Lã Mai Nương Truyện Full

Chương 13: Trước tiệc linh đình, anh hùng biểu diễn công phu Tặng ngọc kỳ lân, tửu vương lộ chuyện cường tặc

Chờ tiều phu đi khuất, Song hiệp thúc ngựa lên đường rong ruổi. Mai Nương nói :

- Thái độ của gã vua rượu hôm qua kỳ cục nhỉ. Gã bỏ đi lúc nào không hay, e chúng ta làm quen sao?

- Ngu huynh vẫn tiếc không được quen biết danh hiệu của nhân tài ấy.

- Đêm qua y cố ý ngáy lớn để lừa bọn người tửu quán. Y uống rượu khá nhiều mà vẫn tỉnh.

Một hôm, hai người đi tới Lạc Dương vào thẳng trong thành tìm quán trọ.

Thấy trời còn sớm, Tử Long rủ Mai Nương ra phố tìm mua lễ vật tặng Quá Vân Long Tần Khánh.

- Sư huynh định mua thứ gì?

- Mua đồ sứ cổ và đặt một bức trướng Ngũ tuần Đại khánh.

Hỏi thăm đến tiệm bán đồ cổ, Cam, Lã vào xem hàng. Chủ tiệm, một lão trượng đạo mạo, niềm nở tiếp đón :

- Nhị vị định kiếm thứ gì? Tống, Nguyên hay Minh? Quý vật cận đại bổn tiệm cũng có.

Tử Long đáp :

- Chúng tôi xem thứ gì vừa ý sẽ mua.

Trong tiệm trưng bày la liệt đủ mọi thứ lớn, nhỏ, từ độc bình, song bình cao bằng đầu người đến những cổ vật nhỏ li ti không thiếu thứ gì. Nhằm
một chiếc khay đựng bộ đồ trà tuyệt đẹp, Tử Long hỏi lấy xem. Lão trượng mở tủ kính lấy khay trà ra đặt lên án :

- Thưa, thứ này là sứ men đá Giang Tây. Trông dầy thế này nhưng nhẹ lắm, quý vị cầm thử coi.

Cam, Lã cầm thử từng thứ một, quả nhiên thấy nhẹ bổng như đang cầm một
vật gì bằng gỗ mỏng vậy. Từ chiếc khay đến bốn chiếc ly đều họa cảnh Tô
Đông Pha, Xích Bích bằng đồng lục, nét họa cực kỳ linh động, màu đồng
lục nổi bật trên men đá tuyệt đẹp. Dưới trên thứ nào cũng có đề Chính
Đức Nguyên Niên. Hai chiếc ấm đồng màu da cam, chiếc lớn bằng nắm tay,
chiếc nhỏ cỡ trái quýt, dưới trôn đề Chính Đức Kim Sơn.

Lão trượng nói :

- Hai chiếc ấm này toàn bằng đất Kim Sơn ở Giang Tây do cùng một lò sứ
sản xuất từ thời Minh Chính Đức. Nhị vị đọc thử hai chữ nhỏ li ti ở góc
tả phía trên chiếc khay.

Tử Long lật chiếc khay sứ lên nhìn kỹ thấy quả nhiên có hai chữ triện nhỏ bằng nửa con kiến Băng Gia.

Lão trượng giảng :

- Nói đến sứ Giang Tây thì không đâu bằng lò của Băng Gia. Thứ phẩm lục
vẽ trên men đá không phải phẩm thường. Đó là Đồng Lục chuyên nghiệp của
họ ấy truyền từ đời nọ qua đời kia ít nhất năm mươi năm mới đem ra dùng. Họ Băng Gia cho những lá đồng thật mỏng cắt nhỏ vào một chiếc hũ rồi
đem hạ thổ. Lâu ngày, những mảnh đồng đó bị nước ngấm qua hũ đất, bắt
han xanh và lâu dần bị mủn. Trong vòng nửa thế kỷ, con cháu mới đào lên
thì trong hũ chỉ còn toàn một chất nhão toàn lục và dùng để họa lên men
sứ. Thiên hạ sành đồ cổ gọi là Đồng Lục vì lẽ đó và truyền cho đến tận
ngày nay.

Cam, Lã đồng ý lấy bộ khay trà.

Lão trượng tò mò hỏi :

- Nhị vị mua để dùng hay làm tặng vật?

Tử Long đáp :

- Chúng tôi mua để tặng một người bạn quý cũng ở xứ này.

- A! Phải chăng vị thân hữu đó là Quá Vân Long Tần Khánh ở Hoàng Thạch Khê?

Tử Long mỉm cười :

- Lão bá cũng biết người đó sao?

- Tưởng ai, chớ Quá Vân Long thì nội ngoại thành Lạc Dương ai mà không
biết? Nhị vị từ xa tới đây mừng tiệc Ngũ tuần đại khánh của Tần anh hùng phải không?

- Dạ, chính thế!

- Sở dĩ tôi tò mò hỏi như vậy là vì mấy bữa nay có nhiều thân hào thành
Lạc Dương cũng chiếu cố tới bổn tiệm mua tặng vật quý giá để mừng thọ
Tần gia.

Tử Long hỏi :

- Chẳng hay Hoàng Thạch Khê ở khu vực nào thuộc thành Lạc Dương?

Lão trượng đáp :

- Nơi đó ở ngoại thành. Nhị vị ra lối Tây môn, đi chừng bốn dặm đến một
nơi có con suối trong veo, bờ suối dã lan mọc xanh mướt chen lẫn với
những phiến hoàng thạch nhẵn lì. Dọc theo hữu ngạn Hoàng Thạch Khê đi bộ non dặm nữa tới một trang trại lớn ở chân đồi. Tần gia trang ở đó. Dễ
kiếm lắm.

- Tôi còn ra phố kiếm mua mấy thứ cần dùng, yêu cầu lão trượng cho người đem bọc khay trà này tới Phúc Gia tửu quán được không?

- Thưa được, nhưng gởi tên ai?

- Xin cứ đề cho chủ quán.

Hai bên chủ, khách tính toán trả tiền xong xuôi. Song hiệp trở ra phố
mua một bức trướng khánh thọ rồi lang thang du ngoạn đến sẩm tối mới về
tửu quán. Vừa bước vào cửa hàng thì chủ quán đã hỏi :

- Nhị vị có một bọc hàng do tiệm bán đồ cổ gửi tới phải không?

Cam Tử Long đáp :

- Chính thế, tôi bảo họ đề tên tiên sinh.

- Tôi đã kiểm soát lại cẩn thận trước khi nhận. Gói hàng đó đây.

Chủ quán mở ngăn quầy lấy bọc hàng đưa cho Cam Tử Long.

Sáng hôm sau vào khoảng giờ Tỵ, Cam, Lã tính trả tiền trọ ra thẳng nẻo Tây môn tìm đến Tần gia trang.

Phong cảnh toàn khu Hoàng Thạch Khê nước trong có bóng mát, quả rất hữu
tình. Tần gia trang cực kỳ rộng rãi, các nọ đình kia san sát, chẳng kém
chi nơi tư dinh của một vị vương bá, công hầu. Khách tứ phương đến chúc
thọ rất đông, tưng bừng náo nhiệt, âu cũng là vì Quá Vân Long Tần Khánh
quảng giao, được lòng tất cả mọi người, nhất là giới hào kiệt anh hùng.
Song hiệp dong ngựa vào đến trong sân, các trang đinh chạy ra đỡ cương.

Tần Khánh bệ vệ phương phi ra tận nơi ôn tồn đón tiếp, Cam Tử Long giới
thiệu Lã Mai Nương và tự xưng danh. Tần Khánh mời hai người vào đại
sảnh, Tử Long đưa mừng lễ vật khánh thọ.

Tần Khánh nói :

- Trước đây, tôi vẫn được nghe uy danh Trường Mâu anh hùng mà rất tiếc
không được diện kiến lần nào, chẳng ngờ người đã hạc nội mây ngàn.

Bẵng đi một thời gian, sau đây lại được nghe danh đất Bạch Dương lãnh có Trại Nhiếp Ẩn và Thôi Sơn Thái Bảo đã từng hạ cường tặc Thiếu Hoa sơn
và đả hắc hổ nơi Hoang Sơn thôn cứu dân lành, tôi rất lấy làm cảm phục,
dè đâu bữa nay được thân tiếp, thật thỏa tình khao khát. Vậy thế nào
củng cố lưu nhị vị đại hiệp ở chơi tệ trang ít lâu, chắc hẳn nhị vị
không nỡ từ chối.

Cam Tử Long khiêm tốn :

- Đa tạ lão anh hùng quá lời khen. Chúng tôi nghe đại danh và qua đây
cũng là nhờ sự giới thiệu của Cầm Đại Nương, trước để chúc mừng khánh
thọ, sau còn có điều muốn nhờ lão anh hùng chỉ dạy.

- A! Cầm Đại Nương bên Đồng Quan, tức là quả phụ tiêu sư Lâm Diên Khánh phải không?

- Dạ, chính người đó

- Nhị vị gặp Lâm phu nhân trong trường hợp nào? Chẳng hay phu nhân và
Lâm tiểu thư có được mạnh không? Từ ngày tiêu sư Thiết Cước Hổ lâm nạn
đến nay, không có chuyến nào Lâm phu nhân qua Lạc Dương nữa. Rất tiếc!

- Lâm phu nhân và Hồng Vân cô nương đều được mạnh như thường.

Tử Long bèn đem việc đại chiến Thiên Sơn tự gặp mẹ con Cầm Đại Nương và
giúp hai người trả thù, hỏa thiêu Bành gia ổ thuật lại rõ ràng cho Quá
Vân Long Tần Khánh nghe.

Họ Tần vui mừng mà rằng :

- Tôi rất sung sướng được biết tin đó. Giờ đây mời nhị vị về tư phòng nghỉ ngơi qua loa rồi còn dự tiệc.

Tần gia trang cực kỳ rộng rãi có luyện võ sảnh, vườn cây ao cá, có Thủy
Ngọc đình có Hàn Văn các mái ngói cong cong. Tiệc thọ Ngũ tuần đại khánh mới khởi được vài ngày mà số anh hùng tứ xứ đến mừng đã lên tới vài
trăm người, ai nấy đều được chủ nhân lưu lại trong các nếp thảo đường
dựng trên khu đất quang đãng, cây xanh bóng mát tuyệt đẹp.

Tần Khánh có ba người con trai một gái. Trai lớn là Tần Kỳ, hai mươi lăm tuổi. Bốn anh em người nào cũng được tập luyện từ nhỏ, thập bát ban võ
nghệ đều tinh thông. Các tay giang hồ hào kiệt quen thuộc với Tần gia
thấy vậy nên đặt tước hiệu cho Tần Kỳ là Nhất Long, Tần Khang là Nhị
Long, Tần Kiện, Tam Long và Tần Vân Anh là Phi Trâm Phượng.

Dân Lạc Dương thành thường gọi chung bốn anh em Tần gia là Tam Long, Nhất Phượng.

Tần lão anh hùng giới thiệu các con với Song hiệp. Ba anh em trai họ Tần thấy Tử Long còn tuổi trẻ, uy võ hiên ngang đẹp như là Lã Phụng Tiên
trong tranh, và Mai Nương dịu dàng uyển chuyển cân quắc anh thư, thì đều lấy làm quý mến cảm phục. Riêng Mai Nương đối với Tần Vân Anh rất quyến luyến. Hai người thường cùng nhau thủ thỉ chuyện trò, tâm đầu ý hiệp
như hai chị em ruột vậy.

Hai hôm sau mới đúng ngày khánh thọ. Một bữa tiệc cực lớn được giản ngay ở võ sảnh thênh thang thừa chỗ tiếp cả mấy trăm thực khách. Nhân bữa
tiệc vui, Tần Khánh đứng lên nói với mọi người :

- Không mấy khi tệ trang được hân hạnh thú tiếp chư vị anh hùng và các
bằng hữu thân mến, vậy Tam Long, Nhất Phượng sẽ biểu diễn tài mọn hầu
cống hiến chư vị mua vui để thêm phần tửu hứng.

Cử tọa vỗ tay ầm ầm hoan hô hảo ý của Tần gia. Tức thì Tần Kỳ, Tần Khang và Tân Kiện đẩy ghế đứng lên cởi áo ngoài liệng cho tráng đinh rồi cầm
khí giới bước ra giữa võ sảnh. Ba người vận ba bộ vô phục tuyệt đẹp màu
sắc khác nhau. Tần Kỳ vận gấm đen bông bạc, chân vận võ hài ngắn cổ, sử
dụng cặp đoản thiết kích. Tần Khang võ phục bạch gấm, chân quấn lụa xanh bịt ống, võ bài sư tử, sử dụng cây lê hoa thương mũi nhọn hoắt ngù đỏ.
Tần Kiện võ phục gấm tuyền lục, quần bịt ống, võ hài đen, sử dụng đồng
côn. Tân gia Tam Long đẹp ngồn ngộn đứng giữa võ sảnh, quậy minh chào tứ phía rồi biểu diễn tam đấu. Một mình Tân Kỳ chống đáng hai em.

Ba anh em quây chặt lấy nhau đánh một trận long tranh hổ đấu. Cặp đoản
kích của Tần Kỳ thật linh động vô cùng, dương đông, kích tây, gạt đánh
uyển chuyển khiến ngọn lê hoa hương và cây đồng côn tuy đã thật lợi hại
mà không thể nào vào gần được. Ba món khí giới va vào nhau chan chát, ba thanh niên quát thảo xung trận dữ dội như thể một trận tử chiến giữa
những kẻ thù địch vậy.

Mai Nương mải miết xem, thích chí bảo Tử Long :

- Tần Kỳ sử dụng song kích tuyệt đẹp!

- Quả có đẹp và dữ thật, hiềm một nỗi thứ khí giới đó hơi kềnh càng dù là đoản kích. Sư muội nhận ra họ Tần môn phái nào không?

Mai Nương chăm chú nhận xét lối đánh và bộ cước của anh em Tân gia hồi lâu rồi lắc đầu :

- Không rõ rệt là môn phái nào tuy võ thuật cao lắm.

- Sư muội không nhận ra là phải, vì khi trước Tần lão anh hùng lúc còn

tuổi, có theo một vị hòa thượng sang Tây Tạng và ở hẳn xứ đó tới khi
thành tại mới trở về, nay tự truyền thứ võ thuật ấy cho các con.

- Sao sư huynh biết rõ vậy?

- Chính Tần Kỳ nói lại cho ngu huynh nghe trong lúc sư muội cùng Tần Vân Anh ra chơi ngoài hoa viên.

Tần Khánh hô lớn :

- Đấu thế đủ rồi, hãy ngừng tay!

Tức thì, ba anh em Tần gia hồi bộ, thâu khí giới lại, thần sắc vẫn như
thường. Cử tọa vỗ tay vang động, Tần Khánh lại gọi Tần Vân Anh :

- Con khá biểu diễn chút tài nghệ hầy các vị quan khách và anh hào kiệt
làm vui Vân Anh tuy mới mười lăm nhưng sức vóc hơn người thường, và đang tuổi dậy thì, má phấn ửng hồng xinh đẹp bội phần. Vâng lời phụ thân,
nàng ra giữa sảnh, bảo trang đinh thắp năm ngọn đèn cất vào giá binh khí kê gần tường và để một phiến ván ngay sau giá khí giới đó.

Xong xuôi, Tần Vân Anh cúi cử toạn hạ tần bái tổ dạo bài Tôn Hành quyền, uyển chuyển nhảy nhót nhịp nhàng y hệt một con hầu. Người không sành võ nghệ thì khó bề thưởng thức nổi bài quyền Hành giả này. Trái lại những
người thiện nghệ rất thích thú, khen ngợi vô cùng công phu luyện tập của cô gái Tần gia. Nàng dùng toàn Hầu thủ bộ cước lê toàn Hầu tấn và Hạc
tấn, ra đòn thập phần lanh lẹ, xoay mình tứ phía thoăn thoắt biến ảo lạ
lùng. Diễn hết bài Tôn Hành quyền, Vân Anh hồi bộ bái tổ giữa tiếng hoan hô ca ngợi vang dậy. Nhưng chưa hết, nàng chạy hẳn ra xa cách chỗ giá
khí giới có thắp năm cây đèn cầy chừng năm chục bước, đoạn quay phắt lại vung tay tả phóng một ngọn Mai Hoa trâm. Ngọn trâm sắt bay vụt ra như
lần chớp cắt đứt ngọn lửa đèn cầy và cắm phập thành hàng chữ ván lên tấm ván. Biểu diễn thuật phóng trâm xong, Tần Vân Anh cúi chào về chỗ. Cử
tọa hoan hô tựa sóng cồn. Quá Vân Long Tân Khánh nâng ly rượu mời mọi
người một tuần, đoạn đứng dậy cất giọng trầm trầm nói lớn :

- Trong bữa tiệc đông đủ các vị hào kiệt hôm nay, chúng ta có hân hạnh
được tiếp vị hiệp khách môn đồ của Chiêu Dương thiền sư và Lã Tứ Nương
đại sư Sơn Đông Bắc phái. Trong quý vị bằng hữu hẳn có nhiều người đã
từng nghe đại danh của Trại Nhiếp Ẩn Lã Mai Nương và Thôi Sơn Thái Bảo
Cam Tử Long? Là tiểu thư là cháu ruột Lã Tứ Nương đại sư và Cam đại hiệp đây chính là con của lão anh hùng Cam Trường Mâu khi xưa đó.

Chỉ tay về phía Cam, Lã, Tần Khánh nói tiếp :

- Hai người bạn trẻ nổi danh đó là nhị vị thanh niên nam nữ đây.

Mọi người xôn xao cùng nhìn theo hướng chỉ tay của Tần Khánh. Không dừng được, Song hiệp đành đứng cả lên cúi chào mọi người. Trông thấy cả hai
cùng sức vóc, tư cách hào hùng, đẹp ngồn ngộn như hai con hạc trắng, ai
nấy đều đứng lên đáp lễ, trầm trồ khen ngợi. Bỗng mỗi vị hào kiệt người
Lan Châu bên Cam Túc họ Hoàng bên Đinh Triệu, trạc ngoại ngũ tuần đứng
lên hỏi Tần Khánh :

- Phải chăng nhị vị thiếu hữu đây là Song hiệp trong giải Tần Lĩnh sơn,
đã từng hạ hai tên cường đạo họ Trình ở núi Thiếu Hoa, đả hổ bên Hoang
Sơn thôn và gần đây đại chiến diệt trừ bọn đầu đà Thiên Sơn tự ở Túc Kỳ
châu?

Tần Khánh đáp :

- Chính vậy, và sau vụ đánh Thiên Sơn tự, Song hiệp còn hỏa thiêu Bành
gia ổ ở bên Hoa Châu, giúp Cầm Đại Nương trả mối thù phu phụ, trong vụ
Thiết Cước Hổ tiêu sư bị bọn Bành tặc lập kế hãm hại năm xưa đó.

Cử tọa lại xôn xao bàn tán. Cam Tử Long khiêm tốn nói lớn :

- Tần lão anh hùng quá yêu nên không tiếc lời ca tụng anh em tôi, thật
ra những vụ đó chỉ là một sự thường mà bất cứ vị nào trong giới giang hồ chúng ta cũng phải hành động để giúp đỡ người lành.

Hoàng Đình Triệu cười ha hả :

- Đành rằng như vậy, nhưng có phải ai ai cũng hành động nổi như thế đâu? Cái đó mới là điều đáng kể! Con nhà võ chúng ta cùng hiểu nhau, nhị vị
bất tất phải quá khiêm tốn. Nhân đây, chúng tôi yêu cầu nhị vị cho phép
thưởng thức chút ít tài nghệ để thêm vui trong tiệc khánh thọ của Tần
lão huynh. Có ai đồng ý với tôi không?

Mọi người hoan hô :

- Hảo ý đó! Mong Song hiệp chớ chối từ. Mấy khi được hội kiến đông đủ như hôm nay?

Biết từ chối không tiện, Mai Nương và Tử Long đành cởi áo bào. Tần Vân
Anh biết ý tự về phòng hai người lấy hai cây trường kiếm mang tới. Đeo
kiếm báu lên lưng. Cam, Lã ra giữa sảnh cúi chào, đoạn rút phắt báu kiếm biểu diễn song đấu theo thể thức bài Thái Dương Kiếm chân truyền của
Nga Mi sơn.

Hai lưỡi kiếm sáng loáng vi vu tỏa ra luồng sáng quanh quất, trước còn
nhỏ sau lớn lần lần rít lên như lụa xé, khiến mọi người ngồi quanh võ
sảnh cũng thấy lãnh khí táp vào mặt. Hai bóng người thoăn thoắt trà
trộn, hai làn kiếm xoắn chặt lấy nhau, lưỡi kiếm đỡ gạt va chạm lanh
lảnh rợn người. Kiếm pháp thập phần linh diệu, biến ảo vô lường, thiết
tưởng đến tay kiếm của các bực đại sư thời bấy giờ chỉ đến thế là cùng.

Song hiệp đấu hết bài Thái Dương Kiếm, Cam, Lã thâu kiếm lại bái tổ rồi về chỗ ngồi.

Tiếng vỗ tay nổi dậy tưởng như đến bể cả võ sảnh. Giữa lúc mọi người còn đang mải miết tán dương công phu nghệ thuật tuyệt đích ấy, thì Cam, Lã
nhận thấy ở trên cây xà ngang cực lớn trên cuối nóc sảnh, có một dải áo
vắt dài ló hẳn ra khỏi chiều ngang cây xà gỗ.

Mai Nương bấm Tử Long đưa mắt về phía ấy ra hiệu. Tử Long khẽ gật đầu nói nhỏ bên tai Mai Nương :

- Lạ quá! Hình như có người lạ nằm trên ấy. Lúc nãy không có dải áo đó mà!

Mai Nương đáp nhẹ :

- Chắc người lạ ấy đến lúc ta đang biểu diễn kiếm. Thừa dịp khi mọi
người đang chú ý đến ta thì y phóng mình lên nằm trên cây xà lớn đó,
chắc có quý khách nào muốn trêu cợt chi đây. Đã vậy, ngu muội làm cho y
giựt mình mới được!

Dứt lời, nàng lấy trong túi ra trong một cây thiết trâm, đứng lên trước
sự ngạc nhiên của mọi người, phóng mạnh. Ngọn trâm hay vụt lên cắm ghim
vào dải áo lạ vào xà ngang.

Bỗng từ trên cây xà, một người ló đầu la lớn :

- Tưởng giỡn chơi thôi chớ, ai lại phóng thiết trâm nguy hiểm như thế này?

Người ấy rút cây thiết trâm cởi giải áo đứng hẳn người lên. Song hiệp nhận ra ngay đó là tửu vương gặp ở Nhu Lâm quán.

Tửu vương vuốt cổ nói :

- Chà! Khát chết đi mất! Tần lão huynh nhậu nhẹt linh đình thế này mà không nhau hay, tệ thật!

Tần Khánh đứng dậy vẫy tay gọi :

- Chao ôi! Tưởng ai chớ! Ngũ lão đệ đó ư? Xuống ngay đây, khát thì uống
lo chi. Lúc nào cũng giỡn! Từ cây xà đầu nhà, tửu vương nhảy vụt xuống
giữa sảnh nhẹ nhàng tựa chiếc lá rơi. Vái chào Tần Khánh, tửư vương nói :

- Tiệc đại khánh vui quá sao lão huynh lỡ quên tiểu đệ?

Họ Tần đáp lễ :

- Nguy huynh biết làm thế nào để nhắn một chiếc nhạn bạt ngàn? Lão đệ lê gót giang hồ, nay đây mai đó chẳng khác chi cánh én phương trời, vậy
phải nhớ nhau tới tìm nhau về đây mới trúng lý chớ! Đáng lẽ đến trễ thế
này bị phạt mới phải! Hành lý và khí giới đâu cả rồi?

Tửu vương nói :

- Còn để cả trên kia, có cả lễ thọ nữa, để tiểu đệ lên lấy xuống.

Dứt lời, tửu vương nhảy lên xà lớn, lấy bọc hành trang, thanh đơn đao và một bọc nhiễu đỏ xuống, trân trọng đưa đến trước mặt Tần Khánh :

- Gọi có chút lễ mọn, mong lão huynh nhận cho.

Tần Khánh vui vẻ mở bọc nhiễu đỏ ra bày lên bàn tiệc đôi ngọc kỳ lân tuyệt đẹp.

Dắt tay tửu vương ra giữa sảnh, Tần Khánh giới thiệu :

- Thưa quý vị bằng hữu, bữa nay tôi hân hạnh được giới thiệu giang hồ
khách Ngũ Bạch Đường, sư đệ của Lư Dương Minh đại sư, trưởng phái Côn
Luân. Công phu võ nghệ vào hạng siêu đẳng, tửu lượng ghê gớm uống không
biết say, nên hào kiệt tứ phương đặt cho tước hiệu là Thiên Bôi Tử.

Ngũ Bạch Đường chắp tay vái chào mọi người.

Ai nấy đều đứng lên đáp lễ. Có một số người vốn đã quen biết từ trước nên ra khỏi bàn tiệc cùng Ngũ Bạch Đường tay bắt mặt mừng.

Họ Ngũ giơ cây thiết trâm lên hỏi :

- Ngọn phi trâm này của vị nào đây?

Mai Nương nhìn Tử Long tủm tỉm cười rồi cả hai đứng lên thi lễ cùng họ
Ngũ. Nay đã biết đích danh quái hiệp, hai người phải nhận Thiên Bôi Tử
vào hàng sư thúc vì Lư Dương Minh đại sư thân giao cùng Chiêu Dương và
Lã Tứ Nương.

Mai Nương nói :

- Thưa, ngọn phi trâm đó là của tiểu nữ. Không ngỡ sư thúc giáng lâm nên trót phạm thượng, mong mọi người thứ lỗi cho.

Tân Khánh giới thiệu Song hiệp Ngũ Bạch Đường nói :

- A! Ra Trại Nhiếp Ẩn và Thôi Sơn Thái Bảo đây à? Thảo nào, trước đây
gặp ở bên Sơn Thành huyện, tôi đã đoán ngay là bực phi thường. Quả thiệt danh bất hư truyền.

Tử Long hỏi :

- Sao đêm ấy sư thúc bỏ đi ngay vậy?

- Sau khi cho thằng chủ hắc điếm ấy một dọng đao, tôi vội vã đi ngay cho kịp hẹn với một bằng hữu. Khi bỏ đi, tôi thừa biết nhị vị hiền điệt dư
sức đàn áp mấy đứa đó. Đêm ấy tên chủ điếm tưởng tôi say rượu có thuốc
mê của chúng, nên ngang nhiên mở cửa địa huyệt, vào phòng lục soát khăn
gói xem có đem theo nhiều tiền bạc không. Về sau, chúng cho hai tên bộ
hạ định vào trói tôi, chẳng dè bị tôi bắt sống cả hai trói lại rồi liệng vào gậm giường. Nằm ép trên miệng địa huyệt, tôi rình xem có tên gian
tặc nào lên nữa không. Mãi sau, không thấy chúng tới, tôi liền ra ngoài
hành lang nhảy lên mái nhà đi thám thính một vòng thì vừa hay Cam hiền
điệt khỏi đánh bọn ba tên đó. Dự đoán Lã Mai Nương một mình xuống địa
huyệt, nên tôi bảo hiền điệt nhường cho tôi tên chủ điếm và xuống địa
huyệt đường giúp họ Lã.

Cam Tử Long nói với Tần Khánh :

- Phiền lão bá nhân dịp đông đủ này hỏi thăm xem có vị nào biết Tăng Tòng Hổ như ngu điệt đã yêu cầu hôm rồi không.

Ngũ Bạch Dương vừa uống xong chén rượu, nghe vậy liền hỏi :

- Tăng Tòng Hổ nào? Phải chăng là tên cường đạo tước hiệu Hắc Sát Cô Thần?

Tần Khánh cả mừng hỏi :

- Lão đệ biết tên đó ư? Tăng tặc là kẻ thù bất cộng đới thiên của Cam
hiền điệt đó. Cam, Lã hiện du hiệp không ngoài mục đích tìm kiếm kẻ thù
sát phụ.

Ngũ Bạch Hổ gật gù :

- Tăng Tòng Hổ là đệ nhị đồ đệ của Bạch Mi đạo nhân trên Triều Vân sơn,
chùa La Hán bên Tây Khương, ngay nơi giáp với Tứ Xuyên. Trước đây mười
lăm, mười sáu năm, y hoành hành ở khắp miền Hoa Nam. Sau đó y lên Hoa
Bắc hoạt động. Riêng tôi chưa bao giờ đụng độ với y cả nhưng theo lời
của mấy bằng hữu thì độ tám năm trước y ở Quan ngoại, với một bọn lục
lâm đại đạo chiếm cứ Hổ Đầu sơn thuộc Phong Linh huyện, tỉnh Nhiệt Hà.
Cách đây độ hơn ba năm, tôi cùng người bạn tên là Lý Phúc Vĩnh qua Bắc
Kinh, trong khi dang uống rượu ở Thủy Tiên lầu thì họ Lý chỉ cho tôi
biết mặt Tăng Tòng Hổ vừa đi cùng mấy người nữa vào đó.

Cam Tử Long ngắt lời :

- Sư thúc thấy diện mạo y ra sao?

- Da mặt sần sùi, mắt lồi, râu quai nón, vóc người to lớn, trạc bốn mươi bốn, bốn mươi lăm tuổi, phải không?

- Chính y rồi. Bữa đó Tăng tặc trang phục như thế sao?

- Sang trọng lắm, cử chỉ rất đàng hoàng, không ai có thể ngờ y là một tay lục lâm đại đạo.

- Lý Phúc Vĩnh bây giờ ở đâu? Tại sao họ Lý lại biết mặt Tăng Tòng Hổ?

- Phúc Vĩnh là thương gia hiện ở Sơn Thần lộ, Trương Gia Khẩu. Sở dĩ y
biết được mặt Tăng đạo tặc là vì trước kia y cùng một đoàn khách thương
đi qua Hổ Đầu sơn phải nộp tiền mãi lộ, giữa lúc Tăng tặc đi đâu về,
Phúc Vĩnh nghe lóm thấy lâu la nói tên nên mới nhớ mặt nhớ tên thằng tặc đạo đó.

Lã Mai Nương nói :

- Trước đây chưa có tin tức đích xác về Tăng tặc, chúng ta còn nghi
hoặc, nay biết rõ là y còn sống tất thế nào cũng có ngày gặp phải.

Ngũ Bạch Đường nói với Tần Khánh :

- Lão huynh cứ thử hỏi mọi người xem thế nào. Lỡ có người biết rõ và Tăng Tòng Hổ thì càng hay.

Tần Khánh khen phải, bèn nói lớn :

- Quý vị bằng hữu có ai biết đại đạo giang hồ tên Tăng Tòng Hổ không?

Trong đám thực khách, có năm người nhận biết Tăng tặc nhưng toàn là
chuyện mười năm về trước. Trái lại, trong những năm về sau thì không một ai gặp đại đạo ấy cả.

Lã Mai Nương nói :

- Việc Ngũ sư thúc gặp Tăng Tòng Hổ cách đây ba năm là xác đáng hơn hết, bất tất phải hỏi hơn nữa.

Hôm sau tiệc Khánh thọ đã mạn, các thực khách lần lượt ra đi. Ngũ Bạch
Đường cũng từ tạ lên đường du Giang Nam, Tần Khánh và anh em Tần Kỳ khẩn khoản cố lưu Mai Nương, Tử Long ở chơi Tần gia trang ít lâu. Nhất là
Tần Vân Anh lúc nào cũng xoắn lấy Mai Nương ngay cả những khi nàng và Tử Long dong ngựa du ngoạn phong cảnh lân cận, Vân Anh cũng đòi đi theo.

Một hôm, ba người buông lỏng cương, mặc ba con tuấn mã thong dong dọc
theo bờ Hoàng Thạch Khê sang tới ngọn đồi cây, nơi con suối ấy bắt
nguồn.

Mai Nương chỉ mấy phiến đá lớn nhẵn lì nằm dưới bóng cổ tòng cây lá sùm sòe mát rượi :

- Sư huynh! Ta hãy xuống ngựa ngồi đây nghỉ lát đã, phong cảnh hữu tình chẳng nhường chi bức họa thủy mặc của danh nhân.

Dòng suối trong như ngọc lưu ly, róc rách luồn qua kẽ đá vàng cùng những khóm dã lan xanh mướt. Bóng lan nào tím đỏ, nào vàng hanh, rung rinh
trong làn gió thoảng quanh quất, quyện hương rừng...

Ngồi trên phiến đá nhẵn như mài, Tử Long, Mai Nương và Vân Anh lặng lẽ
nhìn làn nước ngoằn ngoèo như con rắn bạc giữa khu nội cỏ muôn hoa, đồi
cây lóng lánh nắng dịu ban mai. Bỗng một con thỏ từ đâu chạy vụt qua
trước mặt ba người rồi lẩn vào khe đá bên đồi. Tử Long cầm cung đuổi
theo. Tần Vân Anh cất tiếng hỏi Mai Nương :

- Hiền thơ quen Tử Long đại ca từ bao giờ?

- Từ khi cả hai đứa còn nhỏ dại dắt tay nhau đuổi chim, bắt bướm giữa đồng hoa.

- Cam đại ca hơn hiền thơ mấy tuổi?

- Đại ca hơn chị hai năm và đồng học cho tới ngày xuống núi.

- Có bao giờ hiền thơ xa đại ca không?

Mai Nương mỉm cười nhìn khuôn mặt đầy đặn kiều diễm của Vân Anh :

- Chưa hề xa nhau lấy một ngày!...

- Trông Cam huynh đáng mến quá nhỉ, hiền thơ có mến Cam huynh không?

Kéo Vân Anh ngả đầu vào vai mình, mùi hương từ làn tóc mây đen lánh của
thiếu nữ vừa tuổi trăng tròn xông lên mát dịu. Mai Nương nói thoáng qua
hơi thở :

- Có mến mới ở bên nhau được lâu như vậy chớ!...

- Tiểu muội thấy Cam huynh chú ý chăm sóc hiền thơ nhiều lắm. Mà kiều
diễm tài ba như hiền thơ ai mà chẳng mến thương? Nhiều khi tiểu muội bắt gặp Cam huynh nhìn thơ thơ không hề chớp mắt.

Mai Nương đôi má ửng hồng, tim nàng rộn rịp đập mạnh, toàn thân nàng như muốn run lên bởi một cảm giác lạ lùng, một cảm giác thầm kín mà bỗng
dưng bị một cô bạn nhỏ tuổi, chẳng biết vô tình hay hữu ý, khai thác.
Nàng im lặng, im lặng vì e cả tiếng nói của chính mình làm tan giây phút êm đềm dễ chịu kỳ lạ ấy...

Sư huynh nàng quả là bực anh hùng hào kiệt tài ba, lỗi lạc. Lúc dùng tới công phu võ nghệ, chàng mạnh mẽ dữ dội như mãnh hổ chốn thâm sơn mà khi bình thường thì chàng hào hoa phong nhã chẳng nhường mức tao nhân mặc
khách.

Chàng săn sóc chăm chú tới nàng thật. Vân Anh nhận xét chẳng lầm. Từ lời nói đến cử chỉ, lúc nào chàng cũng nhẹ nhàng, ân cần, kín đáo, không hề để nàng phật lòng mảy may.

Kể từ khi hai người lớn cho tới nay và sau hai năm dong ruổi giang hồ, chàng xử sự với nàng cực kỳ hào hoa công tử.

Đã nhiều lần, nàng bắt chợt gặp cặp mắt long lanh quắc thước ấy say đắm
nhìn nàng như ẩn một mối tình thầm kín. Phải rồi, Vân Anh nhận xét quả
không sai.

Phải chăng mình cùng chàng có sẵn mối duyên tiền kiếp nên ông Tơ kia
khéo xe sợi chỉ đào cho hai người gặp nhau, hiểu nhau ngay từ khi còn
đôi mái đầu xanh? Đến buổi công phu luyện tập thành tài, nàng vâng lệnh
cô mẫu theo giúp chàng báo mối phụ thù, thì hai người lại cùng nhau như
chim liền cánh, cây liền cành, dong ruổi hải hồ, dặm trường bạn bè.

Nghĩ đến đây, cô gái họ Lã mà tấm lòng như gương, trắng tựa tuyết bỗng
hồi hộp, rung động tơ tình, cảm thấy mình thầm yêu nhớ dấu Cam Tử Long
và nghĩ rằng khắp trong thiên hạ chỉ có một chàng trai ấy là đáng bạn
tâm sự với mình...

Từ nãy, Vân Anh vẫn kín đáo nhận xét tư tưởng qua cặp mắt nhung huyền
xếch ngược của nàng thanh nữ kiếm khách. Như đoán được phần nào, Vân Anh ranh mãnh khẽ hỏi :

- Hiền thơ đang nghĩ đến Cam huynh phải không?

E thẹn vì bị người đoán trúng ý mình, Mai Nương đôi má ửng hồng kiều diễm như bông đào giữa vườn xuân.

Nàng ghì vai Vân Anh vào sát mình, nói bâng quơ :

- Hiền muội xinh đẹp lắm, cố công luyện tập nữa đi, trong bước hải hồ
nếu gặp người xứng đáng chị sẽ đóng vai Nguyệt lão xe duyên làm mai cho
nhé!

Tần Vân Anh cười vang :

- Hiền thơ chỉ khoe đánh trống lấp thôi! Hai người xứng đôi hiệp nữ, anh hùng lắm. Tiểu muội xinh có lời mừng. Nhưng thơ thơ đã khiến một người
đau khổ vì thất vọng yêu đương...

Mai Nương ngơ ngác không hiểu Tần Vân Anh định nói gì, toan hỏi thì Cam Tử Long đã từ phía sau đồi rảo bước trở lại :

- Hai chị em tâm sự gì mà thích thú cười ròn rã vậy?

Tần Vân Anh ranh mãnh nói ngay :

- Tiểu muội vừa khen Lã thơ thơ ngồi trên phiến đá giữa ngàn cây xanh
tốt này đẹp như tiên nữ động Thiên Thai. Cam huynh có đồng ý không?

Tử Long ngừng bước, làm bộ nheo mắt nhìn :

- Đồng ý lắm chớ! Cả hai tiên nữ cùng đẹp, mỗi người mỗi vẻ.

Tử Long leo lên phiến đá ngồi xuống bên Mai Nương. Nàng hỏi :

- Đánh trống lấp mãi, đi săn thỏ mà không đem mồi về ư? Sư huynh bắn trật rồi phải không?

Tử Long lắc đầu :

- Ngu huynh có săn thỏ đâu! Có con rắn nhỏ theo nó mà sư muội không để ý đó.

- Rắn có rượt kịp thỏ không?

- Không. Con thỏ chạy đi mất tiêu nhưng ngu huynh gài con rắn đó xuống đất bằng một phát tên rồi.

- Ồ, tiểu muội cũng không ưa giống rắn chút nào. Trông nó rợn cả người!
Nhớ đến con mãng xà rượt tiều phu bên Đông Thôn và hai con nữa ở trong
hầm Thiên Sơn tự mà phát khiếp!

Tần Vân Anh nói :

- Tiểu muội cũng như thơ thơ, ghét giống rắn lắm.

Ba người cùng ngồi trên phiến đá chuyện vãn hồi lâu thì chợt thấy một kỵ sĩ từ xa đi tới. Người đó lưng đeo cung tên, bên ức ngựa gài cặp đoản
thiết kích.

Vân Anh reo lên :

- A! Gia huynh Nhất Long, chẳng hiểu đi đâu một mình về qua đây thế này!

Phải, kỵ sĩ đang đi tới đó chính là Nhất Long Tần Kỳ.

Nguyên Tần Kỳ cũng là một trang thanh niên tuấn kiệt, vóc dáng nở nang
tương tự Cam Tử Long, duy có nét mặt là không được phong tuấn bằng, tuy
vậy trước khi gặp họ Cam, chưa một ai sánh kịp chàng về võ dũng cũng như về hình thức, nên tiếng Tần gia Nhất Long phong lưu mã thượng vang dây
trong khắp nội ngoại thành Lạc Dương.

Từ khi trưởng thành, mối lái đã nhiều, nhưng Tần Kỳ kén chọn rất kỹ
không ưng ý một thiếu nữ nào cả. Về phần lão anh hùng Tần Khánh cũng
chiều con, mặc Tần Kỳ lựa ý trung nhân, không hề ép uổng. Cho nên năm ấy đã hai mươi lăm tuổi, sống trên nhung lụa mà chàng vẫn phòng không
chiếc bóng chưa lựa được bạn khâm trù.

Tần phu nhân lấy thế làm nóng ruột muốn có chút cháu nội bế bồng cho vui cảnh già, nên thường khuyên nhủ con trai lớn lập gia đình. Không muốn
để thân mẫu buồn. Tần Kỳ kiếm lời khéo léo thoái thác, lẫn lừa mãi cho
đến ngày Song hiệp tới Lạc Dương chúc thọ ngũ tuần đại khánh. Thoạt
trông thấy Trại Nhiếp Ẩn Lã Mai Nương, Tần Kỳ đã mê mẩn tâm thần tưởng
như phùng tiên nữ chốn Đào Nguyên. Tài ấy, sắc ấy, Mai Nương quả xứng
danh kỳ nữ hiếm có trong thiên hạ, hơn nữa biết đâu nàng không phải hậu
thân của kiếm khách Nhiếp Ẩn Nương sắc nước hương trời thuở xưa?

Tần gia Nhất Long khấp khởi mừng thầm gặp được người trúng ý đẹp đôi vừa lứa, nhưng chàng cũng không khỏi bực mình vì cái anh chàng phong lưu
tuấn kiệt Thôi Sơn Thái Bảo họ Cam, lúc nào cũng quanh quẩn bên mình
người đẹp. Không những thế, chàng còn nhận thấy hai người ấy rất tâm đầu ý hiệp, thân tình.

Mai Nương kín đáo chăm sóc từng ly từng tí cho người bạn đồng hành. Đối
lại, Tử Long cũng chăm chú tới nàng, cử chỉ cực kỳ quân tử thanh thiên
bạch nhật như đối với người em gái thân mến vậy. Đôi nam nữ hiệp khách
tài ba ấy đã chẳng là bạn đồng môn phái, đồng hành ư? Vậy họ có cảm tình với nhau chẳng qua cũng là lẽ thường, không thể căn cứ vào đó mà kết
luận họ mến thương nhau được.

Tần Kỳ suy luận như vậy nên đem lòng thầm yêu trộm nhớ Mai Nương và nói
với thân mẫu quyết không để lỡ dịp hỏi nàng làm vợ. Không hiểu tình
hình, cố nhiên Tần phu nhân lấy thế làm mừng, nói lại với Tần lão anh
hùng.

Lẳng lặng, Tần Khánh không cần giải thích cho vợ biết, nhưng gọi Tần Kỳ vào tư phòng nói riêng :

- Con với thân mẫu cầu thân Mai Nương nữ hiệp?

Tần Kỳ đáp :

- Thưa phụ thân, quả có thế.

- Con đã suy nghĩ kỹ càng?

- Dạ, con thiết tưởng một người như nàng rất xứng đáng làm dâu con họ Tần?

- Đã đành! Nhưng ta chỉ e con quá chú ý đến tài sắc là Lã hiệp nữ mà
quên cả suy tính xa xôi. Theo ý ta, con đã quên ba điểm chính.

- Xin phụ thân cứ dạy.

Tần Khánh chậm rãi :

- Điều thứ nhất, con quên rằng nàng là cháu Lã Tứ Nương đại sư, vậy việc trăm năm của nàng phải do Đại sư định đoạt. Điều thứ nhì, Mai Nương
được lệnh sư phụ cho xuống núi theo giúp sư huynh Cam Tử Long tìm kẻ
thù, không lẽ nàng bỏ việc đó, ở lại đây cùng con gá nghĩa phu thê. Hoặc giả nàng ưng thuận gá nghĩa với con mà con lại chịu để nàng giang hồ
phiêu bạt với họ Cam, tới khi tìm được kẻ thù rồi mới trở về đây thành
hôn? Điều thứ ba, con không chắc cho nàng có cảm tình với con hay không, nay đột ngột cầu thân, lỡ nàng từ chối thì Tần gia này còn chi thể
diện? Là trưởng nam của một gia đình lớn, đường đường một trang tuấn
kiệt, khắp thành Lạc Dương rộng lớn này không một thiếu nữ nào lọt mắt
xanh, nay cầu thân với một cô gái xa lạ tới đây mà bị từ chối, riêng đối với lương tâm con cũng phải tự thẹn rồi, chớ đừng nói chi tin đó lọt ra ngoài nữa...

Nghe phụ thân giảng giải một hồi, Tần Kỳ đăm đăm suy nghĩ, sắc diện lạnh như tiền. Lão anh hùng Tần Khánh nói tiếp :

- Nếu cảm thấy tha thiết thương mến Mai Nương, con có hiểu cần phải hành động thế nào để tránh sự cầu thân viển vông không?

Tần Kỳ đưa mắt nhìn thân phụ chờ câu trả lời. Tần lão anh hùng cười gằn, khẽ gật đầu mấy cái mà rằng :

- Chinh phục trái tim nàng! Chừng nào nàng ưng thuận mới theo lễ giáo
cầu thân đi tới hôn nhân. Nhưng việc chinh phục tình ái một thiếu nữ như Mai Nương, nếu không muốn gọi là nữ hiệp, tài sắc vẹn toàn nổi danh với tước hiệu Trại Nhiếp Ẩn sau nhiều chiến công oanh liệt, quả là sự khó,
khó hơn cả một trận trường chinh! Trở lực lớn lắm, Cam đại hiệp là bạn
đồng môn cũng Lã Mai Nương thâm giao từ thuở cả hai còn thơ dại. Nay
thành tài, đôi bạn đồng hành ấy trong hai năm nay đã từng cùng nhau vượt bao thiên lao, vạn hiểm, không những tình bằng hữu gắn bó keo sơn mà
còn biết đâu hai người đã kín đáo thầm mến nhau, chỉ còn chờ ngày báo
phục xong là sẽ xin phép sư phụ thành hôn? Nếu trở lực là kẻ khác, ta sẽ không ngần ngại khuyên con chinh phục Mai Nương, khốn nỗi Tướng thủ đài đây lại là Cam Tử Long, một Lã Ôn Hầu tái sanh, thiết tưởng con nên
quên nàng đi là đắc sách hơn cả.

Trước những lý lẽ đanh thép của Tần lão anh hùng, Tần Kỳ không biết trả
lời ra sao cả bèn vái biệt ra khỏi căn phòng, lững thững ra hậu viên
ngồi bên ngọn giả sơn suy nghĩ.

Lúc này, chàng cần được an tĩnh để tự do suy xét. Dễ đâu quên nổi cô gái họ Lã tài ba thinh sắc kia! Quên đã không dễ, nhớ lại càng khó biết làm sao đây? Nghĩ bao nhiêu, chàng thấy giận Cam Tử Long bấy nhiêu, tuy tự
hiểu mình giận hờn vô lý. Thấy Mai Nương luôn luôn quấn quít bên họ Cam, đi đâu cũng cùng đi không rời nửa bước, Tần Kỳ không những tức bực mà
còn cảm thấy ghen ghen thế nào ấy. Vỡi mối tình này, thắng bại không cần nhưng chàng quyết đấu cùng Tử Long một trận để phân tài cao thấp, dù
thua cũng cam lòng!

Phải đấu! Đấu trước mặt Mai Nương! Đấu cho nàng biết không phải trên đời này chỉ có một Cam Tử Long võ dũng vô địch. Nhưng viện lẽ gì thách đấu
cùng họ Cam bây giờ? Song hiệp là quý khách của Tần gia trang, của phụ
thân chàng, lẽ nào Tần lão anh hùng ưng thuận cho chàng thách Tử Long
đấu võ một khi đã biết chàng yêu thương Lã Mai Nương, và coi họ Cam như
tình địch. Những ngày gần đây, Cam, Lã thường cùng nhau du ngoạn mấy
vùng lân cận Lạc Dương thành, chi bằng dò theo tới nơi nào vắng vẻ, sẽ
tùy cơ thách đấu chơi, một mình Lã Mai Nương chứng kiến trận đấu đó là
đủ.

Thắng cuộc, chàng sẽ nhất quyết chính thức cầu thân với họ Lã, bằng thua thì lẽ cố nhiên mất thể diện, âm thầm đau đớn với mối tình vô vọng.

Suy nghĩ hồi lâu, Tần Kỳ vùng đứng lên chắp tay sau lưng đi đi lại lại
quanh ngọn giả sơn, sắc mặt đỏ gay, hầm hè hùng dũng như một con gấu
đang tức giận. Chợt Tần Khang và Tần Kiện đi tới. Thấy thái độ kỳ dị của anh, Tần Khanh hỏi :

- Trưởng huynh có điều chi bực tức vậy? Có thể cho ngu đệ biết được không?

Bị quấy rầy, Tần Kỳ cau mặt :

- Không có việc chi cả! Nhị vị hiền đệ ra đây mà làm gì?

Tần Kiện đưa mắt nhìn Tần Khang mỉm cười.

Xưa nay, chưa bao giờ Tần Kỳ gắt gỏng với các em bất cứ về việc gì, chợt nhận ra thái độ vô lý của mình, bèn dịu giọng :

- Ngu huynh đang bực tức thật, trót lỡ lời, nhị vị hiền đệ bỏ qua nhé.

Tần Khang thắc mắc :

- Xưa nay anh em ta có giấu nhau điều chi đâu, huynh trưởng nên tỏ bày
cho chúng đệ biết để góp ý kiến, biết đâu không tìm được giải pháp hay
để huynh trưởng khỏi phiền muộn?

Chợt nghĩ ra một kế để kéo hai anh em về phe mình, Tần Kỳ đứng sững lại trước mặt Khang, Kiện, chống tay lên sườn mà rằng :

- Từ khi chúng ta trưởng thành đến nay nổi tiếng Tần gia Tam Long, cũng
chỉ vì khắp nội ngoại thành Lạc Dương này và ngay cả đến các tay hảo hán giang hồ quen thuộc với phụ thân, chưa một ai thắng nổi anh em ta. Nay
bỗng dưng Cam Tử Long qua đây được phụ thân coi là thượng khách, hâm mộ y như hảo hán vô địch, đặt anh em ta xuống hàng dưới khiến ngu huynh bực
tức vô cùng.

Tần Kiện vỗ vai Tần Khang :

- Ờ, huynh trưởng nhận xét phải đó. Tiểu đệ cũng nghĩ như vậy mà chẳng
dám nói ra. Hay là ta thách đấu với y một trận xem ai hơn ai kém? Nhị
huynh tính sao?

Tần Khang suy nghĩ giây lát :

- Phụ thân không ưng cho anh em ta thử thách đâu, chớ hỏi mất công mà còn bị rầy là khác.

Tần Kiện lắc đầu :

- Không sao, Cam Tử Long thường cùng Lã Mai Nương du ngoạn quanh vùng
Hoàng Thạch Khê, ta sẽ theo dõi y tới chỗ nào vắng vẻ thách thức chơi,
không lẽ y từ chối sao? Phụ thân biết sao được?

- Chẳng lẽ ba anh em ta cùng thách thức, Tử Long sẽ liệt ta vào hàng...

- Không, chúng ta để cho huynh trưởng đấu là đủ rồi. Chừng nào huynh
trưởng nhường không đấu, thì một trong hai anh em ta sẽ đảm nhiệm đánh
cùng họ Cam.

Nghe hai em bàn luận, Tần Kỳ mừng thầm, vỗ vai Khang, Kiện mà rằng :

- Được, ngu huynh sẽ đấu với y cho đỡ bực tức. Chừng nào nhị vị hiền đệ
thấy y du ngoạn cùng Mai Nương sẽ mách ngu huynh biết, được không?

Khang, Kiện đồng ý.

Bởi vậy sáng hôm ấy, khi Cam, Lã cùng Tần Vân Anh lên ngựa ra khỏi trang là Tần Kiện trông thấy trước, bí mật xem ba người đi ra hướng nào rồi
chạy vào gọi Nhất Long và Nhị Long cho hay.

Tần Kỳ mừng rỡ bảo hai em đai nịt gọn ghẽ và dặn rằng :

- Nhị vị hiền đệ đừng mang khí giới, chỉ đem theo cung tên giả đò như đi săn thỏ tình cờ gặp mọi người. Ngu huynh đi trước nhé! Tử Long đi về
hướng nào?

Tần Kiện nói :

- Y theo hướng đồi cây ngọn suối, có cả tứ muội cùng đi. Có e Vân Anh thuật chuyện với song thân không?

Tần Kỳ lắc đầu :

- Không sợ! Ngu huynh sẽ dặn tứ muội sau.

Nói đoạn Tần Kỳ ra thẳng tàu ngựa sai trang đinh thắng ngựa đi trước,
ngược lên ngọn Hoàng Thạch Khê thì quả nhiên thấy Tử Long, Mai Nương và
Vân Anh đang ngồi trên phiến đá lớn, thảnh thơi giữa nơi nội cỏ ngàn
cây. Cảnh sắc hữu tình cũng làm tăng vẻ kiều diễm của nàng Mai Nương
kiếm khách.

Tần Kỳ ngây ngất kín đáo nhìn người đẹp, nhưng cơn bão tố lại nổi ngay
trong tâm chàng vì Cam Tử Long mỹ mạo uy dũng ngồi bên Mai Nương quả rất xứng lứa vừa đôi.

Nhảy xuống ngựa, Tần Kỳ thản nhiên thi lễ cũng Cam, Lã.

Cam Tử Long điềm đạm nói :

- Chẳng hay tôn huynh đi đâu qua đây vậy?

Tần Kỳ tươi cười :

- Tôi qua bên Lý gia thôn tìm người bạn từ hồi sớm, nhưng anh ta vào
thành từ hôm qua, thấy còn sớm định rẽ vào đây ngồi chơi chẳng ngờ lại
gặp quý vị. Tôn huynh đi săn đó ư? Được mồi nào chưa?

Cam Tử Long mỉm cười :

- Đem cung tên theo phòng gặp mồi bắn chơi, chứ tôi không chú ý săn.

Mai Nương cất tiếng oanh vàng :

- Tần tôn huynh đi gần hay xa mà đem theo cả khí giới vậy?

Nghe giọng Mai Nương êm như tiếng nhạc ru bồn, Tần gia Nhất Long choáng váng tâm thần :

- Lý bằng hữu muốn rèn cặp đoản thiết kích nên tôi đem theo định ý cho y lấy mẫu.

Mai Nương đon đả :

- Hôm khánh thọ được xem tôn huynh trổ tài kích pháp thập phần linh
diệu, dữ dội chẳng khác chi Điển Vi thời Hậu Hán tái sanh. Tôi vẫn
thường nhắc với Cam sư huynh bữa nào yêu cầu tôn huynh biểu diễn lại cho được lãnh hội đôi phần.

- Nữ hiệp quá khen, so sánh sao được với kiếm pháp tuyệt luân của nhị vị!

Từ nãy, Tần Vân Anh lẳng lặng nghe mọi người nói chuyện liền hồn nhiên xen vào :

- Hay là sẵn cung tên đây trưởng huynh cùng Cam huynh thử tập bắn chơi rồi diễn kích pháp cho vui.

Mai Nương nở nụ cười duyên dáng khen :

- Phải đó! Giữa khung cảnh êm dịu này, xạ tiễn và múa kích tuyệt đẹp. Tần muội nói phải lắm.

Tần Kỳ nghĩ thầm: “Ta đang muốn thách thức các ngươi chẳng ngờ các ngươi lại cố ý đòi hỏi thì càng hay chớ sao! Đỡ tốn công bày đặt trận đấu!”
Nhưng chàng cũng vờ vĩnh :

- Tôi chỉ e múa rìu qua mắt thợ thôi.

Mai Nương đáp :

- Chúng ta là con nhà võ, biểu diễn, trước là luyện tập học hỏi thêm,
sau là múa vui. Tần tôn huynh bất tất phải câu nệ. Phải không Cam sư
huynh?

Cam Tử Long mỉm cười trách khéo :

- Sư muội chỉ hay bày trò bắt người chảy mồ hôi để riêng mình thảnh thơi đóng vai khán giả thôi.

Tần Kỳ tháo cây thiết cung đeo trên lưng ra và hỏi Tử Long :

- Tôn huynh dùng cung gì vậy?

Tử Long với lấy cây mộc cung để trên phiến đá :

- Cung này tôi mượn của Tần lão anh hùng vẫn bầy trên khách đường đó.

- Có vừa tay không! Hay là dùng thiết cung này vậy?

Nói đoạn, Tần Kỳ đưa cây thiết cung sơn đỏ cho Cam Tử Long coi.

Họ Cam cầm lấy xem qua :

- Thứ nào dùng cũng được, miễn là bắn trúng đích. Nếu chỉ quen dùng một thứ cung, tôi e bất lợi cho người bắn.

Tuy nói vậy nhưng cầm qua cây thiết cung, chàng cũng khen thầm Tần Kỳ có sức khỏe mới dùng nổi thứ võ khí mạnh mẽ đó.

Mai Nương nhìn quanh hỏi :

- Nhị vị định lấy gì làm đích?

Hai người chưa kịp trả lời thì từ xa có hai kỵ sĩ song song phi kiệu nhỏ tới.

Vân Anh la lớn :

- Kìa, nhị huynh và tam huynh!


Cam, Lã nhìn theo Vân Anh, nhận ra hai anh em Tần Khang và Tần Kiện. Hai người phi tới nơi nhảy xuống ngựa chào hỏi. Tần Khang nói :

- Chúng tôi săn thỏ ngang qua đây tưởng ai xa lạ chẳng ngờ lại là quý
vị. Bữa nay trời đẹp mà hiếm thú rừng quá. Cam tôn huynh và huynh trưởng định bắn gì vậy?

Tần Kỳ nói :

- Lã nữ hiệp ra lệnh cho Cam đại hiệp và ngu huynh thử xạ tiễn làm vui.

Mai Nương đon đả :

- Thêm hai tay cung nữa thi tài, mấy khi được đông đủ cả như hôm nay!

Tần Khang tháo cung ra :

- Xin miễn, anh em tôi không thạo môn này, nhưng sẵn cung đây xin Cam tôn huynh lựa cho vừa tay.

Cam, Lã nhận thấy Nhị Long và Cam Long cũng dùng thiết cung, đều khen
thầm người nào người nấy cũng có dũng lực. Tần Kiện tháo cung tên của
mình ra dựng trên mặt cỏ :

- Nào, nhị vị lựa chọn và khởi sự cho tiểu đệ xem nhờ với.

Thoạt đầu Cam Tử Long tưởng Tần Kỳ ngẫu nhiên qua đây nên không hề chú ý nhận xét. Nhưng từ lúc Tần Khang và Tần Kiện tới, cả hai cùng đeo thiết cung mà thoái thác không thiện xạ thì chàng nghi ngờ ngay là ba anh em
họ Tần có ý thách thử chi đây.

Chàng kín đáo nhận xét thấy nhiều lần thấy Tần Kỳ liếc trộm Mai Nương
một cách mê luyến nên dự đoán hiểu được đôi phần, bèn nghĩ thầm: “Bây
muốn trổ tài đàn áp ta để lấy lòng Lã sư muội chứ gì! Được lắm, đã vậy
ta cũng sẵn lòng hầu chúng bây bất cứ bài học võ thuật công phu nào!”

Nghĩ đoạn, chàng vờ liệng cây mộc cung xuống mặt đất, nhấc cây thiết cung của Tần Kiện lên cầm thử :

- Chà! Khá nặng đấy! Hơi trĩu tay thế này khó bắn trúng đích lắm.

Tần Kiện cười :

- Tôn huynh giương thử coi nào!

Im lặng, Cam Tử Long giương thiết cung tròn như vành trăng đầu tháng,
tay tả giả đò hơi lảo đi lảo lại như cầm không vững, tay hữu kéo mạnh
hơn chút nữa, dây cung bị căng quá đứt phựt làm đôi.

Tần Kiện la lớn :

- Khóc quá! Giương đứt dây cung!... Trời ơi!

Tử Long lắc đầu :

- Không phải! Tại dây dòn quá đó. Tôi cầm cơ hồ muốn không vững nữa.

Quay sang Tần Khang, chàng hỏi :

- Cho tôi mượn thiết cung của tôn huynh. Chẳng lẽ dây nào cũng dòn như vậy sao?

Tần Khang lẳng lặng trao cung cho Tử Long. Họ Cam thản nhiên giương mạnh. Phật!... Như vừa rồi, dây cung đứt nữa.

Tử Long dậm chân làm bộ bực tức :

- Ơ kìa! Dây này cũng dòn nốt! Chắc nhị vị ít dùng nên lâu ngày dây cung bị mất sức dẻo dai. Thôi, tôi dùng mộc cung vậy. Cũng may mà nhị vị
không dự bắn, nếu không thì tôi đắc tội lắm.

Nói đoạn, chàng liệng cây thiết cung vô dụng xuống cỏ và lượm cây mộc cung lên, đeo tên lên vai, hỏi Tần Kỳ :

- Nào, chúng ta lấy gì làm đích bây giờ?

Đứng ngoài, Mai Nương hiểu ngay tình hình gay go và Tử Long cố ý bật đứt dây cung để nạt ba anh em Tần gia?

Tần Kỳ tím mặt chưa kịp đáp thì giữa lúc ấy có một bầy én lượn trên không trung.

Tử Long nói :

- Hay là ta bắn đàn én kia! Mời tôn huynh nhả tên trước.

Không nói không rằng, Tần Kỳ ngửa người lên, dáng điệu tuyệt đẹp giương cung tròn như móc bạc.

- Tôi bắn con bay cuối đàn.

Dây cung bật ròn rã, mũi tên vút lên không trung. Chiếc én bay sau cùng rớt xuống trúng tên xiên ngập giữa thân.

Ai nấy đều vỗ tay khen ngợi. Đàn én vẫn vô tình vẫn bay lượn nhởn nhơ.

Tử Long nói :

- Tài thiện xạ của tôn huynh quả như Dưỡng Do Cơ thời xưa!... Kìa chiếc
én mất bạn đang rời đàn tìm kiếm kia kìa. Để tôi hóa kiếp nó đỡ đau khổ
lìa đôi.

Dứt lời, chàng giương mộc cung nhẹ nhàng phát một mũi tên. Chiếc én lẻ
loi rớt xuống trước mặt mọi người. Tràng pháo tay nổ ran. Tần Kỳ khen
lại :

- Cam tôn huynh bắn đẹp như Lý Quảng vậy. Để tôi lấy một con én nữa.

Miệng nói, tay nhả tên luôn. Nhưng Tử Long đã lẹ như chớp phát luôn mũi tên khác bắn gãy đôi chiếc tên của Tần Kỳ vừa buông ra.

- Xin lỗi tôn huynh! Chẳng nên giết thêm nữa tội nghiệp, chúng có đôi cả đấy!

Tần Kỳ mích lòng :

- Nhưng Cam huynh vừa bắn gãy tên của tôi?

Tử Long thản nhiên đáp :

- Xin Tần huynh bắn lại mũi tên của tôi vậy. Nào sẵn sàng.

Chàng bắn luôn phát tên nữa lên trên không. Tần Kỳ vội bắn theo nhưng
chậm rồi. Không trúng, mũi tên bắn trật bay chéo tận đằng xa. Tuy giận
lắm nhưng nhận là họ Cam tài trên mình một bực. Tần Kỳ vái Tử Long :

- Tôi chịu thua rồi. Tôn huynh lượng xá tội múa rìu qua mắt thợ cho.

Tử Long nhũn nhặn đáp lễ :

- Anh em luyện tập chơi, sá chi việc nhỏ mọn ấy? Tại cây cung của tôn
huynh quá nặng đó! Có mạnh nhưng kém lẹ mà thuật xạ tiễn cần phải lẹ.

Tần Kỳ liệng thiết cung cho Tần Khánh :

- Cây cung sắt này vô dụng rồi, không hiểu cặp thiết kích kia có còn
dùng được hay không? Nào, mời Cam huynh thử một trận chơi? Người có quen dùng kích không?

Tử Long đáp :

- Có học qua loa thôi. Nếu Tần huynh nhân dịp muốn mua vui xin nới tay đôi chút nhé?

Lẳng lặng, Tần Kỳ bước tới chỗ con tuấn mã của mình đang ăn cỏ, rút cặp đoản kích trong bao ra liệng cho Tử Long một chiếc.

Tử Long bắt lấy cây đoản thiết kích thấy rất vừa tay nên khen :

- Tần huynh rèn được cặp kích quý lắm, có lẽ nặng tới hai mươi cân một chiếc?

Tần Kỳ đáp :

- Đúng thế. Đồng cặp này vừa trọn năm mươi cân thép tốt.

Từ nãy, Lã Mai Nương nhận thấy tình hình khá gay go trong cuộc đua bắn.
Thái độ khiêu khích của Tần Kỳ cũng không qua được mắt nàng. Nay họ Tần
lại muốn cùng Tử Long đấu kích, tuy nàng hiểu sư huynh nàng bổn tánh rất trầm tĩnh nhưng dù sao cũng là một việc nên tránh.

Tử Long bị lâm vào tình thế khó từ chối cuộc đấu, lẽ nào nàng đứng ngoài đóng vai khán giả thản nhiên sao?

Nghĩ vậy, Mai Nương bèn lên tiếng :

- Tần tôn huynh! Hồi nãy tôi yêu cầu tôn huynh biểu diễn kích pháp chớ có đả động tới cuộc đấu kích đâu?

Đấu độc kích khác biểu diễn song kích, vậy xin bỏ cuộc đấu đi và yêu cầu tôn huynh phô tài song kích thôi.

Tần Kỳ cười :

- Trong bọn chúng ta, chỉ có một tôi đem khí giới theo, không lẽ một
mình biểu diễn tất không hào hứng, bởi vậy tôi yêu cầu song đấu. Nếu nữ
hiệp thấy ngại cho Cam huynh vì lẽ không quen sử dụng đoản kích thì bỏ
cuộc song đấu vậy.

Nói đoạn, Tần Kỳ đưa mắt nhìn Tử Long khẽ mỉm cười. Trước thái độ ấy, Mai Nương thấy bực mình nhưng cố tươi cười :

- Tôn huynh lầm đó! Tôi không hề thấy ngại cho Cam sư huynh. Vả lại ngại nỗi gì? Đây là chỗ người nhà đấu chơi, luyện tập học hỏi thêm người nào kém sẽ chịu thua, đâu phải một trận giao tranh một mất một còn?

Thấy Mai Nương tranh cùng Tần Kỳ, Tử Long xen vào :

- Đấu lấy vui, ngu huynh cũng đang muốn ôn lại đường kích kẻo lâu ngày
xao nhãng hết. Nay bỗng được Tần tôn huynh, một danh thủ kích pháp chỉ
dẫn cho, quả là cơ hội hãn hữu đó!...

Nhìn Tần Kỳ, chàng nói tiếp :

- Nào, xin Tần huynh sẵn sàng, ta cùng nhau đấu vài hiệp, có Lã sư muội cầm trịch.

Tần Kỳ đáp :

- Tôi sẵn sàng rồi, mời Cam huynh cứ việc khởi đấu.

Dứt lời, chàng cầm kích vụt tả, vụt hữu mấy vòng bật thành tiếng gió vun vút rợn người, tọa bộ thủ thế tuyệt đẹp.

- Mời Cam huynh nhập nội.

Cam Tử Long vùng kích bái tổ, đoạn nhảy vào đâm thẳng mũi kích nhằm bụng đối phương.

Ung dung, Tần Kỳ gạt bật ngọn kích địch sang bên rồi hất ngược lưỡi kích vào cổ họ Cam. Tử Long tọa bộ nhường khí giới địch vút qua đầu, đồng
thời chém luôn một ngọn quơ ngang đầu gối đối phương.

Tần Kỳ thâu kích về gạt nhập nội tiện tay, trong lúc hai đối thủ đang
gần nhau, đánh thốc luôn một lưỡi đốc kích vào cằm địch thủ. Đó là thế
“Càn Long Truy Hổ” rất lợi hại trong đoản kích pháp. Thế đòn vừa lẹ vừa
mạnh, vì cái lưỡi kích ngàng ngay chỗ tay cằm chém bửa vào mặt và đầu
lười kích đó nhọn hoắt xiên vào yết hầu địch thủ.

Tử Long khen thầm Tần Kỳ lợi hại. Tuy xưa nay chỉ dùng trường kiếm,
nhưng chàng học đủ thập bát ban võ nghệ, môn nào cùng thạo chớ không
chuyên hẳn về một kiếm pháp, cho nên trước mặt Tần Kỳ lợi hại về môn
kích, chàng không luống cuống, ăn đòn trả đòn luôn khiến họ Tần cũng
phải ngạc nhiên.

Sở dĩ Tần Kỳ dùng thế độc là cốt ý đàn áp ngay đối phương, cờ gặp tay
cao, Tử Long cũng đưa lưỡi kích ở chỗ tay cầm gạt lại, thành thử hai đấu thủ cùng đánh đòn gần.

Hai đốc kích do hai cánh tay cứng như sắt, cầm chặn nhau đẩy mạnh. Hầu
như đồng sức, hai đấu thủ xoay tròn không chịu nhường bước.

Thử sức một hồi, biết Tần Kỳ khỏe lắm. Tử Long vận dụng nội ngoại công
phu gồng lên, đưa thẳng cánh tay ra trước mặt đẩy bật Tần Kỳ ra phía
sau. Bộ tấn của họ Tần mất thẳng bằng đành chịu nhường bước để Tử Long
đẩy bật đi năm, sáu bước. Thua keo đầu, Tân Kỳ hoa kích xông vào tấn
công luôn. Tử Long chống trả kịch liệt. Đánh dư hai trăm hiệp hiệp, Tần
Ký lần lần đuối sức, mồ hôi đã ra như tắm, miệng thở hồng hộc lùi dần
dần, trong khi Tử Long nét mặt cẫn thản nhiên, hô hấp đều hòa như lúc
mới khởi đầu. Không muốn để Tần Kỳ mất thể diện, Tử Long nhảy vút ra
khỏi chiến.

- Thôi, xin ngừng tay, đấu giao hữu thế đủ rồi!

Bực mình, Tần Kỳ muốn liều mạng đấy nữa nhưng Tử Long đã liệng trả cây đoản kích, rút khăn tay ra lau mồ hôi trán.

Tần Kỳ bắt lấy ngọn kích gượng gạo :

- Không ngờ Cam huynh lại là hảo thủ về kích pháp, sức mạnh vững như Thái Sơn, tôi xin thua...

Tử Long nhã nhặn ngắt lời :

- Không phải, Tần huynh không thua sở dĩ đứng không vững vì đế ủng da đạp nhiều trên cỏ bị trơn đó thôi.

Lã Mai Nương cũng lỡ lời cho Tần Kỳ khỏi mích lòng :

- Nếu không nhờ Tần tôn huynh bữa nay thì ít khi được coi trận đấu kích hào hứng đến như vậy.

Biết là Song hiệp có nhã ý giữ thể diện cho mình, Tần Kỳ vừa buồn vừa
tức, nhưng biết làm sao? Đành thâu nhập cung tên đeo lên vai. Gài cặp
đoản kích vào bao rồi mời mọi người về Tần gia trang luôn thế.

Mai Nương biết ý nói :

- Ba vị tôn huynh cứ về trước, chúng tôi còn ngồi nghỉ ở đây lát về sau.

Sau trận đấu kích hôm ấy, Cam, Lã bảo nhau chẳng nên nấn ná lại Tần gia
trang nữa, bèn sửa soạn từ biệt Quá Vân Long Tần Khánh lên đường.