Phượng Thư về nhà, thấy Giả Liễn vẫn chưa về, liền bảo đầy tớ sắm sửa hành lý và các đồ cần dùng của Thám Xuân. Lúc đó trời đã bắt đầu tối. Phượng Thư sực nghĩ đến Thám Xuân, muốn đến thăm, liền gọi Phong Nhi và hai a hoàn nữa đi theo, một người thứ ba cầm đèn lồng đi trước.
Ra khỏi cửa, thấy bóng trăng đã lên, chiếu sáng như nước. Phượng Thư liền cho người cầm đèn về. Đến dưới cửa sổ phòng trà, nghe bên trong có người nói rì rầm như khóc, như cười lại như bàn bạc cái gì, chắc lại bọn bà già trong nhà bàn tán chuyện gì đây, trong lòng Phượng Thư tức bực, liền bảo Tiểu Hồng:
Mày vờ như không để ý.,vào hỏi dò và nói khéo cho ra đầu đuôi. Tiểu Hồng vâng lời đi.
Phượng Thư cùng Phong Nhi đến trước cửa vườn. Cửa chưa đóng, chỉ khép hờ. Hai thầy trò vừa đẩy cửa đi vào. Bóng trăng trong vườn càng sáng lung linh; bóng cây che khắp mặt đất im bặt tiếng người, cảnh tượng rất là thê lương tịch mịch. Hai người vừa muốn đi theo con đường đến Thu Sảng trai, bỗng có tiếng gió vi vút thổi qua, lá cây trên cành rơi xuống, cả vườn nổi lên một loạt những tiếng lắc cắc. Trên cành cây có tiếng sột soạt, làm cho chim quạ đậu đó đều giật mình hay lên. Phượng Thư vừa mới uống rượu, gặp gió, cảm thấy trong mình rởn gai. Phong Nhi đi sau cũng rụt cổ nói :
Rét thật !
Phong Thư chịu không nổi. liền hảo Phong Nhi :
– Mau về đem cái áo khoác da trắng tới đây, ta chờ mày ở nhà cô Ba.
Phong Nhi cũng muốn về nhà mặc thêm áo, chỉ chờ lệnh là vội vàng chạy về.
Phượng Thư cất bước đi chưa xa, bỗng đằng sau có tiếng “phì phì” như là người nào ngửi hít cái gì, chị ta sợ dựng tóc gáy. Ngoảnh đầu lại thì thấy một vật gì đen lù lù hai tròng con mắt lóng lánh như ngọn đèn, đang ở sau giơ mũi lên định hít chị ta. Phượng Thư sợ khiếp vía, buột miệng kêu “ai!”. Thì ra đó là một con chó to. Con chó ấy cụp đuôi chạy một mạch lên núi đất mới đứng lại rồi quay về phía Phượng Thư mà giơ chân lên.
Phượng Thư hoảng sợ, lật đật đi tới Thu Sảng trai. Lúc gần đến cửa, vừa vòng qua trái núi, thì thấy có bóng người thoáng qua trước mặt. Phượng Thư trong bụng ngờ vực,
còn cho
đó là một a hoàn ở phòng nào, liền hỏi :
– Ai thế ?
Hỏi luôn hai tiếng, chẳng thấy có ai ra. Chị ta hồn xiêu phách lạc, mơ mơ màng màng hình như sau lưng có người nói :
– Cháu đây mà, thím không nhận được sao?
Phượng Thư vội vàng ngoảnh đầu lại nhìn thì thấy người ấy hình dung yểu điệu, áo quần bảnh bao, trông rất là quen thuộc, nhưng không nhớ ra người ở nhà nào, phòng nào. Lại nghe người ấy nói :
Bụng thím chỉ nghĩ đến việc hưởng vinh hoa phú quý, còn câu nói của cháu năm nọ về việc “lập cơ nghiệp muôn đời” thì vứt xuống biển đông cả rồi.
Phượng Thư nghe nói, cúi đầu nghĩ ngợi, vẫn không nhớ ra là ai. Người ấy cười nhạt, nói:
Hồi đó, thím yêu cháu như thế nào? Nay thím quên cả rồi à?
Phượng Thư nghe nói, mới nhớ ra người ấy là Tần thị, vợ trước của Giả Dung, liền nói :
– Ái chà! Chị đã chết rồi, sao lại đến đây ?
Rồi chị ta nhổ toẹt một cái, quay người định đi. Không ngờ vấp phải hòn đá, ngã lăn ra và cảm thấy mình y như trong giấc chiêm bao tỉnh dậy. Mồ hôi tuôn ra như tắm. Lúc đó Phượng Thư sợ dựng tóc gáy, nhưng vẫn tỉnh táo, vừa thấy Tiểu Hồng và Phong Nhi thấp thoáng đi đến, Phượng Thư sợ bị họ cười, vội vàng đứng dậy, và nói :
Bọn chúng mày làm gì mà đi lâu thế? Mau đưa áo lại đây cho ta. Phong Nhi chạy lại hầu chị ta mặc, còn Tiểu Hồng thì tới đỡ chị ta đi. Phượng Thư nói :
Ta vừa đến đấy, họ ngủ cả rồi, ta đi về thôi.
Rồi vội vàng cùng hai a hoàn về nhà. Lúc đó Giả Liễn đã về, Phượng Thư thấy thần sắc chồng có vẻ thay đổi, không như mọi hôm, định hỏi, nhưng lại biết tính tình thường ngày của chồng, nên không dám hỏi đột ngột, đành phải đi ngủ.
Đến canh năm Giả Liễn vội dậy, định tới nhà viên thái giám tổng lý trong nội là Cừu Thế An để dò hỏi công việc. Nhưng vì còn sớm, thấy trên bàn có tờ háo hôm qua mới
đưa đến liền cầm lên xem.Trong báo ghi việc thứ nhất là: “Bộ lại tâu xin chọn gấp viên lang trung, vâng chỉ theo lệ cũ mà làm việc” – Việc thứ hai là: “Bộ hình dâng lên một bản tấu của quan tiết độ sứ Vân Nam là Vương Trung nói về việc mới bắt được một bọn phạm tội đưa trộm súng và thuốc đạn ra khỏi biên giới, gồm mười tám người, người thứ nhất tên là Bào Âm, là người nhà quan thái sư Trấn quốc công Giả Hóa “. Giả Liễn ngẫm nghĩ một chút rồi xem tiếp. Việc thứ ba là: “Tờ tâu của quan thứ sử Tô Châu là Lý Hiếu hạch về tội thả lỏng bọn gia nô, cậy thế lăng nhục quan dân, đến nỗi vì hiếp dâm không được mà giết chết ba người trong nhà tiết phụ. Hung phạm là Thì Phúc, xưng là người nhà Giả Phạm thế tập chức hàm bực ba”.
Giả Liễn thấy tin ấy, trong bụng bứt rứt, định xem tiếp việc thứ ba, lại sợ chậm mất không gặp được Cừu Thế An. Giả Liễn mặc áo không kịp ăn uống gì . Vừa lúc Bình Nhi bưng trà lại anh ta uống hai hớp, rồi ra ngoài cưỡi ngựa đi ngay. Bình Nhi liền cất áo quần của hắn vừa thay.
Lúc đó Phượng Thư còn chưa dậy. Bình Nhi nói :
Đêm nay tôi nghe mợ ngủ không được, để tôi đấm hộ cho mà chợp mắt một tý. Phượng Thư cũng không nói gì. Bình Nhi biết chị ta bằng lòng, liền bò lên giường, ngồi bên người, đấm nhè nhẹ. Phượng Thư có vẻ muốn ngủ, bỗng nghe bên kia Xảo Thư khóc. Phượng
Thư lại mở mắt. Bình Nhi liền nói sang :
Già Lý ơi! Già làm sao thế. Em khóc rồi phải dỗ và ru nó đi chứ. Già cũng mê ngủ thật!
Già Lý ở bên kia mơ màng tỉnh dậy, nghe Bình Nhi nói thế, trong bụng tức tối, liền phát bẳn vỗ mạnh mấy cái, miệng càu nhàu:
Đồ ranh con chết non này! Cứ ỳ xác ra không chịu ngủ, nửa đêm gà gáy, khóc con mẹ mày đấy.
Bà ta vừa nói vừa nghiến răng, nhắm mình con bé véo một cái, con bé khóc thét lên. Phượng Thư nghe thấy, nói:
Chết chưa! Chị xem mụ ấy lại đay nghiến con bé rồi! Chị qua bên kia, đánh chết con mụ ác nghiệt cho tôi, rồi bế con bé lại đây.
Bình Nhi cười, nói :
Mợ đừng giận, mụ ta làm gì dám đay nghiến em bé? Chắc là không cẩn thận chạm phải nó đó thôi. Bây giờ đánh mụ ta mấy cái cũng chẳng quan hệ gì, nhưng đến hôm sau vắng mình, người ta lại bàn tán, bảo nửa đêm gà gáy cũng lôi người ra
đánh.
Thượng Thư nghe nói. im lặng một hồi lâu, rồi thở dài nói :
Chị thử nghĩ xem: giờ đây có phải là lúc nhà mình đang thịnh vượng không? Sau này ta chết đi, bỏ lại con bé ấy, thì chưa biết nó đến thế nào!
Bình Nhi cười, nói :
Mợ nói cái gì vậy? Mới canh năm tảng sáng, tại sao lại nghĩ đến việc chết chóc? Phượng Thư cười nhạt, nói :
Chị chưa hiểu điều đó, chứ tôi thì đã biết rõ rồi. Tôi cũng chẳng sống được lâu nữa đâu! Tuy rằng mới có hai mươi lăm tuổi đầu, nhưng cái gì người ta chưa thấy mình cũng đã thấy, cái gì người ta chưa ăn mình cũng được ăn, về phần ăn mặc cũng được đầy đủ, tất cả những cái gì trên đời này có, mình đều có cả. Tức khí cũng chán rồi, tranh hơn cũng đủ rồi, dù phần chữ “thọ” có thiếu một chút cũng thôi.
Bình Nhi nghe nói, bất giác mắt đỏ hoe. Phượng Thư cười :
Chị đừng giả bộ từ bi! Tôi chết các chị lại càng mừng. Các chị lại một lòng một dạ ăn ở vui vẻ với nhau khỏi phải nhìn tôi như cái gai trong mắt. Chỉ có một việc, các chị biết điều thì thương lấy con bé là được !
Bình Nhi càng thêm nước mắt dầm dề. Phượng Thư cười, nói :
Thôi đừng bêu xấu nữa! Tôi đã chết ngay đâu mà chị khóc sớm thế! Tôi không chết, khéo chị lại khóc cho tôi chết đấy !
Bình Nhi nghe nói, vội vàng nín khóc, và nói :
Mợ nói làm người ta đau lòng!
Chị ta vừa nói vừa đấm, Phượng Thư mới mơ màng ngủ đi.
Bình Nhi ở trên giường vừa bước xuống, thì nghe tiếng chân đi bên ngoài, không ngờ Giả Liễn đi chậm. Cừu Thế An đã vào chầu. Giả Liễn không gặp, phải trở về, trong bụng đang bực nên vào đến nhà liền hỏi Bình Nhi :
Chúng nó còn chưa dậy à?
Chưa ạ.
Giả Liễn vừa đi vào vừa hất cái màn rồi cười nhạt và nói :
– Giỏi thật! Giờ mà còn chưa dậy, bỏ mặc tất cả hay sao !
Rồi hắn lại giục pha trà uống. Bình Nhi vội rót một chén trà đưa lại. Nguyên là bọn a hoàn và bà già thấy Giả Liễn đi rồi, đều lăn ra ngủ, không ngờ hắn đã về, nên chưa hề sắm sửa gì cả. Bình Nhi liền đưa thứ trà hâm lại đến. Giả Liễn nổi giận, giơ chén trà lên, vứt đánh chát một tiếng chén trà vỡ tan.
Phượng Thư giật mình, sợ toát mồ hôi kêu: “Ái chà”, mở mắt ra thì thấy Giả Liễn giận hầm hầm, ngồi một bên. Bình Nhi thì đang khom lưng nhặt những mảnh chén vỡ. Phượng Thư nói:
– Sao cậu lại về ngay thế ‘?
Hồi lâu không thấy Giả Liên trả lời, chị ta đành phải hỏi lại lần nữa. Giả Liễn to tiếng:
Mợ không muốn cho tôi về, thế muốn tôi chết ở ngoài ấy à ? Phượng Thư cười nói :
Sao lại nói thế? Mọi hôm không thấy cậu về mau như hôm nay. Tôi hỏi một tiếng, có gì mà giận.
Giả Liễn lại gào lên:
Không gặp thì làm gì mà chẳng về mau.
Không gặp thì phải chịu phiền một tý, mai đi sớm hơn, tự nhiên sẽ gặp.
Mình rõ thật ăn cơm nhà vác ngà voi ! Việc ở nhà chất đống, chẳng ma nào giúp, vô duyên vô cớ đi lo việc cho người, chạy mất mấy ngày hôm nay, chẳng được cái gì cả. Thế mà chính người đương sự lại ở nhà phè phởn, sống chết chẳng hay. Còn nghe nói định khua chuông gõ trống, tiệc tùng, hát xướng làm lễ sinh nhật nữa đấy! Rõ thật chạy uổng chân.
Hắn vừa nói vừa nhổ toẹt xuống đất, lại mắng Bình Nhi.
Phượng Thư nghe nói, tức nghẹn cổ họng, định cãi lại, nhưng nghĩ ngợi một chút, lại nín nhịn, rồi miễn cưỡng cười lấy lòng, nói:
Tội gì mà cậu nổi giận như thế? Sáng dậy tinh sương đã hò hét với tôi làm gì? Ai bảo cậu chuốc lấy việc người ta? “Đã trót thì trét”, phải lo liệu giùm người ta. Tôi chưa thấy ai có việc rầy rà, mà còn có gan bày ra tiệc tùng hát xướng.
Mợ cũng nói thế à? Đến mai mợ thử hỏi xem ? Phượng Thư lấy làm lạ. nói :
Hỏi ai?
Hỏi ai à. Hỏi ông anh mợ ấy!
Anh tôi ấy à?
Không phải anh ấy thì còn ai nữa!
Anh ấy có việc gì mà bảo cậu chạy hộ.
Mợ còn như người ở trong hũ ấy!
Thật là kỳ quặc! Tôi chả biết một chút gì cả.
Mợ làm gì mà biết được? Việc này ngay cả thím và dì cũng không biết. Một là vì tôi sợ thím và dì lo lắng; hai là mợ lại đang mệt cho nên tôi bảo im đi, không cho trong này biết. Việc ấy nói ra thật người ta phải giận! Hôm nay mợ không hỏi thì tôi cũng không tiện nói ra. Mợ thử nghĩ xem, ông anh mợ làm việc có ra người nữa không! Mợ có biết bên ngoài họ gọi anh ta là gì không?
Họ gọi anh ta là gì?
Họ gọi anh ta là gì à? Họ gọi anh ta là “Vương nhân” (1)
Anh ấy không gọi là Vương Nhân thì gọi là gì nữa?
Mình đoán xem chữ Vương này viết như thế nào? Đó là chữ “Vong Nhân” tức là quên mất hết cả nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.
Người đâu lại độc mồm độc miệng rủa người ta như thế?
Không phải họ rủa anh ta đâu! Hôm nay tôi nói thẳng cho mợ biết, kẻo mợ không biết ông anh mợ hay hớm như thế nào. Mợ cũng biết anh ta làm lễ sinh nhật cho chú Hai anh ta đấy chứ!
Phượng Thư nghĩ ngợi một lúc, rồi nói:
Ái chà! Thế à! Tôi quên hỏi cậu: sinh nhật cậu Hai có phải là về mùa đông không? Tôi nhớ năm nào chú Bảo Ngọc cũng đi dự lễ. Trước đây ông lớn được thăng chức, bên cậu Hai đưa phường hát sang mừng, tôi còn nói trộm: “Cậu Hai keo cú, không bì được với cậu Cả” (2). Bọn họ trong nhà cũng còn như gà chọi ấy. Chẳng thế mà vừa rồi lúc cậu Cả qua đời, cậu Hai là em ruột lại còn ra mặt nhận thầu các việc đấy. Vì
thế, hôm ấy tôi nói nhân ngày sinh nhật của chú ấy, nhà mình mừng trả lại một ban hát để khỏi mắc nợ bà con. Nay lại làm lễ sinh nhật sớm như thế, không biết là có ý gì.
Mợ thực như còn mê ngủ ấy! Ông anh mợ khi đến kinh, nhân dịp đám ma của cậu Cả, liền bày ra lễ điếu. Anh ta sợ chúng ta cản trở nên không bàn gì đến, quả nhiên vớ được mấy ngàn lạng bạc. Sau cậu Hai trách anh ta, bảo không nên vơ vét hết cả như thế, anh ta không biết làm thế nào, liền giả cách mượn tiếng ngày sinh nhật của cậu Hai, lại tung lưới ra định vơ một món nữa, để cho cậu Hai khỏi giận. Thật là anh ta không quản gì bà con bạn hữu, mùa đông hay mùa hạ, người ta biết hay không. Rõ thật xấu hổ! Mợ có biết tôi dậy sớm làm gì không? Hiện nay có việc xảy ra ở miền biển, quan ngự sử tâu lên, hạch cậu Cả làm thiếu hụt công quỹ. Nay cậu Cả đã chết, nên bắt em là Vương Tử Thắng, cháu là Vương Nhân bồi thường. Hai chú cháu hoảng lên, đến tìm tôi nhờ nói giúp. Tôi thấy họ khiếp sợ, vả chăng việc này lại quan hệ đến thím và mợ, nên mới nhận lời. Tôi định tìm ông thái giám họ Cừu làm tổng lý trong nội lo liệu giúp, hoặc giả xê xích giữa quan sau và quan trước như thế nào đó cho xong. Không ngờ tôi đến chậm, ông ta vào chầu mất. Mình thì uổng công dậy sớm, chạy vạy, còn bọn họ ở nhà lại lo bàn bạc bày đặt tiệc tùng hát xướng đấy. Mợ bảo thế có tức hay không ?
Phượng Thư nghe nói, mới biết Vương Nhân như thế, nhưng tính chị ta vốn hay bào chữa “cái tốt phô ra, xấu xa đậy lại” nên nghe Giả Liễn nói như thế, liền bảo:
Anh ấy có thế nào đi nữa, cũng là anh vợ của cậu. Vả lại việc này, cậu Cả đã mất và cậu Hai đang sống đó đều cảm ơn cậu. Chẳng biết nói gì, việc nhà tôi, tôi đành phải ba luồn bảy lụy nhờ cậu, chả lẽ lại làm lụy người khác, để khi vắng mặt họ chửi tôi à? Nói xong, chị ta chảy nước mắt, lật chăn lên, ngồi dậy, búi tóc, mặc áo.
Mợ không cần như th,. đó là vì anh mợ không ra hồn người, chứ tôi có nói gì mợ đâu. Đã thế tôi đi ra, mợ lại ốm, tôi đã dậy rồi mà chúng nó còn ngủ, cha ông nhà ta có cái thói ấy không? Bây giờ mợ làm như con người vô sự, chẳng phải trông nom việc gì. Tôi mới nói một câu mà mợ đã dậy: đến mai kia tôi có quở trách họ, không lẽ mợ đều chịu thay cho họ sao? Thật chẳng ra sao cả!
Phượng Thư nghe vậy, mới nín khóc, nói:
Trời không còn sớm nữa, tôi cũng nên dậy. Cậu đã nói thế, thì cậu để tâm lo liệu giùm cho họ. Đó là tình nghĩa của cậu đối với tôi. Vả chăng, cũng không riêng một mình tôi, bà Hai nghe vậy chắc cũng mừng.
Phải rồi, biết rồi đấy! Mợ chẳng phải dạy tôi nữa.
Mợ dậy sớm làm gì? Hôm nào mợ cũng dậy vào giờ nhất định kia mà. Không biết cậu mang cái nóng nảy ở đâu về, lại đem chúng tôi ra mà giày vò cho hả giận. Tội gì thế! Mợ thật đã hết lòng hết sức với cậu rồi, có việc gì mà không phải do mợ ra tay cáng đáng? Tôi nói không phải, chứ cậu đã ngồi hưởng sẵn bao nhiêu, lần này lo giúp cho mợ một tý việc, lại dính líu đến mấy tầng, mà đã làm bộ làm tịch như thế, rõ không sợ người ta chán ngán? Mà nào có phải việc riêng gì một mình mợ! Chúng tôi dậy chậm, cậu giận là phải, đằng nào chúng tôi cũng chỉ là tôi tớ. Còn mợ đây vất vả mãi nên đã mang ốm, thì làm gì cho thêm khổ! – Chị ta nói rồi, mắt đỏ lên.
Giả Liễn vốn đang bực sẵn, nhưng địch sao nỗi vợ cả, nàng hầu vừa xinh đẹp lại ăn nói mềm mỏng, sắc sảo như thế. Hắn liền cười nói :
Đủ rồi! Thôi, thôi! Một mình mợ ấy cũng đã đủ không cần cô phải nói nữa. Đằng nào tôi cũng là người ngoài, bao giờ tôi chết đi, các người sẽ rảnh rang.
Phượng Thư nói:
Cậu đừng nên nói thế, ai biết được ai ra sao? Cậu không chết, khéo tôi chết đấy! Chết sớm ngày nào càng được rảnh rang ngày ấy.
Nói đến đó, Phượng Thư lại khóc oà lên. Bình Nhi phải khuyên một hồi.
Lúc ấy trời đã sáng trưng, ánh nắng mặt trời xuyên ngang cửa sổ. Giả Liễn cũng không tiện nói nữa, đứng dậy đi ra.
Phượng Thư đang gội đầu rửa mặt, chợt thấy a hoàn nhỏ bên nhà Vương phu nhân qua nói:
Bà lớn bảo hỏi mợ Hai xem hôm nay mợ có qua bên nhà ông cậu không? Nếu mợ đi thì gọi mợ Hai Bảo cùng đi một thể.
Phượng Thư vì câu chuyện vừa rồi đã chán ngấy, giận họ nhà mình làm cho mình bẽ mặt, lại thêm một mẻ sợ trong vườn đêm qua, thật không còn đầu óc nữa, liền nói:
Mày về thưa với bà lớn, ta còn một vài việc chưa làm xong, hôm nay không thể đi
được. Vả lại việc nhà họ cũng chẳng phải là quan trọng gì. Mợ Hai Bảo muốn đi thì cứ đi thôi.
A hoàn nhỏ vâng lời rồi về trình lại.
Thượng Thư chải đầu thay áo xong, nghĩ bụng: dầu mình không đi cũng nên tin cho người ta biết. Vả lại, Bảo Thoa vẫn còn là cô dâu mới, ra ngoài, tất nhiên mình phải trông nom một chút. Vì thế chị ta qua gặp Vương phu nhân, mượn cớ để thoái thác, rồi đi sang phòng Bảo Ngọc. Thấy Bảo Ngọc ăn mặc chỉnh tề nằm nghiêng trên giường, hai mắt chằm chằm nhìn Bảo Thoa
chải đầu, Phượng Thư đứng bên cửa, Bảo Thoa ngoảnh lại mới thấy, vội vàng đứng dậy mời ngồi. Bảo Ngọc cũng bò dậy. Phượng Thư cười, ngồi xuống. Bảo Thoa trách bọn Xạ Nguyệt:
Các chị thấy mợ Hai đi vào, sao không báo gì cả. Xạ Nguyệt cười nói :
Mợ Hai đi vào, liền xua tay bảo đừng nói. Phượng Thư nói với Bảo Ngọc :
Chú chưa đi, còn chờ gì nữa? Chẳng có ai lớn người còn tính khí trẻ con như thế. Người ta chải đầu, chú bò lại xem cái gì? Cả ngày ở chung chạ trong nhà, còn nhìn chưa chán à? Không sợ bọn a hoàn họ cười cho hay sao?
Nói xong, chị ta cười khì, rồi lại nhìn Bảo Ngọc mà bĩu môi. Bảo Ngọc tuy khó chịu nhưng không để ý. Bảo Thoa thì thẹn đỏ mặt, im lặng cũng khó coi, nhưng chẳng biết nói gì cho phải. Thấy Tập Nhân bưng trà đến, cô ta cũng vờ vẫn đưa túi
thuốc ra.
Phượng Thư đứng dậy cười, cầm lấy và nói:
Em Hai ạ, em cứ mặc áo mau lên, để mặc chúng tôi.
Bảo Ngọc cũng lăng xăng tìm cái này, tìm cái nọ. Phượng Thư nói:
Chú đi trước đi thôi, đời nào lại có cái lý các cậu chờ các mợ cùng đi bao giờ? Bảo Ngọc nói:
Tôi chỉ ngại cái áo này không đẹp, không bằng mặc cái áo lông công của cụ cho năm trước, đẹp hơn.
Phượng Thư liền trêu Bảo Ngọc:
Thế sao chú lại không mặc?
Mặc áo ấy hơi sớm quá.
Phượng Thư chợt nhớ ra, biết mình lỡ lời. May mà Bảo Thoa cũng là bà con bên ngoại của họ nhà Vương, nhưng trước mặt bọn a hoàn cũng thấy khó coi. Tập Nhân đỡ lời:
Mợ Hai không biết đấy, chứ cô mặc được, cậu ấy cũng không mặc. Phượng Thư nói:
Sao thế ?
Thưa mợ, cậu tôi, làm việc gì cũng thực là kỳ quặc. Năm nọ nhân ngày sinh nhật ông cậu Hai, cụ cho cậu tôi cái áo ấy, không ngờ hôm đó áo bị cháy mất một chỗ. Lúc ấy mẹ tôi ốm nặng, tôi không ở nhà. Hồi đó hãy còn mồ ma chị Tình Văn. Nghe nói chị ấy ốm, nhưng suốt đêm vẫn mạng lại cái chỗ cháy ấy, hôm sau cụ mới không nhận thấy. Năm ngoái, một hôm cậu ấy đi học, trời lạnh tôi bảo Bồi Dính đem cái áo ấy đi cho cậu ấy mặc, không ngờ cậu thấy nó, lại nhớ tới Tình Văn, cho nên nhất định không mặc nữa, bảo tôi cất cho cậu ấy suốt đời.
Phượng Thư không đợi nói xong, liền bảo:
Cô nhắc đến Tình Văn, tôi cũng thương cho nó! Con bé ấy mặt mũi thân hình đều khá, chỉ có mồm miệng sắc sảo. Thế rồi không biết bà Hai nghe lời bịa đặt ở đâu làm cho nó phải chết. Lại còn một việc, hôm nọ tôi thấy con gái mụ Liễu ở nhà bếp, gọi con Năm đó. Con bé ấy giống hệt như Tình Văn. Trong bụng tôi định gọi nó vào đây. Tôi hỏi mẹ nó, mẹ nó rất mừng.Tôi nghĩ con Tiểu Hồng ở phòng chú Bảo sang hầu bên tôi, mà tôi chưa trả người cho chú ấy, nên định đem con Năm thế vào. Nhưng chị Bình lại nói: “Hôm nọ bà Hai đã dặn, những người giông giống Tình Văn, không sai đến ở nhà chú Bảo”, cho nên tôi phải gác lại. Bây giờ, chú Bảo đã có vợ, thì còn sợ gì nữa ? Để tôi gọi nó vào đây. Không biết chú Bảo có bằng lòng không? Nếu chú ấy mà nhớ Tình Văn thì chỉ nhìn con Năm là được.
Bảo Ngọc đã định đi, nhưng nghe nói đến chuyện ấy lại ngẩn người ra. Tập Nhân nói:
Sao lại không bằng lòng, đáng lẽ đã gọi nó đến rồi, chỉ vì lời nói của bà Hai đấy thôi.
Phượng Thư nói:
Đã thế, thì mai tôi cho nó đến, bà Hai hỏi thì đã có tôi.
Bảo Ngọc nghe nói. mừng rỡ vô cùng, qua nhà Giả mẫu. Còn Bảo Thoa thì thay quần áo.
Phượng Thư thấy hai vợ chồng họ yêu quý quấn quít nhau như thế, nghĩ đến bộ dạng Giả Liễn vừa rồi, thật là đau lòng, không thể ngồi rán nữa, bèn đứng dậy cười nói với Bảo Thoa:
– Em với chị sang bên cụ đi.
Rồi chị ta đi ra. Hai người đến gặp Giả mẫu. Bảo Ngọc cũng đang trình với Giả mẫu
việc đi qua nhà ông cậu.
Giả mẫu gật đầu nói:
Cháu đi đi thôi, nhưng đừng uống nhiều rượu và về sớm một chút, người cháu mới khỏe đấy.
Bảo Ngọc vâng lời đi ra. Vừa đến giữa sân, lại quay lại ghé vào tai Bảo Thoa nói mấy câu, chẳng biết là nói gì. Bảo Thoa cười :
Phải rồi, cậu đi nhanh lên thôi.
Rồi chị ta giục Bảo Ngọc đi. Giả mẫu cùng Phượng Thư và Bảo Thoa vừa nói được mấy câu, thì thấy Thu Văn vào nói :
Cậu Hai sai Bồi Dính về mời mợ Hai. Bảo Thoa nói:
Cậu ấy lại quên cái gì mà bảo nó trở về? Thu Văn nói:
Tôi bảo a hoàn nhỏ đi hỏi Bồi Dính, thì nó nói là cậu Hai quên không dặn trước. Cậu ấy bảo tôi về thưa với mợ Hai rằng: nếu mợ đi thì đi mau lên, nếu không đi thì đừng có đứng trước gió đấy.
Giả mẫu, Phượng Thư và bọn a hoàn, bà già đứng đấy đều cười ồ. Bảo Thoa đỏ mặt, “xì” Thu Văn một cái và nói:
Khéo cái con vớ vẩn này! Thế mà mày cũng hốt hoảng chạy về nói à?
Thu Văn cũng cười, rồi về bảo a hoàn nhỏ đi ra mắng Bồi Dính, Bồi Dính vừa đi vừa ngoảnh lại nói:
Cậu Hai vội vàng bắt tôi xuống ngựa cho được và bảo về nói, nếu tôi không nói, sau này cậu hỏi ra, thế nào cũng mắng tôi. Giờ tôi nói cũng bị mắng!
A Hoàn nhỏ cười, chạy về nói lại. Giả mẫu nói với Bảo Thoa :
– Cháu đi đi thôi, đừng để nó nhớ đấy.
Bảo Thoa nghe nói, không thể đứng lại được nữa, lại bị Phượng Thư trêu cho một mẻ, thấy khó coi quá, đành phải ra đi.
Lúc đó vừa thấy ni cô ở chùa Tán Hoa là Đại Liễu đến. Cô ta hỏi thăm sức khoẻ Giả mẫu, chào Phượng Thư rồi ngồi xuống uống trà. Giả mẫu hỏi:
Sao lâu nay ni cô không đến?
Vì mấy hôm nay, ở miếu làm chay, có mấy bà quan thường nghỉ lại đó, nên không được rảnh. Hôm nay có ý đến trình với cụ: ngày mai có một nhà làm chay, không biết cụ có thích hay không? Nếu thích thì xin mời cụ tới vãn cảnh chùa chơi.
Tại sao phải làm chay?
Tháng trước đây, ở phủ cụ Vương không được yên ổn, thấy ma thấy quỷ gì ấy. Ban đêm bà lớn nằm mơ thấy quan lớn về. Vì thế, hôm qua đến miếu nói với chúng con, định hứa nguyện đốt hương trước đức phật “Tán Hoa” làm một đàn chay thủy lục bốn mươi chín ngày, để xin ngài phù hộ cho người nhà yên ổn. Người chết lên trời, người sống được phúc. Do đó con không được rảnh dể tới hỏi thăm cụ.
Phượng Thư ngày thường rất ghét những việc ấy. Nhưng từ hôm nọ thấy ma, trong lòng cứ ngờ vức. Giờ nghe Đại Liễu nói thế, bỗng tâm tính ngày thường thay đổi đi một nửa, đã có vài phần tin, liền hỏi Đại Liễu:
Phật “Tán Hoa” là ai? Tại sao ngài lại đuổi được tà, trừ được quỷ?
Đại Liễu nghe hỏi, biết rằng chị ta đã có ý tin, liền nói:
Mợ muốn hỏi đức Phật ấy thì tôi xin nói cho mợ biết. Đức Phật “Tán Hoa” nguồn gốc rất sâu, đạo hạnh rất lạ, sinh ra ở nước Đại Thụ phương tây. Cha mẹ ngài làm nghề hái củi. Khi
sinh ngài, đầu có ba sừng, trán mọc bốn mắt, mình cao tám thước, hai tay dài chấm đất. Cha mẹ ngài cho là yêu tinh, đem vứt vào núi băng. Ai ngờ trên núi ấy có một con khỉ già đắc đạo, đi ra kiếm ăn, thấy trên đầu đức Phật, có làn khói trắng xông lên ngất trời, hùm beo đều phải xa lánh. Con khỉ biết người này có lai lịch khác thường, liền bế về trong động nuôi nấng. Không ngờ đức
Phật đã mang sẵn tính chất thông minh, biết giảng đạo Phật, ngày nào cũng cùng con
khỉ tham thiền, đàm đạo, nói làu làu làm cho hoa trời bay xuống phất phới. Sau một ngàn năm, ngài bay lên thành Phật. Đến nay trên núi còn thấy chỗ giảng kinh, hoa trời man mác, ai cầu gì cũng linh ứng. Ngài thường hiện hình, cứu vớt tai nạn cho người ta. Vì thế người đời mới dựng miếu tô tượng phụng thờ. Phượng Thư nói:
Điều đó có gì làm bằng cứ ?
Mợ lại khéo bài bác. Cần gì phải có bằng cứ mới rõ là Phật. Nếu mà nói dối, thì cũng chỉ lừa được một vài người thôi, không lẽ xưa nay bao nhiêu người sáng suốt cũng đều bị lừa cả ư? Mợ nghĩ xem, chỉ có nhà Phật là từ xưa tới nay, khói nhang không dứt, thế thì phải có gì linh nghiệm trong việc hộ nước giúp dân, người ta mới tin phục chứ?
Phượng Thư nghe nói rất có lý, liền bảo:
Đã thế thì ngày mai tôi đi xem. Trong miếu bà có thẻ không? Tôi đến xin một quẻ. Nếu mà trên thẻ nói rõ được việc trong bụng tôi, thì từ nay tôi sẽ tin.
Thẻ của miếu chúng tôi rất là linh nghiệm. Ngày mai mợ đến xin một quẻ thì biết. Giả mẫu nói:
Thế thì cháu cứ đợi cho đến ngày kia là ngày mùng một sẽ đi xin.
Nói xong, Đại Liễu uống nước rồi đến gặp Vương phu nhân hỏi thăm sức khỏe và về. Đến tảng sáng ngày mồng một, Phượng Thư miễn cưỡng sai người sửa soạn xe ngựa, dẫn Bình Nhi và nhiều đầy tớ khác đến chùa Tán Hoa. Đại Liễu cùng bọn ni cô đón vào chùa. Sau khi uống trà xong, Phượng Thư liền rửa tay đến trên điện lớn thắp hương. Phượng Thư cũng không để ý gì, đi xem tượng thánh, chỉ một lòng thành kính, khấu đầu rồi giơ ống thẻ lên, đem những việc thấy ma và thân thể đau ốm khấn vái một hồi. Vừa lắc được mấy cái, bỗng “soạt” một cái trong ống bật ra một chiếc thẻ. Phượng Thư lại khấu đầu rồi nhặt lên xem thì thấy viết: “Quẻ thứ ba mươi ba, thượng thượng đại cát”.
Đại Liễu vội vàng xem sổ thì thấy trên thẻ viết: “Vương Hy Phượng mặc áo gấm về làng”.
Phượng Thư thấy mấy chữ ấy, giật nẩy mình, vội hỏi Đại Liễu:
Xưa cũng có người gọi ta Vương Hy Phượng à?
Mợ rất là thông hiểu xưa nay, không lẽ cũng không biết chuyện ông Vương Hy
Phượng đời nhà Hán đi cầu quan à?
Chu Thụy đứng một bên cười, nói:
Năm trước cô xẩm họ Lý đã kể câu chuyện ấy. Chúng tôi thấy cô ấy kể cũng trùng tên với mợ, nên tôi không cho kể nữa.
Phượng Thư cười:
Ừ, phải đấy, thế mà tôi quên mất.
Chị ta nói xong, xem phía dưới, thấy viết:
Năm xa làng nước trọn đôi mươi,
Áo gấm nay về vườn cũ chơi.
Ong đã hái hoa thành được mật,
Vì ai cay đắng, ngọt vì ai?
Người đi đến. Âm tín chậm. Việc kiện nên giải hoà. Việc hôn nhân hãy bàn lại.
Phượng Thư xem xong cũng không rõ ràng lắm.
Đại Liễu nói:
Xin mừng cho mợ, thẻ này rất hay. Mợ từ lúc nhỏ, sinh trưởng ở đây, đã khi nào về Nam Kinh đâu. Giờ đây, ông lớn làm quan ngoài, hoặc giả đón gia quyến đến, rồi nhân tiện về thăm nhà, thế chẳng phải là mợ “mặc áo gấm về làng” đó sao?
Cô ta vừa nói, vừa sao ra một bản thẻ khác, trao cho a hoàn.
Phượng Thư cũng nửa tin nửa ngờ. Đại Liễu dọn cổ chay ra, Phượng Thư chỉ nếm một tý, rồi đặt đũa xuống định về, lại đưa số tiền hương đèn. Đại Liễu giữ mãi không được, đành phải để cho chị ta về. Phượng Thư về đến nhà, gặp Giả mẫu và Vương phu nhân hỏi đến thẻ rồi bảo người giảng nghĩa, tất cả đều rất lấy làm mừng: “Hoặc giả ông lớn thật có ý định như thế thì chúng ta đi một chuyến cũng hay”
Phượng Thư thấy mọi người nói thế, nên cũng tin.
Một hôm Bảo Ngọc ngủ trưa dậy, không thấy Bảo Thoa, đang định hỏi thì Bảo Thoa đi vào. Bảo Ngọc hỏi:
Đi đâu mãi không về?
Tôi xem quẻ thẻ cho chị Phượng một chốc.
Bảo Ngọc nghe nói, liền hỏi. Bảo Thoa đọc lên một lượt những lời trong quẻ thẻ. Rồi nói :
Trong nhà, ai cũng nói tốt, theo ý tôi thì trong bốn chữ “áo gấm về làng” còn có duyên cớ khác, sau này sẽ rõ.
Bảo Ngọc nói:
Mợ cứ hay nghi, giải nghĩa lệch lạc ý thánh, bốn chữ “áo gấm về làng” từ xưa tới nay, đều cho là tốt, nay mợ lại nói là có duyên cớ! Theo như mợ nói, thì bốn chữ “áo gấm về làng” ấy còn có cách giảng giải khác nữa hay sao?
Bảo Thoa đang định giảng thêm, thì thấy bên nhà Vương phu nhân sai người sang mời mợ Hai. Bảo Thoa liền đi sang ngay.
Theo âm Trung Quốc thì chữ Vương và chữ Vong đều đọc như nhau, cho nên mượn chữ “Vương nhân” đồng âm để rủa Vương Nhân là người quên mất nhân nghĩa.
Tức Vương Tử Đằng