[1] Tức là việc Nhật Hoàng Minh Trị lên cầm quyền, chấm dứt 265 năm cai trị của chính quyền phong kiến Mạc phủ ở Nhật Bản. Chính phủ Minh Trị đã mở ra một chương mới trong lịch sử Nhật Bản với công cuộc Minh Trị Duy tân, hiện đại hóa Nhật Bản.
[2] Cho tới thời đó của Nhật Bản, chỉ có các Võ sĩ (samurai) mới có quyền mang đầy đủ họ và tên. Còn mọi thành phần khác trong xã hội chỉ được đặt tên nhưng không được phép mang họ. Nhờ sự thay đổi này, người dân Nhật mới biết được dòng họ, gia phả của mình. Cũng như vậy, ngoài tầng lớp Võ sĩ ra, không một ai được phép cưỡi ngựa – là phương tiện di chuyển duy nhất thời ấy.
[3] Tiếng Nhật gọi là mibun seido, chính sách do chế độ phong kiến Mạc phủ Tokugawa đề ra. Chính sách này phân chia xã hội thành 4 loại: Võ sĩ (samurai), Nông, Công, Thương hay còn gọi là Tứ giới và cấm không cho Tứ giới được thay đổi nghề nghiệp. Cha là võ sĩ thì con cũng suốt đời là võ sĩ, cha làm ruộng hay làm thợ thì con cháu cứ vĩnh viễn phải theo nghề đấy… Lại cấm không cho người dân dược thay đổi chỗ ở, tự do di cư, ai ở nông thôn cứ phải ở nông thôn, ai ở thành thị cứ phải ở thành thị. Luật lệ của Mạc phủ cực kỳ nghiêm ngặt, người dân nào vì bất kì lý do gì mà tự động di cư, bắt được thì căng nọc khảo tra, dẫu có được dẫn giải về nguyên cư thì cũng đã khặc khừ gần chết vì roi vọt. Và chính sách này nhằm chủ yếu vào tầng lớp nông dân, buộc họ cứ phải ở nông thôn cày ruộng để cung cấp thóc lúa cho Mạc phủ, nội có được bao nhiêu thóc lúa gặt về thì cũng phải chờ Võ sĩ đến lấy thuế đã, phần còn lại mới được phép xay ăn và làm vốn cho vụ tới. Nếu như không đủ số thóc thuế quy định thì phải bán vợ đợ con đi để đong kỳ đủ thóc thuế. Nông dân thời Mạc phủ chết đói liên miên bởi chế độ đẳng cấp này. (Nhật Bản tư tưởng sử, tập 2, trang 131, Nguyễn Văn Tần dịch.)
[4] Tiếng Nhật là shogun, chỉ người có chức vị và thực quyền cao nhất trong chính quyền Mạc phủ.
[5] Thời Chiến quốc: Đây là thời đại loạn tại Nhật Bản, bắt đầu từ năm 1507 đến mãi năm 1615 mới chấm dứt.
[6] Ngày nay là tỉnh Sizuoka, Nhật Bản.
[7] Khu kiều dân: Theo hiệp ước ký với các cường quốc phương Tây, chính quyền phong kiến Mạc phủ phải để cho các nước phương Tây thiết lập các khu định cư cho người nước ngoài trên lãnh thổ Nhật Bản. Người phương Tây được quyền tự trị, quyền cư trú vĩnh viễn và quyền tự do buôn bán với các thương nhân Nhật Bản trong khu vực cư ngụ đó.
[8] Thị dân: Tiếng Nhật gọi là chonin, chỉ hai thành phần dân buôn bán và thợ thủ công sống ở các thị trấn hình thành vào thời Cận đại ở Nhật Bản. Dưới thời phong kiến Mạc phủ với chính sách “trọng nông, ức thương”, hai thành phần này luôn bị khinh miệt.
[9] Thời đại Genroku là thời kỳ Shogun Tsunayoshi Tokugawa (đời thứ năm) cai trị, kéo dài từ năm 1646 đến năm 1709.
[10] Thành Akou, thuộc tỉnh Hyogo ngày nay.
[11] Theo sách sử Nhật Bản ghi lại: Năm 1701, triều đình Kyoto cử sứ thần Kira Kozukenosuke mang chiếu chỉ của Tướng quân đến thành Edo. Nghênh tiếp sứ thần Kira là Asano lãnh chúa vùng Akou. Trong bàn tiệc, không hiểu sao sứ thần Kira vô cớ mạt sát lãnh chúa Asano. Tức mình, lãnh chúa Asano rút gươm ra dọa chém sứ thần Kira. Sau đó, sự kiện đến tai Tướng quân, và lãnh chúa Asano bị khép tội lâm nhục triều đình và chịu hình phạt tự rạch bụng tự vẫn. Để rửa hận cho chủ, 47 võ sĩ thuộc hạ của Asano đã tổ chức hạ sát và đem thủ cấp của Kira đến dâng trước mộ Asano. Kết cục là cả 47 võ sĩ đều bị triều đình khép tội chết.
[12] Tenchyu: Thiên tru, tên của một tổ chức chống phương Tây, chống cả những người Nhật ủng hộ việc “mở cửa” giao thương với phương Tây vào thời kỳ “cuối Mạc phủ đầu Minh Trị” tại Nhật Bản.
[13] Đơn vị tiền tệ thời Minh Trị, bằng 1/100 yên, nay không còn sử dụng nữa.
[14] Chiến tranh Nam Bắc triều: Cuộc nội chiến tại Nhật Bản, dai dẳng suốt 60 năm từ năm 1336 đến năm 1395 giữa hai thế lực Thiên hoàng (Nam triều) và Mạc phủ (Bắc triều).
[15] Hán học: Phái học chuyên về Thi, Thư của Khổng Mạnh hay những cái học của Chu Tử, Tống Nho.
[16] Thất khứ: Bảy tội khiến người phụ nữ trong thời phong kiến bị chồng bỏ. Đó là: không con, dâm dục, không kính thờ cha mẹ chồng, nói nhiều, trộm cắp, ghen tuông và có ác tật.
[17] Thuyết Chu Tử: Từ năm 1790 thuyết Chu Tử, đại diện cho Nho học, được coi là triết học chính thống trong xã hội phong kiến Nhật Bản. Để duy trì hữu hiệu xã hội phong kiến về mặt luân lý, chính quyền phong kiến Mạc phủ cấm học những thuyết khác với thuyết Chu Tử.
[18] Chiến tranh năm Canh Thìn: Nổ ra năm 1868 (năm Minh Trị thứ nhất). Kết thúc năm 1869 (năm Minh Trị thứ hai). Kéo dài một năm năm tháng. Ngay sau khi chính phủ mới Minh Trị vừa mới ra đời, các thế lực còn sót lại của chính quyền phong kiến Mạc phủ, do mất hết quyền lợi, đã tập hợp lại dấy binh đánh quân đội chính phủ. Cuộc chiến tranh đã kết thúc với thắng lợi thuộc về quân chính phủ mới, đồng thời chấm dứt hoàn toàn 265 năm chính quyền phong kiến Mạc phủ cai trị Nhật Bản. Chính phủ mới đã thống nhất và mở ra một chương mới trong lịch sử Nhật Bản với công cuộc Minh Trị Duy tân, hiện đại hóa Nhật Bản.
[19] Theo tài liệu Niên biểu tân tuyển Âu học, thì trong khoảng thời gian từ năm 1720-1867, các học giả Nhật Bản đã dịch rất nhiều tác phẩm trên mọi lĩnh vực của các học giả phương Tây để học tập. Cụ thể như sau: lĩnh vực Quân sự 103 quyển, Thiên văn học 27 quyển, Mỏ địa chất và Động thực vật học 17 quyển, Y học 108 quyển, Địa lý, Đo đạc 35 quyển, Toán học và Vật lý học 29 quyển, Hóa học 19 quyển, Chính trị kinh tế học 24 quyển, Ngôn ngữ học 54 quyển, Lịch sử các quốc gia trên thế giới 51 quyển.
[20] Theo tài liệu Âu học và công cuộc Minh Trị duy tân thì ngay từ năm 1853, Âu học đã phát triển rộng khắp ở Nhật Bản. 35% số trường học lúc đó đã đưa môn khoa học tự nhiên vào chương trình giảng dạy. Và từ năm 1868, trong số 240 trường học trên toàn quốc Nhật Bản thì có 141 trường đưa Toán học vào chương trình giảng dạy, 68 trường dạy Y học, 5 trường học dạy thiên văn học. Từ năm 1872 (năm Minh Trị thứ năm), chính phủ Minh Trị ban hành chế độ giáo dục bắt buộc trên toàn quốc với 4 năm cấp 1 và 4 năm cấp 2.
[21] Ba phủ là Tokyo, Osaka, Kyoto. Năm cảng quốc tế là Yokohama, Kobe, Nagasaki, Nigata và Hakone.
[22] Để học hỏi thể chế chính trị, xã hội và kỹ thuật phương Tây, chỉ riêng chính phủ Minh Trị đã thuê hơn 500 chuyên gia, học giả trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là Giáo dục, Luật pháp, Xây dựng, Nông nghiệp và In ấn, sang Nhật Bản làm việc trong suốt thời kỳ Minh Trị duy tân (1868-1912).
[23] Misoshiru: loại canh người Nhật thường ăn, gồm mắm tương, một chút rong biển nấu với nước sôi.
[24] Tác giả muốn ám chỉ cuộc chiến tranh Nha phiến xảy ra tại Trung Hoa trong thời kỳ này.
[25] Cao tăng Shinran (1173-1262): Vị tổ khai sinh tông phái Sodo (Tào động) Shinshu – một tông phái Phật giáo tại Nhật Bản. Ông cho rằng con người quá yếu đuối không thể tự cứu mình trước thiên tai, loạn lạc. Vì vậy, chỉ có đức tin tuyệt đối vào đức Phật A-di-đà, chú tâm niệm Phật thì mọi người kể cả những kẻ ác nhân phạm tội, sau khi chết sẽ được thác sinh vào cõi Tây phương Cực lạc. Với ông, câu niệm Nam mô a di đà Phật đã trở thành một cách tỏ lòng biết ơn và niềm tin để cứu nhân độ thế.
[26] Martin Luther (1483-1546) vốn là linh mục, tiến sĩ thần học, giáo sư đại học tổng hợp Wuthenberg ở Đức. Là người dẫn đầu phong trào cải cách đòi xóa bỏ những giáo luật khắt khe, những tín điều ngu xuẩn của giáo hội Roma và xây dựng tôn giáo mới.
[27] Tông phái Sodo Shinshu là một tông phái Phật giáo thịnh hành vào nửa cuối thế kỉ 12 (thời đại văn hóa Kamakura) tại Nhật Bản. Hai vị khai tổ cho tông phái này là hai thầy trò: thiền sư Honen (Pháp Nhiên) (1133-1212) và đệ tử Shinran (Thân Loan) (xem chú thích 25). Nếu thiền sư Honen chủ trương chú tâm niệm Phật để được tái sinh vào cõi Tây phương cực lạc thì đệ tử Shinran phát triển thêm một bước quan niệm của thiền sư Honen. Đạo tràng chính của tông phái này đặt tại chùa Honganji (Bản nguyện tự) ở cố đô Kyoto.