Dịch là biến đổi, tức là tùy thời biến đổi để theo Đạo. Nó là thứ sách rộng lớn đầy đủ, hầu để thuận theo lê tính mệnh[1], thông đạt cớ u minh[2], hiểu hết tình trạng muôn vật mà bảo những cách mở mang các vật, làm thành các việc. Thánh nhân lo cho đời sau như thế, có thể gọi là tột bậc.
Nay cách đời cổ chưa xa, sách sót hãy còn, nhưng bậc tiền nho thì bỏ Ý để truyền Lời, kẻ hậu học thì đọc Lời mà quyên Ý, Dịch đã thất truyền từ lâu.
Ta đẻ sau nghìn năm, Đạo ấy đã bị vùi lấp, muốn cho người sau có thể theo dòng mà tìm nguồn, cho nên mới làm Truyện này.
Dịch có bốn điều thuộc về Đạo của thánh nhân: để Nói thì chuộng Lời, để Hành động thì chuộng sự Biến đổi, để ché Đồ đạc thì chuộng Hmh tưọng, để Bói toán thì chuộng lời Chiêm đoán của nó. Cái lẽ lành, dữ, tiêu, lớn[3], cái đạo tiến, lui, còn, mất, có đủ ở Lời. Suy Lời xét Quẻ, có thể biết sự Biến đổi, thì sự Chiêm đoán tự nhiên ngụ ở trong đó.
Quân tử khi ở yên thì coi Hình tượng và gẫm Lời lẽ của nó, khi hành động thì coi sự Biến đổi mà gẫm lời suy đoán của nó. Hiểu Lời mà không đạt Ý của nó thì có, chứ chưa có ai không hiểu Lời mà thông được Ý của nó bao giờ.
Rất huyền vi là Lý, rất tỏ rõ là Tượng, thể chất và công dụng vẫn là một nguồn, huyền vi và tỏ rõ không hề cách nhau[4], xem sự hội thông[5], để thi hành điển lễ[6] của nó, thì Lời, không có cái gì không đủ. Cho nên, kẻ khéo học Dịch, tìm kiếm về Lời, phải tự chỗ gần trước đá. Nếu mà khinh rẻ chỗ gần thì không phải là kẻ biết nói Kinh dịch. Còn sự do Lời mà biết được Ý thì cốt ở người.
Ngày Canh thân, tháng Giêng năm Kỷ Mão, tức năm thứ hai hiệu Nguyên phù nhà Tống.
Hà Nam – Trình Di - Chính Thúc Tư.
Chú thích:
[1] Theo Khổng Dĩnh Đạt, tính là chất của trời sinh, ví như cứng, mềm, lanh, chậm…, mệnh là cái mà người ta bẩm thụ, ví như sang, hèn, thọ, yểu… Vậy chữ tính mệnh này chỉ về sinh mạng.
[2] Mờ tối và sáng sủa.
[3] Tiêu đi và lớn lên.
[4] Chu Hy chua rằng: Theo lẽ mà nói, thì dù là thể chất, nhưng có công dụng vẫn ở bên trong, “thể chất và công dụng một nguồn”, là nghĩa như thế. Theo Tượng mà nói, thì dù là rõ rệt đấy, nhưng cái huyền vi cũng không thể ở ra bên ngoài. “Rõ rệt và huyền vi không hề cách nhau” là nghĩa như thế.
[5] Chu Hy chua rằng: Phàm các sự vật, nên theo chính chỗ tụ hội của nó mà suy, để tìm một con đường thôi mà đi. Hội thông là nghĩa như thế.
[6] Chu Hy chua rằng: Điển lễ chỉ là việc thường.