Kinh Dịch Trọn Bộ

Quẻ Bác

☶ Cấn trên; ☷ Khôn dưới

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Quẻ Bác, Tự quái nói rằng: Bí là trang sức. Cố công trang sức về sau mới hanh, thì hết, cho nên tiếp đến quẻ Bác[1]. Ôi, vật đến văn sức, là hanh cùng cực, cùng cực thì ắt trở lại, cho nên Bí hết đến Bác. Trong quẻ năm hào Âm mà một hào Dương, Âm bắt đầu sinh tự dưới, dần dần đến thịnh cực. Mọi khí Âm tiêu gọt khí Dương, cho nên là Bác. Lấy hai tượng mà nói, thì là núi[2] phụ ở đất[3]. Núi cao hơn đất mà lại bám dính vào đất, đó là cái tương đồi bác.

LỜI KINH

剝. 不利有攸往.

Dịch âm. - Bác bất lợi hữu du vãng.

Dịch nghĩa. - Quẻ bác không lợi có thửa đi.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Quẻ bác là lúc các khí Âm lớn thịnh, tiêu gọt khí Dương, cũng tức là lúc những kẻ tiểu nhân gọt đẽo quân tử, cho nên đấng quân tử không lợi có thửa đi, chỉ nên nhún lời nói, giấu tung tích, tùy thời nghe ngóng, cho khỏi bị kẻ tiểu nhân làm hại.

Bản nghĩa của Chu Hy. - Bác nghĩa là rụng. Năm hào Âm ở dưới mà đương sinh, một hào Dương ở trên mà sắp hết, Âm thịnh lớn mà Dương tiêu rụng, đó là quẻ về tháng chín, Âm thịnh Dương suy, tiểu nhân mạnh mà quân tử mệt; lại trong Khôn ngoài Cấn, có tượng thuận mà đậu, cho nên kẻ xem mà gặp quẻ này thì không thể có sự đi đâu.

LỜI KINH

彖曰:剝,剝也,柔變剛也.

Dịch âm. - Thoán viết: Bác, bác dã, nhu biến cương dã.

Dịch nghĩa. - Lời Thoán nói rằng: Bác là gọt vậy, mềm biến cứng vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Đây dùng thể quẻ để thích nghĩa tên quẻ. Ý nói chất mềm tiến lên phần Dương, biến cứng ra mềm.

LỜI KINH

不利有攸往 小人表也.

Dịch âm. - Bất lợi hữu du vãng, tiểu nhân trưởng dã.

Dịch nghĩa. – Chẳng lợi có thửa đi, vì kẻ tiểu nhân đương thịnh vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - “Bác là gọt”. Ý nói “bác là gọt rụng”; “mềm biến cứng” nghĩa là chất mềm lớn lên mà chất cứng phải biến đổi. Ngày Hạ chí, một khí Âm bắt đầu sinh ra rồi lớn dần dần; một khí Âm lớn lên, thì một khí Dương tiêu đi, đến tháng Kiến tuất (tháng chín) thì nó cùng cực mà thành ra Bác, đó là Âm nhu biến đổi Dương cương, đạo kẻ tiểu nhân đương thịnh mà tiêu gọt phần Dương, cho nên đấng quân tử không có lợi thửa đi.

LỜI KINH

順而止之, 觀象也, 君子尚消息盈虛, 天行也.

Dịch âm. - Thuận nhi chỉ chi, quan tượng dã; quân tử thượng tiêu tức doanh hư, thiên hành dã.

Dịch nghĩa. - Thuận mà đỗ đấy, xem tượng vậy, đấng quân tử chuộng sự nghe ngóng đầy vơi, vận trời vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Đấng quân từ gặp phải thời bác,biết là không thể có thửa đi, thuận thời mà dừng,mới là biết xem Tượng của quẻ Bác. Trong quẻ có Tượng “thuận đỗ”[4], tức là đạo ở thời bác. Đấng quân tử nên phải xem đó mà thể theo. “Đấng quân tử chuộng sự nghe ngóng đầy vơi, vận trời vậy”,nghĩa là quân tử để bụng về sự tiêu tức doanh hư mà biết thuận theo, mới hợp cuộc vận hành của trời. Lẽ có khi tiêu suy, có khi sinh lớn, có khi đầy thịnh, có khi hư hao, thuận nó thì tốt, nghịch nó thì hung, đấng quân tử tùy thời giốc chuộng là để thờ trời.

Bản nghĩa của Chu Hy. - Đây đùng thể quẻ, đức quẻ, để thích lời quẻ.

LỜI KINH

象曰:山附#地,剝.君子以厚下安宅.

Dịch âm. - Tượng viết: Sơn phụ ư địa, Bác, quân tử dĩ hậu hạ an trạch.

Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Núi phụ ở đất, là quẻ Bác, người trên coi đó mà hậu cho kẻ dưới, làm yên chỗ ở.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Quẻ Cấn chồng lên quẻ Khôn tức là núi phụ ở đất. Núi cao hơn đất mà lại đính bám vào đất, ấy là tượng quẻ Bác. Người trên, chỉ về ông vua và kẻ ở trên người ta, coi tượng quẻ Bác mà dầy bền cho kẻ dưới, để yên chỗ ở của họ. Dưới là gốc của trên, chưa có khi nào nền gốc đầy bền mà sụt lở được. Cho nên sụt phải từ dưới trước, dưới sụt thì trên nguy. Kẻ làm bề trên người ta biết lý như thế, thì nên yên nuôi nhân dân, để cho dầy cối gốc của mình, đó là để yên cái chỗ ở của mình vậy.

LỜI KINH

初六:剝床以足,蔑貞凶.

Dịch âm. - Sơ Lục: Bác sàng dĩ túc, miệt trinh, hung.

Dịch nghĩa. - Hào Sáu Đầu: Đẽo giường bằng[5] chân, không trinh, hung.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Âm đẽo Dương, từ dưới lên trên. Dùng giường làm tượng, là lấy cái nghĩa giường là chỗ của mình ở,dưới đẽo lên, dần dần đến mình. “Đẽo giường bằng chân” tức là đẽo cái chân giường. Sự đẽo gọt bắt đầu tự dưới, cho nên là “đẽo chân”. Khí Âm tự dưới tiến lên, dần dần tiêu mất sự trinh chính, tức là đạo hung. “Miệt” nghĩa là “không’,tức là tiêu mất chính đạo. Âm đẽo Dương, mềm biến cứng, ấy là công lấn ngay, tiểu nhân tiêu quân tử, đủ biết là hung.

Bản nghĩa của Chu Hy. - Sự đẽo gọt tự dưới nổi lên, làm đứt sự chính thì hung, cho nên lời Chiêm như thế. “Miệt” nghĩa là dứt.

LỜI KINH

象曰:#床以足,以滅下也.

Dịch âm. - Tượng viết: Bác sàng dĩ túc, dĩ diệt hạ dã.

Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Đẽo giường bằng chân, vì dứt dưới vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Dùng chân giường làm tượng, là lấy vẻ nghĩa Âm lấn ngập Dương ở dưới vậy. “Diệt” nghĩa là ngập, tức là lâíi ngập chính đạo, từ dưới trở lên.

LỜI KINH

六二:剝床以辨,蔑負凶.

Dịch âm. - Lục Nhị: Bác sàng dĩ biện, miệt trinh hung.

Dịch nghĩa. - Hào Sáu Hai: Đẽo giường bằng bễ, chẳng trinh, hung!

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Bễ là cái để ngăn cách trên dưới, tức là gốc giường. Khí Âm dần dần tiến lên, đẽo đến cái bễ càng mất sự chính, hung càng tệ lắm!

Bản nghĩa của Chu Hy. – Bễ là gốc giường. Tiến mà lên rồi.

LỜI KINH

象曰:剝床以辨,未有與也 .

Dịch âm. - Tượng viết: Bác sàng dĩ biện, vị hữu dữ dã.

Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Đẽo giường bằng bễ, chưa có “cùng” vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Âm lấn đẽo Dương, được càng thịnh và đến đẽo bễ,là vì Dương không có kẻ ứng cùng. Tiểu nhân lấn đẽo quân tử, nếu quân tử có kẻ “cùng với”,thì có thể thắng tiểu nhân, tiểu nhân không làm hại được, chỉ vì không kẻ cùng với, cho nên bị dứt mà hung. Đương lúc tiêu bác mà không có phe cánh, tự tồn sao được? Nói “chưa có kẻ cùng với” tỏ rằng: Sự đẽo chưa thịnh, có kẻ cùng với, còn có thề thắng, cái ý dạy bảo người ta sâu lắm.

Bản nghĩa của Chu Hy. - Đây nói sự đẽo chưa thịnh lắm.

LỜI KINH

六三:剝之,無咎.

Dịch âm. - Lục Tam: Bác chi, vô cữu.

Dịch nghĩa. - Hào Sáu Ba: Đẽo đó, không lỗi.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Giữa lúc Âm đẽo Dương mà hào Ba riêng mình ở chỗ cứng, ứng kẻ cứng, khác với các hào Âm trên, dưới rối. Có bụng theo về đường chính, ở lúc đẽo gọt, là không có lỗi. Sự hành vi của hào Ba, có thể bảo là thiện vậy.

Bản nghĩa của Chu Hy. - Các hào Âm đương đẽo hào Dương mà một mình minh ứng với hào Dương, bỏ bè đảng mà theo kẻ ngay, là cách không lỗi. Kẻ xem như thế, thì được không lỗi.

LỜI KINH

象曰;剝之無咎,失天下也.

Dịch âm. - Tượng viết: Bác chi vô cữu, thất thượng hạ dã.

Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Đẽo đó, không lỗi, mất trên dưới vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Hào Ba ở cuộc đẽo mà không có lỗi, vi chỗ nó ở không giống như các hào Âm trên dưới, ấy là mất kẻ đồng loại. Với cách ở cuộc đẽo, như thế là không lỗi.

Bản nghĩa của Chu Hy. - Trên dưới chỉ về bốn hào Âm.

LỜI KINH.

六四:剝床以廣,凶.

Dịch âm. - Lục Tứ: Bác sàng dĩ phu, hung!

Dịch nghĩa. - Hào Sáu Tư: Đẽo giường bằng da, hung!

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Bắt đầu đẽo chân giường, dần dần đến da. Da là bề ngoài thân thể, tức là sắp diệt thân thể rồi, đủ biết là hung. Âm lớn đã thịnh, Dương hao đã lắm, cho nên không nói “chẳng trinh” nữa mà nói thẳng là hung.

Bản nghĩa của Chu Hy. - Âm họa thiết đến thân, cho nên không nói “miệt trinh” mà nói thẳng là hung.

LỜI KINH

象曰:剝床以膚,切近災也.

Dịch âm. - Tựợng viết: Bác sàng dĩ phu, thiết cận tai dã.

Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Đẽo giường bằng da, sát gần vạ vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Hào Năm là ngôi vua, sự đẽo đã đến hào Tư, ở người ta thì là đẽo đến da rồi. Đẽo đến da, thân sắp sửa mất,thế là sát gần tai vạ.

LỜI KINH

六無:貫魚以宮人龍,無a n.

Dịch âm. - Lục Ngũ: Quán ngư dĩ cung nhân sủng, vô bất lợi.

Dịch nghĩa. - Hào Sáu Năm: Xâu cá; lấy cung nhân được yên, không gì không lợi.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Đẽo đến ngôi vua, tức là đẽo đã cùng cực, đủ biết là hung, cho nên không nói đến sự đẽo nữa, mà đặt nghĩa khác đề mở cái cửa thiên thiện[6] cho kẻ tiểu nhân. Hào Năm là chủ các hào Âm, cả là vật thuộc về Âm, cho nên dùng nó làm Tượng. Hào Năm có thể khiến các hào Âm thuận theo thứ tự như xâu cá vậy, lại được hào Dương ở trên yêu đương, như kẻ cung nhân, thì không sự gì không lợi. Cung nhân là người trong cung, tức bọn thê thiếp hầu hạ, ấy là dùng Âm mà nói và lấy cái nghĩa được yêu. Vì một hào Dương ở trên, các hào Âm có đạo thuận theo, cho nên phát ra nghĩa đó.

Bản nghĩa của Chu Hy. - Cá là vật thuộc về Âm cung nhân là hạng đẹp trong loài Âm, mà bị chế, với loài Dương, hào Năm là chủ các hào Âm,nên đem loại mình chịu sự tiết chế của hào Dương, cho nên mới có Tượng ấy, mà kẻ xem như thế, thì không sự gì không lợi.

LỜI KINH

象曰:以宮人寵,終無憂也.

Dịch âm. - Tượng viết: Dĩ cung nhân sủng, chung vô vưu dã.

Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Lấy cung nhân được yêu, sau chót không có lỗi vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Các hào Âm tiêu đẽo hào Dương đều nổi cùng cực, hào Sáu Năm nếu biết đứng đầu dắt các hào Âm đứng đầu thuận theo thứ tự, lại được hào Dương yêu đương, thì sau chót không có tội lỗi. Về chỗ cuộc đẽo sắp hết, lại phát ra nghĩa đó, cái ý khuyên người dời sang đường thiện của thánh nhân thâm thiết đến tột bậc vậy.

LỜI KINH

上九:碩果不食,君子得輿,小人剥启.

Dịch âm. - Thượng Cửu: Thạc quả bất thực, quân tử đắc dư, tiểu nhân bác lư.

Dịch nghĩa. - Hào Chín Trên: Trái lớn không ăn, đấng quân tử được xe, kẻ tiểu nhân đẽo nhà.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Các phần Dương tiêu đẽo đã hết, một hào Chín Trên hãy còn, giống cái trái to lớn không bị ăn, sẽ thấy lại sinh. Nếu hào Chín Trên cũng biến thì thuần Âm. Nhưng mà khí Dương không lẻ hết được, biến ở trên thì sinh ở dưới, không có chỗ để có thể lọt một hơi thở. Thánh nhân phát mình lẽ đó, cho rõ khí Dương và đạo quân tử không thể mất được. Hoặc có người nói: Dương hết thì là quẻ thuần khôn, há có Dương nữa? Đáp rằng: Đem quẻ mà sánh với tháng, thì quẻ khôn nhằm vào tháng mười. Nói về sự tiên sinh của khí, thì Dương bị đẽo là quẻ khôn, Dương trở lại là quẻ phực, đó là khí Dương chưa từng hết, đẽo hết ở trên, thì lại sinh ra ở dưới, cho nên tháng mười gọi là tháng Dương, vì sợ người ta ngờ là không có khí Dương. Khí Âm cũng vậy, thánh nhân không nói đó thôi. Trong lúc Âm đạo cực thịnh, đủ biết là loạn, loạn cực tự nhiên phải nghĩ đến trị, cho nên lòng người muốn được chở đấng quân tử, ấy là “đấng quân tử được xe”. Lý đã như thế, ở quẻ cũng là một hào Âm cùng tôn hào Dương, là Tượng “cùng chờ”,kẻ tiểu nhân đẽo nhà “nghĩa là kẻ tiểu nhân gặp lúc sự đẽo đã cực, thì sẽ đẽo đến cả nhà, không có chỗ nào dung thân. Nhà là lấy về tượng “ở trên”.

Bản nghĩa của Chu Hy. - Một hào Dương ở trên, bị đẽo chưa hết, mà lại sinh được, đấng quân tử ở trên, thì được mọi hào Âm cùng chở. Kẻ tiểu nhân ở vào cảnh đó, thì bị đẽo cùng cực ở trên, tự nhiên mất chỗ tre trùm, mà không có Tượng “trái lớn”, “được xe”. Lấy Tượng đã rõ, mà sự xem của đấng quân tử và kẻ tiểu nhân cũng không giống nhau, lòng đấng thánh nhân càng có thể thấy.

LỜI KINH

象曰: 君子得輿, 民所載也, 小人剝廬, 終不可用也.

Dịch âm. - Tượng viết: Quân tủ đắc dư, dân sở tái dã; tiểu nhân bác lư, chung bất khả dụng dã.

Định nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Đấng quân tử được xe, dân thừa chở vậy; kẻ tiểu nhân đẽo nhà, trọn không thể dùng vậy.

GIẢI NGHĨA

Truyện của Trình Di. - Chính đạo tiêu đẽo đã cực, người ta lại nhớ đến sự trị, cho nên đấng quân tử Dương cương được dân vâng chở. Nếu kẻ tiều nhân ở lúc bác cực thì kẻ tiểu nhân bị cùng, chót lại không thể dùng được. Không phải bảo hào Chín là kẻ tiểu nhân, chỉ nói trong lúc bác cực, kẻ tiểu nhân như thế.


Chú thích:

[1] Chữ 利 (Bác), có nghĩa là gọt, có nghĩa là lột.

[2] Chỉ về quẻ Cấn.

[3] Chỉ về quẻ Khôn.

[4] Thuận là quẻ Khôn, đỗ là quẻ Cấn.

[5] Cũng như nói “đẽo giường tự chân”, mấy chữ “bằng” ở dưới cũng thế.

[6] Dời sang đường thiện.