Khôn trên; Khôn dưới
LỜI KINH
坤元亨,利牝馬之貞,君子有攸往,先迷,後得,主利,西南得朋,東北喪朋.安貞,吉.
Dịch âm. - Khôn nguyên hanh, lợi tẫn mã chi trinh. Quân tử hữu du vãng. Tiên mê, hậu đắc, chủ lợi. Tây Nam đắc bằng, Đông Bắc táng bằng, an trinh, cát.
Dịch nghĩa. - Quẻ khôn: Đầu cả, hanh thông, Lợi về nết trinh của ngựa cái. Quân tử có sự đi. Trước mê, sau được. Chủ về lợi. Phía Tây Nam được bạn, phía Đông Bắc mất bạn. Yên phận giữ nết trinh thì tốt.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di - Khôn là quẻ đối nhau với Kiền, bốn đức tính giống nhau,mà về thể “trinh” thì khác nhau. Kiền lấy chính bền làm trinh. Khôn thì mềm thuận làm trinh. Ngựa cái là giống có đức mềm thuận mà sức đi khỏe. Cho nên dùng tượng của nó, gọi là “nết trinh của ngựa cái”. Việc làm của đấng quân tử mềm thuận mà lợi và trinh, đó là hợp với đức tính của Khôn. Âm phải theo Dương, ắt đợi xướng rồi mới họa. Âm đi trước Dương, tức là mê lẫn, phải ở sau Dương mới đúng lẽ thường. Chủ về lợi, nghĩa là lợi cho muôn vật đều chủ ở Khôn. Vì cuộc sinh thành đều là công của đất cả. Đạo làm bầy tôi củng vậy, vua sai tôi làm, vất vả về làm việc là cái chức trách của kẻ làm tôi. Tây Nam là phương Âm, Đông Bắc là phương Dương. Âm phải theo Dương, lìa bỏ bầy loại của nó mới có thể làm nên công cuộc hóa dục, mà được cái tốt trong việc yên phận giữ nết trinh. Nghĩa là đúng với lẽ thường thì yên, yên với lẽ thường thì trinh, cho nên mới tốt.
Bản nghĩa của Chu Hy. – Nét – là vạch chẵn, số của khí Âm. Khôn nghĩa là thuận, tức là tính của khí Âm. Chữ Khôn trong lời chua tức là tên quẻ ba vạch, chữ Khôn trong lời Kinh, thì là tên quẻ sáu vạch. Sự thành hình của khí Âm không có gì lớn hơn đất. Quẻ này ba vạch đầu chẵn, cho nên đặt tên là Khôn để hình dung đất. Trồng lên hai lượt, lại được một quẻ Khôn nữa, thì là Âm đến thuần túy, thuận đến cùng tột, cho nên cái tên và cái tượng của nó[1], đều không thể đổi. Ngựa cái là giống ngoan ngoãn mà đi khỏe. Dương trước, Âm sau, Dương chủ về nghĩa, Âm chủ về lợi, Tây Nam là phương Âm, Đông Bắc là phương Dương. “An” là việc làm của nết thuận, “trính” là sự giữ gìn của đức mạnh. Hễ gặp quẻ này, thì lời Chiêm là cả hanh thông mà lợi, phải lấy nết thuận, đức mạnh làm chính, nếu có đi đâu, thì trước mê, sau được mà chủ về lợi, đi sang Tây Nam thì được bạn, đi sang Đông Bắc thì mất bạn. Đại để nếu chịu yên về đường chính thì tốt.
Lời bàn của Tiên Nho. - Chu Hy nói rằng: “Lợi về nết trinh của ngựa cái” ý nói: chỉ lợi cho sự chính đính của nết mềm thuận, không lợi cho sự chính đính cúa nết cương kiện. Chữ “lợi” này vốn là hư tự (tức là động từ) không có ý là bốn đức tính. Đến trong lời Thoán mới có ý đó. Có người hỏi rằng: “Tây Nam được bạn,Đông Bắc mất bạn” là nghĩa làm sao? Đáp rằng: Âm không thể sánh với Dương, Âm chỉ lý hội được một nửa, không như Dương gồm được cả Âm, cho nên không gì không lợi. Âm chỉ dùng được một nửa, cho nên được ở Tây Nam, mất ở Đông Bắc. Từ chữ “trước mê sau được” cũng vậy. Từ Vương Bật trở xuống đều không biết thế, cho nên giải nghĩa sai cả.
LỜI KINH
象曰:至哉坤元,萬物資生,乃順承天.
Dich âm. - Thoản viết: Chí tai Khôn nguyên, vạn vật tư sinh, nãi thuận thừa thiên.
Dịch nghĩa. - Lời Thoán nói rằng: Cùng tột thay cái đức đầu cả của Khôn, muôn vật nhờ nó mà sinh ra, bèn thuận theo trời.
GIẢI NGHĨA
Bản nghĩa của Chu Hy. - Đây dùng địa đạo tỏ nghĩa của quẻ Khôn,mà đầu tiên nói về đức “nguyên”. “Chí” là cùng tột,ví với chữ “đại”[2] nghĩa nó hơi hoãn hơn. “Thủy”[3] là khởi đầu của phần khí, “sinh” là khởi đầu của phần hình, “Thuận theo trời” tức là thi hành đạo của đất vậy.
Lời bàn của Tiên Nho. - Chu Hy nói rằng: Khi mà nhờ Kiền để khỏi đầu thì liền nhờ Khôn để sinh ra, hai việc đó không hề cách nhau giây lát. Lúc Kiền hanh thông, Khôn cũng hanh thông. Muôn vật nhờ Kiền để khởi đầu mà có phần khí, nhờ Khôn để sinh ra mà có phần hình. Khí tới thì sinh. Đó là Khôn nguyên.
LỜI KINH
坤厚载物,德合無疆.
Dịch âm, - Khôn hậu tái vật, đức hợp vô cương.
Dịch nghĩa. - Sức dầy của Khôn, chở được các vật, đức nó hợp với đức không bờ.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trinh Di. - Cái đạo “nhờ đó mà sinh ra” cũng có thể gọi là lớn. Nhưng Kiền đã khen là lớn rồi, cho nên Khôn phải khen là cùng tột Nghĩa chữ “chí” hoãn hơn, không thịnh bằng chữ “đại”. Thánh nhân với sự phân biệt tôn ti, cẩn thận nghiêm ngặt như thế. Thuận theo trời mà thi hành, để cho thành công, đức dầy của Khôn mang chở muôn vật, có thể sánh nhau với đức “không bờ” của Kiền.
LỜI KINH
含弘光大,品物咸亨.
Dịch âm. - Hàm hoằng quang đại, phẩm vật hàm hanh.
Dịch nghĩa. - Bao dung rộng rãi, sáng láng, lớn lao, các phẩm, các vật đều hanh thông.
GIẢI NGHĨA
Bản nghĩa của Chu Hy. - Đây nói về hanh. Đức của Khôn hợp với đức không bờ của Kiền, là nói Khôn sánh với Kiền.
Lời bàn của Tiên Nho. - Du Quảng Bình nói rằng: “Hàm” là không gì không bao dung, “Hoằng” là không gì không có,“Quang” là không đâu không tỏ,“Đại” là không đâu không che trùm.
LỜI KINH
牦馬地類,行地無疆,柔順利負,君子攸行.
Dịch âm. – Tẫn mã địa loại, hành địa vô cương, nhu thuận lợi trinh quân tử du hành.
Dịch nghĩa. - Ngựa cái là loài của đất,đi đất không bờ, mềm, thuận, lợi về nết trinh, đấng quân tử thửa làm.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di - Dùng bốn chữ “hàm”, “hoằng”,“quang” “đại” để hình dung đạo Khôn, cũng như những đức cương, kiện, trung, chính, thuần, túy của Kiền vậy. Hàm là bao dung, hoằng là rộng rãi,
quang là sáng láng, đại là rộng dày. Vì có bốn đức tính ấy, cho nên mới vâng theo được công việc của trời, khiến cho các phẩm, các vật đều được hanh thông thỏa thê. Dùng ngựa cái làm tượng của Khôn, vì
nó mềm thuận đi khỏe, là loài của đất. “Đi đất không bờ” chỉ về đức mạnh - Kiền mạnh, Khôn thuận, Khôn cũng mạnh ư? Đáp rằng: Không mạnh thì sao sánh được với Kiền? Chưa có bao giờ Kiền đi mà Khôn đỗ. Nó động thì cứng, nhưng với đức mềm vẫn không hại gì. Mềm thuận mà lợi về nết trinh là đức của Khôn, điều mà quân tử vẫn làm. Đó là đạo của quân tử với đức Khôn.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Đây nói về lợi trinh. Ngựa là tượng của Kiền mà lại cho là loài của đất, là vì giống cái là vật thuộc âm, mà ngựa lại là con vật đi đất. “Đi đất không bờ” thì tức là thuận mà mạnh. Mềm thuận lợi về nết trinh là đức của Khôn. “Quân tử thửa làm” nghĩa là điều mà người ta vẫn làm như đức của Khôn. Hễ mà
vẫn làm như thế, thì lời chiêm như đoạn dưới đây.
LỜI KINH
先迷失道,後順得常.西南得朋,乃與類行.東北喪朋,乃中有慶.
Dịch âm. - Tiên mê thất đạo, hậu thuận đắc thường, Tây Nam đắc bằng, nãi dữ loại hành; Đông Bắc táng bằng, nãi chung hữu khánh.
Dịch nghĩa. - Trước mê mất đường, sau thuận được như thường, Tây Nam được bạn, bèn đi với loài, Đông Bắc mất bạn, bèn chót có phúc.
GIẢI NGHĨA
Bản nghía của Chu Hy. - Dương lớn, Âm nhỏ, Dương được kiêm Âm. Âm không được kiêm Dương, cho nên đức Khôn thường kém nửa Kiềm. Đông Bắc tuy mất bạn, nhưng quay về Tây Nam, thì chót cùng sẽ có phúc.
Lời bàn của Tiên Nho. - chu Hy nói rằng: Đông Bắc không phải là ngôi của Âm, Âm nhu tới đó đã mất bè bạn, tự nhiên đứng chân không được, ắt phải quay về bản vị, cho nên chót cùng có phúc. Giống cái là giống mềm thuận, cho nên trước thì mê mà mất bạn; ngựa là loài vật đi khỏe, cho nên sau thì được mà có phúc. Đem chữ “ngựa cái” tách ra thì sẽ thấy ý tứ đó. Nói “chót có phúc”,thì phúc không ở bây giờ. Vì nó là vật mềm thuận, Đông Bắc không phải chỗ nó ở yên, tự nhiên phải mất bạn, cũng như con cá quen ở dòng nước chảy chậm, sống trong dòng nước chảy nhanh không được. Mất bạn ở Đông Bắc thì phải trở lại Tây Nam, ấy là sau chót có phúc.
Hỏi rằng: Có phải là người mềm thuận trung chính làm việc vượt qua thường phận không được, chỉ khi theo thường giữ phận, thì lại làm được việc hay không? Đáp rằng: Là thế.
LỜI KINH
安貞之吉,應地無疆.
Dịch âm. – An trinh chi cát, ứng địa vô cương.
Dịch nghĩa. - Cái tốt của kẻ yên về nết trinh, ứng nhau với đức không bờ của đất.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di - Công dụng của Kiền là việc của Dương,
công dụng của Khôn là việc của Âm. Từ những hình tượng trở lên, gọi là đạo của trời đất; từ những hình tượng trở xuống, gọi là công của Âm Dương. Từ chữ “tiên mê hậu đắc” trở xuống,gọi là công của Âm Dương. Từ chữ “tiên mê hậu đắc” trở xuống là nói về Âm đạo; Xướng trước thì mê mà trái đạo Âm, họa sau thì thuận mà đúng lẽ thường. Tây Nam là phương Âm, theo với loài nó cho nên được bạn, Đông Bắc là phương Dương, lìa loài của nó cho nên mất bạn. Lìa loài của nó mà lại theo Dương, thì có thể làm nên cái công sinh ra các vật, cho nên chót có phúc tốt. “Đi với loài” tức là ba phần bản thể , theo với Dương là phần công dụng. Thể Âm mềm nóng, cho nên theo Dương thì nó có thể yên về nết trinh, được tốt lành, ứng nhau với đức không bờ của địa đạo. Nếu Âm mà không yên về nết trinh, há lại có thể ứng nhau với đại đạo? Trong lời Thoán này có ba chỗ nói “không bờ” nghĩa không giống nhau, “Đức hợp với sức không bờ” là nói về sự vận hành không nghỉ của trời, “Ứng nhau với đức không bờ của đất” là nói về sự vô cùng của đất. “Đi đất không bờ” là nói về sự đi mạnh của loài ngựa.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Yên mà lại trinh, đó là đức của đất.
LỜI KINH
象曰:地勢坤,君¥以厚得裁物.
Dịch âm. - Tượng viết: Địa thế Khôn, quân tử dĩ hậu đức tải vật
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Thế đất là quẻ Khôn, đấng quân tử coi đó mà dùng đức dày chở các vật.
GIẢI NGHĨA
Truyệu của Trình Di. - Đạo Khôn cũng lớn như Kiền, phi thánh nhân ai thể được nó? Đất dày mà thế của nó xuôi nghiêng, cho nên lấy cái hình tượng xuôi thuận và dày đó mà nói “thế đất là quẻ Khôn”. Đấng quân tử coi cái hình tượng Khôn dày mà đem cái đức thâm hậu chứa chở các vật.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Khôn là hình tượng của đất, cũng chỉ có một mà thôi, cho nên không nói chữ “trùng” mà nói “thế của nó xuôi”, thì thấy nó là cái hình cao thấp nhân nhau không bao giờ cùng, cực thuận, cực dày, không có cái gì không chở.
Lời bàn của Tiên Nho. - Chu Hy nói rằng: Thế của đất thường thường có lý xuôi thuận. Vả như một đám đất bằng trước mặt phải có những khu gò bãi đột khởi, rồi nó cũng tự xuôi dần. Đất phẳng không thấy nó dốc, nhưng nó vẫn là những lớp cao thấp liên tiếp với nhau. Vì vậy mới thấy thế đất xuôi thuận.
LỜI KINH
初六:履霜,堅冰至.
Dịch âm, - Sơ lục, lý sương, kiên băng chí.
Dịch nghĩa. - Hào Sáu Đầu: Xéo sương, váng rắn tới.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trinh Di. - Hào Âm gọi là Sáu, tức là Âm thịnh, nếu đã đến “tám” thì Dương sinh rồi, không phải là thuần thịnh nữa. Khí Âm mới sinh ở dưới, hãy còn rất nhỏ, thánh nhân trong khi khí Âm mới sinh, vì nó sắp lớn, thì làm ngay ra lời răn. Khí Âm mới đọng là sương, xéo chân lên sương, phải biết khí Âm dần dần thịnh lên, ắt sẽ đến lúc kết thành váng rắn. Cũng như tiểu nhân lúc đầu tuy là rất nhỏ, không thể để cho nó lớn, nó lớn thì sẽ đến lúc nó thịnh.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Sáu là tên của hào Âm. Số của khí Âm, Sáu là già mà Tám còn trẻ, cho nên mới gọi hào Âm là Sáu. Sương là khí Âm kết lại. Âm thịnh thì nước đóng cục thành váng. Hào này khí Âm mới sinh ở dưới, buổi đầu rất nhỏ mà thế của nó ắt có lúc thịnh, cho nên hình tượng giống như người dẫm lên sương thì
biết váng rắn sắp đến, Âm Dương là gốc của Tạo hóa, thứ nọ không thể không có thứ kia, mà sự tiêu đi lớn lên vẫn như thường, không phải là cái người ta có thể thêm bớt. Nhưng Dương chủ về sinh, Âm chủ về sát, thì loại của nó cũng có ngay gian khác nhau. Cho nên thánh nhân làm Kinh Dịch, với chỗ “thứ nọ không thể không có thứ kia” đã dùng những chữ “kiện”, “thuận”, “nhân”, “nghĩa” để nói cho rõ, mà không thiên về bề nào, đến chỗ chúng nó tiêu đi lớn lên ngay gian khác nhau, thì không bao giờ mà không chú ý đến sự nâng Dương nén Âm. Đó là cốt để giúp sự hóa dục, xen với trời đất, ý rất sâu xa. Hào này không nói đến “Chiêm”,là vì cái ý “cẩn vi”[4] đã tỏ ở trong hình tượng.
Lời bàn của Tiên Nho, - Chu Hy nói rằng: Đầy trong trời đất, cái để làm ra tạo hóa, chỉ là những cuộc đầu, chót, thịnh, suy của hai khí Âm Dương mà thôi. Dương sinh ở phương Bắc, lớn ở phương Đông, thịnh ở phương Nam; Âm đầu ở phương Nam, giữa ở phương Tây, chót ở phương Bắc; cho nên Dương thường ở tả, lấy sự sinh dục trưởng dưỡng làm việc, mà loài của nó thì là cứng, là sáng, là công, là nghĩa, và đạo quân tử cũng thuộc vào đó; Âm thường ở Hữu, lấy sự tàn hại, thảm sát làm việc, mà loài của nó, thì là mềm, là tối, là tư, là
lợi và đạo tiểu nhân cũng thuộc vào đó. Thánh nhân làm Kinh Dịch vạch quẻ, soạn lời, trong chỗ tiến, lui, tiêu, lớn, những điều khuyên bảo người ta sâu lắm.
LỜI KINH
象曰:履霜堅冰,險始凝也.馴致其道,至堅冰也.
Dịch âm. - Tượng viết: Lý sương kiên băng, âm thủy ngưng dã, tuần chí kỳ đạo, chí kiên băng dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Xéo sương, váng rắn (?) là Âm mới đọng, dần đến thửa đạo, sẽ đến vàng rắn.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trinh Di. - Khí Âm mới đọng là sương, nó thịnh thì đến váng rắn, tiểu nhân tuy nhỏ, nó lớn thì sẽ dẫn dần tới thịnh, cho nên phải răn từ đầu.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Xét thấy sách Ngụy chí bốn chữ 单霜 堅冰 (lý sương kiên băng) chép là 初兴聲霜 (Sơ lục lý sương), nay nên theo vậy[5].
LỜI KINH
六二:直,方,大,不習,無不利.
Dịch âm. - Lục Nhị: Trực, phương, đại, bất tập, vô bất lợi.
Dịch nghĩa. - Hào Sáu Hai: Thẳng, vuông, lớn, không phải tập, không gì không lợi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di - Hào Hai khí Âm ở dưới, cho nên là chủ quẻ Khôn. Tóm nói đạo Khôn trung chính ở dưới, đó là đạo đất. Lấy ba đức tính: thẳng, vuông và lớn, hình dung đức tính của Khôn, thế là hết cả đạo đất. Bởi thẳng, vuông, lớn cho nên không cần tập tành mà không có cái gì không lợi. Không tập, nghĩa là tự nhiên, ở đạo Khôn thì không cần làm mà đâu vào đấy, ở thánh nhân thì cứ ung dung tự do vẫn nhằm vào đạo. Thẳng, vuông, lớn cũng như Mạnh Tử bảo là “rất lớn, rất cứng và thẳng” vì ở thế Khôn, nên mới dùng “vuông” thay “cứng” giống như nết “trinh” để vào cho ngựa cái vậy. Nói về phần khí thì để sự “lớn” ở trước, vì sự “lớn” là thể của phần khí; với Khôn thì để đức “thẳng” đức “vuông” ở trước, đó là do ở sự “thẳng vuông” mà đến sự “lớn”. Thẳng, vuông, lớn đủ hết đạo đất, cốt ở người ta hiểu biết mà thôi. Hai quẻ Kiền Khôn là thể thuần túy, dùng ngôi ứng nhau. Hào Hai là chủ quẻ Khôn, cho nên không lấy hào Năm ứng nhau với nó, ấy là không để quân đạo ở vào hào Năm. Ở quẻ Kiền thì hào Năm hào Hai ứng nhau.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Mềm thuận, chính, bền tức là đức thẳng của Khôn. Cái hình phú ra đã có nhất định, tức là đức vuông của Khôn. Đức hợp với sức không bờ, tức là đức lớn của Khôn. Hào Sáu Hai mềm thuận mà trung chính lại được đạo Khôn một cách thuần túy, cho nên đức tính của nó trong thẳng ngoài vuông mà lại thịnh lớn, không cần học tập mà không cái gì không lợi. Kẻ xem nếu có những đức như thế, thì lời chiêm sẽ là như thế.
LỜI KINH
象曰:六一之動,直以方也,不習,無不利,道光也.
Dịch âm. - Tượng viết: Lục Nhị chi động, trực dĩ phương dã; bất tập, vô bất lợi, địa đạo quang dã.
Dịch nghĩa. - Sự động của hào Sáu Hai, thẳng và vuông vậy; không tập, không gì không lợi, đạo đất tỏ vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di - Theo trời mà động thì chỉ có thẳng và vuông mà thôi. Thẳng vuông thì là lớn rồi. Cái nghĩa thẳng vuông, sức lớn vô cùng. Đạo đất sáng tỏ, công nó cứ xuôi mà thành, há đợi phải tập sau mới lợi?
LỜI KINH
六三:含章可真,或從王事,無成有終.
Dịch âm. - Lục Tam: Hàm chương khả trinh; hoặc tòng vương sự, vô thành hữu chung.
Dịch nghĩa. - Hào Sáu Ba: Ngậm văn vẻ, có thể chính; hoặc theo đuổi việc nhà vua, không cậy công? Thì được tốt lành về sau.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di - Hào Ba ở trên quẻ dưới, tức là được ngôi. Đạo kẻ làm tôi, phải nên ngậm kín những cái văn vẻ tốt đẹp của mình, có điều gì hay phải trả về vua thì mới có thể như thường và được chính đính, trên không có lòng ghen ghét, dưới đúng với đạo mềm thuận. “Khả trinh” nghĩa là có thể giữ gìn bằng cách chính bền, và lại có thể bình thường lâu dài và không ăn năn xót tiếc. Hoặc có làm việc cho người trên, thì không dám nhận lấy sự thành công, chỉ phụng sự để giữ lúc chót mà thôi. Giữ chức trách để cho trọn việc, đó là đạo kẻ làm tôi.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Số Sáu thuộc về Âm, ngôi Ba thuộc về Dương, ở trong có ngậm những cái văn vẻ tốt đẹp, có thể giữ gìn bằng cách chính đính. Nhưng nó ở trên quẻ dưới, không thể náu nấp tới cùng cho nên, hoặc cũng có khi đi ra mà làm việc của người trên, thì trước tuy là không thành, mà sau lại được có chót, vì nó có hình tượng ấy, cho nên mới răn kẻ xem có đức ấy, thì lời chiêm như thế.
LỜI KINH
象曰:含章可真,以時發也;或從王事,知光大也.
Dịch âm. - Tượng viết; Hàm chương khả trình, dĩ thì phát dã. Hoặc tòng vương sự, tri quang đại đỗ.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Ngậm văn vẻ có thể chính để tùy theo thì mà phát động vậy. Hoặc có theo đuổi công việc nhà vua, trí khôn sáng tỏ lớn lao vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di - Đấng Phu Tử sợ rằng người ta giữ gìn
văn vẻ mà không đạt nghĩa, cho nên lại theo chỗ đó mà giảng rõ ra, ý nói: Đạo của kẻ làm bề tôi ở ngôi dưới, không nên nhận là có công có điều hay; ắt phải ngậm kín cái tốt của mình thì mới chính đính và mới có thể như thường. Nhưng gặp việc gì mà nghĩa nên làm, thì phải tùy theo thì vận mà phát động, không nhận có công, thế thôi. Không để lỗi mất dịp “nên”,thế là theo thì, chứ không phải là nấp náu tới cùng không làm. Nấp náu không làm không phải là kẻ tận trung. Lời Tượng chỉ nói câu trên, lời giải thì gồm luôn cả đoạn dưới. Các quẻ đều thế. Hoặc là theo đuổi công việc nhà vua mà lại có thể không nhận có công, có cuộc sau chót, thì là trí khôn sáng láng lớn lao. Bởi vi trí khôn sáng láng lớn lao, nên mới có thể ngậm kín. Những kẻ tối tăm nông nổi, có điều gì hay, chỉ sợ người ta không biết, há lại có thể ngậm được văn vẻ?
LỜI KINH
六四:括囊,無咎,無譽六四:括囊,無咎,無譽.
Dịch âm, - Lục Tứ: Quát nang, vô cữu, vô dự.
Dịch nghĩa. - Hào Sáu Tư: Thắt túi, không lỗi, không khen.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di - Hào Tư ở gần ngôi Năm, mà không có nghĩa tương đắc, ấy là cái lúc trên dưới ngăn lấp, tự xử bằng cách chính đáng cũng là cái chỗ nguy nghi. Nếu như giấu kín cái khôn của mình, như thể thắt chặt miệng túi, không cho hở ra, thì có thể được không lỗi; không thế, thì có hại. Đã giấu kín thì là không có tiếng khen.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Thắt túi chỉ về sự thắt chặt miệng túi mà không ra. Khen là tiếng quá sự thực, cẩn thận kín đáo như thế, thì không lỗi mà cũng không có tiếng khen. Hào Sáu Tư hai lần Âm[6], không được chính giữa, cho nên Tượng nó như thế. Nghĩa là, hoặc là việc phải cẩn mật, hoặc là thời nên ẩn trốn.
LỜI KINH
象日: 括囊无咎, 愼不害也.
Dịch âm. - Tượng viết: Quát nâng vô cữu, thận bất hại dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tương nói rằng: Thắt túi không có lỗi, cẩn thận thì không có hại vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di - Có thể cẩn thận như thế, thì không có
hại.
LỜI KINH
六五:黄裳,元吉.
Dịch âm. - Lục ngũ: Hoàng thường, nguyên cát
Dịch nghĩa. - Hào Sáu Năm: Quần vàng, cả tốt.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di - Quẻ Khôn tuy là đạo kẻ làm tôi, nhưng hào Năm thực là ngôi kẻ làm vua, nên mới răn rằng: “Quần vàng, cả tốt”. Vàng là màu trung chính, quần là đồ mặc phía dưới; giữ mực trung chính mà ở dưới, thì cả tốt, nghĩa là phải giữ phận vậy. Nguyên là cả mà hay, hào tượng chỉ nói giữ mực trung chính, ở ngôi dưới thì cả tốt, chứ chưa bày tỏ hết nghĩa. Quần vàng đã là cả tốt, thì ở ngôi tôn, làm người trên thiên hạ, là sự rất hung, có thể do đó mà biết. Người sau chưa đạt, nghĩa ấy đã bị tối mất, không thể không nói cho rõ. Năm là ngôi tôn, ở quẻ khác hào Sáu ở ngôi Năm, hoặc là mềm thuận, hoặc và văn vẻ sáng láng, Hoặc là mờ tối yếu ớt, ở quẻ Khôn là ở ngôi tôn. Âm là đạo làm tôi, là đạo làm vợ, bề tôi mà ở ngôi tôn, thì là Hậu Nghệ[7], Vương Mãng[8], sự đó còn có thể nói, phận vợ mà ở ngôi tôn, thì là Nữ Oa[9], Vũ thị[10], đó là cái biến, không thể nói xiết, cho nên mới có lời răn “quán vàng” mà không nói hết.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Vàng là màu trung chính, quần là đồ trang sức phía dưới. Hào Sáu Năm là thể Âm, ở ngôi tôn, cái đức
trung thuận đầy ở trong mà hiện ra ngoài, cho nên tượng nó như thế, mà Chiêm của nó thì là điều lành của bậc đại thiện. Kẻ xem đức ắt như thế, thì sự chiêm đoán cũng thế. Truyện Xuân thu chép: Nam Khoái sắp làm phản, bói được hào này, cho là rất tốt. Tử Phục Huệ Bá nói rằng: “Việc trung tín thì được, nếu không như thế, ắt là thất bại. Ngoài mạnh, trong ôn là trung, dùng sự “hòa” để thống suất sự “trinh” là tín; cho nên nói rằng: “quần vàng cả tốt”, vàng là màu trung chính, quần là đồ trang sức phía dưới, nguyên là trùm của điều thiện. Trong không trung chính, không đúng với màu của nó; dưới không cung kính, không đúng với sự trang sức của nó; việc làm không tiện, không đúng khuôn phép của nó. Ôi Kinh Dịch không thể xem sự mạo hiểm. Ba điều đó mà có điều thiếu, thì bói dù đúng, vẫn chưa thể tin”. Sau Khoái quả nhiên thất bại. Coi đó đủ tỏ phép xem bói.
LỜI KINH
象曰:黄裳元吉,文在中也.
Dịch âm. - Tượng viết: Hoàng thường nguyên cát, văn tại trung dã.
Dịch nghĩa. - Quần vàng cả tốt, văn vẻ ở trong vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di - Văn vẻ của màu vàng trung chính ở trong là không thái quá. Bên trong chứa vẻ rất đẹp mà ở bậc dưới, cho nên mới là cả tốt.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Tức là văn vẻ ở trong mà hiện ra ngoài,
LỜI KINH
上九.龍戰于籽,其血玄黄.
Dịch nghĩa. - Thượng Lục: Long chiến vu dã, kỳ huyết huyền hoàng.
Dịch nghĩa. - Rồng đánh nhau ở đồng, máu nó xanh vàng.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di - Đó là Âm đi theo Dương, nhưng mà thịnh quá thì phải gây ra tranh giành. Hào Sáu Đã cùng cực, lại tiến không thôi, thì ắt đánh nhau, cho nên nói rằng: “đánh nhau ở đồng”. Đồng nghĩa là tiến đến ngoài. Đã chọi nhau, thì đều bị thương, cho nên máu nó xanh vàng.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Âm đã thịnh cực, đến nỗi tranh nhau với Dương, cả hai kẻ bại đều bị thương. Tượng nó như thế. Kẻ xem như thế đủ biết là hung.
Lời bàn của Tiên Nho. - Trên nói “váng rắn đến” là phòng cái vạ “rồng đánh nhau ở đồng”, tức là lúc mới đầu. Đây nói “rồng đánh nhau ở đồng”, là để tỏ rằng cái lo “váng rắn” tới lúc chót.
LỜI KINH
象曰:龍戰于野,其道窮也.
Dịch âm. - Tượng viết: Long chiến vu dã, kỳ đạo cùng dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Rồng đánh nhau ở đồng, thửa đạo cùng vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di - Âm đã thịnh đến cùng cực, thì ắt đánh nhau mà bị thương.
LỜI KINH
用六:利永男.
Dịch âm. - Dụng Lục: Lợi vĩnh trinh.
Dịch nghĩa. - Hào dùng Sáu: Lợi về vĩnh viễn chính đính.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di - Hào dùng Sáu của quẻ Khôn cũng như hào dùng Chín của quẻ Kiền, tức là phép “dụng Âm” vậy. Đạo Âm mềm mà khó được bình thường. Cho nên cái phép dùng Sáu, lợi về thường thường chính bền.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Dùng Sáu nghĩa là được hào Âm thì đều dùng Sáu mà không dùng Tám, đó cũng là một thông lệ. Vì quẻ này là thuần Âm mà ở đầu, cho nên bày tỏ tại đây. Gặp quẻ này mà sáu hào đều biến, thì sự chiêm đoán như lời này. Nghĩa là Âm mềm mà không thể giữ bền, biến đi thành Dương thì có thể vĩnh viễn chính đính, cho nên mới răn kẻ xem bằng chữ “lợi vĩnh trinh”,cũng như hai chữ “lợi trinh” ở quẻ Kiền vậy. Tử quẻ Khôn mà biến đi, cho nên không đủ về nguyên hanh.
LỜI, KINH
象曰:用六Ặ貞,以大終也.
Dịch âm. - Tượng viết: Dụng Lục vĩnh trinh, dĩ đại chung dã.
Dịch nghĩa. - Dùng Sáu vĩnh viễn chính đính, vì lớn đến chót vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di - Âm đã không đủ chính bền, thì không thể lâu dài đến cùng chót, cho nên cái đạo dùng Sáu, lợi ở thịnh lớn trong lúc chót. Hễ lớn đến chót, thì mới vĩnh viễn chính đính.
Bản nghĩa của Chu Hy, - Đầu là Âm sau là Dương, cho nên nói rằng “đại chung”.
Lời bàn của Tiên Nho. - Chu Hy nói rằng: Dương là lớn, Âm là nhỏ, như quẻ Đại quá và quẻ Tiểu quá… đều thế. Nói về Âm Dương, thì sáu hào quẻ này lúc đầu vốn là nhỏ cả, đến đây. Âm biến làm Dương, vì vậy bảo là “đại chung”, ý nói trước nhỏ mà sau lớn vậy.
LỜI KINH
文言曰:坤至柔而動也剛,至靜而德方,後得,主利* 而有常,含萬物而化光道其順乎,承天而時行.
Dịch âm. - Văn ngôn viết: Khôn chí nhu nhi động dã cương, chí tĩnh nhi đức phương, hậu đắc, chủ lợi nhi hữu thường, hàm vạn vật nhi hóa quang. Khôn đạo kỳ thuận hồ? Thừa thiên nhi thời hành.
Dịch nghĩa. - Lời Văn ngôn nói rằng: Đạo Khôn rất mềm mà động thì cứng, rất tĩnh mà đức vuông, sau được, chủ lợi, mà có thường, ngậm muôn vật mà có sáng. Đạo Khôn là thuận chăng? Theo trời mà làm việc có thời.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di - Đạo Khôn rất mềm mà khi nó động thì cứng, thể Khôn rất tĩnh mà đức của nó thì vuông; vì nó động thì cứng nên ứng với Kiền không sai; vì nó đức vuông, nên khi sinh vật có thường. Đạo Âm không xướng mà họa, cho nên ở sau mà được, mà chủ về lợi, làm nên muôn vật là sự thường cửa Khôn; ngậm chứa muôn loài, đó là công và đức hóa của nó vừa sáng vừa lớn. Dưới chữ “chủ” 主 sót chử “lợi” 利. Đạo Khôn là thuận chăng? theo trời mà làm việc có thời, nghĩa là vâng theo sự thi hành của trời mà không trái thời. Đó là khen ngợi sự xuôi thuận của đạo Khôn vậy[11].
Bản nghĩa của Chu Hy. - Chữ “cương” và chữ “phương” thích về nết “trinh” của ngựa cái. Phương là sinh vật có thường. Trình truyện nói rằng: Dưới chữ主 (chủ) nên có chữ 利 (lợi). Câu “ngậm muôn vật mà hóa sáng” là lại nói rõ nghĩa của chữ “hanh”; câu “Đạo Khôn là thuận chăng? Vâng trời mà làm việc theo thời” là lại nói rõ nghĩa Của chữ “thuận thừa thiên” Từ đây trở đi, nhắc lại ý của Thoán truyện.
LỜI KINH
積善之家必有餘慶;積不善之家必有餘块.臣弒其君, 子弒其父i非一朝二夕之$,其,由Ặ者漸矣,由辯¥ 不早辯也.易曰:履霜,堅冰至,蓋言順也.
Dich âm. - Tích thiện chi gia, tất hữu dư khánh; tích bất thiện chi gia, lớnt hữu dư ương. Thần thí kỳ quân, tử thí kỳ phụ, phi nhất triêu nhất tịch chi cố, kỳ sở do lai giả tiệm hỹ, do biện chi bất tảo biện dã. Dịch viết: Lý sương, kiên băng chí, cái ngôn thuận (?) dã.
Dịch nghĩa. - Cái nhà chứa điều thiện, ắt có phúc thừa; cái nhà chứa điều bất thiện, ắt có vạ thừa. Tôi giết vua nó, con giết cha nó, không phải là cớ một mai một hôm, cái mà nó đã bởi đó mà đến vẫn là dần dần, vì kẻ phân biệt không phân biệt sớm đó thôi. Kinh Dịch. nói rằng: “Xéo sương,váng rắn đến” đó là nói về sự thuận.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Đi. - Việc trong gầm trời,chưa có cái gì không do tích lại mà nên. Những nhà mà cái tích lại là thiện, thì phúc khánh kịp đến con cháu; nếu cái tích lại là bất thiện, thì tai vạ trôi tới đời sau; lớn ra, cho đến cái họa thí nghịch, cũng do tích lũy mà đến, không phải một mai một hôm có thể làm nên. Kẻ sáng thì biết những sự “dần dần”, không nên cho nó lớn lên; cái nhỏ chứa lại sẽ thành cái lớn, phân biệt từ khi còn sớm không để chí nó thuận tiện mà lớn, cho nên cái ác ở thiên hạ, không bởi đâu mà thành ra được. Mới biết lời răn “sương váng” là đúng. Sương mà đến váng, ác nhỏ mà đến lớn, đều là sự thế thuận tiện mà lớn vậy.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Tiếng cổ chữ 順(thuận) chữ 慎(thận) vẫn dùng lẫn lộn. Xét ra chữ順 (thuận) ở đây, nên đổi ra làm chữ慎(thận) ý nói nên phân biệt từ khi còn nhỏ.
LỜI KINH
直其正也,方其義也/君Ỹ敬以直内,義以方外,敬義立而德不权.直方大,不習,無不利^禾疑其所行也.
Dịch âm. - Trực kỳ chính dã, phương kỳ nghĩa dã. Quân tử kính dĩ trực nội, nghĩa dĩ phương ngoại, kính nghĩa lập nhi đức bất cô. Trực, phương, đại, bất tập, vô bất lợi, tắc bất nghi kỳ sở hành dã.
Dịch nghĩa. - Thẳng tức là chính, vuông tức là nghĩa. Đấng quân tử dùng sự kính để làm cho thẳng bên trong, dùng điều nghĩa để làm cho vuông bên ngoài, kính nghĩa dựng thì đức không bồ côi. Thẳng, vuông, lớn, không phải tập, không gì không lợi, không ngờ cái điều mình làm vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di - Thẳng là nói về sự kính,vuông là nói về điều nghĩa. Đấng quân tử lấy sự kính làm chủ để làm cho thẳng bên trong, giữ điều nghĩa để làm cho vuông bên ngoài, sự kính dựng được thì bên trong thẳng, điều nghĩa hiện ra thì bên ngoài vuông; nghĩa hiện ra ngoài, không phải là nó ở ngoài. Kính nghĩa dựng, thì đức thịnh rồi, không hẹn nó lớn mà nó tự lớn, đó là đức không bồ côi, dùng gì mà không chu đáo? Làm gì mà không lợi? Còn ngờ gì nữa?
Bản nghĩa của Chu Hy, - Đây là nói về sự học. “Chính” chỉ về bản thể, “nghĩa” chỉ về sự ngăn chế, mà “kính” thì tức là sự giữ gìn về bản thể vậy. Bốn chữ “Trực nội phương ngoại” Trình truyện nói đã đủ ý. “Không bồ côi” là nói về sự lớn. Còn ngờ cho nên phải tập mà sau mới lợi, không ngờ thì cần gì phải tập!
Lời bàn của Tiên Nho. - Chu Hy nói rằng: “Kính để làm thẳng bên trong”, ấy là công phu trì thủ. “Nghĩa để làm vuông bên ngoài”, thì là công phu giảng học. Thẳng là thẳng trên thẳng dưới, trong bụng không có mảy may cong queo. Vuông tức là ý dứt khoát, vuông vắn; chỗ này, việc ấy đều phải khu xử bằng cách dứt khoát, ví như một vật bốn mặt thẳng băng có thể xắt được, không thể di Dịch. Khi “tròn” thì chuyển động được; lúc chưa có việc, chỉ nhờ: “Kính để làm thẳng bên trong”; nếu có sự vật tới nơi, thì phải phân biệt một cái “phải trái”. Kính như cái gương nghĩa là tính “soi được”.
Kính để nuôi lòng, không có một mảy may ý riêng, có thể là thẳng; do đó mà phát ra, làm việc gì nhằm với lẽ phải của việc ấy, thế gọi là nghĩa.
LỜI KINH
險雖有美,含之以從王事,弗敢成也,地道也, 妻道臣道也.地弗成而代有終.
Dịch âm. - Âm tuy hữu mỹ, hàm chỉ dĩ tòng vương sự, phất cảm thành dãy địa đạo dã, thê đạo dã, thần đạo dã. Địa đạo vô thành nhi đại hữu chung.
Dịch nghĩa. - Âm tuy có sự tốt đẹp, phải ngậm nó lại để đi theo việc nhà vua, không dám nhận sự thành công, đó là đạo đất, đó là đạo vợ, đó là đạo kẻ làm tôi. Đạo đất không nhận sự thành công mà thay thế cho tới có chót.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di, - Đạo kẻ làm người dưới, không nhận có công, phải ngậm kín những sự văn vẻ tốt đẹp của mình để đi theo việc nhà vua và thay thế người trên mà làm cho chót công việc, không dám nhận lấy sự thành công. Cũng như đạo đất thay trời làm trọn các vật, mà phần công vẫn chủ ở trời. Đạo vợ cũng vậy.
Lời bàn của Tiên Nho. - Chu Hy nói rằng: Trong khoảng trời đất: muôn vật sán lạn trưng bày, đều là Âm bám vào Dương, cái đẹp hiển hiện ra ngoài đó thôi. Hào Sáu Ba và hào Sáu Năm đều là Âm ở ngôi Dương, cho nên, ở hào Ba thì nói “Âm tuy có sự tốt đẹp” mà ở hào Năm thì nói: “cái tốt đẹp ở bên trong”. Nhưng hào Ba đương tiến mà ngôi không chính giữa, cho nên, tuy có sự tốt đẹp, còn phải ngậm lại, hào Năm thì đã chính ngôi mà ở, cho nên, cái tốt đẹp ở trong phát ra thành sự nghiệp. Kẻ đi làm tôi người ta, sự nghiệp rõ rệt với đời vẫn có từng thì, không thể cậy về tài năng, mà cứ tiến tràn, để mua lấy vạ hiềm nghi ghen ghét của hào Ba và hào Năm.
LỜI KINH
天地變化,草木蕃;天地閉,賢人隱.易曰:括嚢無啓,無譽,蓋言謹也.
Dịch âm. - Thiên địa biến hóa, thảo mộc phồn; thiên địa bế, hiền nhân ẩn. Dịch viết: Quát nang vô cứu, vô dự, cái ngôn cẩn dã.
Dịch nghĩa. - Trời đất biến hóa, cỏ cây tốt, trời đất đóng khép, người hiền ẩn. Kinh Dịch nói rằng: Thắt túi, không lỗi không khen, nghĩa là nói về sự cẩn thận vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di - Hào Tư ở trên gần vua mà không có nghĩa tương đắc, cho nên là tượng cách tuyệt. Trời đất cảm nhau thì biến hóa, muôn vật cỏ cây đều rậm tốt; vua tôi giao tế với nhau thì là đạo hanh thông. Trời đất bế cách thì muôn vật không được thỏa thê; vua tôi tuyệt đường thì bậc hiền giả phải ẩn trốn. Hào Tư ở vào giữa lúc bế cách, thắt túi, giấu kín, tuy là không có tiếng khen, nhưng mà có thể không lỗi, ý nói nên tự giữ gìn cẩn thận vậy.
Lời bàn của Tiên Nho, - Lả Đông Lai nói rằng: Trời đất biến hóa cây cỏ tốt; trời đất đóng khép người hiền ẩn, người ta với trời đất cùng là một khí, thái thì hiện, bĩ thì ẩn, cũng như mùa xuân thì sinh,mùa thu thì rụng, khí tới là ứng, không hề cách nhau cái tóc, và cũng không cần nghĩ ngợi, so tính. Nếu bảo là “xét thời thế mà hành động”, thì đã coi là chia làm hai việc rồi. Sở dĩ chỉ nói người hiền ẩn là vì người thường thì vẫn tự mình cách tuyệt, cho nên, với khí trời đất, không thông nhau. Khí tới mà biết, chỉ có người hiền mà thôi.
LỜI KINH
君子黄中通理,正位居體.美在其中 而暢於四支,發於事業,美之至也.
Dịch âm. - Quân từ hoàng trung, thông lý, chính vị cư thể. Mỹ tại kỳ trung nhi xướng ư tứ chi, phát ư sự nghiệp, mỹ chi chí dã.
Dịch nghĩa. - Đấng quân tử vàng trong thông lẽ, chính ngôi ở thể. Cái tốt đẹp ở thửa trong mà khắp tới bốn chi, phát ra sự nghiệp, là tốt đẹp đến cùng tột vậy.
GIẢI NGHĨA
Dịch truyện. - Vàng trong tức là văn vẻ ở trong. Đấng quân tử văn vẻ bên trong mà đạt về lý, ở ngôi chính mà vẫn không mất thể của kẻ dưới. Năm là ngôi tôn, ở quẻ Khôn chỉ lấy cái nghĩa trung chính mà thôi. Cái tốt đẹp chứa ở bên trong mà thông xướng ra bốn chi, phát hiện ra sự nghiệp. Đó là đức tốt đến cùng tột.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Vàng trong chỉ về cái đức trung chính ở trong, đó là thích nghĩa chữ黄 (hoàng). Chính ngôi ở thể, nghĩa là ở ngôi tôn mà vẫn thể dưới, đó là thích chữ 裳 (thường). Câu “cái đẹp ở trong” lại thích chữ 黄 (hoàng), câu “khắp ra bốn chi” là lại thích chữ 體 (cư thể).
Lời bàn của Tiên Nho. - Từ Tiến Trai nói rằng: Vàng trong là đức ở trong, thông lẽ là không lẽ nào không thông, ý nói cái đức mềm thuận chứa ở bên trong đã đến cực thịnh, chính ngôi là ở nhằm ngôi chính giữa, ở thể là ở thể dưới mà không tiến, ý nói cái đức mềm thuận hình hiện ra ngoài mà đều xứng đáng. Vàng trong thông lẽ thì cái đẹp chứa ở trong phát ra bốn chi; chính ngôi ở thể thì có thể phát ra sự nghiệp.
Bốn chữ “vàng trong thông lẽ” phải nên ngẫm nghĩ. Hàm dưỡng không ngấm, thao thủ không bền, lẽ trời có một mảy chưa thuần túy, lòng dục có một mảy chưa trừ hết, thì chưa được là “vàng trong”. Hàm dưỡng ngấm rồi, thao thủ bền rồi, lẽ trời trọn vẹn rồi, lòng dục trừ hết rồi, nhưng nếu vần thơ chưa đạt, mạch lạc chưa suốt, thì cái chứa ở bên trong tuy có vẻ đẹp về đường ôn hòa thuần hậu, mà không có cái mầu nhiệm về mặt dung xướng quán thông, chưa được là thông lẽ.
LỜI KINH
陰疑於陽必戰為其嫌於無陽也,故稱龍焉猶未灕其 類也,故稱血夫玄黄者,天地之雜也,天玄而地黄.
Dịch âm, - Âm nghi ư Dương, tất chiến, vị kỳ hiềm ư vô Dương dã cố xưng long yên; do vị ky kỳ loại dã, cố xưng huyết yên. Phù huyền hoàng giả thiên địa chi tạp dã, thiên huyền nhi địa hoàng.
Dịch nghĩa. - Âm ngờ với Dương, ắt phải đánh nhau. Vì nó hiềm rằng không có Dương, cho nên gọi là rồng; vì nó còn chưa lìa loài của nó cho nên gọi là máu. Ôi xanh vàng là sự lẫn lộn của trời, đất vậy, trời xanh mà đất vàng.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di - Dương lớn Âm nhỏ, Âm phải theo Dương. Âm Đã thịnh cực, đều nhau cùng Dương, đó là ngờ với dương. Không theo nhau thì phải đánh nhau. Quẻ này tuy là thuần Âm, e bị ngờ là không có Dương, cho nên mới gọi là rồng. Thấy nó đánh nhau với Dương, ở đồng la tiến không thôi mà tới tận ngoài; thịnh cực mà tiến không thôi thì đánh nhau rồi; tuy thịnh cực vẫn không lìa hẳn loài Âm mà tranh nhau với Dương, đủ biết là nó bị thương, cho nên mới gọi là máu, Âm đã thịnh cực, tranh nhau với Dương, thì Dương không thể không bị thương, cho nên máu nó xanh vàng, xanh vàng là sắc của trời đất, tức là đều bị đau cả.
Bản nghĩa của Chu Hy. –無 (vô) nghĩa là ngang đều với nhau, không còn lớn nhỏ khác nhau. Quẻ Khôn tuy không có Dương, nhưng Dương vẫn chưa từng không có. Máu thuộc về Âm, nghĩa là khí là Dương mà máu là Âm. Xanh vàng là sắc chính của trời đất, câu ấy ý nói Âm Dương đều bị thương.
Đây là nhắc lại ý của Tượng truyện.
Lời bàn của Tiên Nho. - Sái Tiết Trai nói rằng: Tháng mười là tháng Khôn, Tháng Khôn sáu hào đều là thể Âm, nhưng mà cái lẽ sinh rồi lại sinh lại vẫn không phút chốc dừng nghỉ. Một khí dương tuy là sinh ở tháng tý[12] mà thật ra, nó đã khởi đầu từ tháng hợi[13]. Khí Dương của tháng mười, chỉ có chưa thành ra hào mà thôi. Thánh nhân vì nó thuần Âm mà hoặc ngờ là không Dương, cho nên mới gọi là rồng, để tỏ lẽ đó. Người xưa gọi tháng mười là tháng Dương, chính do ở đây mà ra.
Chú thích:
[1] Chỉ về tên Khôn mà tượng là đất.
[2] Chỉ về chữ “Đại” chữ “Thủy” ở lời Thoán quẻ Kiền
[3] Chỉ về chữ “Đại” chữ “Thủy” ở lời Thoán quẻ Kiền.
[4] Cẩn thận giữ gìn từ khi việc còn nhỏ tý.
[5] Theo lời Tiên Nho thì hai chữ 堅冰(Kiên băng) ở đây không thông, vì ở dưới đó còn có mấy chữ 吃始凝也(Âm thủy ngưng dã: khí âm mới đọng), thì chưa thể có váng rắn.
[6] Ngôi chẵn, số Âm.
[7] Bề tôi nhà Hạ muốn cướp ngôi vua nhà Hạ.
[8] Bề tôi nhà Hán mà muốn cướp ngôi nhà Hán.
[9] Em gái Phục Hy, đã có làm vua nước Tàu.
[10] Vợ Đường Cao Tôn, đã cướp ngôi vua nhà Đường.
[11] Chữ này Kinh văn không có. Đây theo truyện Trình Di thêm vào.
[12] Tháng một.
[13] Tháng mười.