Từ nhỏ đến lớn, việc khiến Du Tiểu Trúc khốn khổ nhất chính là, mỗi lần chuyển nhà tới một nơi khác, cô đều được đặt cho biệt danh: “Tiểu thư bào ngư.”
Tất cả mọi người khi lần đầu tiên nhìn thấy cô, đều thốt lên một câu: “Tiểu Trúc thật khác biệt.” Du Tiểu Trúc đầu óc đơn giản lại tưởng ấy là lời khen ngợi, còn không ngừng nhún giọng ngại ngùng: “Đâu có, đâu có.” Sau đó mọi người chỉ cười mà không nói, chỉ chỉ vào mắt và miệng cô.
Chỉ có Trương Tiểu Sơn rất biết cách làm người ta mất hứng đứng ở một bên nói vào: Cậu nghĩ cái biệt danh tiểu thư bào ngư thì hay ho lắm sao?
Du Tiểu Trúc nghi hoặc chớp chớp đôi mắt hơi lồi ra vì một thời gian dài đeo kính cận: “Chẳng lẽ không phải?”
Trương Tiểu Sơn khoát khoát tay nói: “Tất nhiên là không phải rồi, để tớ phân tích cho cậu xem nhé, bào nghĩa là răng hô, ngư là mắt lồi (tiếng Trung nhiều từ đồng âm khác nghĩa nên nó thế), ghép lại mới thành bào ngư.”
Du Tiểu Trúc kinh hoảng dùng đôi tay bụ bẫm che miệng lại nói: “Cậu thật đáng ghét, đồ đại hà mã.”
Biệt danh của Trương Tiểu Sơn cũng có nguồn gốc khá ly kì. Gọi hắn là đại hà mã có ý miêu tả cái miệng của hắn rất lớn, nhưng thực tế miệng của hăn không lớn chút nào.
Đó là vào một buổi liên hoan, lúc ăn cánh gà nướng, tất cả mọi người đều chỉ cầm một xiên cánh gà nhỏ nhẹ ăn từng chút từng chút một, duy có Trương Tiểu Sơn cầm cả cái cánh gà bỏ bào miệng, nhồm nhoàm hai miếng rồi phun ra đúng cái đầu khớp xương, Du Tiểu Trúc ngồi bên cạnh trừng lớn cặp mắt lồi như thể vừa phát hiện ra một châu lục mới, miệng hỏi: “Cậu làm kiểu gì mà hay vậy?”. Thế là Trương Tiểu Sơn, trước những cặp mắt hiếu kì của mọi người, lại nhấc lên một cái cánh gà to thật là to, rất không biết xấu hổ mà biểu diễn lại một lần, khiến cho tất cả mọi người đều kinh ngạc, từ đó biệt danh tiên sinh hà mã cũng lan truyền rộng rãi.