Trong lòng bạn vẫn còn vướng mắc chuyện buồn nào không? Một số người đã làm gì đến nỗi tự giam cầm mình trong những cảm xúc tiêu cực? Họ vô tình sử dụng các giác quan nội tại để tái hiện sự việc tiêu cực trong tâm trí hết lần này qua lần khác, làm chúng bùng nổ lên (tăng kích cỡ hình ảnh và âm lượng). Họ nghe thấy giọng nói đay nghiến ngày nào và củng cố thêm cảm giác tồi tệ của họ về sự việc đó.

Nào, chúng ta hãy cùng khám phá cách thức xử lý sự việc tiêu cực của người thành công nhé. Một cách có ý thức, họ chuyển đổi các giác quan nội tại để giảm cường độ cảm xúc liên quan đến sự việc tệ hại đó.

Bây giờ, bạn hãy nghĩ về một chuyện buồn, lưu ý các giác quan nội tại của bạn trong lúc này và đánh giá mức độ cảm xúc đau buồn của bạn từ 1 đến 10.

CÁC GIÁC QUAN NỘI TẠI CỦA SỰ VIỆC TIÊU CỰC (Ví dụ)

00053.jpg

00054.jpg

Bây giờ, tôi muốn bạn hãy thay đổi các giác quan nội tại từng cái một và lưu ý mức độ cảm xúc của bạn tăng giảm như thế nào. Nói một cách tổng quát, hãy di chuyển các giác quan nội tại từ phải sang trái trong danh sách trên. Ví dụ, đối với thị giác, hãy di chuyển từ “dưới góc nhìn của bạn” sang “dưới góc nhìn của người khác”, chuyển bộ phim thành một bức tranh bất động, giảm cỡ hình ảnh xuống còn phân nửa, phân tán hình ảnh và chuyển từ “đủ màu sắc” sang “trắng đen”.

Cảm giác tồi tệ vừa rồi của bạn có giảm đi nhiều không? Thường thì sẽ giảm đấy. Tuy nhiên, một số người có thể không cảm thấy thế, do đó, bạn cần phải thử mới biết chắc được.

Việc kế tiếp là chuyển đổi thính giác nội tại. Hãy giảm âm thanh mà bạn nghe thấy từ lớn đến cực nhỏ, chuyển hướng âm thanh từ phía trước sang bên phải bạn. Bạn có thể đẩy âm vực lên cực cao đến mức nghe như tiếng rít gió, không thể nghe được. Trạng thái cảm xúc của bạn bây giờ ra sao?

Cuối cùng, thay đổi vị trí cảm xúc từ lồng ngực xuống bụng của bạn. Đổi hình dạng cảm giác từ “hình vuông” sang “hình tam giác”, giảm kích cỡ xuống còn bé cỡ hạt đậu v.v... Chuyện gì sẽ xảy ra? Quá trình này được minh họa bên dưới.

 

 

CHUYỂN ĐỔI CÁC GIÁC QUAN  NỘI TẠI ĐỂ GIẢM CƯỜNG ĐỘ CẢM XÚC VỀ SỰ VIỆC TIÊU CỰC

00055.jpg

00056.jpg

* Hãy lưu ý rằng bạn cần không chuyển đổi một số giác quan nội tại (giữ nguyên). Ví dụ, khi hình ảnh thị giác đã được “đóng khung”, tức là nó đã bị giảm cường độ. Bạn không cần chuyển nó sang “toàn cảnh”, việc này chỉ khiến cảm giác đau buồn tăng thêm mà thôi.

XÁC ĐỊNH YẾU TỐ THÚC ĐẨY BẠN

Khi làm bài tập thử nghiệm về việc quản lý tâm trí và chuyển đổi cường độ cảm xúc, bạn sẽ nhận thấy rằng việc thay đổi một số giác quan nội tại không có tác dụng, trong khi một số khác chỉ mang lại hiệu quả thấp và số còn lại thì tạo ra sự khác biệt lớn khi được chuyển đổi.

Một số người cảm nhận cường độ cảm xúc của họ chuyển đổi rõ rệt nhất khi họ thay đổi thị giác nội tại. Một số khác lại có khuynh hướng thay đổi cảm xúc mạnh mẽ với cảm nhận nội tại còn thị giác nội tại không mang lại tác dụng cho họ.

Những giác quan nội tại mà khi được chuyển đổi tạo ra tác động lớn đến trạng thái cảm xúc của bạn được gọi là Yếu Tố Thúc Đẩy. Ví dụ, nếu việc thay đổi hình ảnh từ góc nhìn của người khác sang góc nhìn của bạn khiến nguồn động lực trong bạn nhảy vọt từ 2 đến 8, thì góc nhìn của hình ảnh chắc chắn là yếu tố thúc đẩy bạn.

Tôi muốn bạn hãy quay lại bài tập vừa rồi và lưu ý những yếu tố thúc đẩy nào có tác dụng mạnh mẽ nhất đối với bạn. Những yếu tố thúc đẩy này cực kỳ quan trọng. Một khi bạn biết được yếu tố thúc đẩy bạn là gì, bạn chỉ cần thay đổi một vài yếu tố là có thể thay đổi được cường độ cảm xúc của bạn một cách bất ngờ.

Nói một cách ngắn gọn, để tăng cường hay giảm thiểu cường độ của bất kỳ trạng thái cảm xúc nào, bạn chỉ cần chuyển đổi hai hay ba yếu tố thúc đẩy chính của bạn.

Việc chuyển đổi yếu tố thúc đẩy này có tác dụng cực kỳ hiệu quả đối với tôi. Tôi phát hiện các yếu tố thúc đẩy của mình là góc nhìn hình ảnh, khoảng cách xa/gần, âm lượng giọng nói thầm và kích cỡ của cảm nhận. Do đó, khi tôi không có động lực làm một việc gì đó, viết tiếp quyển sách mới chẳng hạn, tôi chỉ cần chuyển đổi các giác quan nội tại thúc đẩy tôi cho đến lúc tôi cảm thấy cực kỳ hăng hái hành động.

 

Tôi nghĩ đến cảnh bản thân mình ngồi viết và nhận thấy nguồn động lực viết sách trong tôi chỉ ở mức độ 4. Sau đó, tôi chuyển hình ảnh dưới góc nhìn của tôi, kéo hình ảnh lại gần sát tôi và tôi tự thúc đẩy bản thân rằng, “Làm việc nào!”, đồng thời tăng gấp đôi kích cỡ cảm nhận trong lồng ngực mình. Chỉ sau vài giây, nguồn động lực trong tôi tăng lên 10 khiến tôi hăm hở ngồi vào viết sách liên tục trong vài giờ đồng hồ.

 

ÁP DỤNG CÔNG THỨC CỦA CẢM XÚC: CHUYỂN ĐỔI GIỮA CÁC CẢM XÚC

Trong chương về dáng vẻ điệu bộ, chúng ta đã biết rằng mỗi cảm xúc của chúng ta có một dáng vẻ điệu bộ riêng biệt gắn liền với nó. Tương tự, não bộ của chúng ta cũng có khuynh hướng thể hiện từng cảm xúc khác nhau trong tâm trí mỗi người.

Nếu bạn cảm thấy phấn khởi muốn làm một việc, đó là vì các giác quan nội tại của bạn được sắp xếp theo một cách nhất định. Ngược lại, khi bạn rơi vào trạng thái lười biếng và muốn trì hoãn công việc, các giác quan nội tại của bạn sẽ được thể hiện theo một kiểu khác.

Vậy chuyện gì sẽ xảy ra nếu trong lúc cảm thấy lười biếng, bạn chuyển đổi các giác quan nội tại của bạn sang trạng thái hăng hái? Bạn sẽ lập tức cảm thấy có động lực làm đúng cái công việc mà bạn vừa cảm thấy lười và không muốn làm.

Quá trình này gọi là Áp Dụng Công Thức Của Cảm Xúc. Giải thích một cách cơ bản, trước hết bạn cần tìm được công thức hay “bản thiết kế” của cảm xúc phấn khởi trong tâm trí bạn. Sau đó, bạn mang “công thức cảm xúc phấn khởi” này áp dụng vào một sự việc khác, bạn sẽ lập tức cảm thấy phấn khởi về việc đó.

Quá trình này có năm bước chính:

 

Bước 1 Tìm hiểu các giác quan nội tại của trạng thái Lười Biếng.

 

Bước 2 Tìm hiểu các giác quan nội tại của trạng thái Hăng Hái.

 

Bước 3 Lưu ý sự khác biệt giữa các giác quan nội tại của hai trạng thái. Đây chính là các Yếu Tố Thúc Đẩy bạn.

 

Bước 4 Mang những giác quan nội tại của trạng thái Hăng Hái vào những lúc bạn cảm thấy Lười Biếng.

 

Bước 5 Thử nghiệm

 

Bước 1. Tìm hiểu các giác quan nội tại của trạng thái Lười Biếng

Trước hết, bạn hãy nghĩ về một việc gì đó mà bạn phải làm nhưng không có động lực bắt tay vào làm. Ví dụ như lau dọn nhà cửa hay hoàn tất một dự án được giao.

Hãy nhắm mắt lại và tưởng tượng cảnh bạn lau nhà hay hoàn tất một dự án. Khi nghĩ về công việc mà bạn đang lười không muốn làm này, bạn hãy viết ra những cảm quan nội tại của bạn. Ví dụ, “công thức cảm xúc lười biếng” có thể tương tự như danh sách bên dưới. Trong thang điểm từ 1 đến 10, động lực lau nhà hay hoàn tất dự án của bạn có thể chỉ nằm ở mức 2.

CÁC GIÁC QUAN NỘI TẠI CỦA TRẠNG THÁI LƯỜI BIẾNG

(ví dụ, lau nhà hay hoàn tất một dự án)

00057.jpg

 

 

00058.jpg

00059.jpg

Bước 2. Tìm hiểu các giác quan nội tại của trạng thái Hăng Hái (ví dụ, đi lướt ván)

Bây giờ, bạn hãy thoát khỏi trạng thái cảm xúc trên và nghĩ về một việc gì đó mà bạn có động lực muốn làm lúc này. Ví dụ như đi lướt ván hay đi sắm bộ váy mới. Hãy nhắm mắt lại và nghĩ về việc đó. Trong thang điểm từ 1 đến 10, nguồn động lực đi lướt ván hoặc đi mua sắm của bạn là 9 hoặc thậm chí 10. Hãy lập danh sách các giác quan nội tại của bạn về sự việc đầy hào hứng này, tương tự ví dụ bên dưới.

CÁC GIÁC QUAN NỘI TẠI CỦA TRẠNG THÁI HĂNG HÁI

00060.jpg

00061.jpg

00062.jpg

00063.jpg

Bước 3. Lưu ý những điểm khác biệt

Bây giờ, bạn hãy nhìn lại và so sánh các giác quan nội tại của trạng thái Lười Biếng và trạng thái Hăng Hái. Hãy lưu ý những điểm khác nhau của các giác quan nội tại trong hai trạng thái cảm xúc này. Trong tâm trí bạn, chính những điểm này khiến bạn cảm nhận được khác biệt trong hai sự việc trên. Đó là cách tâm trí bạn phân biệt giữa những việc thúc đẩy bạn hành động với những việc không thúc đẩy bạn. Cũng xin lưu ý rằng nếu bạn gặp một mô tả giác quan nội tại giống nhau, ví dụ: cả hai hình ảnh đều “tối”, bạn nên kiểm lại xem hình ảnh nào sáng hơn hình ảnh còn lại. Điều quan trọng mà bạn cần nhớ là các giác quan nội tại của mỗi người thể hiện không giống nhau.

 

 

00064.jpg

00065.jpg

 

 

Bước 4. Mang các giác quan nội tại của trạng thái Hăng Hái vào những lúc bạn cảm thấy lười biếng

Bây giờ đến phần hào hứng nhất. Tôi muốn bạn một lần nữa hãy nghĩ về việc mà bạn không muốn làm (ví dụ, hoàn tất dự án). Khi bạn nghĩ về việc này, tôi muốn bạn hãy chuyển đổi các giác quan nội tại của trạng thái Lười Biếng sang các giác quan nội tại của trạng thái Hăng Hái.

Khi bạn vẫn đang nghĩ về việc hoàn tất dự án, hãy chuyển các hình ảnh từ “góc nhìn của người khác” thành “góc nhìn của bạn”. Bạn có cảm thấy có động lực làm dự án hơn không? Cường độ cảm xúc có tăng lên trên mức 2 không? Bây giờ, bạn hãy làm cho những hình ảnh chuyển động trong bộ phim to ra, sáng hơn như những lần bạn cảm thấy hào hứng. “Bật nút” chuyển hình ảnh từ “trắng đen” sang “đủ màu sắc”, kéo hình ảnh ra chính giữa trung tâm và phá bỏ khung để thấy toàn cảnh, tương tự như lúc bạn ở trong trạng thái hăng hái. Nguồn động lực hành động trong bạn bây giờ thế nào rồi?

Bây giờ, khi bạn nghĩ về việc hoàn tất dự án, hãy nói to với bản thân bằng giọng điệu nhanh và phấn khởi, “Làm ngay nào!”, giọng điệu phải giống y hệt lúc bạn đang hào hứng. Bạn cảm thấy hăng hái đến mức nào rồi?

Cuối cùng, hãy chuyển đổi các cảm nhận nội tại của bạn. Hãy mang những cảm nhận từ chân tay vào lồng ngực. Làm tròn dần cảm giác, khiến nó to ra và nhẹ hơn như kích cỡ của cảm nhận hăng hái. Sau đó, hãy tạo ra những chuyển động hướng lên. Mức độ hào hứng của bạn tăng đến đâu rồi? Đối với đa số mọi người, đến lúc này động lực hoàn tất dự án của họ đã nhảy vọt từ 2 đến 9 hoặc 10.

 

 

00066.jpg

00067.jpg

00068.jpg

Bước 5. Thử nghiệm

Hãy quan sát xem bạn trở nên hào hứng như thế nào khi bạn nghĩ về việc hoàn tất dự án, sau khi bạn đã áp dụng “bản thiết kế của trạng thái Hăng Hái”.

CHUYỂN ĐỔI TỪ TRẠNG THÁI CĂM GHÉT SANG TRẠNG THÁI YÊU THÍCH

Bất cứ khi nào bạn muốn cảm nhận khác biệt về một sự việc nào đó, chỉ cần thay thế các giác quan nội tại của sự việc đó bằng các giác quan nội tại của cảm giác mà bạn muốn có. Bạn có thể làm ngược lại không, ví dụ như chuyển từ trạng thái hào hứng làm một việc gì sang trạng thái không hào hứng nữa? Dĩ nhiên là được. Cách làm này sẽ rất hữu ích nếu bạn có khuynh hướng tiêu xài phung phí hay ăn uống quá độ. Bạn có thể nghĩ về việc tiêu tiền và chuyển các giác quan nội tại sang trạng thái trì hoãn. Như thế, khi nghĩ đến việc tiêu tiền, bạn sẽ chần chừ thay vì tiêu ngay không cần suy nghĩ.

Một ứng dụng hiệu quả khác của phương pháp này là thay đổi cảm giác của bạn về món ăn mà bạn rất thích, nhưng lại không tốt cho sức khỏe của bạn. Một lần nữa, chúng ta hãy cùng đi qua năm bước.

Bước 1 Tìm hiểu các giác quan nội tại về món ăn mà bạn THÍCH

 

Bước 2 Tìm hiểu các giác quan nội tại về món ăn mà bạn GHÉT

 

Bước 3 Lưu ý những điểm khác biệt. Đây chính là các Yếu Tố Thúc Đẩy

 

Bước 4 Mang những giác quan nội tại của “Ghét” vào những món ăn mà bạn “Thích”

 

Bước 5 Thử nghiệm

 

Bước 1. Tìm hiểu các giác quan nội tại về món ăn mà bạn thích

Tôi muốn bạn hãy nghĩ về một thứ mà bạn thích ăn (hay uống) nhưng không tốt cho  bạn. Một thứ gì mà nghe đến là bạn thèm rỏ dãi liền. Ví dụ như món bò bít tết. Bây giờ, bạn hãy nhắm mắt lại và tưởng tượng cảnh bạn đang thưởng thức một miếng bò bít tết. Hãy lập danh sách những giác quan nội tại của bạn về món ăn tuyệt vời này, như ví dụ bên dưới. Hãy lưu ý rằng trong trường hợp này, bạn tập trung nhiều hơn vào các cảm nhận nội tại vì nó liên quan đến thức ăn. Bạn cũng tập trung vào những khía cạnh khác như mùi vị, độ mềm của miếng thịt. Hãy để ý xem cảm giác thèm ăn của bạn bây giờ đang ở mức bao nhiêu trong thang điểm từ 1 đến 10. Nó nên ở mức 9 hoặc 10.

CÁC GIÁC QUAN NỘI TẠI KHI BẠN NGHĨ VỀ MÓN ĂN MÀ

BẠN THÍCH (ví dụ, món bò bít tết)

00069.jpg

 

 

00070.jpg

00071.jpg

Bước 2. Tìm hiểu các giác  quan nội tại về món ăn mà bạn ghét

Bây giờ, bạn hãy nghĩ về một món ăn mà bạn cực kỳ ghét. Thật sự, bạn ghét món đó càng nhiều càng tốt. Một số người nghĩ đến gan heo, óc heo hay thận heo. Tôi có một học viên thích ăn tất cả các món ăn trên đời, nên tôi bảo anh nghĩ về việc ăn rác rưởi thối nát, bốc mùi. Chỉ cần nghĩ đến đó cũng đủ khiến anh muốn nôn thốc nôn tháo.

Bây giờ, hãy tưởng tượng trước mặt bạn là món ăn mà bạn cực kỳ ghét. Sau đó, hãy tưởng tượng bạn đang ăn món đó và để tâm đến mùi vị của nó. Tôi biết việc này rất khó khăn nhưng hãy làm hết sức mình để đạt kết quả. Tiếp đến, hãy tạo danh sách các giác quan nội tại như ví dụ bên dưới.

CÁC GIÁC QUAN NỘI TẠI CỦA MÓN ĂN MÀ BẠN GHÉT (VD: Gan heo)

00072.jpg

00073.jpg

Bước 3. Lưu ý những điểm khác biệt. Đó chính là các yếu tố thúc đẩy bạn

00074.jpg00075.jpg


Bước 4. Mang những giác quan nội tại của cảm giác “ghét” vào những món ăn mà bạn thích

Hãy nghĩ về món ăn mà bạn yêu thích một lần nữa và tưởng tượng cảnh bạn đang ăn nó. Tuy nhiên, hãy dùng các giác quan nội tại của cảm giác “ghét” vào món ăn này.

Đầu tiên, hãy tưởng tượng bản thân bạn đang sẵn sàng ăn miếng thịt bò bít tết thơm ngon. Hãy chuyển hình ảnh “đủ màu sắc” thành màu “trắng đen”. Sau đó, hãy đóng khung hình ảnh lại và đẩy nó ra xa. Mức độ thèm ăn của bạn đã giảm xuống chưa?

Tiếp đến, hãy tưởng tượng miếng thịt bò có vị tanh như thịt sống và mùi hăng cay như gan heo. Bây giờ, hãy đưa miếng thịt bò vào miệng nhai, để ý đến vị mặn, tanh như thịt sống, miếng thịt mỏng và dính nhớp nháp và mùi vị y hệt một miếng gan heo. Kế tiếp, hãy tự nói với bản thân, “Tởm quá!” với giọng điệu lớn và âm vực cao. Cảm giác như lưỡi bạn muốn nhợn ra khi miếng gan heo sống trôi tuột xuống cổ họng bạn.

Đến lúc này, chỉ cần nghĩ đến miếng thịt bò bít tết sẽ cho bạn cảm giác “nổi da gà” như miếng gan heo. Bây giờ bạn còn muốn ăn món bò bít tết nữa không?

Bước 5. Thử nghiệm

Mục đích của bài tập này không phải là để bạn không bao giờ ăn món thịt bò bít tết nữa, mà là nhằm giúp bạn giảm hay hạn chế cảm giác thèm ăn. Và lần tới khi bạn nhìn thấy món ăn đó, bạn có thể từ chối không ăn nếu cần thiết.

Kỹ thuật này cực kỳ hiệu nghiệm trong việc giúp các học viên của tôi kiềm chế những thói quen ăn uống xấu. Trong quá khứ, họ phải áp dụng kỷ luật với bản thân để không ăn quá mức, ngay cả khi họ rất thèm những món béo. Họ nhanh chóng cảm thấy tồi tệ vì đã không cưỡng lại được cám dỗ và bỏ nửa chừng việc ăn kiêng. Tuy nhiên, bằng cách sử dụng phương pháp này, họ thay đổi được mối liên kết giữa hệ thần kinh với những món ăn có hại. Do đó, mỗi khi nghĩ đến miếng bánh hamburger hấp dẫn, họ cảm thấy bình thường hoặc thậm chí không muốn ăn. Đồng thời, họ lập trình được não bộ của họ yêu thích những món ăn có lợi cho sức khỏe. Nhiều người trong số họ đã giảm được hơn 13 ký trong vòng sáu tháng mà không cần nỗ lực gì nhiều.

Bây giờ, chúng ta hãy cùng khám phá những phương pháp hiệu quả hơn bằng việc sử dụng các giác quan nội tại.

KỸ THUẬT XUYÊN TẠC: LÀM THẾ NÀO ĐỂ XÓA BỎ MỘT SỰ VIỆC CỰC KỲ TIÊU CỰC

Đôi khi một sự việc tiêu cực có tác động quá mạnh khiến bạn đau buồn tột độ, việc thay đổi các giác quan nội tại có thể không đủ để giúp bạn vượt qua cảm giác nặng nề đó. Trong những tình huống này, bạn phải dùng đến “Kỹ Thuật Xuyên Tạc”.

Đây là một trong những kỹ thuật hiệu quả nhất được dùng để làm trung hòa một trải nghiệm cực kỳ tiêu cực. Chúng ta hãy cùng thử nghiệm việc này nhé.

Tôi muốn bạn hãy nghĩ về một chuyện buồn xảy ra trong thời gian gần đây. Một chuyện mà khiến bạn đau đớn mỗi khi nghĩ đến nó. Có thể là sếp hay khách hàng của bạn đối xử vô lý với bạn. Bạn có nghĩ ra chuyện gì chưa? Tuyệt lắm!

Bây giờ, tôi muốn bạn hãy nhắm mắt lại và quay lại sự việc tồi tệ này như một bộ phim trong tâm trí bạn – từ đầu đến cuối. Sau đó, hãy tưởng tượng bạn bấm nút ngừng khi bộ phim kết thúc và kiểm tra xem cường độ cảm xúc tiêu cực trong bạn đang ở mức nào.

Tiếp đến, tôi muốn bạn hãy quay ngược bộ phim lại từ cuối phim đến đầu phim, với tốc độ quay nhanh gấp ba lần tốc độ bình thường. Có nghĩa là bạn hãy tưởng tượng mọi thứ đang chuyển động ngược. Bạn nhìn thấy mọi người đi lùi về phía sau, từ ngữ của họ chui ngược vào miệng họ, âm thanh cũng quay ngược.

Khi quay đến đầu phim, bạn lại tiếp tục quay tiếp phim với tốc độ nhanh gấp ba lần tốc độ bình thường để những hình ảnh và âm thanh qua cực nhanh và mọi thứ trở nên cực kỳ khôi hài. Bạn cứ quay tới quay lui bộ phim liên tục với tốc độ nhanh như thế.

Khi bạn làm việc này, tôi muốn bạn thay đổi những hình ảnh thể hiện trong tâm trí bạn bằng cách bóp méo, vặn vẹo thị giác nội tại và thính giác nội tại. Hãy tưởng tượng những nhân vật trong câu chuyện này mọc thêm hai tai chuột Mickey còn mũi của họ thì mọc dài ra như Pinocchio.

Bạn cũng có thể tưởng tượng ông sếp của bạn đội một cái áo ngực trên đầu và cái bụng phệ của ông ta nhấp nhô dưới bộ váy múa balê màu hồng. Tiếp đến, bạn hãy lồng nhạc nền hài hước vào phim và làm cho giọng nói của mọi người nghe chí chóe như mấy con sóc nói chuyện trong phim hoạt hình. Một lần nữa, khi bạn làm việc này, hãy quay bộ phim tới lui thật nhanh, ít nhất là năm đến tám lần.

00076.jpg

Khi bạn hoàn tất việc này, hãy nghĩ về sự việc tồi tệ đó một lần nữa. Bây giờ bạn cảm thấy thế nào? Đa số mọi người sẽ cảm thấy rất khó mà có lại cảm giác tồi tệ lúc nãy nữa.

Thật sự, hầu hết mọi người sẽ lăn ra cười khi họ nghĩ về sự việc này. Chuyện gì đã xảy ra? Bằng cách thay đổi những hình ảnh thể hiện trong tâm trí về sự việc trong quá khứ, bạn thay đổi được trạng thái cảm xúc gắn liền với nó. Cùng một sự việc tồi tệ, nhưng bây giờ nó lại khiến bạn buồn cười hoặc cảm thấy bình thường.

Dưới đây là các bước tóm tắt của Kỹ Thuật Xuyên Tạc

 

1  Nghĩ về một sự việc tồi tệ khiến bạn buồn phiền hay khó chịu

 

2  Quay lại sự việc đó trong tâm trí bạn như một bộ phim từ đầu đến cuối

 

3  Quay lùi rồi quay tới bộ phim đó với tốc độ nhanh gấp ba lần tốc độ bình thường. Bóp méo các giác quan nội tại (âm thanh và hình ảnh) để mọi thứ trở nên hài hước, thậm chí nực cười.

 

4  Lặp lại quá trình này 5-8 lần

 

5  Thử nghiệm. Hãy nghĩ về sự việc tồi tệ đó một lần nữa. Bây giờ bạn cảm thấy thế nào?

 

Mục đích của Kỹ Thuật Xuyên Tạc không phải là để phủ nhận sự thật rằng bạn đang gặp vấn đề rắc rối hay để tâm trí bạn trốn tránh khỏi sự việc này. Kỹ Thuật Xuyên Tạc giúp bạn trung hòa cảm xúc tồi tệ để bạn cảm thấy tích cực hơn và đưa ra những quyết định đúng đắn. Sau đó bạn sẽ hành động để giải quyết vấn đề, từ đó đạt được kết quả mà bạn mong muốn.

Để giải thích rõ hơn về kỹ thuật này, tôi xin đưa ra một hình ảnh tượng trưng là chiếc máy hát tự động. Trí nhớ của bạn được lưu trữ như những chiếc đĩa CD trong tâm trí, một số đĩa nhạc chứa những kỷ niệm vui trong khi những đĩa khác chứa những kỷ niệm buồn. Bất cứ khi nào có ai đó bấm nút bật nhạc, bạn bắt đầu chơi một đĩa nhạc và rơi vào một trạng thái cảm xúc gắn liền với đĩa nhạc đó.

Ví dụ, mỗi lúc nhìn thấy mặt ông sếp, nút chơi đĩa nhạc “ký ức tồi tệ” được bật lên trong tâm trí bạn khiến bạn luôn cảm thấy buồn bực. Tác dụng của Kỹ Thuật Xuyên Tạc là: bằng cách quay tới quay lui bộ phim trong tâm trí và bóp méo các giác quan nội tại, bạn đang rạch nát đĩa nhạc CD tồi tệ của bạn.

Sau vài phát rạch như thế, đĩa nhạc đó sẽ không bao giờ hoạt động như trước nữa. Ký ức buồn đó sẽ không bao giờ làm phiền bạn nữa. Bạn có thể sử dụng kỹ thuật này mỗi khi có một việc gì tồi tệ trong quá khứ níu giữ cảm xúc của bạn.

00077.jpg

 

 

MÔ THỨC VÚT NHANH: LÀM THẾ NÀO ĐỂ THAY ĐỔI THÓI QUEN CỐ HỮU

Ai trong chúng ta cũng có vài thói quen xấu khó bỏ. Nhiều người tin rằng họ không thể thay đổi thói quen xấu một sớm một chiều mà đôi khi cần đến vài tháng hoặc vài năm. Đây là một niềm tin cực kỳ giới hạn. Thật sự, nếu bạn suy nghĩ về việc này, sự thay đổi hầu như luôn luôn xảy ra tức thì.

Khi một người nào đó bỏ hút thuốc hay không cắn móng tay nữa, sự thay đổi đó là tức thì. Chính việc chuẩn bị cho sự thay đổi đó mới cần nhiều thời gian. Chẳng hạn, một người trong năm năm thử đủ mọi cách để bỏ hút thuốc cho đến một ngày họ bỏ hẳn, không bao giờ đụng đến điếu thuốc nữa.

Tại sao họ lại cần nhiều thời gian đến thế? Và việc gì dẫn đến sự thay đổi cuối cùng? Cần có đủ ba yếu tố để một người thay đổi...

1. Việc này PHẢI được thay đổi

Tất cả chúng ta đều hiểu rằng mình nên từ bỏ thói quen xấu. Nhưng nhiều người không bao giờ thay đổi vì việc đó chưa trở nên BẮT BUỘC trong tâm trí họ. Chỉ khi việc thay đổi là điều BẮT BUỘC phải làm, họ mới thay đổi được. Phải đến một lúc nào đó họ cảm thấy không thể không thay đổi vì hậu quả của việc không thay đổi sẽ rất tồi tệ. Vào đúng lúc đó, tâm trí của họ sẽ đẩy việc từ bỏ thói quen xấu lên ưu tiên hàng đầu.

Tôi có một người bạn (lớn tuổi hơn tôi rất nhiều) không thể nào bỏ hút thuốc trong 20 năm. Đến một ngày đứa con gái cưng 10 tuổi của anh đi học về khóc sướt mướt. Anh không thể nào chịu nổi khi thấy con gái khóc như thế nên hỏi cô bé chuyện gì đã xảy ra.

 

“Bố, con không muốn bố chết. Đừng bỏ con bố ơi!”. “Con à, đừng ngốc thế. Ai bảo là bố sẽ chết nào?”. Cô bé vẫn tiếp tục khóc, “Con học ở trường là người hút thuốc lá sẽ chết vì bệnh ung thư. Con không muốn bố chết đâu”. Người bố chợt cảm thấy đau nhói trong lòng khi chứng kiến đứa con gái yêu buồn bã và lo sợ đến thế. Anh bỏ hút thuốc ngay và không bao giờ đụng đến điếu thuốc nữa.

 

Hoặc sự thay đổi đến từ một thử thách nào đó.

Dưới đây là một câu chuyện có thật khác. Percy kể rằng anh bỏ hút thuốc khoảng 20 năm trước, khi đứa con gái nhỏ của anh thử thách anh. Anh đã cố gắng hết sức làm cho cô bé không mút tay nữa nhưng công cốc. Một hôm, khi anh nhắc cô bé đừng ngậm tay nữa, cô bé quay sang nói: “Bố, con sẽ không ngậm tay nữa nếu bố không hút thuốc nữa”. Anh không thể nào từ chối thử thách này. Và anh bỏ hút thuốc từ dạo đó.

 

Để từ bỏ thói quen xấu, việc đầu tiên mà bạn phải làm là tìm được một lý do thuyết phục bạn bỏ thói quen đó ngay bây giờ. Tôi muốn bạn hãy nghĩ đến một thói quen xấu mà bạn muốn thay đổi như cắn móng tay hay xem tivi quá độ. Và tôi muốn bạn viết vào, trong khoảng trống bên dưới, tất cả những lý do tại sao bạn PHẢI thay đổi.

Tôi phải thay đổi bởi vì

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

2. Có một việc khác thay thế thói quen cũ

Nếu như có bao giờ bạn từ bỏ một thói quen thì đó luôn là vì bạn có một hành vi khác thay thế thói quen đó. Ngưng một hành vi nào đó để lại khoảng trống trong tâm trí bạn. Nếu bạn không thay thế nó bằng một việc khác, thói quen cũ sẽ quay lại. Ví dụ, những người bỏ hút thuốc luôn làm một việc gì đó để đáp ứng một nhu cầu do việc hút thuốc mang lại. Họ có thể ăn uống, tập thể dục hay chơi với con cái để thư giãn và khỏa lấp khoảng trống của việc bỏ hút thuốc.

3. Thói quen mới được hình thành

Không chỉ thói quen cũ phải được thay thế bởi một hành vi tích cực khác mà hành vi mới này còn phải được khắc sâu cho đến khi nó trở thành thói quen mới. Người ta nói rằng bạn phải làm một việc gì đó liên tục trong vòng 28 ngày để nó thật sự trở thành thói quen của bạn.

Nói cách khác, nếu bạn dậy sớm chạy bộ trong 28 ngày liên tục, chắc chắn bạn sẽ tạo ra thói quen dậy sớm chạy bộ. Đó là vì bạn cần phải tạo ra những liên kết nơ-ron mới để quản lý thói quen mới trong tâm trí bạn.

Một tin vui là với Mô Thức Vút Nhanh mà bạn sắp học, bạn có thể tạo ra “lối mòn” trong hệ thần kinh và cài đặt bất kỳ hành vi mới nào trong vòng 20 phút.

MÔ THỨC VÚT NHANH CHO MỘT SỰ THAY ĐỔI NHANH CHÓNG

Bạn đã sẵn sàng tạo ra những thay đổi nhanh chóng và tồn tại lâu dài chưa? Mô Thức Vút Nhanh có sáu bước chính.

Bước 1. Xác định các thói quen xấu cần được thay đổi

Đầu tiên, hãy xác định các thói quen xấu mà bạn muốn thay đổi. Ví dụ, bạn luôn ngủ gật bất cứ khi nào bạn cần làm bài tập về nhà, cắn móng tay, ăn quá độ, ngủ quá nhiều, nhậu nhẹt, hút thuốc, v.v... Hãy liệt kê những thói quen xấu của bạn bên dưới.

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

Trong ví dụ này, hãy giả sử bạn muốn từ bỏ thói quen ngủ nướng vào mỗi buổi sáng.

Bước 2. Xác định YẾU TỐ thúc đẩy thói quen xấu đó

Mỗi một hành vi đều được thúc đẩy bởi một thứ gì mà chúng ta nhìn thấy, nghe thấy hay cảm thấy (hoặc kết hợp lại). Những yếu tố này gọi là HÌNH ẢNH THÚC ĐẨY. Ví dụ, làm thế nào mà não của bạn biết được lúc nào bạn cần hút thuốc? Thường là khi bạn cảm thấy căng thẳng hay nhàm chán (cảm nhận) hay bạn nhìn thấy người khác hút thuốc (thị giác).

Bạn phải xác định yếu tố THÚC ĐẨY hành vi tiêu cực của bạn. Trong ví dụ này, yếu tố thúc đẩy có thể là tiếng chuông đồng hồ báo thức khiến bạn muốn ngủ nướng. Khi bạn biết được yếu tố thúc đẩy là gì, hãy tạo một hình ảnh trong tâm trí bạn gắn liền với yếu tố đó. Chúng ta gọi đó là HÌNH ẢNH THÚC ĐẨY.

00078.jpg

Bước 3. Xác định TRẠNG THÁI CẢM XÚC/HÀNH VI MONG MUỐN của bạn. Tạo ra HÌNH ẢNH MONG MUỐN.

Bước kế tiếp là huấn luyện não của bạn hướng tới trạng thái cảm xúc hay hành vi tích cực mới. Điều này có nghĩa là YẾU TỐ THÚC ĐẨY ban đầu sẽ phát sinh thói quen mới thay cho thói quen cũ. Ví dụ, việc nghe tiếng chuông báo thức (YẾU TỐ THÚC ĐẨY) sẽ khiến bạn cảm thấy tràn đầy sức sống và nhảy ra khỏi giường (TRẠNG THÁI/HÀNH VI MONG MUỐN).

Bây giờ, hãy tạo một hình ảnh trong tâm trí gắn liền với trạng thái/hành vi mong muốn mới này. Ví dụ, bạn có thể nhìn thấy bản thân mình tràn đầy năng lượng, nhảy ra khỏi giường và bảo, “Dậy thôi. Một ngày mới tươi đẹp đã đến!”. Đây gọi là HÌNH ẢNH MONG MUỐN. Lưu ý rằng HÌNH ẢNH MONG MUỐN phải là hình ảnh gắn liền với sự việc.

Để cài đặt YẾU TỐ THÚC ĐẨY đ HÀNH VI MỚI, bạn phải khắc thói quen này vào não bộ để tạo ra mối liên kết nơ-ron mới, ở bước 4.

00079.jpg

Bước 4. Đẩy HÌNH ẢNH THÚC ĐẨY ra xa và kéo HÌNH ẢNH MONG MUỐN về phía bạn với TỐC ĐỘ CAO và âm thanh “Whoosh”

Bạn nên làm việc này trong tư thế đứng. Tôi muốn bạn hãy nhắm mắt lại và nhìn thấy HÌNH ẢNH THÚC ĐẨY trước mặt bạn. Bây giờ, hãy tưởng tượng bạn nắm lấy hình ảnh đó bằng cả hai tay và dùng hết sức ném nó đi thật xa. Khi ném, bạn hãy tạo ra âm thanh “Whoosh”.

Tưởng tượng HÌNH ẢNH THÚC ĐẨY bay ra xa với tốc độ cao và từ từ nhỏ dần nhỏ dần cho đến khi nó chỉ còn là một đốm nhỏ. Sau đó, bạn nhìn thấy HÌNH ẢNH MONG MUỐN bay thẳng tới bạn với tốc độ cao. Hình ảnh đó càng ngày càng to ra cho đến khi nó tới gần bạn, bạn chụp lấy nó với cả hai tay và tiếp tục tạo ra âm thanh “Whoosh!”.

Lúc này bạn phải NHẬP vào HÌNH ẢNH MONG MUỐN của bạn. Hãy khoác lên người dáng vẻ năng lượng dồi dào và nhìn thấy bản thân nhảy ra khỏi giường. Hãy nói với bản thân những gì bạn sẽ nói khi bạn cảm thấy tràn đầy nhiệt huyết (bằng giọng cực kỳ phấn khởi, “Dậy thôi! Một ngày mới tươi đẹp đã đến!”.

00080.jpg

Bước 5. Lặp lại quá trình này 10-15 lần

Liên tục lặp đi lặp lại quá trình này với toàn bộ năng lượng và tốc độ mà bạn có được. Việc này sẽ càng lúc càng dễ dàng. Bạn sẽ biết được khi nào hành vi này khắc sâu vào người bạn, đó là khi bạn cảm nhận hành vi này một cách “tự nhiên” mà không cần nỗ lực nhiều.

Bước 6. Thử nghiệm bằng cách tưởng tượng về tương lai

Bước kế tiếp là thử nghiệm xem cách làm này có hiệu quả không. Bạn có thể thử nghiệm bằng cách nghĩ đến tương lai. Hãy tưởng tượng bản thân bạn bước đến tương lai khi bạn ở trong tình huống thúc đẩy. Ví dụ, hình dung bạn nằm trên giường và nghe tiếng chuông báo thức. Sau đó nhìn thấy bạn có trạng thái cảm xúc và hành vi mới.

Dĩ nhiên, bài thử nghiệm cuối cùng chính là những gì xảy ra vào ngày hôm sau. Khi bạn thực hiện đúng các bước, kỹ thuật này sẽ giúp bạn thay đổi thói quen một cách thần kỳ.

Sau khi hoàn tất bài tập này, bạn sẽ nhận ra rằng đây không phải là hình ảnh duy nhất khiến bạn có thể bật dậy mỗi buổi sáng cảm thấy cực kỳ phấn chấn. Bất cứ thứ gì mà bạn có thể cảm nhận trong môi trường xung quanh phải được dùng làm hình ảnh thúc đẩy bạn thức dậy, bao gồm chiếc giường của bạn, chiếc chăn và hình ảnh bạn nằm trên giường. Những người linh hoạt dùng nhiều yếu tố thúc đẩy để đạt được cảm xúc tích cực tuyệt đối.

Trong chương sau, chúng ta hãy cùng khám phá nhiều phương pháp khác về cách lập trình não bộ của bạn giúp bạn thành công tột bậc.

 

Tổng kết chương

1. Hình ảnh tái hiện trong tâm trí là cách bạn nhận thức về những gì xảy ra xung quanh. Đó chính là những suy nghĩ và cách nghĩ của bạn về “môi trường xung quanh”.

2. Bạn phải kiểm soát SUY NGHĨ của bạn bằng cách tập trung vào những hình ảnh và âm thanh khiến bạn hướng tới phương án giải quyết tích cực.

3. Bạn có thể điều khiển CÁCH THỨC suy nghĩ của bạn về một sự việc bằng cách sử dụng các giác quan nội tại.

4. Các giác quan nội tại giống như “bàn phím” của não bộ. Mỗi trạng thái cảm xúc đều có các giác quan nội tại riêng biệt gắn liền với nó.

5. Bạn có thể sử dụng các giác quan nội tại để:

-  Tăng cường tác động của một sự việc tích cực

-  Giảm thiểu tác động của một sự việc tiêu cực

-  Thay đổi cảm nhận của bạn về một sự việc bằng cách “áp dụng công thức của cảm xúc”

6. Kỹ Thuật Xuyên Tạc được dùng để trung hòa một sự việc tiêu cực

a. Nghĩ về một sự việc tồi tệ khiến bạn buồn phiền hay khó chịu

b. Quay lại sự việc đó trong tâm trí như một bộ phim từ đầu đến cuối

c. Quay lui rồi quay tới bộ phim đó với tốc độ nhanh gấp ba lần tốc độ bình thường. Bóp méo các giác quan nội tại để mọi thứ trở nên hài hước thậm chí nực cười.

d. Lặp lại quá trình này 5-8 lần

e. Thử nghiệm. Nghĩ về sự việc đó lần nữa. Bạn cảm thấy thế nào?

7  Mô Thức Vút Nhanh được dùng để thay đổi thói quen xấu và hình thành thói quen tốt

a. Xác định thói quen xấu cần được thay đổi

b. Xác định YẾU TỐ THÚC ĐẨY dẫn đến thói quen xấu đó. Tạo ra HÌNH ẢNH THÚC ĐẨY

c. Xác định TRẠNG THÁI/HÀNH VI MONG MUỐN để thay thế thói quen xấu. Tạo ra HÌNH ẢNH MONG MUỐN

d. Đẩy HÌNH ẢNH THÚC ĐẨY ra xa và kéo HÌNH ẢNH MONG MUỐN lại gần với TỐC ĐỘ CAO và âm thanh “Whoosh”

e. Lặp lại quá trình này 10-15 lần

f. Thử nghiệm bằng cách tưởng tượng về tương lai