Bá Tước về rồi. Tây Môn Khánh vào ngồi tại Tàng Xuân đình trong hoa viên để trông coi gia nhân trồng hoa, bỗng thấy Bình An đem thiếp vào thưa: – Chu lão gia trong soái phủ sai người đem lễ tới.
Tây Môn Khánh sai gia nhân thâu nhận, thấy có năm phần,của Chu Thủ bị, Kinh Đô giám, Trương Đoàn luyện và hai Thái giám Lưu, Tiết, lại sai viết thiếp hồi đáp.
Hôm đó Dương cô nương, Ngô Đại cữu mẫu và Phan bà ngồi kiệu tới trước để mừng sinh nhật Ngọc Lâu. sau đó thì hai sư bà Vương, Tiết và một sư bà khác mệnh danh là Đại sư phụ,cùng hai tiểu ni là Diệu Thú, Diệu Phượng cũng tới. ục Đại thư cũng mua lễ vật sai người đem tới mừng thọ Ngọc Lâu.
Nguyệt nương mời đám khách dàn bà lên thượng phòng uống trà nói chuyện.
Kim Liên đang định lên thượng phòng thì Tiết sư bà đã một mình đem thuốc cầu tự tới. Kim Liên mừng lắm, nhận thuốc rồi mời Tiết sư bà ngồi trò chuyện. Tiết sư bà nhìn quanh thấy vắng vẻ không người thì thấp giọng dặn:
Nương nương chọn dúng ngày Nhâm Tý, nhịn đói mà uống thuốc, rồi đến tối thì phải chung chạ với lão gia ngay,nhất định sẽ có thai. Nương nương coi đấy, Đại nương cũng dùng thuốc của tôi, nay đã có tin mừng rồi, linh nghiệm lắm chứ không phải chơi đâu.
Kim viên mừng lắm, đứng dậy cất thuốc vào rương, khóa kỹ lại, rồi lấy lịch ra coi, thấy ngày hai mươi chín là ngày Nhâm Tý, bèn cất lịch đi rồi lấy ba tiền tặng Tiết sư bà mà nói:
Chỗ này chẳng đáng bao nhiêu, nhưng sư bà cứ lấy mua trà mà uống, đến khi tôi có tin mừng, sẽ tặng sư bà một xấp lụa để may áo.
Tiết sư bà nói:
Được rồi, nương nương cho bao nhiêu cũng được, tôi đâu phải là phường tham lợi như con mụ sư họ Vương. Nương nương biết không, cũng vì mụ làm lễ cầu kinh cho Lục nương mà tôi và mụ ta cãi nhau một trận đấy, chuyện tiền bạc ấy mà.Mụ ta còn nói xấu tôi đủ điều nữa. Nhưng thôi, cứ để cho mụ ta tạo nghiệt chướng, tôi chẳng tranh chấp làm gì. Tôi chỉ một lòng làm chuyện tốt cho người mà thôi.
Kim Liên bảo:
Sư phụ cứ làm theo lòng mình. Người ta ai có giống ai đâu, mình chỉ nên biết mình mà thôi. Mà này, chuyện của tôi, sư phụ cũng đừng cho Vương sư phụ biết nhé.
Tiết sư bà đáp:
Nương nương yên tâm, làm gì có chuyện đó có cho vàng tôi cũng chẳng thèm nói với con mụ họ Vương đâu. Nương nương biết không, lần trước tôi giúp Đại nương, con mụ họ Vương biết chuyện, thế mà cứ nằng nặc đòi tôi phải chia đôi số tiền Đại nương cho, thế có tức không. Đã tu hành mà pháp giới chẳng biết gì, chỉ được cái tham lợi là không ai bằng. Bao nhiêu tiền bạc thí chủ thập phương cúng vào, con mụ đó giữ hết, thật nay mai chết đi có xuống A tỳ địa ngục.
Xuân Mai đem trà ra. Tiết sư bà uống trà xong, cùng Kim Liên sang bên cạnh thăm linh vị Bình Nhi, rồi sau đó mới lên thượng phòng.
Đến trưa thì Nguyệt nương sai dọn tiệc mừng sinh nhật Ngọc Lâu, trong tiệc có ba vị sư bà và đám khách đàn bà con gái. Tây Môn Khánh cũng có mặt.
Trên tiệc, sơn hào hải vị la liệt rượu quý rót như suối. Ngọc Lâu ăn mặc rực rỡ, trang điểm lộng lẫy, trước hết lạy Tây Môn Khánh rồi thi lễ với các chị em.Mọi người đều chúc thọ cho Ngọc Lâu. Vợ chồng Kính Tế Đại Thư cũng tới lạy mừng. Bữa tiệc thật vui vẻ. Bỗng thấy Lai An bưng một cái quả vào thưa:
Ứng Bảo đem lễ tới.
Tây Môn Khánh bảo Nguyệt nương thâu nhận rồi sai Lai An:
– Ngươi đem thiếp cảm tạ Ứng nhị nương, rồi mời Ngô Đại cữu và Ứng nhị gia. Còn nhị nương thì ta biết là không đến đâu.
Đại An vâng lời lui ra.
Tây Môn Khánh nhìn mọi người trong tiệc, bất giác hồi tưởng lại ngày sinh nhật của Ngọc lâu năm ngoái còn có Bình Nhi dự tiệc, nay thê thiếp đông đủ, chỉ thiếu có một Bình Nhi,tự nhiên lòng đau như cắt, nước mắt ứa ra.
Chốc lát, Lý Minh và hai ca công tới lạy chào. Nguyệt nương bảo:
Các ngươi hát khúc “Chim liền cánh cây liền cành” cho chúng ta nghe. Đám nhạc công lấy nhạc khí ra, chưa kịp đàn hát thì Tây Môn Khánh đã bảo:
Thôi, đừng hát khúc đó, các ngươi hát khúc « Người ngọc nơi nao » cho ta nghe. Đám ca công liền theo lời Tây Môn Khánh, cất tiếng sầu bi,hát khúc nhớ thương người ngọc. Kim Liên biết ngay là Tây Môn Khánh lại đang tưởng nhớ Bình Nhi, nên cố tình pha trò chọc cười mọi người. Tây Môn Khánh thấy vậy bảo:
Bớt cái miệng đi, có để cho người ta nghe hát không.
Ba ca công hát tiếp:
Một nàng kiều nữ đang xuân .
Tuổi hoa bỗng chốc một lần bỏ đi.
Mình ta ở lại làm gì, Bên tường hoa rụng sầu bi một trời. .
Tây Môn Khánh cúi đầu lặng lẽ nghe. Khúc hát dứt, Kim Liên lại mồm năm miệng mười nói hết chuyện này đến chuyện kia. Nguyệt nương cũng thấy khó chịu, bèn nói:
Ngũ muội nói ít chứ, gia gia đã nói hồi nãy. Ngũ muội không nghe hay sao. Bàn tiệc bên trong không có ai tiếp đãi Dương cô nương và Đại cữu mẫu, Ngũ muội cùng Nhị muội vào trong thù tiếp đi.
Hai người miễn cưỡng vào bàn tiệc bên trong. Lát sau Đại An vào thưa:
Đã đưa thiếp hồi tạ Ứng nhị nương rồi. Ngô Đại cữu và Ứng nhị gia cũng sắp tới. Tây Môn Khánh bảo:
Ngươi quay sang mời Ôn tiên sinh sang đây cho vui. Đoạn quay sang bảo Nguyệt nương:
Nàng bảo gia nhân dọn tiệc ngoài đại sảnh cho tôi để tôi tiếp họ. Lại bảo Lý Minh:
Ngươi cũng nên ra đại sảnh mà hát.
Nói xong bước ra. Lý Minh ra theo. Bá Tước đến, Tây Môn Khánh niềm nở tiếp đón và cảm tạ về lễ vật đem tới, rồi nói:
Ngày mai để thỉnh nhị tẩu sang đây cho vui. Bá Tước đáp:
Sợ là tiện nội không đi được, vì nhà neo người quá, chẳng có ai.
Lát sau Ôn tú tài đến, vái chào Tây Môn Khánh và Bá Tước rồi ngồi xuống. Bá Tước chắp tay nói:
Hồi sáng làm phiền tiên sinh nhiều quá. Ôn tú tài nói:
Nhị gia dậy quá lời, đó là phận sự của vãn sinh.
Vừa nói xong thì Ngô Đại cữu tới. Lúc đó trời cũng chạng vạng. Gia nhân thắp đèn nến sáng trưng mà dọn tiệc. Lai An hầu tiệc. Bốn người bát đầu ăn uống. Bá Tước để thấy Tây Môn Khánh mặc cái áo đoạn bạch có thêu mãng xà bằng bạch kim óng ánh bèn hỏi:
– Đại ca có áo này lúc nào vậy? May ở đâu thế?
Tây Môn Khánh đứng dậy chỉ vào áo mình rồi cười bảo mọi người: – Các vị nhìn kỹ rồi thử đoán xem áo này ở đâu ra.
Bá Tước nói:
– Chúng tôi làm sao đoán nổi. Tây Môn Khánh cười:
– Đây là áo do Hà Thái giám ở Đông Kinh tặng tôi bữa trước. Hôm đó tôi ăn tiệc tại nhà Hà Thái giám, trời lạnh quá, Hà Thái giám sai lấy áo này cho tôi mặc rồi sau đó tặng luôn. Áo này nguyên là do thánh thượng ban tứ cho Hà Thái giám đó. Thật tôi cũng có phần đấy chứ.
Bá Tướcbảo:
Áo này quý lắm, chẳng biết đáng giá tới bao nhiêu nữa. Nhưng đây là điềm tốt, báo trước con đường hoạn lộ rực rỡ của đại ca. Nay mai đại ca phải thăng lên chức Đô đốc hay hơn nữa, bởi vì cỡ đó mới mặc áo mãng y như thế này.
Tây Môn Khánh vui vẻ ngồi xuống mời rượu mọi người. Lý Minh đứng bên tiệc đàn hát. Bá Tước hỏi:
Có lẽ phải vào dâng rượu chúc thọ Tam nương mới được. Chẳng lẽ tới rồi ngồi đây ăn uống hay sao.
Tây Môn Khánh bảo:
Nếu nhị ca có lòng như vậy thì cứ vào sụp lạy chúc thọ Đại nương tôi, ở đó mà nói làm gì.
Bá Tước trả đũa ngay:
Sụp lạy chúc thọ thì tôi đâu ngại, nhưng ngại là người ta đàm tiếu, chi bằng đại ca vào thay tôi lạy mừng đi.
Mọi người cùng cười. Tây Môn Khánh đánh nhẹ lên đầu Bá Tước mà bảo:
Đồ quỷ, chỉ được cái ăn nói hàm hồ.
Bốn người ăn uống nói cười vui vẻ. Cầm Đồng mang mì ra.Tây Môn Khánh bảo xẻ cho Lý Minh một ít. Lý Minh ăn mì xong lại tiếp tục đàn hát. Bá Tước bảo:
Đại cữu thích khúc hát nào thì bảo nó hát. Ngô Đại cữu nói: .
Đừng bắt buộc nó, cứ để nó thuộc khúc nào hát khúc đó mới hay. Tây Môn Khánh bảo Lý Minh:
– Người hát khúc “Đối cảnh sinh tình” hầu đại cữu.
Lý Minh vâng lời, so lại dây đàn rồi hát. Khúc hát dứt thì Lai An bước tới thưa:
Nhà bếp hỏi là ngày mai gia gia cần những gì. Tây Môn Khánh bảo:
Cần sáu đầu bếp, hai đứa lo trà rượu, tiệc thì dọn năm bàn, nhớ phải cho thật đàng hoàng đấy.
Lai An vâng lời lui ra. Ngô Đại cữu hỏi:
Ngày mai dượng cho bày đại tiệc khoản đãi vị nào vậy?
Tây Môn Khánh kể lại việc An Lang trung nhờ đãi tiệc Thái thú con trai Thái sư. Ngô Đại cữu nghe xong bảo:
Thế thì may quá. Tây Môn Khánh hỏi:
Đại cữu nói vậy là sao? Ngô Đại cữu đáp:
Chẳng giấu gì dượng, công việc tu sửa kho đụn, tôi đã hoàn tất đúng kỳ hạn, kết quả tốt đẹp lắm, nay có người của Thái sư tới đây dự tiệc thì cũng nhờ dượng nói giùm mấy câu để kỳ khảo sát quan lại tới đây, tôi được cất nhắc phần nào, xin dượng thể tình giúp cho.
Tây Môn Khánh bảo:
Được lắm, ngày mai đại cữu cứ viết tên tuổi chức vụ vào một tấm thiếp, rồi tôi lựa lời nói giúp.
Ngô Đại cữu vội đứng dậy vái tạ. Bá Tước nói:
Xin đại cữu cứ yên lòng, đại ca tôi không giúp đại cữu thì còn giúp ai nữa.
Mọi người ăn uống trò chuyện và nghe hát tới canh hai mới cáo từ Tây Môn Khánh thưởng tiền cho Lý Minh và các ca công rồi dặn: – Ngày mai các ngươi nhớ tới sớm.
Bọn Lý Minh lạy tạ rồi ra về. Gia nhân dọn dẹp bàn tiệc.
Đám đàn bà con gái bên trong nghe nói tiệc bên ngoài đã vãn thì vội ai về phòng nấy. Kim Liên cũng về phòng, nhưng từ xa, thấy Tây Môn Khánh từ đại sảnh đi vào thượng phòng, thì đứng núp vào một chỗ tối, rồi bước tới cửa sổ thượng phòng nhìn lén vào. Nhưng Ngọc Tiêu nhìn thấy bước ra hỏi:
Sao Ngũ nương không vào mà đứng ngoài làm gì. Mà lão bà đâu? Kim Liên ngượng ngùng đáp:
Mẫu thân ta trong người hơi khó chịu nên đã về phòng ta nằm nghỉ rồi. Nói xong thấy Ngọc Lâu bước vào thượng phòng. Nguyệt nương hỏi:
Hai tên ca công hôm nay không biết cho gọi ở đâu tới mà chẳng biết hát hỏng gì cả. Chỉ biết có mỗi khúc “Tam lộng mai”
Ngọc Lâu nói:
Vâng, Đại nương bảo hát khúc “sen nở trên bến uyên ương” mà chúng nó cũng không hát được. Chẳng biết tên hai đứa là gì.
Tây Môn Khánh đã bước vào, nghe vậy đáp:
Một đứa là Hàn Tả, một đứa là Thiệu Khiêm.
– Chúng nó không biết hát mà cho gọi làm gì.
Đã vậy mà gia gia còn bảo chúng nó hát khúc “Người ngọc nơi nao”, có ai nghe lọt lỗ tai đâu.
Ngọc Lâu từ nãy ngồi quay lưng ra ngoài. Kim Liên nhẹ nhàng đi vào đứng sau lưng mà không hay. Đến lúc Kim Liên nói, Ngọc Lâu mới giật mình quay lại bảo:
Ngũ thư quỷ quái quá, tự nhiên ở đâu đến sau lưng người ta mà nói, làm người ta hết cả hồn. Thư thư từ đâu tới vậy?
Tiểu Ngọc đứng lên nói:
– Ngũ nương mới tới đứng sau lưng Tam nương đấy thôi.
Kim Liên không trả lời Ngọc Lâu, mà nói với Tây Môn Khánh:
Bài hát đó chẳng ra gì mà gia gia cũng chăm chú nghe rồi cấm người ta nói chuyện. Tôi thử hỏi, “người ngọc” của gia gia là cái gì, có phải là con vua cháu chúa gì cho cam, cũng chỉ là phận tiểu thiếp như tôi mà thôi, việc gì mà khiến cho gia gia phải đến nỗi “sầu bi một trời” ghê gớm như vậy? Người ta đã chết rồi mà chàng cứ tưởng nhớ mãi như vậy là thế nào? Bộ nhà này không còn ai hay sao, bộ chúng tôi đây chết hết cả rồi hay sao, mà chàng chỉ nghĩ đến có một mình người ta thôi. Có Đại nương đây mà chàng chưa cho là đủ, cho là chưa bằng người ta hay sao? Chàng đã yêu quý người ta như vậy, thì sao người ta chết, chàng không giữ lại? Thế còn lúc trước chưa có người ta thì chàng có làm sao đâu.
Kim Liên nói một thôi một hồi, Nguyệt nương phải ngăn lại mà bảo:
Thôi, Ngũ muội ơi, người ta thường nói, người đẹp chẳng sống lâu, chỉ có tai họa mới là muôn kiếp, vả lại chuyện tử biệt sinh ly cũng là lẽ thường. Muội muội cũng như tôi, không làm cho gia gia được vui thì cứ để gia gia tưởng nhớ, có ăn nhằm gì.
Kim Liên bảo:
Không phải là tôi muốn chỉ trích gì, nhưng gia gia nói lời nào là làm tổn thương người khác lời đó, người chết đã chết rồi thì phải nghĩ tới người đang sống chứ.
Tây Môn Khánh cười:
Chỉ được cái mồm xoen xoét, ăn nói hồ đồ.
Thôi đứng có lấp liếm, ở đâu chàng cũng thương nhớ BìnhNhi, lúc nào chàng cũng tưởng nhớ Bình Nhi, với ai chàng cũng nói chuyện về Bình Nhi, cả đến với Ứng nhị gia, Ôn tú tài, chàngcũng đem tâm sự ra mà kể lể, tưởng tôi không biết hay sao.
Kim Liên tưởng Tây Môn Khánh chịu lép nên được đà nói tới, nào ngờ Tây Môn Khánh thấy Kim Liên làm quá, liền hùng hổ bước tới co chân định đá, Kim Liên tông cửa chạy mất. Tây Môn Khánh đuổi theo ra cửa, chỉ thấy Xuân Mai đứng ngoài, bèn xô Xuân Mai mà bước ra. Nguyệt nương thấy không có vẻ hơi say, liền bảo Tiểu Ngọc cầm đèn chạy theo soi đường. Ngọc Lâu cũng theo ra. Kim Liên núp vào một chỗ tối, đợi Tây Môn Khánh đi khỏi, mới bước ra.
Ngọc Lâu thấy vậy bảo:
Có lẽ gia gia tới phòng thư thư đó. Kim Liên nói:
Gia gia say rồi, đi đâu mặc kệ, để lát nữa tôi về phòng xem sao. Ngọc Lâu nói:
Thư thư hãy khoan đã, đợi tôi lấy ít hoa quả để lão bà dùng.
Nói xong chạy vào đem một túi hoa quả ra đưa cho Kim Liên. Kim Liên cầm túi hoa quả bước ra thì Tiểu Ngọc cầm đèn tới nói :
– Ngũ nương đâu rồi, gia gia đang cho tìm kia kìa.
Kun Liên gật đầu về phòng. Tới nơi, Kim Liên không vội vào mà đứng ngoài cửa sổ nhìn vào, thấy Tây Môn Khánh ngồi trên giường, đang đùa cợt với Xuân Mai. Kim Liên bước vào phòng ngoài, đưa túi hoa quả cho Thu Cúc mà hỏi:
Lão bà đã ngủ chưa? Thu Cúc đáp:
Lão bà ngủ được một lúc lâu rồi.
Kim Liên bảo Thu Cúc cất túi hoa quả đi, rồi nhẹ nhàng trở ra tới phòng Nguyệt nương.
Tại đây, mọi người họp mặt đông đủ, gồm Nguyệt nương,Kiều Nhi, Ngọc Lâu, Tây Môn Đại Thư, Ngô Đại cữu mẫu. Dương Cô nương, ba vị sư bà và hai tiểu ni. Tiết sư bà ngồi trên giường Nguyệt nương, mọi người vây quanh nghe giảng Phật Pháp. Đang lúc đó thì Kim Liên tươi cười vén mành bước vào. Nguyệt nương hỏi:
– Muội muội trêu tức người ta, bây giờ người ta xuống phòng muội muội, sao muội muội không ở lại với người ta mà lại lên đây làm gì. Tôi đang ngại là người ta xuống đó đánh mắng muội muội đó.
Kim Liên cười:
Đại nương cứ xuống hỏi xem người ta có dám đánh tôi hay không. Nguyệt nương bảo:
Hồi nãy muội muội nói hơi quá, người ta mới uống nhiều rượu xong, bực tức lên mà dám đánh muội muội lắm chứ đừng tưởng chơi. Chúng tôi đây chỉ lo sợ giùm cho muội muội mà cũngng toát cả mồ hôi đấy, bộ da thịt muội muội là sắt hay sao mà không sợ.
Kim Liên nói:
Gia gia có tức giận tôi cũng không sợ, tôi cứ chuyện phải mà nói. Khúc hát Đại nương chọn thì không cho hát, lại bắt hát những khúc hợp với tâm sự riêng mình. Vả lại hôm nay là ngày vui của Tam thư thư đây mà bắt hát những khúc biệt ly sầu oán thì coi sao được. Người ta chết đã mục xác mà còn cứ tưởng nhớ, không biết là tưởng nhớ nỗi gì.
Ngô Đại cữu mẫu nói:
Mấy chị em nói mà tôi chẳng hiểu gì cả, chuyện gì vậy mới được chứ?
Đại cữu mẫu không biết, từ trước, buổi tiệc vui nào trong nhà cũng có Lục nương, hôm nay tiệc vui mà thiếu Lục nương nên gia gia chúng tôi tưởng nhớ mà ứa lệ, rồi bắt ca công hát khúc “Người ngọc nơi nao”. Vừa rồi Ngũ nương đây mới đem chuyện đó ra nói, gia gia chúng tôi hơi say nên tức giận định xông tới đánh, nhưng Ngũ Nương chạy kịp, bây giở trở lại đây mới nói tiếp chuyện hồi nãy đó.
Dương cô nương bảo:
Thì quan nhân muốn nghe khúc hát nào thì cứ mặc kệ, nói làm gì cho thêm phiền. Vả lại, ngày thường các nương nương sum họp đầy đủ, bây giờ thiếu mất lục nương, quan nhân có buồn nhớ cũng là lẽ tất nhiên. Vợ chết thì người chồng nào mà chẳng thương nhớ.
Ngọc Lâu nói:
Cô nãi nãi không biết, như chúng tôi đây thì nói làm gì, nhưng Ngũ thư thư hiểu rõ ý nghĩa khúc hát, thấy lời lẽ ca tụng quá đáng, nên tức mình mà chê bai, do đó khiến gia gia giận.
Dương cô nương bảo:
Nếu vậy thì Ngũ nương quả là người thông minh.
Ngũ nương biết nhiều khúc hát lắm, khúc nào cũng thuộc, hát câu đầu là biết câu sau rồi, chẳng bù cho chúng tôi, nhớ lõm bõm vài khúc. Nhiều khi muốn ca công hát mà chẳng nhớ khúc nào cho với khúc nào. Ngũ nương lại còn biết trong một khúc hát, chỗ nào ca công hát sai lời, sai giọng nữa. Nhưng biết nhiều thì chỉ khiến người ta giận ghét mà thôi.
Ngọc Lâu nói đùa:
Cô nãi nãi không biết, chứ trong chị em chúng tôi đây, Ngũ nương cũng còn là người quỷ quái tinh ma nhất đó.
Kim Liên củng vào đầu Ngọc Lâu mà bảo:
Chỉ được cái nói xấu người ta là giỏi thôi.
Từ rày Ngũ nương cũng nên nhường nhịn quan nhân: Người ta có câu “một đêm chồng vợ trăm năm ân tình”, đã là vợ chồng thì xa nhau một ngày một giờ cũng nhớ, huống hồ ngàn năm vĩnh biệt. Quan nhân tưởng nhớ Lục nương như vậy thì đủ biết quan nhân cũng yêu quý các nương nương lắm.
Kim Liên nói:
Được như lời cô nài nài nói thì còn nói chuyện gì được nữa, đằng này người ta chỉ yêu quí có một mình Lục nương, còn chị em chúng tôi đây thì coi như không có. Cô nãi nãi không thấy sao? Người ta để tang cho tới hết kỳ đoạn thất đó. Nếu để tang cho chánh thất thì chẳng nói làm gì, đằng này chỉ là tiểu thiếp mà sao phải để tang hậu hĩ quá như thế.
Dương cô nương bảo:
Cố chấp như nương nương thì quả là biết một mà chẳng biết hai. Ngô Đại cữu mẫu nói:
Mau quá nhỉ, qua tuần đoạn thất thì cũng gần trăm ngày rồi. Dương cô nương hỏi: .
Chừng nào đến tuần trăm ngày của Lục nương nhỉ?
Cũng còn lâu, mãi tới ngày hai mươi sáu tháng chạp này cơ mà. Vương sư bà nói:
Ngày đó chắc phải làm lễ niệm kinh chứ.
Ngày đó cận tết quá rồi, còn tụng kinh gì được, nghe đâu gia gia chúng tôi định ra giêng mới làm lễ tụng kinh cho Lục nương.
Nói xong bảo Tiểu Ngọc đem thêm trà lên.
Sau vài tuần trà thì Vương sư bà lại tiếp tục nói về Phật pháp. Vương sư bà kể xong một đoạn thì Tiết sư bà lại đọc mấycâu kệ. Mọi người chú ý theo dõi nhất là đoạn Ngũ Giới Thiền sư phá giới giỡn cợt Hồng Liên.
Lúc lâu sau, Ngọc Lâu sai Lan Hương dọn hoa quả bánh trái lên, rồi pha một bình trà thơm mời ba vị sư bà ăn uống.
Sau đó thì Nguyệt nương và đám tiểu nương uống rượu, đồng thời chuốc rượu cho Dương cô nương. Kiều Nhi và Kim Liên búng súc sắc để tính được thua, ai thua thì phải uống một chung rượu, Kim Liên ăn gian, khiến Kiều Nhi uống liền mấy chung rượu, mặt đỏ hồng. Ngọc Lâu thấy vậy bảo:
– Để tôi thử với Ngũ thư thư xem sao.
Nói xong cùng Kim Liên búng súc sắc. Ngọc Lâu bắt Kim Liên phải vén cao tay áo lên. Kim Liên không ăn gian được nữa,thua liền liền, uống rượu đến say ngả nghiêng, phải cáo từ về phòng. .
Tới nơi, gọi mãi mới thấy Thu Cúc ra mở cổng, tay còn dụi mắt vì ngái ngủ. Kim Liên mắng:
Con khốn, ngủ gì mà ngủ như chết vậy? Gọi mãi không ra mở cổng. Thu Cúc nói:
Tôi đâu có ngủ.
Cái mặt ngái ngủ rành rành đây mà còn chối. Gia gia ngủ chưa Thu Cúc đáp:
Gia gia ngủ từ lâu rồi.
Kim Liên bước vào phòng ngoài, hơ tay trên lò sưởi rồi bảo Thu Cúc bưng trà. Thu Cúc vội rót trà bưng ra. Kim Liên cầm chung trà lên rồi lật xuống bảo:
Đồ khốn tao đâu có uống thứ trà này, vào gọi Xuân Mai ra đây, bảo nó lấy thứ trà Cam thủy pha cho ta.
Thu Cúc ngần ngừ đáp:
Chị Xuân Mai đang… đang ngủ trong phòng với… với gia gia.
Kim Liên vội xua tay:
– Nếu vậy thì thôi, cứ để cho nó ngủ, đừng gọi dậy nữa.
Nhưrng Thu Cúc đã xăm xăm vào trong, thấy Xuân Mai nằm cạnh Tây Môn Khánh mà ngủ, bèn lay dậy. Xuân Mai đang ngủ say, bị lay dậy thì cau mặt hỏi: – Cái gì vậy?
Thu cúc nói nhỏ: .
– Nương nương về rồi, đang uống trà, chị không dậy mau hay sao?
Xuân Mai hoảng lên, ngồi phắt dậy mắng khẽ:
– Đồ dịch vật, nương nương về sao mày không gọi tao ngay.
Nói xong vội vén lại tóc lật đật bước ra. Kim Liên thấy Thu Cúc gọi Xuân Mai dậy thì mắng:
– Tao đã bảo thôi mà mày gọi nó làm gì.
Xuân Mai đứng một bên, không dám nhìn thẳng Kim Liên.
Kim Liên bảo:
– Ngươi ngủ ngon quá, này đôi bông tai sao chỉ còn một chiếc thế kia?
Xuân Mai sờ vội lên hai tai, chỉ thấy còn một chiếc, vội cầm đèn vào trong tìm, một lúc lâu sau mới thấy. Lúc trở ra, Kim Liên hỏi:
Tìm thấy ở đâu vậy? Xuân Mai đáp:
Tìm thấy ở cuối giường, tại Thu Cúc gọi dậy, rồi tôi vội vàng, có lẽ mắc vào đâu đó mà rơi xuống.
Kim Liên nói:
Ta đã bảo mà, ta không muốn đánh thức ngươi mà con khốn kia cứ gọi.
Nương nương muốn dùng trà . Kim Liên bảo:
Phải, ta muốn uống trà, nhưng Thu Cúc nó chẳng biết trà nào vào với trà nào, vả lại ta còn sợ tay nó bẩn, nên muốn gọi ngươi, vì tưởng ngươi còn thức.
Xuân Mai vội rửa ấm chén, đun nước pha trà, rót một chung bốc khói bưng tới, Kim Liên cầm chung trà uống một hớp:
Gia gia ngủ lâu chưa?
Xuân Mai đáp:
– Gia gia ngủ lâu lắm rồi. Hồi nãy gia gia có hỏi nương nương, tôi thưa là nương nương ở thượng phòng chưa xuống.
Kim Liên bảo:
Có ít hoa quả Tam nương bảo đem về cho lão bà dùng, ta đã đưa cho con Thu Cúc rồi, ngươi có xem nó cất cẩn thận chưa?
Xuân Mai đáp:
Tôi cũng không biết nó cất ở đâu.
Hoa quả lúc nãy ta đưa, ngươi cất ở đâu? Thu Cúc đáp:
Tôi để trên bàn ăn.
Nói xong chạy xuống nhà dưới đem lên. Kim Liên đếm lại số quả, thấy thiếu một quả cam bèn hỏi:
Còn một quả cam nữa đâu? Thu Cúc đáp:
Nương nương đưa thì tôi cứ để nguyên vậy mà cất đi chẳng lẽ ai ăn vụng vào đây. Kim Liên bảo:
Con khốn đừng có nỏ mồm chối cãi, mày không ăn cắp thì còn ai. Trước khi giao cho mày, tao đã đếm cẩn thận rồi, sao bây giờ lại thiếu, thì ra tao đem về cho mẹ tao mà hóa ra đem về để hiếu kính cho mày hay sao?
Đoạn bảo Xuân Mai – Ngươi tát cho nó mỗi bên má mười cái tát cho ta. Xuân Mai nói:
Mặt nó cứng da nó dầy, tát nó đau cả tay.
Kim Liên bảo:
Thế thì ngươi lôi nó tới gần đây cho ta.
Xuân Mai cầm áo Thu Cúc kéo lại. Kim Liên đánh mấy bạt tai rồi mắng:
– Con khốn nạn, có phải mày ăn cắp quả cam không? Mày nói thật đi thì tao tha cho không đánh, còn không thì tao dùng roi ngựa đánh mày tới chết. Tao có say đâu mà mày tưởng tao đếm lộn để ăn cắp.
Đoạn quay sang Xuân Mai hỏi:
Xuân Mai, ngươi thấy ta có say không? Xuân Mai đáp:
Nương nương đâu có say. Bây giờ nương nương thử khám trong tay áo nó xem.
Kim Liên theo lời, dừng tay nắn dọc theo tay áo Thu Cúc.Thu Cúc sợ hãi co tay lại. Xuân Mai sấn tới kéo thẳng tay Thu Cúc ra, rồi thò vào tay áo Thu Cúc, lấy ngay ra trái cam bị mất.
Kim Liên lại đánh Thu Cúc mấy bạt tai nữa mà mắng.
Con khốn nạn gớm thật, chỉ giỏi ăn cắp. Nhưng thôi, bây giờ khuya rồi, ta lại mới uống rượu, để mai ta sẽ xử tội mày.
Xuân Mai đứng bên nói:
Con này nó lì lắm, đánh nó không đau thì nó không coi ra gì đâu, rồi lại chứng nào tật nấy quen đi, ngày mai nương nương phải sai đánh nó bằng trượng cho nó nhớ đời. Thu Cúc vừa giận vừa sợ, lủi xuống bếp mà ngủ.
Kim Liên lấy một ít hoa quả đưa cho Xuân Mai mà bảo:
Cho ngươi ăn đấy, còn chỗ này thì cất đi cho lão bà.
Xuân Mai thẫn thờ nhận mớ hoa quả. Kim Liên lấy mấy cái bánh mật ra định cho
Xuân Mai, nhưng Xuân Mai nói:
– Thôi, tôi không ăn được đồ ngọt nhiều, xin nương nương để cho lão bà thì hơn.
Nói xong cất hoa quả bánh trái vào nhà trong. Kim Liên cũng xuống nhà sau đi tiểu, trở lên hỏi:
Bây giờ chừng canh mấy rồi nhỉ? Xuân Mai đáp:
Cũng phải canh ba.
Kim Liên bước tới trước bàn phấn, gỡ trâm thoa trên tóc rồi tới gần giường nhìn vào, thấy Tây Môn Khánh có vẻ ngủ say, liền bảo Xuân Mai tắt nến đi rồi vào giường. Tây Môn Khánh chợt tỉnh hỏi:
Con dâm phụ này sao giờ này mới về phòng? Kim Liên kể lể:
Tôi uống rượu trên thượng phòng với Đại nương và mọi người. Tam nương sai dọn rượu, tôi với Nhị thư thư búng súc sắc mà uống. Về sau Tam nương đánh súc sắc với tôi, tôi thua, uống nhiều rượu quá nên say, bây giờ mới về được. Còn chàng thì khỏe quá, ngủ được một giấc dài rồi còn gì.
Tây Môn Khánh hỏi:
Xuân Mai nó đi ngủ chưa?
Nó cũng vừa mới đi ngủ xong, chàng muốn uống trà hay sao? Tây Môn Khánh lắc đầu rồi ngủ tiếp….