Kiêu Phong

Quyển 5 - Chương 105: Chinh phạt Bắc Đình

Lục Thất lệnh người phi ngựa đến Sa Châu, ngày kế thu được hồi âm của gia chủ Vương thị. Gia chủ Vương thị nói, ông ta phái người đi Tây Châu là để thông thương, còn về việc Tây Châu phái người xin đầu phục thì không biết.

Gia chủ Vương thị cũng nói về tình thế Tây Châu, chiếm đa số nhân khẩu Tây Châu là hậu nhân của Thiên Sơn quân thời Hán Đường, nhưng mấy trăm năm trôi qua, người Hán Tây Châu đã sớm mang huyết thống Hồ Hán, ở Tây Châu cũng vẫn tồn tại Thiên Sơn quân. Đô Úy của Thiên Sơn quân hiện nay họ Lý, nhân số Thiên Sơn quân ước chừng bốn ngàn.

Gia chủ Vương thị không thể xác định Tây Châu xin quy phục là thực hay giả, tuy nhiên giữa Thiên Sơn quân của Tây Châu cùng Y Châu và Đình Châu quả thật tồn tại chiến loại, cũng chịu sự xâm phạm của Hắc Hãn Hồi Hột ở phương tây, có thể nói hoàn cảnh sinh tồn hết sức gian khổ. Với lại, hơn phân nửa quốc vực của Hắc Hãn Hồi Hột cũng chính là An Tây tứ trấn thời kỳ Đường triểu, đã từng chịu sự quản hạt của An Tây đô hộ phủ.

Gia chủ Vương thị kiến nghị không cần để ý đến thỉnh cầu quy thuộc của Tây Châu, lý do là Hà Tây không nên phân quân viễn chinh. Ngoài ra, Thiên Sơn quân ở Tây Châu trên thực tế là một chi của dân tộc Hồi Hột. Vào vài thập niên trước, Thiên Sơn quân từng thống trị ba châu Bắc Đình là Đình Châu, Y Châu và Tây Châu, được xưng là Hồi Hột Tây Châu, mà không dùng tự xưng là Bắc Đình đô hộ phủ do Đường triều kiến chế. Tuy nhiên, vào thời Trương Nghị Triều, Thiên Sơn quân Tây Châu từng thần phục Trương Nghị Triều.

Nhận được trả lời của gia chủ Vương thị, Lục Thất viết thư thỉnh cầu Kỷ Vương điều binh. Về quân tình, nói rằng Hạ quốc có khả năng sẽ liên hợp với Liêu quốc và Hồi Hột Y Châu, từ Cư Diên Hải đột kích Hà Tây. Hắn cần điều ba vạn quân lực Hội Châu tiến vào Hà Tây, để nâng dậy quân tâm Hà Tây, áp chế những nhân tố bất ổn.

Kỷ Vương nhận được thư của Lục Thất, không có bất kỳ nghi ngờ, trực tiếp lệnh Thạch Trung Phi suất lĩnh ba vạn quân, vượt Hoàng Hà tiến đến Hà Tây. Hai vạn quân đóng giữ sẽ cường điệu đi phòng ngự Thanh Thủy hà. Ngoài ra, ở Tiêu Quan Nguyên Châu cũng có hai vạn Cấm quân trấn thủ, có thể cùng quân lực Hội Châu hình thành góc hô ứng.

Thạch Trung Phi suất lĩnh ba vạn Hội Châu quân tiến vào Lương Châu, đóng quân ở ngoài thành Võ Uy một đêm, ngày kế lên đường đến thành Trương Dịch, cùng một đám tướng soái vào thành bái kiến Lục Thất. Lục Thất đón tiếp nhóm tướng soái, và giới thiệu Dương Côn, nói thẳng muốn tiến chiếm Bắc Đình tam châu, Dương Côn làm Đại Soái hành quân.

Dùng Dương Côn làm Soái tiến chiếm Bắc Đình tam châu, Lục Thất đã trải qua một phen cân nhắc mới quyết định. Hắn lo lắng Thạch Trung Phi, Thạch Trung Phi hẳn là có thể đảm nhiệm trách nhiệm lĩnh quân chinh chiến, nhưng chưa chắc có thể ứng phó với Thiên Sơn quân của Tây Châu, Thiên Sơn quân trong mắt Lục Thất chính là một thanh nhuyễn đao. Chờ khi hắn tiến chiếm được Tây Châu, tất sẽ thiết lập lại Thiên Sơn quân.

Đại quân xuất chinh được cử hành nghi thức xuất chinh long trọng. Tiểu Thanh cũng theo quân đến Trương Dịch, nàng mặc phục trang Tế Ti sặc sỡ, ở trên đài cao cử hành lễ tế. Trên đài cao bày biện một cái đỉnh bằng đồng đen, Tiểu Thanh thực hiện vũ đạo hiến tế, người nhẹ như chim yến, lượn vòng quanh đỉnh, nhanh đến nỗi tựa như phân thân, hóa thành một vòng ảnh thân. Cuối cùng, đỉnh đồng dấy lên đại hỏa, hơn vạn người với dáng vẻ thành kính đặt tay phải lên ngực, cúi đầu.

Đại quân viễn chinh Y Châu rời khỏi Cam Châu, ngoại trừ ba vạn bộ quân, Lục Thất còn rút ra bốn trăm Thần Tí Nỏ vệ và sáu ngàn kỵ binh quy về dưới trướng Dương Côn thống lĩnh. Muốn tiến chiếm Bắc Đình tam châu, vậy phải tốc chiến tốc thắng, hơn nữa tác chiến trên thảo nguyên sa mạc, không thể khuyết thiếu kỵ binh.

Đại quân đi rồi, Lục Thất chỉ có thể kiên nhẫn chờ tin tức, tiếp tục mỗi ngày thao luyện ba vạn kỵ binh, đồng thời cũng phái ra thám báo đi trinh sát Liêu quốc ở phương bắc. Địa vực bao la bên ngoài Cư Diên Hải thuộc Thượng Kinh đạo của Liêu quốc, nhưng lại hoang vắng. Lục Thất không muốn xảy ra chiến sự với Liêu quốc, nhưng chiến tranh đều là vì ích lợi mà phát sinh. Hà Tây trong mắt Liêu quốc chính là bảo địa, thích hợp cho nông nghiệp và chăn nuôi.

Hai mươi ngày sau, đại quân viễn chinh truyền về tin tức thắng lợi, đã công chiếm thành Y Ngô của Y Châu, xảy ra ba lượt chiến dịch với Hồi Hột Y Châu. Quân lực Hồi Hột Y Châu không coi là nhiều, mười mấy bộ lạc cộng lại cũng chỉ có tám vạn nhân khẩu, quân lực có năng lực chiến đấu có hai vạn.

Dương Côn chọn lựa chiến lược đầu tiên là chiêu hàng, nói Thiên Sơn quân Tây Châu đi Hà Tây xin quy hàng, Đại tướng quân Hà Tây vì khai thông thương đạo Tây Vực mới xuất đại quân tiến chiếm Y Châu. Kết quả là Hồi Hột Vương của Y Châu không chịu hàng, tập kết đại quân chặn đánh.

Trận đầu, một vạn kỵ binh của Hồi Hột Vương công kích chính diện quân trận Hà Tây, kết quả tử thương thảm trọng. Quân trận do Dương Côn huấn luyện khép mở tự nhiên hỗ trợ cho tấn công linh hoạt. Đánh một trận liền bị diệt gần sáu ngàn kỵ binh, Hồi Hột Vương khiếp sợ mang theo tàn binh trốn chạy, bị kỵ binh Hà Tây một đường truy đuổi thẳng đến Đình Châu.

Trận thứ hai là đoạt thành Y Ngô. Đại quân vây thành một ngày, bốn ngàn Hồi Hột quân thủ thành không chịu hàng, ngày kế liền bị tiến công hãm thành.

Trận thứ ba là chủ động nghênh chiến hai vạn quân lực Đình Châu đến chi viện, cùng một vạn tàn quân của Hồi Hột Y Châu. Hồi Hột quân rút kinh nghiệm không lại tiến công chính diện, mà tản ra tự do công kích, kết quả vẫn bị thảm bại. Vũ khí đánh xa của Hà Tây quân sắc bén, phối hợp với quân trận, đã tạo thành sát thương thật lớn đối với kỵ binh Hồi Hột.

Qua ba trận đánh, thắng lợi của quân viễn chinh trên cơ bản đã định đoạt. Hiện tại Dương Côn đang lĩnh đại quân đi thu thập Thiên Sơn quân của Tây Châu, vì sau khi tiến quân Y Châu, Thiên Sơn quân Tây Châu không nghe lệnh đến Y Châu quy thuộc, rõ ràng chính là thủ đoạn dẫn hổ nuốt sói, nhưng lại không ngờ quân lực Hà Tây chẳng những nhiều mà chiến lực còn hùng mạnh đến không thể tin.

*****

Lục Thất xem tin báo thắng lợi hết sức vui mừng. Hắn yên tâm rồi, hạ lệnh ba vạn kỵ binh xuất phát rời khỏi Trương Dịch, tiến đến Cư Diên Hải, vì theo thám báo hồi báo, quân lực của Liêu quốc tại Trấn Châu thuộc Thượng Kinh đạo nhiều hơn mười vạn, mà Tây Bắc quân ti của Trấn Châu Thượng Kinh đạo bình thường chỉ có ba vạn quân lực.

Liêu quốc đóng quân ở Trấn Châu gần Cư Diên Hải nhất, vậy chỉ có ba phương hướng tiến quân. Một là Mông Cổ Mạc Bắc, hai là núi A Nhĩ Thái ranh giới Đình Châu và Y Châu, ba là Cư Diên Hải. Lục Thất đương nhiên không trông cậy Liêu quốc sẽ không tiến công Cư Diên Hải, cho nên chỉ có thể tiên phát chế nhân xuất binh tác chiến ở Cư Diên Hải.

Thời điểm ba vạn kỵ binh rời khỏi Cam Châu, tại Trường Thành Lương Châu đã tập kết tám vạn bộ quân đối kháng phản công của Hạ quốc, ở Đại Đấu Bạt Cốc cũng có năm ngàn bộ quân trú đóng phòng ngự Thổ Phiên, theo Trường Thành phía bắc Cam Châu xuất khẩu, đồng thời bố trí hai vạn bộ quân phòng ngự, phòng ngừa Liêu quân qua Cư Diên Hải đột kích Cam Châu.

Ba vạn kỵ quân Tây Lương đã tới Cư Diên Hải đóng quân, Lục Thất chờ hồi báo của thám báo mà xuất kích. Hắn đương nhiên không có khả năng vượt qua sa mạc đi tiến công Trấn Châu của Liêu quốc, mà là dùng khỏe ứng mệt chờ chực Liêu quân. Kỵ quân chưa tới, thủ quân Cư Diên Hải đã phụng mệnh phong tỏa, cấm thương nhân rời khỏi Cư Diên Hải.

Hai ngày sau, Lục Thất nhận được thư tín hồi báo chim ưng đưa tới. Mười vạn đại quân Liêu quốc, một nửa kỵ binh một nửa bộ quân, đã xuất phát, phương hướng đúng là Cư Diên Hải. Lục Thất chia ba vạn kỵ binh thành năm đội quân, áp dụng chiến thuật phân ra từng quãng xen kẽ chặn đánh trên sa mạc, tận lực tiêu diệt Liêu quân trên sa mạc. Nếu để mặc cho mười vạn Liêu quân đến được Cư Diên Hải, được nghỉ ngơi và thu được tiếp tế tiếp viện, đó chính là ác mộng của Hà Tây quân.

Lục Thất suất lĩnh sáu ngàn kỵ binh thực hiện chặn đánh ở xa nhất. Trấn Châu của Liêu quốc cách Cư Diên Hải mấy ngàn dặm, đi qua thảo nguyên và sa mạc, cho nên Liêu quân đi công kích Cư Diên Hải rất dễ trở thành đội quân mệt mỏi, mặt khác cấp dưỡng cũng trắc trở. Trước kia, Liêu quân đã từng đột kích Cư Diên Hải của Hạ quốc, bị kỵ binh Hạ quốc đánh bại giữa sa mạc. Chiến thuật của Lục Thất chính là tham khảo trận mẫu ngày trước.

Lục Thất lệnh quân tiến vào sa mạc, nhưng không xâm nhập quá sâu. Lần này chặn đánh Liêu quân, hắn suất lĩnh kỵ binh và dẫn đường xâm nhập sa mạc. Hành tẩu trong sa mạc, lạc đà là phương tiện vận chuyển và chuyên chở tốt nhất, tuy nhiên lạc đà chỉ thích hợp cho việc đi buôn, không thể chạy nhanh như ngựa.

Tiến vào sa mạc, hiện ra trước mắt cồn cát mênh mông vô tận. Căn cứ theo kế hoạch chiến lược chặn đánh, Lục Thất dẫn theo một chi kỵ binh vào sâu trong sa mạc chừng hai ba trăm dặm nghênh địch, nếu không thấy kẻ địch thì quay trở về, ở trên đường hội ngộ với làn sóng kỵ binh xâm nhập tiếp theo.

Kỵ binh Lục Thất suất lĩnh chia thành mười hai chi, tách ra cùng tiến vào trong sa mạc, phòng ngừa giao với Liêu quân mà chẳng biết. Lục Thất và năm trăm kỵ binh ở trên sa mạc chậm rãi tiến lên, tận lực duy trì thể lực. Trong sa mạc, dù có cường tráng đến đâu, nếu không được tiếp tế nước, chờ đợi chắc chắn vẫn là cái chết.

Ba trăm dặm đường trên sa mạc, Lục Thất đi suốt năm ngày. Mắt thấy nước uống và thức ăn đã tiêu hao gần nửa, hắn đình chỉ không đi tiếp, đóng trại chờ một ngày một đêm, nếu không gặp phải Liêu quân thì sẽ phản hồi.

Bọn kỵ binh sau khi đóng quân, vui mừng lấy ra rượu thịt ăn uống. Hành quân trên sa mạc Lục Thất không cấm uống rượu, nhưng không được uống say. Các tướng sĩ cũng đều rất tự giác, đương nhiên, rượu cũng không nhiều lắm.

Lục Thất một mình đi đến một mỏm đá cao nhất giữa sa mạc, quan sát cảnh tượng mặt trời rực lửa chìm dần ở phương tây, hắn cảm thán lắc đầu. Mấy ngày qua, hắn đã lĩnh hội được sự đáng sợ của sa mạc. Ba ngày trước gặp phải một trận bão cát, cái cảm giác kinh khủng kia, tựa hồ đang ở địa ngục, bất lực tuyệt vọng.