Lã Mai Nương Truyện Full

Chương 10: Thử khách anh hùng, đôi lứa đẹp lương duyên Lập kế cướp hàng, tiêu sư đành uổng mạng

Bốn người về đến quán trọ Chấn Hưng, chủ quán rất đỗi mừng rỡ :

- Thấy nhị vị đi mãi không về tôi đang định lên trình quan.

Lâm thái thái nói :

- Tên ác tặc đó trốn vào Thiên Sơn tự nhưng lại chạy thoát rồi.

Chủ quán và mọi người lân cận lúc đó đã tới hỏi thăm, đều ngạc nhiên :

- Ủa, hòa thượng Thiên Sơn tự đều võ dũng mà không giúp nhị vị bắt tên giặc đó sao?

Lâm thái thái cười :

- Nói thì dễ dàng, hành động thì rất khó. Tuy các hòa thượng đã tận lực
giúp, nhưng tên tặc đạo võ nghệ cao cường nên tẩu thoát như thường.

Mọi người nghe nói đều lắc đầu lè lưỡi không ngờ tên gian đạo lại võ
dũng dường ấy. Các hòa thượng Thiên Sơn tự xưa nay nổi tiếng vô địch mà
cũng không bắt nổi.

Thấy Lã Mai Nương và Cam Tử Long oai dũng hiên ngang, ai nấy đều chú ý nhìn. Chủ quán toan hỏi thăm thì Lâm thái thái đã nói :

- Chúng tôi gặp hai người bạn, cần đi ngay. Vậy xin trả tiền phòng trọ.

Chủ quán nói :

- Tôi không dám tính tiền đâu. Nếu không nhờ lão mẫu và cô nương thì đêm qua bổn quán đã bị cướp rồi. Chuyến sau, chừng nào nhị vị qua Túc Kỳ
châu thì sẽ tính luôn thể.

Lâm thái thái không nghe, để mấy lượng bạc lên quầy hàng rồi cùng Lâm
Hồng Vân lên lầu lấy hành lý từ tạ mọi người theo Cam, Lã đi thẳng.

Mọi người nhìn theo. Một người nói :

- Lạ quá, sao bốn người này lại cưỡi ngựa có dấu hiệu của quan quân? Chắc có uẩn khúc chi đây!...

Song hiệp và mẹ con Lâm gia về tới quán trọ cũ buộc ngựa vào gốc liễu bước lên thềm.

Chủ quán và tiểu nhị cùng chạy ra đón.

Tử Long nói :

- Cứ để mấy con ngựa ở đó, lát nữa quan quân sẽ tới đem về huyện. Dọn thêm phòng bên để nhị vị đây cùng trọ.

Thấy chủ quán ngạc nhiên chăm chú nhìn họ Lâm, Mai Nương nói ngay :

- Bá mẫu và thơ thơ đây cùng chúng tôi thám hiểm Thiên Sơn tự đêm qua.

- Mọi sự hoàn hảo cả chớ, thưa đại hiệp?

- Nhờ phúc ấm toàn dân Túc Kỳ châu, việc Thiên Sơn tự hoàn hảo cả rồi. Đêm qua khu phố này có bị quan quân làm rộn không?

Chủ quán đáp :

- Thưa không. Huyện quan bổn châu rất minh mẫn, ba vị giáo đầu cũng rất
mẫn cán, công việc thi hành êm ả, trừ người trong quán ra, bà con lối
xóm không ai biết việc chi cả. Mời quí vị vào rửa mặt và dùng điểm tâm,
tôi vẫn chờ.

Bốn người liền lên lầu rửa mặt thay áo, ăn sáng xong nghỉ ngơi đến gần
trưa thì lính huyện cầm thiếp của huyện quan tới mời dự tiệc trưa.

Cam, Lã và mẹ con Lâm thái thái cho lính dắt ngựa về trước rồi vận áo dài thuê kiệu và thẳng huyện nha.

Thái tri huyện là người Hán, mệnh danh là Văn Trí, thi lễ xong mời bốn
người vào hậu đường giới thiệu cùng phu nhân, chia ngôi chủ khách chuyện trò.

Thái Văn Trí nói :

- Nhờ uy võ của nhị vị nên bổn huyện mới khám phá ra vụ gian tích lớn
này, công ơn thiệt vô bờ bến. Chẳng hay vì lẽ gì mà quí vị biết được
hành động trái phép, phạm giới của bọn ác đầu đà trong chùa?

Cam Tử Long đem việc theo dõi vụ huyết án bên Khương gia thôn theo tên
Bành Khoát Hải nên tình cờ khám phá ra vụ Thiên Sơn tự kể lại. Lâm thái
thái và Hồng Vân nghe Song hiệp nhắc tới Bành Khoát Hải thì giựt mình
kín đáo nhìn nhau. Cam, Lã thấy vậy nhưng không tiện hỏi tại chỗ.

Nghe chuyện, Thái Văn Trí nói :

- Bổn chức vốn trọng các bậc kỳ tài, thường nghe đại danh Song hiệp bên
Cam gia trại, không ngờ lại hân hạnh được gặp nơi đây. Trong vụ Thiên
Sơn tự nếu không nhờ uy võ của nhị vị, thì có lẽ phải huy động đến lực
lượng Tây An phủ mà vị tất đã bắt được toàn thể nội bọn này đêm qua.

Tử Long khiêm tốn :

- Chúng tôi là khách giang hồ, không thể bỏ qua sự bất bình. Thật ra
cũng nhờ ở tài đức của đại quan, sau khi loại bọn ác đầu đà Pháp Quang,
dân chúng miền này sẽ còn an vui hơn trước nhiều.

Trong khi mọi người đang chuyện trò thì ba vị giáo đầu y phục chỉnh tề vào tới hậu đường thi lễ.

Thái Văn Trí n :

- Bữa tiệc trưa nay có cả ba vị giáo đầu cho thêm phần tương đắc. Nào, xin mời...

Mọi người theo huyện quan sang thực phòng làm việc.

Trong khi ăn uống vui vẻ, Thái Văn Trí hỏi Cam, Lã hai người :

- Ngoài mục đích du hiệp, nhị vị có việc chi không mà qua khu vực này?

Tử Long nói :

- Thưa có, chúng tôi muốn kiếm một người...

- Ai vậy? Đại hiệp cứ dạy, các giáo đầu đây là người cũng từng đây đó
nhiều nơi, may ra giúp ích được điều gì chăng? Chẳng hay người đó là ai
vậy?

Tử Long chậm rãi nói :

- Nhân vật chúng tôi muốn gặp không ở trong giới quan trường. Y là một
tên tặc đạo hữu danh mà trước đây, trên mười năm hoành hành dọc theo dãy Vạn Lý trường thành và ngay khu vực này cũng trong vòng hành động của
y. Nếu còn sống, người đó năm nay trạc ngoại tứ tuần.

Thái Văn Trí nói :

- Bổn chức đổi về Túc Kỳ châu mới được ba năm, nhưng Trần giáo đầu là
người đứng tuổi hiểu biết nhiều về khu vực này, chẳng hay có ý kiến gì
không?

Suy nghĩ giây lát, Trần Thường nói :

- Đại hiệp có biết hình dáng y thế nào không?

Tử Long nói :

- Cao lớn, vạm vỡ, diện mạo dữ tợn, da đen sần sùi, mắt lồi, râu quai nón, tiếng nói như lệnh vỡ, võ nghệ tinh thông...

Trần Thường khẽ gật đầu :

- Vào quãng một giáp trước đây, hồi đó tôi làm giáo đầu ở Lam Châu, có
nghe danh một tên độc cước đại đạo, đã từng gây nhiều vụ cướp bóc lưu
huyết lớn. Trong giới lục lâm, hỗn danh của y là Hắc Sát Cô Thần họ Tăng nhưng không biết tên là gì. Chính tôi cùng nhiều bạn đồng nghiệp đã
được lệnh truy nã nhưng không đoạt được kết quả tốt vì Hắc Sát Cô Thần
bản lãnh ghê gớm, tài phi thiềm tẩu bích có lẽ cực kỳ siêu việt nên đi
không ai biết, về chẳng ai hay, biến hiện vô chừng như ma quỷ vậy. Ba
năm sau, tôi đổi lên Trương Gia Khẩu, lại nghe tiếng y hoạt động ở ngoài cửa quan, một thời gian ngắn rồi y đi biệt tích. Ở Trương Gia Khẩu được hơn một năm, tôi xin đổi về Tây An phủ thì Tăng cường đạo đã hoành hành tại miền này rồi. Các cuộc truy nã đều vô hiệu. Sau đó tôi vè Túc Kỳ
châu làm trưởng giáo đầu. Tuy vẫn liên lạc với nhiều bằng hữu ở Lan Châu và Tây An, trong khoảng bốn năm nay không nghe ai nhắc tới Hắc Sát Cô
Thần nữa. Y đi phương khác rồi chăng? Nhị vị đại hiệp có biết tên y là
gì không?

Tử Long gật đầu :

- Tăng Tòng Hổ!

Trần giáo đầu tiếc rẻ :

- Hồi đó nếu gặp nhị vì có chắc bắt được nó dễ dàng!

Mai Nương phì cười :

- Hồi đó còn ít tuổi chưa được phép sư phụ xuống núi.

Lâm thái thái nói :

- Nghe chuyện Tăng Tòng Hổ từ nãy, tôi nhớ rằng lúc sanh thời, cố tiện
phu đã có vài lần gặp y trên đường Đồng Quan, Khai Phong và Lạc Dương.
Tiếc rằng người đã quá cố rồi nếu không cũng giúp được Bạch Dương song
hiệp phần nào.

Theo như lời Cam đại hiệp tả tướng mạng họ Tăng không khéo y là tên lão
tặc mẹ con tôi rượt ở Chấn Hưng điếm đêm qua. Tên đó vượt thành chạy
theo hướng Thiên Sơn tự rồi mất hút. Bởi vậy chúng tôi mới vào thám hiểm ngôi thiền viện ấy và gặp quí vị.

Lã Mai Nương nói :

- Thưa bá mẫu không phải. Tên lão tặc thông đồng với bọn đầu đà Pháp
Quang đích danh là Bành Khoát Hải và y đã lẹ chân tẩu thoát rồi...

Lâm thái thái và Hồng Vân cùng giựt mình thốt lên một tiếng :

- A! Đích nó chính là Bành Khoát Hải!

- Dạ, bá mẫu cũng biết tên lão tặc đó?

Lâm thái thái gật đầu :

- Biết danh nhưng không biết mặt, bởi vậy gặp kẻ thù mà chẳng nhận ra. Nhị vị có biết Bành tặc ở đâu không?

- Y ở Bành gia trại bên Hoa Châu là nơi tiện nữ và Cam sư huynh sắp tới đó.

- Mẹ con tôi cùng đi.

Thái tri huyện nói :

- Quí vị có cần đến sự giúp đỡ của quan quân bên Hoa Châu không? Bổn chức có phương tiện giúp.

Cam Tử Long đáp :

- Việc chưa biết thế nào, chúng tôi không nói trước.

Thái Văn Trí bèn lấy tấm danh thiếp biên mấy chữ giới thiệu các hiệp
khách với quan sở tại Hoa Châu rồi trịnh trọng đưa cho họ Cam.

Tiệc tan, Thái phu nhân có nhã ý sai kiệu trong huyện đưa bốn người về tận quán trọ.

Thưởng cho kiệu phu xong, bốn người lên thẳng trên lầu bỏ áo dài rồi tụ tập bên phòng Cam, Lã chuyện trò.

Lâm thái thái hỏi hai người :

- Chắc nhị vị muốn biết lý do mối thù của mẹ con tôi và tên Bành tặc bên Hoa Châu? Tìm ra dấu vết y là một sự hãn hữu. Nếu không gặp nhau chắc
chắn tôi và tiện nữ Hồng Vân còn mất nhiều thì giờ may ra mới đạt được
mục đích báo thù xưa.

Cam Tử Long nói :

- Dạ bá mẫu cứ kể cho nghe.

* * * * *

Ngày trước kia ở Tây An phủ có một thiếu nhi mồ côi tên là Lâm Diên Khánh, làm công cho tiệm trà Liên Hương.

Dáng người trầm bẫm phục phịch, Diên Khánh rất khỏe mạnh, làm việc lanh lẹ chăm chỉ nên được chủ nhân quí mến.

Đến năm họ Lâm mười ba tuổi, dũng lực càng tăng sức làm việc chẳng kém
chi người lớn nên được chủ nhân cất nhắc lên việc đi nhận hàng và giao
hàng cho mấy người làm công thâm niên.

Lâm Diên Khánh được chủ tiệm quý mến tin cậy bao nhiêu thì trái lại bị
các công nhân khác lớn tuổi trong tiệm ghen ghét bấy nhiêu.

Chúng kết bè hoặc bắt nạt, hoặc tìm cách hại Diên Khánh muốn để cho chỉ nhân mất tín nhiệm.

Một hôm Lâm Diên Khánh cùng mấy người tài phú giao một trăm thồ trà cho các ghe buôn đậu bên bờ sống.

Gặp mùa nước xuống, các mạn ghe đều bơi thấp hơn bờ sống. Bọn phu phải
vác thồ hàng từ bờ sông qua một chiếc cầu bằng ván bắc xuống tận mạn
ghe.


Trông thấy tên phu khệ nệ ì ạch mới vác nổi thồ trà qua cầu xuống ghe, Diên Khánh lấy làm tức cười.

Trong bọn tài phúc có một người ghét họ Lâm, thấy y cười bèn bĩu môi bảo rằng :

- Ngươi là đồ tiểu nhi, miệng còn hơi sữa mà dám quen thói láo xược chế riễu người lớn! Có giỏi bây làm việc như họ thử coi!...

Lâm Diên Khánh nghiêm nét mặt :

- Nếu là phu vác thì tôi sẽ làm một công việc hay hơn khuân vác nhiều.
Lý đại ca không cần ghen tị với tôi. Cùng là công nhân với nhau cả, cơm
ăn tiền lấy, đố kỵ có lợi ích gì đâu.

Tài phú họ Lý tức đỏ mặt, sừng sộ :

- A! Thằng nhãi này định nói móc ta phải không?

Lâm Diên Khánh đủng đỉnh :

- Tôi có lợi gì mà nói móc đại ca. Không tin, tôi thử cho coi. Nếu không kỳ lạ thì một đền mười.

Họ Lý nghĩ bụng: “Thằng nhỏ này khoác lác! Dù sức khỏe cũng chẳng làm
việc được bằng tên phu chuyên môn khuân vác”, bèn bảo Diên Khánh rằng :

- Ờ ngươi thử ta coi!

Không nói không rằng Lâm Diên Khánh chạy ra xe ghé vai vác một thồ trà
nhẹ nhàng như không, đi vùn vụt qua cầu ván xuống ghe. Trở lên bờ họ Lâm vác một thồ trà khác đặt lên đầu cầu rồi co chân đạp mạnh. Thồ trà lăng như bánh xe qua cầu rớt xuống ghe. Hai người phu đứng gác dưới ghe chỉ
có việc xếp thồ trà đặt cho có thứ tự. Lâm Diên Khánh đạp luôn một lúc
năm cái thồ trà như vậy rất dễ dàng dưới sự ngạc nhiên của mọi người.
Bọn phu khuân vác hàng hóa ở bến sông xúm lại xem, thích chí vỗ tay khen ngợi cho rằng họ Lâm có luyện tập võ nghệ nên cặp giò mới khỏe như vậy.

Thật ra, Lâm Diên Khánh có biết võ nghệ là gì đâu! Y chỉ biết mình có
cặp giò khỏe, và làm nổi việc y vừa biểu diễn cho Lý tài phúc coi để tỏ
ra mình không khoác lác. Mới mười ba tuổi đầu, tuy thân hình trời phú
cho lớn hơn trẻ thường nhưng tánh tình vẫn chưa ra ngoài mức hồn nhiên.

Đạp các thồ trà xuống ghe xong, Lâm Diên Khánh quay lại chỗ cũ bảo tài phú Lý :

- Đấy, đại ca coi, Diên Khánh này có khoác lác đâu?

Họ Lý cứng miệng không nói gì được nữa, nhưng từ đó càng thù ghét Diên Khánh hơn.

Khi nghe chuyện Diên Khánh đạp thồ trà, chủ tiệm Liên Hương lấy làm
thích thú bèn giao hẳn trách nhiệm trong coi tất cả các thồ trà xuống
ghe cho lão Triệu và Lâm Diên Khánh. Nhân viên trong tiệm có cảm tình
với họ Lâm và những người quen thuộc ở bến sông đều gọi đùa Lâm Diên
Khánh là Tiểu tài phú. Do đó Lý tài phú và mấy tên đồng bọn càng đâm
ghen tức, định bụng tìm dịp đánh cho Diên Khánh một trận, muốn ra sao
thì sao.

Hôm Tết Trung nguyên, Triệu tài phú cùng Lâm Diên Khánh đi coi đoàn hát
bội từ Bắc Kinh tới, lúc về trời đã tối sẫm, bị Lý tài phú và đồng bọn
gây sự đón đánh. Lão Triệu bị trọng thương. Lâm Diên Khánh nóng lòng đạp Lý tài phú chết ngất.

Tưởng y chết thật, Diên Khánh bỏ đi trốn. Vừa đi vừa nghĩa không hiểu
chủ nhân tiệm Liên Hương có biết cho nỗi tình ngay lý gian của mình mà
gỡ tội cho không...

Đang khi suy nghĩ, bỗng tiếng vó ngựa lộp cộp dồn dập phía sau khiến
Diên Khánh giựt mình trở về thực tế. Chết rồi! Quan quân truy nã tới nơi rồi...

Khi vó ngựa tới gần nhìn kỹ thì ra là một kỵ sĩ, Diên Khánh vuốt ngực thở phào.

Kỵ sĩ nọ cho ngựa chạy kiệu nhỏ tiến lên ngang hàng cất tiếng hỏi :

- Thiếu nhi! Đi đâu vội vàng thế?

Diên Khánh ngừng tiến, kỵ sĩ cùng kềm ngựa đứng hẳn lại :

- Thiếu nhi có nghe ta hỏi gì không?

Người giọng nói ấm áp của kỵ sĩ Diên Khánh đỡ sợ, chắp tay chào :

- Thưa, tiểu điệt đi về... đằng kia...

Kỵ sĩ ôn tồn nói :

- Đàng kia là đâu? Ngươi có biết chỉ một quãng đường nữa là toàn rừng núi hoang vu nguy hiểm không?

Bản tánh thiệt thà Lâm Diên Khánh đứng đờ người ra không biết trả lời sao.

Như đoán được ý nghĩ của Diên Khánh, kỵ sĩ nhảy xuống ngựa cầm tay họ Lâm ôn tồn hỏi :

- Vì lẽ gì mà hiền điệt phải đi trốn? Nói thật ta nghe may ra ta giúp đỡ được cho phần nào!... Đừng sợ.

Cảm động, Diên Khánh ôm mặt khóc hu hu. Lát sau chùi nước mắt, chàng đem việc làm công cho tiệm Liên Hương và bị bọn Lý tài phú ghen ghét gây sự như thế nào kể rành mạch một lượt.

Kỵ sĩ mỉm cười vuốt tóc Diên Khánh mà rằng :

- Ta là bảo tiêu sư Công Tôn Thành bên Đồng Quan. Hiền điệt khá theo ta, ngoan ngoãn chăm chỉ ta sẽ truyền võ nghệ cho, sau này mới có đường
tiến thủ.

Lâm Diên Khánh mừng rỡ vội vàng quỳ lạy tạ ơn thâu nhận.

Công Tôn Thành đỡ Diên Khánh dậy :

- Nào, phải đi ngay kẻo lỡ độ đường!

Nói đoạn kỵ sĩ lên lưng ngựa, cúi xuống đưa tay cho Diên Khánh cầm kéo bổng lên ngồi trên mông ngựa.

Hai người ngày đi đêm nghỉ không bao lâu về tới Đồng Quan.

Nguyên Công Tôn Thành là đồ đệ phái Côn Luân, nổi danh trong giới giang
hồ với tước hiệu Náo Sơn Hổ, sử dụng cây đao to bản xuất quỷ nhập thần,
khiến bọn lục lâm đại đạo trong ba tỉnh Thiểm Tây, Sơn Tây và Hà Nam đều khiếp đởm.

Về sau, chán cảnh phong trần, Công Tôn Thành trở về sinh quán ở hẳn Đồng Quan, cùng bằng hữu là Vương Đạt mở ngôi bảo phiêu cuộc lấy tên là
Thành Đạt Tam Khu Tiêu Cục, chuyên bảo lãnh cho các đoàn khách thương
trên đường Đồng Quan - Khai Phong Phủ và Đồng Quan - Lạc Dương Phủ, ai
ai cũng đều biết tiếng. Mỗi chuyến các đoàn xe hàng có cầm cờ hiệu Đồng
Quan Thanh Đạt thì bọn lục lâm đều kiêng nể mà không dám dòm ngó. Bởi
vậy, khách hàng đông đảo hơn các phiêu cục khác. Công Tôn Thành và Vương Đạt làm việc không xuể, phải mướn thêm người, làm ăn rất phát đạt.

Công Tôn Thành không có con nên có ý muốn tìm dưỡng tử.

Sau một thời gian thử thách, Công Tôn Thành lấy làm quý mến Diên Khánh
bèn nhận làm nghĩa tử, đem hết tài nghệ bình sanh ra truyền dạy Lâm Diên Khánh có cặp giò thiên phú cực kỳ dũng mãnh. Công Tôn Thành bèn chuyên
luyện cho nghĩa tử về môn cước bộ là ngón sở trường của các võ phái miền Bắc.

Lâm Diên Khánh bổn tánh thật thà, chăm chỉ, một mặt hầu hạ vợ chồng Công Tôn Thành có phần hiếu nghĩa hơn con đẻ, một mặt chịu khổ luyện suốt
mười năm trường không hề xao lãng.

Đến năm hai mươi ba tuổi, họ Lâm nghiễm nhiên thành trang hảo hán cường
tráng vô địch, không những các tiêu sư trong Thành Đạt Phiêu Cục đều
chịu thua, mà ngay cả đến các võ sư khắp thành Đồng Quan đều bái phục.
Trong các trận đấu giao hữu, không một võ sư nào đỡ nổi đến ngọn cước
thứ ba của Lâm Diên Khánh, mà không khỏi rùng mình sởn gáy xin hàng. Bởi vậy họ đặt cho họ Lâm tước hiệu Thiết Cước Hổ.

Từ ngày Lâm Diên Khánh thành nhân, chàng cáng đáng hết mọi việc của Công Tôn Thành, điều khiển phiêu cuộc thập phần hoàn hảo. Náo Sơn Hổ năm ấy
đã ngoài ngũ tuần, an tâm hưởng thú điền viên.

Nhờ đến vụ đạp chết Lý tài phú khi xưa, Lâm Diên Khánh vẫn không được
hài lòng, bèn xin phép nghĩa phụ qua Tây An phủ thăm chủ cũ, mới biết Lý tài phú chưa chết và lão Triệu vẫn còn làm cho tiệm trà như cũ.

Lâm Diên Khánh bèn kể chuyện gặp tiêu sư Công Tôn Thành nhận làm nghĩa phụ rồi theo học võ nghệ cho chủ tiệm và lão Triệu nghe.

Ở chơi Tây An phủ vài ngày, thăm viếng các người quen thuộc cũ xong xuôi, Diên Khánh mới trở về Đồng Quan.

Vừa về tới nhà thì gia nhân đã nói với chàng :

- Có một người từ xa tới tìm công tử đã hai hôm nay rồi, hiện còn đang nói chuyện với lão gia trên khách phòng.

Lâm Diên Khánh hỏi :

- Người có nghe nói người ấy kiếm ta có việc gì hay không?

- Con không rõ. Công tử cứ lên đại sảnh sẽ biết.

Đưa cương ngựa cho gia nhân, Lâm Diên Khánh qua sân lên sảnh đường quỳ
lạy Công Tôn Thành trình diện đã trở về, và thi lễ cùng khách lạ trạc
tam tuần, vóc người cao lớn lực lưỡng.

Công Tôn Thành nói :

- Thạch Tấn tiên sinh đây từ Thái Nguyên tới được hai hôm, ý muốn nói chuyện riêng gì với con đó.

Lâm Diên Khánh quay sang hỏi Thạch Tấn :

- Chẳng hay Thách tráng sĩ có điều chi dạy bảo.

Thạch Tấn khoanh tay đáp :

- Nghe đại danh Thiết Cước Hổ, vô địch Đồng Quan nên tôi mạo muội không
ngại đường xa đến đây xin hảo hán chỉ giáo cho một vài đường quyền cước.

Diên Khánh nhũn nhặn :

- Chằng qua mọi người quá yêu mến đặt cho tước hiệu đó thôi, thật ra tôi chưa từng dự giải vô địch Đồng Quan bao giờ, e rằng mua rìu qua mắt
thợ, há chẳng làm trò cười cho thiên hạ ru?

Thạch Tấn mỉm cười :

- Bản lãnh như tôn huynh lại thêm đức tánh khiêm tốn, đáng quý biết là
nhường nào. Thật tình tiểu đệ đến đây xin lãnh hội vài đường cước để
được học hỏi thêm. Tôn huynh chớ chối từ.

Lâm Diên Khánh toan khiêm nhượng nữa thì Công Tôn Thành đã nói :

- Tứ hải giai huynh đệ, con nhà võ thường tìm nhau giao đấu, trước là để biết bản lãnh, sau là để làm quen, con bất tất phải khiêm nhượng. Con
nhận lời mới là không phụ lòng tốt của Thạch tiên sinh, chẳng quản đường xa vạn dặm đến Đồng Quan này hội kiến.

Lam Diên Khánh nghe nghĩa phụ dạy bèn nghiêm nét mặt hỏi Thạch Tấn :

- Tôn huynh định thử môn cước bằng cách nào? Văn chiến. Nghĩa là cùng
tiểu đệ tranh luận về kỹ thuật tập luyện, hoặc biểu diễn, hoặc song đấu?

- Chúng ta nên theo đệ nhị cấp biểu diễn, nếu không ai hơn ai, sẽ chuyển sang đệ tam cấp, song đấu phân tài cao thấp.

- Dạ, thế nào cũng được. Tôn huynh chừng nào muốn thử, tiểu đệ cũng sẵn sàng.

- Sáng mai, giờ Tỵ, sẽ xin tới bái lãnh.

- Dạ, được lắm, tiểu đệ xin chờ.

Công Tôn Thành nói :

- Mời Thạch tiên sinh ở lại uống rượư cùng lão phu đàm luận rồi sẽ về, trời còn sớm.

Thạch Tấn đứng lên :

- Đa tạ tấm thịnh tình của lão bá, tiểu điệt ở lại không tiện, vì còn hai người bạn chờ ở ngoài quán. Sáng mai sẽ tới bái kiến.

Nói đoạn, Thạch Tấn cung kính vái chào Công Tôn Thành và Diên Khánh ra về. Họ Lâm đưa khách ra tận cổng ngoài.

Diên Khánh trở vào kể lại việc qua thăm Tây An phủ cho nghĩa phụ nghe và hỏi các công việc nhà trong khi chàng vắng mặt. Hôm sau, Công Tôn Thành tụ tập các nhân viên trong phiêu cuộc lại, chờ xem Thạch Tấn có cặp
cước ghê gớm đến bực nào, mà chịu khó lặn lội từ Thái Nguyên đến Đồng
Quan, tìm Diên Khánh thử tài. Vốn quen về lối luyện cước cho nghĩa tử,
Công Tử Thành đã trữ sẵn mấy thứ dụng cụ cần thiết phòng Thạch Tấn cần
dùng tới.

Đúng đầu giờ Tỵ, Thạch Tấn hùng dũng trong bộ võ phục màu nâu, đi cùng
hai người một già, một trẻ tới Thành Đạt Phiêu Cuộc. Giới thiệu xong và
sau vài tuần trà, Công Tôn Thành mời mọi người ra sân bắt đầu cuộc biểu
diễn. Lâm Diên Khánh vận chiếc áo ngắn, hai cánh tay nở nang, bắp thịt
nổi lên như thừng chảo, ngực nở xệ hẳn xuống, quần đen ngắn tới đầu gối, ống chân quấn xà cạp, chân mang giày mỏng gót. Thạch Tấn cũng bỏ áo
ngoài, toàn thân nở nàng không kém gì họ Lâm, trái lại có phần dầy mình
hơn đôi chút.

Diên Khánh vái Thạch Tấn :

- Biểu diễn bằng cách nào, xin mời tôn huynh khởi đầu.

Thạch Tấn đáp lễ bước ra sân. Hai người đi phụ cũng ra theo, nhìn quanh
thấy trong góc sân bày đủ các dụng cụ, bèn lựa mấy viên gạch cỡ lớn,
đứng cách Thạch Tấn độ bốn sải tay. Họ Thạch ra hiệu. Một trong hai
người đi theo dùng hai tay tung viên gạch lên cao rớt xuống đất nện
huỵch một tiếng không bể. Người thứ hai tung tiếp luôn viên gạch vuông
lớn, chuyến này, Thạch Tấn đưa chân tả chờ viên gạch vừa xuống tới mặt
đất liền đạp úp lên. Lúc nhấc chân ra, viên gạch tan thành bảy, tám
mảnh. Hai người luân phiên nhau tung gạch, Thạch Tấn đổi chân tả, hữu
giẫm nát viên gạch ra thành nhiều mảnh.

Cử tọa vỗ tay hoan hô khen ngợi.

Hai người phụ chọn lấy một phiếu cây lớn bằng chiếc mâm, dài ba tấc,
đóng mớm một cây đinh sắc dài sáu tấc vào chính giữa, rồi giữ dựng đứng
phiến cây lên cao ngang ngực vừa tầm chân. Thạch Tấn từ xa chạy tới co
chân đạp mạnh, cây đinh xiên qua phiến, cây ngạo đến tận chốt. Họ Thạch
biểu diễn luôn hai lần, thay đổi hai chân tả hữu, lần nào người xem cũng hoan hô vang động cả khu sân rộng rãi. Hai người phụ lại khiêng phiến
đá chữ nhật ra giữa sân, đoạn chồng năm viên gạch móng lớn lên trên.
Thạch Tấn tiến lên gần, nhảy vút lên cao hơn đầu người co chân tả đạp
dốc xuống.

Rắc...! Cả năm viên gạch lớn bể tan trên mặt phiến đá.

Thay năm viên khác, họ Thạch lại dùng chân hữu đạp bể tan ra dễ dàng như chân tả.

Biểu diễn xong. Thách Tấn khoanh tay vái Lâm Diên Khánh :

- Sức tiểu đệ chỉ có vậy thôi, nay xin mời tôn huynh phô thần lực.

Lâm Diên Khánh mỉm cười cúi đầu :

- Dạ, tiểu đệ cố theo cho kịp.

Nói đoạn chàng bảo gia nhân dẹp bỏ những mảnh gạch vụn rải rác trên sân
cho gọn ghé. Công Tôn Thành sắn áo đứng lên giúp nghĩa tử biểu diễn theo lối riêng. Lão tiêu sư sai giai nhân bê sáu viên gạch móng đặt xuống
chỗ mình đứng rồi mỏi tay cầm một viên.

Lâm Diên Khánh ra sân đứng cách nghĩa phụ độ năm sải tay mà rằng :

- Con sẵn sàng rồi!

Tức thì, lão tiêu sư dùng sức liệng tuần tự sáu viên gạch lớn lên cao.
Lẹ như chớp, Lâm Diên Khánh phi thân lên lúc tả lúc hữu nhằm đạp trúng
cả đáy viên gạch bể tan ra từng mảnh.

Thạch Tấn thất sắc khen thầm công phu tuyệt đích của họ Lâm. Hồi nãy,
chàng phải nhờ sức trấn áp của mặt đất nền mới đạp bể được gạch. Trái
lại Diên Khánh đạp bể gạch trong không trung, thì sức đạp lẽ tất nhiên
phải mạnh và gắt hơn nhiều.

Công Tôn Thành lực một phiến cây thật chắc đưa cho mọi người xem đánh
mớm chiếc đinh sáu tấc vào chính giữa, rồi nhờ ba vị tiêu sư khác giữ
chặt lấy bốn đầu phiến cây giơ cao lên ngang ngực. Diên Khánh chạy tới
phóng chân đạp, định ngập qua phiến cây, nhưng chính phiến cây cũng bể
luôn làm đôi đánh rắc một tiếng khô khan. Cử tọa hoan hô vang dậy. Thạch Tấn tặc lưỡi lắc đầu kinh dị.

Công Tôn Thành lại đặt hai viên gạch xuống đất, rồi kê một phiến đá xanh dầy hai tấc lên trên. Diên Khánh chồm tới nhảy lên cao hét lên một
tiếng, dộng chân hữu xuống, phiến đá bể hẳn thành hai mảnh.

Thạch Tấn nhận biết là Diên Khánh mạnh và dày công luyện tập hơn mình nhiều, bèn bước tới xá dài :

- Uy danh Thiết Cước Hổ quả rất xứng đáng với tôn huynh, tiểu đệ xin chịu thua, cúi mong tôn huynh tha lỗi múa rìu qua mắt thợ.

Lâm Diên Khánh đáp lễ, tươi cười :

- Tiểu đệ may mắn được cặp giò thiên phú, thật ra công phu luyện tập chẳng qua cũng như tôn huynh đó thôi.

Náo Sơn Hổ Công Tôn Thành cười ha hả bảo mọi người :

- Trong sảnh bày sẵn tiệc rượu, mời quý vị vào tẩy trần. Lão mừng cho Diên Khánh từ nay được kết giao với một người bạn tốt nữa.

Thạch Tấn biết phục thiện, vui vẻ nhận lời. Tiệc rượu giao hữu tan, họ
Thạch từ biệt mọi người về quán trọ, hôm sau lên đường về thẳng Thái
Nguyên phủ. Sau cuộc biểu diễn thiết cước được mười hôm, Lâm Diên Khánh
cùng hai người phụ thuộc áp tải trên hai chục xe hàng đi Phượng Dương
Trấn.

Một hôm đúng ngọ, qua một nơi có mất dãy đồi cây bóng mát, họ Lâm bèn ra lệnh tạm ngừng để ăn trưa. Lát sau, đoàn xe tiếp tục lên đường ra khỏi
dãy đồi cây, thì chợt có một lão hán trạc quá ngũ tuần dáng người hom
hem vác cây mộc côn đi tới.

Nhìn qua lá phiêu kỳ Thành Đại Tam Khu, lão hán quát lớn :

- Xe hàng của bọn nào qua khu Cầm gia ổ thế này? Đường sá ta cho dọn dẹp sạch sẽ đâu phải để cho các người dùng mà không xin phép ta!

Thấy lão già ốm khô ngang ngược, viên bảo tiêu phụ phì cười, chỉ phiêu kỳ :

- Lão già không có mắt hay là điên rồ? Biết điều tránh sang bên kẻo không kịp thở bây giờ!

Nói đoạn ra lệnh cho xa phu cứ đẩy xe đi bừa đâm thẳng vào người chặn đường.

Lão hán không chút sởn lòng, tọa tấn, một tay cầm mộc côn dí đầu côn vào xe hàng khiến hai xa phu ỳ ạch ra sức đổi mà không nhúc nhích được tấc
đất nào cả. Tức giận, viên bảo tiêu phụ liền nhảy xuống ngựa, rút đao ra chỉ mặt lão hán mắng lớn :

- Lão già điên dại muốn chết, đừng có trách ta vô tình nghe!

Dứt lời y nhảy tới bổ thượng một đao vào đầu lão hán, thế đánh hùng hổ
rất mạnh mẽ. Ung dung mỉm cười, lão hán vẫn tay tả cầm mộc côn chống lại xe hàng, xòe bàn tay hữu thành Cương đao gạt nhẹ trúng bảo đao đối
phương. Thanh đao vuột khỏi tay người bảo tiêu phụ văng ra xa hơn
trượng. Lúc đó, Lâm Diên Khánh đi đoạn hậu bỗng thấy đoàn xe không được
lệnh mình mà ngừng tiến, bèn thúc ngực lên xem việc gì thì vừa kịp thấy
lão hán trổ công phu gạt đao. Chành kinh dị không ngờ lão già hom hem
lại có bản lãnh nhường ấy, bèn cất tiếng hỏi :

- Chúng tôi có thù hiểm gì mà lão trượng ra đây gây sự chặn đường vậy?

Nhìn qua thanh niên thấy bộ điệu hùng dũng, lão hán thôi chặn xe đứng thẳng người lên :

- Ta không thèm nói chuyện với những vô danh tiểu tốt, có tên nào là Thiết Cước Hổ thì mau ra đây!

Bực mình vì xưa nay đoàn xe hàng có cắm phiêu kỳ Thành Đạt Tam Khu thì
không hề kẻ nào dám chặn đường gây sự, nay bỗng có ông già đơn thân độc
côn từ đâu tới hô đúng danh mình kiếm chuyện làm mất thì giờ, Diên Khánh nghiêm nét mặt nói :

- Thiết Cước Hổ Lâm Diên Khánh là tôi đây! Người muốn hỏi gì?

Lão hán nhìn họ Lâm từ đầu đến chân :

- A! Thiết Cước Hổ đó ư? Coi bề ngoài khá lắm! Thử xem thiết ở chỗ nào.

Nói đoạn, lão hán liệng cây mộc côn cắm phập xuống mặt đất lún sâu đến
bốn tấc, sau tay áo để lộ ta cánh tay khẳng khiu, bước ra chỗ rộn, hất
hàm hỏi họ Lâm :

- Thiết Cước Hổ liệu có đạp chuyển nổi cánh tay không?

Trông thấy lão hán lao chiếc mộc côn căm phập xuống mặt đất khô cằn,
Diên Khánh khen thầm là người quả có công phu. Nhưng thách mình đạp thử
lên cánh tay khẳng khiu ấy quả thật là ông già khinh thường quá lắm.

Chàng phì cười, xuống ngựa tiến lại gần ông già :

- Lão trượng phu cao danh quý tánh là chi? Từ đâu qua đây?

Lão hán nghiêm sắc mặt :

- Cầm Nguyên Hán, Trại chủ Cầm gia ổ gần đây.

Diên Khánh khẽ cúi đầu :

- Lâm mỗ rất hân hạnh được gặp Cầm lão anh hùng, nhưng chẳng hay người đã nghĩ kỹ chưa mà thách thức như vậy?

Cầm Nguyên Hãn cười ha hà :

- Hành động không suy xét sao gọi là anh hùng! Thế nào, Thiết Cước Hổ có dám đạp cánh tay này không?

Không trả lời, Lâm Diên Khánh nhìn quanh thấy gần đó có hai cây tòng gốc lớn độ hai khoanh, liền chỉ tay hỏi Cầm Nguyên Hãn :

- Cầm lão anh hùng thấy hai cây tòng kia chớ?

- Đã đành, sao?

Lẳng lặng, Lâm Diên Khánh nhảy vụt tới, co chân hữu đạp mạnh vào thân cây tùng đó...

Rắc... Thân cây bị gãy làm hai, cành lá đổ xuống kêu lắc rắc, bụi cát bay mù mịt.

Họ Lâm quay lại hỏi :

- Lão anh hùng đã thấy chưa? Liệu cánh tay của người có đủ sức chịu đựng cái đạp ấy không?

Cầm Nguyên Hãn cười khẩy :

- Không biết, nhưng thử coi!

Nói đoạn, Nguyên Hãn xoạc chân Đinh tấn, thâu nắm tay tả vào bên sườn,
đồng thời đưa ngang cánh tay hữu ra trước mặt, hất hàm bảo họ Lâm :

- Thiết Cước Hổ công phu khá lắm, rất xứng danh, nhưng thử đạp cánh tay này ra sao?

Thấy lão già bướng bỉnh, Lâm Diên Khánh đâm bực mình nên định bụng làm
cho lão sợ chứ không có ý hại, bèn đứng ra xa năm bước mà rằng :

- Đây là do ý người muốn, chớ trách tiểu tử vô tình, nghe?

- Xin mời!...

Lẳng lặng, Diên Khánh phi thân lên cao đứng cả hai chân lên cánh tay
khẳng khiu của Cầm Nguyên Hãn, những tưởng với sức nặng của toàn thân và sức hai chân đè xuống, họ Căm sẽ không chịu nổi phải hạ tay xuống xin
chịu thua, ngờ đâu chàng có cảm tưởng như đang đứng trên một cánh tay
toàn thép, không hề bị lay chuyển...

Không kịp suy nghĩ hơn nữa, Diên Khánh bị cánh thép sắt hắt lộn nhào quay tròn người đi hai vòng xuống đất.

Cũng may Diên Khánh võ nghệ cao cường, lấy thăng bằng xoạc thân đứng ngay dậy được, kinh ngạc bội phần.

Cầm Nguyên Hãn đứng thẳng người lại, cau mặt mắng lớn :

- Hỗn xược! Người khinh ta chỉ phi thân lên đứng trên tay chớ không đạp! Anh hùng quân tử sao nói một đàng làm một nẻo?

Lâm Diên Khánh biết Cầm Nguyên Hãn không phải là tay vừa, bèn bước tới vòng hai tay vái dài cung kính thưa :

- Tiểu tử hữu nhân vô ngươi, không trông thấy Thái Sơn trước mắt, cúi
xin lão anh hùng thể tình. Nếu tiểu tử đạp thật, chắc bị dập bàn chân
rồi.

Thấy họ Lâm có tài, còn thanh niên mà biết người biết mình lại có lễ độ, Cầm Nguyên Hãn lấy làm vui lòng, cười ha hả vỗ vai Diên Khánh :

- Chính lão phu mới là kẻ có lỗi đã làm mất thì giờ vàng ngọc của hảo
hán. Nhưng không thế thí làm quen và hiểu nhau sao được? Đàng nào cũng
hành trình cũng trễ rồi, tệ trang ở ngay khúc quanh nẻo đường này, xin
mời hảo hán cho xe hàng về đó, sớm mai sẽ đi cho khỏi lỡ độ đường.

Lâm Diên Khánh hân hoan nhận lời, truyền lệnh cho đoàn xe hàng tiến về Cầm gia ổ.

Cầm Nguyên Hãn rút cây mộc côn lên. Diên Khánh nhìn theo thấy ngọn côn
nhẵn nhụi như thường lấy làm kinh ngạc bèn dắt ngựa đi bên họ Cầm hỏi
rằng :

- Tiểu điệt không ngờ cây mộc côn này lại cứng rắn đến thế. Sử dụng nôi
ngoại công phu tuyệt đích đến như lão bá, lao hẳn cây mộc côn cắm phập
xuống mặt được đất rắn như vậy mà ngọn côn không bị hư tổn, kể cũng hiếm có lắm rồi. Tiểu điệt nghi ngờ ngay từ lúc đầu rằng lão bá là một nhân
vật phi thường.

Cầm Nguyên Hãn mỉm cười :

- Thì lão phu cũng có ý hành động như vậy xem hiền điệt có biết mà coi chừng không?

Đưa cất mộc côn cho Diên Khánh, Cầm Nguyên Hãn hỏi :

- Hiền điệt coi thử xem có biết thứ côn gì đây hay không?

Họ Lâm cầm đốc côn cất lên, cất xuống như người cầm chiếc cần cây cá rồi cầm ngang nhận xét, thấy thớ gỗ thật nhỏ quánh tròn lại như những mắt
cây nhỏ xíu, nhẵn lì. Toàn thể cây côn đã lên nước đỏ tím lại, bóng
loáng như được lau dầu.

Cầm Nguyên Hãn nói tiếp :

- Thử gõ vào côn, rồi áp tai nghe coi.

Họ Lâm dùng đốt tay gõ vào cây côn, áp tai nghe thì kỳ thay, một thứ âm thanh vang lên nhè nhẹ như tiếng cồng.

Tặc lưỡi, Diên Khánh khen ngợi :

- Thưa bá phụ, thật là dị kỳ! Nhẹ nhàng cầm vừa tay, không kềnh càng như thiết côn, nhưng tiểu diệt có cảm tưởng là thứ mộc côn hiếm có này rắn
chằng kém gì sắt, mà còn hay hơn ở chỗ dẻo dai, nhẹ nhàng nhờ đó người
sử dụng không mất sức. Gỗ gì mà lạ vậy?

- Hiền điệt không biết là phải. Đây là cây Thiếu lâm Mộc Côn, hay là
Tung Sơn Côn cũng vậy, bằng gỗ trai. Thứ gỗ này còn có một tên nữa là
Quyện Thạch Mộc, nghĩa là gỗ quánh lại rắn như đá.

Thứ cây quý này được lấy giống từ Tây Tạng do Đạt Ma thiền sư người
thành lập Thiếu Lâm tự, đem về trồng và gây giống ở Tung Sơn.

Có một điều lạ là Quyện Thạch Mộc chỉ chịu mọc ở đất Tung Sơn, nó ưa khí hậu khu này, ngoài ra trong toàn thể lãnh thổ Trung Quốc, chí có độ vài cây Quyệnh Thạch Mộc trong dãy Côn Luân, trong khi nó mọc thành rừng um tùm bao phủ khắp khu vực thuộc Thiếu Lâm tự.

Phái Thiếu Lâm dùng Quyện Thạch Mộc theo phương pháp riêng do Đạt Ma sư
tổ truyền lại, làm côn, cung, cán các thứ võ khí như thương, kích, đại
đao, phủ, võ đao, kiếm, vân vân...

Trước hết cây phải đủ tuổi, từ năm chục năm trở lên mới dùng được. Bởi
vậy đời này trồng cho đời sau dùng và cứ lần đi, kể từ đời Tống Thái Tổ
Triệu Khuông Dần, là lúc Đạt Ma sư tổ rời Tây Tạng vào Trung Quốc lập
nên Thiếu Lâm tự ở Tung Sơn, Tuyền Châu.

Khi các môn đồ hạ Quyền Thạch Mộc, phát hết lá và các cành nhỏ rồi lăn cây xuống lòng suối.

Trên hai năm, vỏ cây bị mục, trái lại gỗ bắt đầu rắn lại, cho nên phải
trục cây lên khỏi suối tạo thành các dụng cụ, rồi lại bỏ xuống suối ngâm trong nhiều năm nữa mới được vớt lên phơi khô cho vào trong hồ dầu.
Thời gian ngâm lâu ít nhất là một năm, các thớ gỗ trét quánh lại rắn như thép cũng là lúc được sử dụng.

Thế hệ trước tạo võ khí cho thế sau dùng là như vậy, công phu biết nhường nào?

Lâm Diên Khánh nghe Cầm Nguyên Hãn giảng dạy về cây Thiếu Lâm côn lấy làm thích thù, bèn hỏi :

- Bá phụ thuộc phái Thiếu Lâm?

Vị lão bối lắc đầu :

- Không, lão phu là Thiết Tý Hùng, sư đệ cuối cùng của bà Độc Tý sư
trưởng phái Nga Mi tức Trường Lạc công chúa, con gái Sùng Trinh Vương,
vị vua cuối cùng triều Minh.

- Thế còn cây Thiếu Lâm mộc côn?

- Ngọn côn quý báu này là tặng vật của người bạn trẻ của lão phu Chí
Thiện Hòa thượng. Vị này là thiếu niên danh đồ Thiếu Lâm tự. (Về sau Chí Thiện thay sư phụ, làm Sư Trưởng cầm đầu toàn phái Thiếu Lâm)

Đã nhiều lần, Sư trưởng các võ phái khác có bắt chước Thiếu Lâm, lấy
giống Quyện Thạch Mộc về gây ở khu vực núi nhà, nhưng không thành có lẽ
vì tại chất đất không hợp, âu đó cũng là bí quyết của Đạt Ma sư tổ đã
truyền lại riêng cho Thiếu Lâm tự vậy. Hai người, một Thiết Tí, một
Thiết Cước, vừa đi vừa mải miết chuyện trò bất giác đã về tới Cầm Gia ổ. Cầm Nguyên Hãn sai gia nhân dọn phòng riêng cho Lâm Diên Khánh, đoạn
dọn tiệc mời mọi người. Rượu được vài tuần, lão anh hùng hỏi thăm lai
lịch họ Lâm thế nào.

Diên Khánh kể rõ ràng lai lịch của mình cho họ Cầm nghe, và nói rằng :

- Cầm gia ổ không xa cách Đồng Quan bao nhiêu, tiếc rằng tiểu điệt không hề được nghe đại danh, nếu không thì đã đến xin yết kiến từ lâu rồi.

Lão anh hùng vuốt râu mỉm cười :

- Lão phu chán ngấy cuộc đời phiêu bạt giang hồ nên về ẩn náu nhàn cư
nơi đây được ngót hai chục năm rồi. Vợ chồng lão phu hiếm hoi sanh được
một gái đặt tên Đại Nương. Chẳng ngờ năm Đại Nương lên tám tuổi thì tiện nội bất hạnh mất sớm, ngày tháng thoi đưa, nay nó vừa mới mười chín
xuân tròn.. Kìa, hiền điệt mải chuyện trò quên cả uống! Xin mời.

Thiết Tý Hùng nâng ly mời. Diên Khánh cung kính uống cạn.

Vị lão bối hỏi :

- Chẳng hay năm nay hiền điệt bao nhiêu tuổi rồi?

- Dạ, tiểu điệt vừa đúng hai mươi lăm.

- Đã dạm hỏi nơi nào, tính chuyện gia thất chưa?

Diên Khánh ngập ngừng :

- Côi cút hồi còn thơ ấu, nay được Công Tôn nghĩa phụ nuôi dạy thành
nhân, công việc bảo tiêu cuộc rất bộn bề, nên tiểu điệt chưa hề nghĩ tới việc lập gia đình, tuy nghĩa phụ có nhắc đến nhiều lần. Vả lại rừng
văn, biển võ còn phải học hỏi nhiều, tiểu điệt e vương vấn thê nhi.

- Tuổi trẻ tài cao, được như hiền điệt có thể gọi là hiếm có rồi. Nghe
danh tiếng lẫy lừng, lão phu ước nguyện gặp từ lâu, nay dò hỏi, biết
hiền điệt qua đường này, lão phu đành chịu tiếng lỗ mãng để đón đường
kết giao...

Nhắp ngụm rượu, Thiết Tý Hùng nhìn thẳng vào mặt Diên Khánh nói tiếp :

- ... Và cũng là để mạo muội thưa lại với hiền điệt câu chuyện này...

Diên Khánh hỏi :

- Thưa lão bá, xin người cứ dạy.

Mỉm cười, Thiết Tý Hùng vuốt chòm râu lơ thơ :

- Số là lão phu hiếm hoi có mỗi một tiểu nữ là Cầm Đại Nương, năm nay
tuổi vừa đôi chín. Đại Nương cũng có luyện được năm ba miếng côn quyền,
bản lãnh tạm dùng được. Nó nghe đại danh hiền điệt nên vẫn ao ước được
cùng song đấu. Nay nhân dịp qua đây, lão phu yêu cầu hiền điệt hãy cho
tiểu nữ một bài học về võ nghệ, để từ nay về sau nó biết điều hơn đôi
chút.

Lâm Diên Khánh nghĩ thầm: “À, thế ra vị lão bối này muốn gặp ta để có
thử tài, hết cha trổ ngón Thiết Tý nay lại đến con gái muốn so tài võ
nghệ công phu! Lão có cánh tay cừ khôi thật, nhưng ta đây đâu chịu kém
với cặp thiết cước? Chẳng hay cô ả Cầm Đại Nương bản lãnh nhường nào mà
muốn cũng ta song đấu. Từ chối cũng chẳng được, âu là ta cứ nhận lời xem nàng tài giỏi đến bực nào? Cha nào tất con ấy chắc chẳng vừa đâu!”

Nghĩ vậy chàng bèn đáp :

- Làm nghề bảo tiêu là phải luôn luôn tiếp xúc với anh hùng thiên hạ và
để nhận tất cả mọi thử thách. Một là thắng, hai là bại thì mất mạng,
hoặc cúi đầu xin lãnh giáo để trau dồi học hỏi thêm. Như bữa nay hên
hạnh được gặp lão bá, tiểu điệt mới biết trong thiên hạ còn có Thiết Tý
Hùng và hiểu tiểu sử cây Thiếu Lâm côn. Biết đâu lát nữa gặp lệnh ái
không dạy cho tiểu điệt vài thế bí truyền? Tiểu điệu rất sắn lòng bái
lãnh.

Thiết Tý Hùng cả cười :

- Nghiệp võ của chùng ta thường khi gặp nhau là cốt đấu mua vui để thêm
hiểu công phu bạn mới, vậy xin hiền điệt cứ thẳng tay tận tình chỉ giáo
cho tiểu nữ để nó được biết tài khách anh hùng.

Nói đoạn, Thiết Tý Hùng sai nữ tỳ vào hậu đường mời Đại Nương ra chào Lâm Diên Khánh.

Lát sau, thấy rèm cửa hơi rung động, Lâm Diên Khánh kín đáo nhìn vào
thấy một thiếu nữ tuyệt sắc, xiêm y tha thướt thong thả dịu dàng, nhỏ
nhẹ vén rèm hoa bước ra khách sảnh, theo sau là hai a hoàn.

Diên Khánh giựt mình bảo dạ :

- Cầm Đại Nương đòi thử võ nghệ với ta là vị thiếu nữ nhu mì hiền lành
này ư? Điệu này liệu có đỡ nổi nửa lát dạo hay hơi gió cửa quyền
không!...

Như đoán được ý nghĩ của họ Lâm, Thiết Tý Hùng vuốt râu mép mỉm cười :

- Đây là vị tiêu sư Thiết Cước Hổ danh nổi như cồn bên Đồng Quan mà bọn
lục lâm đại đạo trong tam khu đều khiếp đởm, và con vẫn từng nghe uy
danh đó. Đại Nương con, khá tới đây kính chào khách anh hùng đi!...

Cầm Đại Nương dịu dàng uyển chuyển tiến đến gần bàn tiệc e lệ cúi đầu
chào. Vốn chưa bao giờ nghĩ tới sắc giới, và cũng chưa hề được trông gần một vị giai nhân tuyệt sắn, họ Lâm cảm thấy tim đập khác thường, bèn
đứng dậy cúi đầu chào lại. Chao ơi, càng nhìn gần nàng càng đẹp gấp bội
phần. Đôi mày liễu gọn gàng hơi xếch, cặp mắt phượng tinh sáng long lanh nhưng không kém vẻ dịu hiền, chiếc mũi dọc dừa thẳng tắp trên đôi môi
chúm chím tực đóa hoa hường hàm tiếu. Mấy sợi tóc mây óng ả lòa xòa trên khuôn mặt trái xoan da trắng như ngà...

Thiết Tý Hùng chỉ chiếc kỷ bên thồi tiệc :

- Lâm tiêu sư là khách anh hùng lỗi lạc, con khá ngồi xuống đây cho vui vẻ chớ đừng e lệ nhi nữ thường tình.

Tươi như hoa ban sớm, Cầm Đại Nương dịu dàng kéo ghế ngồi bên cha già.

Thiếu nữ thẳng thắn nhận xét thấy họ Lâm quả là trang hào kiệt võ dũng
anh hùng. Trông bề ngoài như vậy, không hiểu thực tài ra sao!

Thiết Tý Hùng đem việc Diên Khánh đánh gãy cây tòng thuật lại cho con gái nghe.

Đại Nương nói :

- Dạ, cứ trông hình vóc Lâm tiêu sư cũng đủ hiểu là người hữu dũng rồi.

Diên Khánh mỉm cười :

- Cầm tiểu thư dạy hơi quá lời. Như lão anh hùng đây có cao lớn đây mà
sức mạnh bạt sơn? Việc chi cũng đều do công phu luyện tập mà ra cả.

Thiết Tý Hùng nói :

- Lâm hiền điệt suy luận đúng lắm.

Đoạn quay sang Đại Nương, lão anh hùng bảo :

- Ta đã nói với Lâm tiêu sư rồi, con khác vào thay y phục ra đấu giao hữu xem sao.

Đại Nương vâng lời đứng lên vào hậu đường thay võ phục. Lát sau, nàng
trở ra gọn gàng ra dáng cân quắc anh thư trong bộ võ phục màu thiên
thanh, lưng gài cặp Hổ Đầu câu bằng sắt. Thấy nàng oai phong lẫm liệt
khác hẳn cô gái dịu hiền hồi nãy, Lâm Diên Khánh khen ngợi vô cùng.

Thiết Tý Hùng nói :

- Xin hiền điệt vui lòng chỉ giáo cho tiện nữ vài đường đao. Phòng này đủ rộng, ta đỡ phải ra võ sảnh.

Lâm Diên Khánh thong thả đứng lên với lấy cây Đại Hoàn đao của chàng treo trên tường đeo ra phía sau lưng.

Thiết Tý Hùng cũng đi vào nhà, khi trở ra đưa cho họ Lâm một dải lụa trắng và Đại Nương một chiếc ngù bông màu hường :

- Đây là một cuộc so tài cao hứng không nên để cho nhau thương tổn.
Nhưng hai bên cùng phải giữ vật này, ai để mất sẽ coi như là bị thua.

Đại Nương đỡ lấy chiếc ngù gài lên mái tóc, trong khi Diên Khánh cũng gài dải lụa vào khăn bịt tóc.

Thiết Tý Hùng nói :

- Nào xin mời hai đấu thủ.

Đại Nương và Diên Khánh lãnh ý, cùng bước ra giữa đại sảnh rộng rãi.

Diên Khánh hướng vào bên Đông, Đại Nương hướng vào phía Tây.

Thiết Tý Hùng lùi bước lại bên thồi tiệc. Gia đinh và bọn a hoàn cũng
nép cả vào bên tường trong để xem trận đấu. Cầm Đại Nương rút cặp Hổ Đầu câu ra, nàng vụt hiện chân tướng là trang nữ kiệt, vẻ yểu điệu mềm mại
hồi nãy trong bộ xiêm y đã nhường cho cái dũng mãnh phi thường với cặp
Hổ Đầu câu toàn thép, phảng phất có khí lạnh xanh xanh. Lâm Diên Khánh
nhận ngay ra nàng kiều nữ bản lãnh chắc chắn tuyệt vời chân truyền mà
nàng đã thọ giáo được của vị tiền bối lão anh hùng. Đại Nương nghiêng
mình thủ lễ với vị tráng sĩ tài ba. Diên Khánh cũng đáp lễ cô gái anh
thư hào kiệt.

Thiết Tý Hùng nhận xét cả đôi bên, hoan hỉ khen thầm đôi trai tài gái sắc :

- Nào so tài đi thôi!... Lễ phép như vậy đáng mặt con nhà võ lắm.

Diên Khánh rút phắt Đại Hoàn đao, ba vòng thép sủng soảng rung lên như tiếng nhạc. Chàng mỉm cười mời :

- Mời Cầm tiểu thư ra tay trước.

Đại Nương tươi như hoa, hai tay vòng cặp Hổ Đầu câu lại bái tổ chào hỏi đối phương, miệng thỏ thẻ :

- Tráng sĩ thứ lỗi.

Họ Lâm hoa đao chào lại, gật đầu, thủ thế chờ.

Đại Nương hoa Hổ Đầu câu xông thẳng vào đánh, thế tấn công thập phần dữ
dỗi. Biết gặp phải người võ dũng, Diên Khánh rất thận trọng điều khiển
lưỡi Đại Hoàn đao vù vù tựa mây giục gió vần, gạt đỡ cặp Hổ Đầu câu vô
cùng kỳ ảo của cô gái họ Cầm. Không hổ danh là con một vị tiền bối anh
hùng phái Nga Mi, Đại Nương sử dụng cặp Hổ Đầu câu rẽ trên lượn dưới
biến hiện vô chừng như đôi giao long rỡn sóng, mỗi thế ra là một đòn chí tử, mỗi ngọn đánh là một món chân truyền.

Cây Đại Hoàn đao của Diên Khánh cũng không vừa. Trên đường áp tải hàng
hóa, chàng đã từng xông pha ngàn trận, mỗi lần đánh là một chiến thắng.
Lưỡi dao to bản hung hăng vùn vụ như mãnh hổ xuyên lâm, làn đao lấp lánh như muôn ánh sao bay, ngăn cản khiến Đại Nương dầu tài giỏi cũng khó bề thủ thắng. Hai món binh khí toàn thép và vào nhau chan chát rợn người.

Đã áp dụng nhiều ngọn tài tình, Đại Nương thấy khó thắng địch thủ, bèn
giở thế tối hiểm, lùi lại một bước chém cả hai lưỡi Hổ Đầu câu vào hai
sườn địch để giữ, rồi biến thế bổ đao tay tả vào vai đối phương, đồng
thời đưa đao tay hữu quơ luôn một lát ngang đầu định hất chiếc giải lụa
của họ Lâm. Đó là thế “Lưỡng Long Triều Nguyệt” chuyển sang ngọn “Song
Mã Nghịch Phi”

Như tiên đoán được thế đánh của địch thủ, Lâm Diên Khánh ngả đầu tránh
đường chém giữ, tiến sát hẳn vào với tay lẹ như chớp lấy luôn chiếc ngù
màu hường của Đại Nương, nhưng cũng chỉ trong chớp mắt, khi Diên Khánh
đã đoạt được ngù bông rồi thì lưỡi Hổ Đầu câu cũng hớt đứt giải lụa
trắng gài bên mang tai của đối phương.

Giải lụa bay phấp phới rớt xuống mặt gạch hoa.

Lão anh hùng Cầm Nguyên Hãn vỗ tay, cười lớn :

- Thôi, hãy ngừng tay, tướng ngộ lương tài, đấu trên trăm hiệp như vậy đủ lắm rồi!

Hai thanh niên thầm phục lẫn nhau, vội thâu binh khí lại, nụ cười kín
đáo cùng nở nhẹ trên môi, hai trái tim bỗng cùng rung lên nhịp ái ân của mối tình đầu...

Diên Khánh cúi xuống lượm chiếc giải lụa vương trên mặt gạch quấn vào chiếc gù bông trao cả cho Đại Nương :

- Lâm mỗ thật muôn phần thất lễ với tiểu thư!

- Thiếp cũng xin hào kiệt đừng chấp lỗi...

Dứt lời, nàng vái chào họ Lâm quay quả cầm ngang cặp Hổ Đầu câu đi thẳng vào hậu đường.


Diên Khánh kín đáo nhìn theo những đường cong tuyệt mỹ, gài đao vào vỏ treo lên tường rồi trở về bàn rượu.

Cầm Nguyên Hãn rót đầy ly rượu đưa mời :

- Hiền điệt cạn ly rượu mừng này cho. Bản lãnh cao siêu quả không hổ danh môn phái.

Diên Khánh cúi đầu đỡ ly rượu uống cạn và rót một ly khác cung kính mời lại vị tiền bối :

- Tiểu điệt cũng xin kính mừng vị tiền bối anh hùng có vị ái nữ tài ba vượt bực tu mi.

Cầm Nguyên Hãn cười ha hả đỡ lấy ly rượu uống cạn :

- Mời hiền điệt ngồi xuống, lão phu muốn tâm sự đôi điều...

- Dạ, lão bá cứ dạy?

Trầm ngâm suy nghĩ giây lát, Cầm Nguyên Hãn nói :

- Như hồi nãy lão phu đã nói cùng hiền điệt, lão phu chỉ có một Đại
Nương là con gái, con một hiếm hoi nên đem hết tài học bình sinh truyền
dạy cho nó. Nay phần tuổi tiểu nữ đã lớn, mà lão phu thì cũng lần lần
trọng tuổi như bóng ngã chiều hôm, lão vẫn ước ao tiểu nữ duyên may phận đẹp được nâng khăn sửa túi, gửi phận liễu bồ cùng khách anh hùng chí
khí. May thay bữa nay gặp hiền điệt danh vang ba trấn còn phòng không lẻ bạn, nếu không chê tiểu nữ hủ bại, lão sẽ cho nó theo hẳn nương nhờ
trang tuấn kiệt. Chẳng hay hiền điệt nghĩ sao?

Ngay từ khi đấu võ xong, Lâm Diên Khánh vốn đã khâm phục về tài sức và
xiêu xiêu về sắc kiều diễm của cô gái họ Cầm, nay được lời như cởi mở
tấm lòng, chàng mừng thầm thưa rằng :

- Tiểu điệt là kẻ hèn mọn được lão bá ban cho hạnh phúc ấy lẽ nào dám phụ tình, vậy xin người nhận cho mấy lễ này làm tin.

Dứt lời, chàng quỳ lạy Cầm Nguyên Hãn xưng hô nhạc phụ.

Cầm lão đẹp lòng đỡ Diên Khánh dậy :

- Lão phu lấy làm toại nguyện, phận cát đằng của Đại Nương đã được định
đoạt. Liệu hiền tế có thể nán lại Cầm gia ổ vài bữa không?

Diên Khánh cung kính đáp :

- Sợ lỡ nhiệm kỳ làm phiền cho khách thương, sớm mai thế nào tiểu tế
cũng phải lên đường đi Phượng Dương trấn. Lúc trở về sẽ đi đường tắt về
thẳng Đồng Quan thưa chuyện cùng nghĩa phụ để lo việc hôn lễ ngay.

Sáng hôm sau, Lâm Diên Khánh từ tạ Thiết Tý Hùng Cầm Nguyên Hãn áp tải
đoàn xe hàng đi Phượng Dương. Trao hàng xong xuôi, họ Lâm cùng các bộ hạ nói đường tắt về Đồng Quan. Diên Khánh đem việc gặp Cầm Nguyên Hãn thử
tài, đấu võ cùng với Đại Nương và hứa hôn, kể lại một lượt cho nghĩa phụ Công Tôn Thành nghe.

Lão tiêu sư mừng rỡ mà rằng :

- A! Nhân vật ấy về ở gần đây à? Thật ta không ngờ. Con được làm rể
người ấy là một sự hãnh diện. Từ đây đi Cầm gia ổ chỉ có hai ngày đường, ta đích thân cùng con sang yết kiến Cầm anh hùng lo cho xong việc hôn
nhân. Bây giờ phải mua mấy thứ lễ vật cần thiết và kính tặng Thiết Tý
Hùng mới được!

Hai cha con trao công việc cho Vương Đạt điều khiển và tức khắc lên
đường, đem theo hai tên gia đinh và mấy thồ lễ vật. Tới Cầm gia ổ, Lâm
Diên Khánh lên tiếng gọi tổng trang.

Gia đinh chạy ra thấy họ Lâm thì mừng rỡ :

- A, thiếu gia đã về, Trại chủ đang mong chờ.

Cha con Diên Khánh vào thẳng trong trang, qua sân giữa mới xuống ngựa.
Các gia đinh chạy vội ra đỡ lấy cương ngựa và hạ các thồ lễ vật xuống.

Gia đinh chạy vào báo, Cầm Nguyên Hãn đang lúi húi sửa mấy khóm cây cảnh cổ thụ trong vườn, vội chạy ra đón chào, Lâm Diên Khánh liền giới thiệu nghĩa phụ mình với nhạc gia.

Cầm Nguyên Hãn hân hoan cùng Công Tôn Thành thi lễ :

- Nghe danh lão huynh đã lâu, nay mới được diện kiến, hân hạnh cho tiểu đệ biết ngần nào.

Công Tôn Thành khiêm tốn :

- Chính tiểu đệ cũng không ngờ lão huynh trở về ẩn náu trong khu vực này, nếu biết sớm đã tự đến xin yết kiến rồi.

Cầm Nguyên Hãn mời lão tiêu sư vào thảo sảnh và gọi Cầm Đại Nương ra chào cha chồng.

Công Tôn Thành thấy con dâu võ dũng lại kiều diễm hiền đức thì có ý vui mừng thay cho Lâm Diên Khánh lấy được vợ hiền...

Hai năm sau, Đại Nương sanh được một gái rất kháu khỉnh đặt tên là Hồng
Vân, rồi từ đó không sanh đẻ chuyến nào nữa. Vợ chồng Diên Khánh rất đỗi cưng chiều Hồng Vân, theo phương pháp tập luyện cho từ nhỏ. Mười bốn
năm sau, Cầm Nguyên Hãn và vợ chồng Công Tôn Thành lần lượt quy tiên.

Lâm Diên Khánh đứng chủ điều khiển công việc trong phiêu cuộc. Sự sinh nhai vẫn phát đạt như xưa.

Một hôm Đại Nương nói với chồng rằng :

- Thiếp rất lấy làm buồn không có con trai nối dõi tông đường...

Diên Khánh mỉm cười ngắt lời :

- Chà! Hiền thê bất tất phải bận tâm về việc đó. Xưa kia nhạc phụ cũng
chỉ có một mình hiền thê sao người vẫn sống đầy đủ êm ấm hơn nhiều
người? Con nào cũng là con, bất phân nam nữ, miễn là dạy bảo cho con
thành người hiền đức như hiền thê hồi còn con gái là ta vui lòng.

- Thiếp còn điều khác muốn thưa lại cùng phu quân.

Diên Khánh ngạc nhiên :

- Có điều cho thắc mắc hiền thê cứ nói. Ta vẫn thương mến hiền thê như buổi mới ban đầu.

- Hiện thời gia đình sung túc mà phu quân cũng đã đứng tuổi rồi, thiết
nghĩ nên giải nghệ bảo tiêu ở nhà vui thú điền viên với vợ con.

Suy nghĩ giây lâu, Lâm Diên Khánh nói :

- Hiền thê nói phải. Thôi để ta áp tải nốt món hàng đã trót nhận với
khách hàng rồi sẽ tuyên bố hạ bản phiêu cuộc, hiền thê có ưng như vậy
không?

Được lời như cởi tấm lòng, Đại Nương sung sướng :

- Có vậy thiếp mới an tâm. Hàng đã nhận cố nhiên phải trao cho hết. Nhưng phu quân không thể sai người đi thế được hay sao?

- Thôi, chuyến này là cuối cùng, ta thân chinh cũng không sao! Từ nay về sau sẽ rộng rãi thì giờ, lo chi? Trong khi ta vắng nhà, hiền thê cứ
việc đóng cửa phiêu cuộc đừng nhận thêm hàng nữa nhé.

Đại Nương vui vẻ tuân lời.

Chuyến áp tải hàng này cũng chỉ đi trên con đường cũ mà chàng đã thuộc
từng khúc quanh một, và các bọn cường tặc nào chuyên kiếm ăn trên đường
ấy mỗi bận chàng tải hàng qua đều phải đem rượu ra khao. Một hôm, đoàn
xe đi tới khu rừng Thanh Tòng, Lâm Diên Khánh lưng đeo Đại Hoàn đao,
hiên ngang trên lưng ngựa ngắm phong cảnh hùng vĩ rừng rậm non cao. Đang dẫn đầu thì bỗng dưng cây phiêu kỳ cắm trên chiếc xe đi đầu rớt tuột
xuống đất, tuy trời không gió mạnh. Chợt nghĩ là điềm bất tường, Diên
Khánh hạ lệnh ngưng tiến, quở người phụ trách đoàn xe không thận trọng
trong việc cắm cờ. Người đó sợ hãi vội lượm phiêu kỳ lên gài lại như
trước. Giữa lúc đoàn xe vừa bắt đầu tiếp tục lên đường thì từ phía trước rừng tòng, có một đoàn người cưỡi ngựa đi đến.

Hai người đi đầu một già, một trẻ. Người có tuổi trạc năm mươi mốt, năm
mươi hai tuổi, diện mạo dữ tợn, da mặt sần sùi, râu quai nón, vóc người
to lớn, lưng đeo thanh đao to bản. Người trẻ đen thui mặt rỗ chằng chịt, mắt ốc nhồi, lưng giắt cặp giản. Ba người đi sau đều đai nịch, võ trang gọn gàng ra vẻ bộ hạ. Năm người ấy rẽ người nép sang bên đường, nhìn
đoàn xe đi tới.

Lâm Diên Khánh đi đầu thấy vậy nên nghi ngờ, ghì ngựa lại đứng đối diện với năm người lạ trong khi đoàn xe vẫn tiến.

Hai người đứng đầu nghiêng mình vái họ Lâm, người già nói :

- Phải chăng đây là Lâm tiêu sư nổi danh Thiết Cước Hổ bên Đồng Quan?

Thấy người lạ lễ phép, Diên Khánh cũng đáp lễ :

- Chính tôi, lão hán có điều chi dạy bảo?

Hai người đó cùng xuống ngựa tiến đến gần.

Lâm Diên Khánh chưa hết nghi ngờ, nhảy xuống ngựa phòng bị.

Vị tiêu sư trẻ tuổi phụ việc áp tải cũng vội bước tới đứng sau họ Lâm.

Hai người lạ vái dài. Người lớn tuổi nói :

- Tôi họ Bành tên Khoát Hải, còn đây là con tôi tên Chấn Sơn, người Hán
Dương, nghe đại danh Thiết Cước Hổ từ lâu, nay mới rảnh thì giờ đi tới
Đồng Quan xin yết kiến không ngờ lại gặp ở đây.

Diên Khánh nói :

- Hảo hán kiếm tôi có việc chi cần không?

- Không, nhưng với ý định yêu cầu chủ tiêu sư cho biết tài Thiết Cước ra sao.

- Nghĩa là hảo hán muốn thi tài với tôi?

Bành Khoát Hải lắc đầu :

- Đâu dám thế! Cha con tôi biết qua loa võ nghệ thường thức chớ không có tài đặc biệt ấy. Tuy vậy, tôi lấy làm thắc mắc không hiểu thiên hạ đồn
có đích xác không, nên mời không quản đường xa cách trở đến yết kiến
mong được mục kích công phu của khách anh hùng.

Họ Lâm nghĩ thầm: “Bọn bây rất đáng nghi, ta không tin giọng lưỡi ấy, nhưng cũng thử cho biết tay!”

Diên Khánh cười ha hả :

- Tưởng gì chớ muốn thử Thiết cước có khó chi! Thử ngay đây cũng được, cần chi tốn công đi tới Đồng Quan?

Nhìn quanh, họ Lâm chỉ cây tòng cách đó vài trượng, hất hàm hỏi Bành Khoát Hải :

- Hảo hán thấy cây tòng kia chớ? Tôi sẽ đạp gãy cây đó.

Bành Khoát Hải ngạc nhiên, cố làm vẻ nghi ngờ :

- Thật vậy ư? Cây đó khá lớn!...

Diên Khánh phì cười, vẫy tay :

- Nào, theo tôi tới đó coi.

Cha con họ Bành liền tới chỗ cây tòng, ghé vai vào đẩy mấy cái thấy cứng ngắt, đoạn đứng rẽ sang hai bên gần đó, Bành Khoát Hải nói :

- Thân cây cứng lắm.

Diên Khánh không nói không rằng, phăng phăng từ xa phóng mình tới co chân hữu đạp mạnh.

Rắc! Thân cây tòng bị gãy đôi nhưng đồng thời việc chàng nhận ra đã trễ!

Thừa dịp họ Lâm vừa đạp trúng thân cây thì Bành Chấn Sơn đã rút lẹ cặp
giản nhằm lưng chàng nhảy tới vụt mạnh. Bành Khoát Hải cũng xông tới
chém một đao vào chân Diên Khánh.

Không đỡ kịp, Diên Khánh kêu thất thanh đau đớn... Chân hữu bị chém
trúng trên đầu gối đứt lìa rớt xuống đất, họ Lâm té khịu, máu phun lênh
láng.

Không tha, Bành Khoát Hải vừa la vừa thích luôn mũi đao vào bụng Diên Khánh :

- Mắc mưu thì chết này!

Họ Lâm lăn ra mặt đất hồn lìa khỏi xác. Than ôi, anh hùng mạt vận, sau
nhiều năm vùng vẫy ngang dọc sơn hà, nay chỉ vì sơ ý mắc mưu tặc đồ nên
bị vong mạng. Bành Khoát Hải thổi còi hiệu, bọn lục lâm mai phục trong
rừng ùa ra tàn sát các nhân viên bảo tiêu lúc đó đã mất hết tinh thần
chiến đấu sau khi Lâm Diên Khánh bị hạ sát.

Bọn tặc đạo kéo nhau dỡ các xe hàng ra xem, thấy toàn vị thuốc sống bèn trình cho cha con họ Bành hay. Bành Khoát Hải tức giận :

- Mất công quá! Đốt hết đi. Lừa hạ được Lâm Diên Khánh cũng hả lắm rồi!

Từ nay anh em lục lâm tha hồ hành động, khỏi lo nữa.

Phóng hỏa các xe chở thuốc xong, Bành Khoát Hải kéo đồng bọn về thẳng Hóa Châu.

Các tên tù xa chạy thoát lánh vào rừng sâu lúc đó mới dám bò ra, thu thập thi hài các nạn nhân đem về Đồng Quan báo cáo.

Nghe tin dữ, mẹ con Đại Nương thất sắc, rụng rời, vội vàng chạy ra coi thấy chiếc quan tài để ở giữa sân.

Đại Nương vội mở nắp ra coi, nhận ra thi thể tàn phế của người chồng yêu kính, mắt mở trừng trừng như oán hận kẻ đạo tặc hèn nhát hại mình, như
cầu khẩn thiết tha vợ con thân mến rán tìm đường báo phục.

Đại Nương gục ôm quan tài khóc sướt mướt, tóc mây rũ rượi.

Hồi lâu, Đại Nương không khóc nữa, hầm hầm căm giận mong gặp kẻ thù,
quyết xé ruột moi tim tế anh hồn người chồng yêu kính mới hả dạ tiết phụ anh thư!...

Gọi bọn xa phu lên đại sảnh, Đại Nương hỏi cặn kẽ tình tiết lúc họ Lâm bị thác.

Người xa phu đứng tuổi hơn cả và cũng là người đã từng nhiều năm theo
Lâm Diên Khánh áp tải hàng hóa trên nhiều nẻo đường bèn thuật kỹ mọi sự
xảy ra và nói tiếp :

- Tôi nghe rõ ràng lúc hai cha con tên tặc đạo tự giới thiệu là Bành
Khoát Hải và Bành Chấn Sơn nhưng y nói quá nhỏ nơi cư ngụ, rán nghe cũng không đặng. Còn diện mạo, hình dáng chúng thì y hệt như đã thưa lại
rồi. Dễ nhận ra lắm dù nhiều năm không gặp.

Tang ma xong, từ đó hai mẹ con họ Lâm ngày ngày chuyên luyện võ nghệ
bình sanh chờ Hồng Vân đạt tới công phu tuyệt hảo sẽ lên đường tìm kẻ
thù quyết hận. Ba năm sau, Lâm Hồng Vân đã mười chín tuổi, nàng khỏe
mạnh xinh đẹp chẳng khác chi Cầm Đại Nương thuở thiếu thời. Ngoài hai
môn võ hấp thụ của cha mẹ, nàng còn tự luyện được thuật ném phi đao bách phát bách trúng, có thể bất chợt hạ kẻ thù trong khoảnh khắc.

Một hôm mẹ bảo con :

- Nay con đã khôn lớn võ nghệ tinh thông, không thể kéo dài sự đợi chờ
nữa! Mẹ con ta thu xếp, mai mốt lên đường tìm Bành tặc, con nghĩ sao?

Hồng Vân thỏ thẻ :

- Chính con cũng định thưa mẫu thân điều đó. Huyết hận chưa báo ngày nào, lòng con chưa an ngày ấy.

Nghe con nói, Đại Nương đẹp lòng, thu xếp gọn gàng công việc nhà giao
cho người quản gia lão thành, rồi hai mẹ con đeo hành lý lên ngựa ra đi.

Chẳng ngờ trong khi đến Túc Kỳ Châu được ba hôm thì, có lẽ vị tiêu sư họ Lâm thác oan linh hồn dun rủi, oan gia phùng oan gia, họ Bành tự dẫn
thân đến Chấn Hưng tửu quán, nơi trọ của mẹ con Đại Nương, nên mới xảy
ra vụ theo dõi tên lão tặc đạo vào Thiên Sơn tự và gặp Song hiệp Lã Mai
Nương, Cam Tử Long.