Hơn nửa đời hư

13 (tt)

CHUYỆN SỐ 2: THÁNG HAI DƯƠNG LỊCH 1940 (NĂM TÂN TỴ) ĐI VỚI BA TÔI LÊN VIẾNG CẢNH ĐẾ THIÊN ĐẾ THÍCH, TIỀN XE TIỀN CƠM VÀ TIỀN PHÒNG TÍNH CHUNG, HẢI NGƯƠI TỔN PHÍ LÀ NĂM MƯƠI HAI ĐỒNG (NHẰM HAI MƯƠI SÁU ĐỒNG MỖI NGƯỜI).

Trước khi đọc bài nầy, nên tìm xem lại trong tập “Hồi ký năm mươi năm mê hát”, trang 124 tôi kể về đêm 6-1-1940 đi xem diễn tuồng cải lương “Tơ vương đến thác”, tức tuồng La Dame aux camélias của Pháp và xem luôn trương 139, khi tôi nhắc chuyện ngày chúa nhựt 5-5-1963 tại Paris, tôi viếng mộ người ân nhân trước giúp tiền cho tôi dựng nhà, nhưng hôm ấy không gặp mộ bà lại gặp mộ nàng Kiều của Pháp là nàng Alphonsine Plessis, tức Marie Duplessis, tức Trà hoa nữ “La Dame aux camélias”, mỹ nhân bạc mạng trong Tơ vương đến thác).

Ngày 7-2-1940 đúng là ngày 30 Tết năm Canh Thìn. Ba tôi phá cổ lệ không ở nhà giỗ quải ông bà vì đã giao việc nầy cho em trai tôi ở nhà coi sóc. Ba tội từ Sốc Trăng lên Sài Gòn trước một ngày và khuya rạng ngày 7-2 cùng với tôi ngồi xe kéo chạy lên hẻm Cây Điệp đường Phan Đình Phùng, lúc đó còn gọi là đường Richaud, đến nhà anh bạn quá cố là giáo sư Nguyễn Văn Hanh, biệt hiệu là Đức Lang, để gia nhập phái đoàn du lịch Đế Thiên do anh tổ chức và đài thọ cả tiền ăn tiền phòng và tiền xe phiếm du, cả thảy bốn ngày đi và về mà anh chỉ lấy mỗi người có hai mươi sáu đồng, vị chi Ba tôi và tôi chỉ tốn có năm mươi hai đồng mà biết được xứ Chùa Tháp và cảnh thần tiên Đế Thiên Đế Thích của xứ Căm-pu-chia thơ mộng. Lúc đó nào có vấn đề thiết quân luật du khách và người trong bán đảo Đông Dương muốn xê dịch xứ nầy qua xứ kia chỉ tuỳ thân một thẻ căn cước của tổng nha cảnh sát là đủ và thường lấy đêm làm ngày, xe đò chạy ban đêm cho mát mẻ, đỡ tốn nhiên liệu, rủi ro xe chết máy cũng không sợ nạn cướp đường và “ma cỏ” nhát hù. Tuy có giao hẹn chắc chắn là bốn giờ khuya xe phát chạy cho lợi thì giờ, vì đường Sài Gòn lên đến Xiêm Rệp (Siemréap) là xa không thua Sài Gòn đi Huế, tuy hẹn làm vậy nhưng bộ hành tề tựu đủ mặt mà mãi chờ xe đến đồng hồ nhà thờ Đức Bà đổ năm tiếng, chuông kiểng reo điếc tai mà chiếc xe đò do anh Hanh mướn vẫn chưa thấy dạng. Mãi hơn sáu giờ sáng mới thấy xe ló mũi ở đầu đường, không đợi mời, hành khách tuôn ào lên xe mặc ai nấy tìm chỗ ngồi và xe bắt đầu lăn bánh. Trong số du khách là ba chục người, theo tôi biết nay chỉ còn sót lại không hơn năm ba người, như anh Như Cảnh nhà báo, ông Đỗ Phong Thuần biệt hiệu Long Giang và tôi đây, còn bao nhiêu người khác đã ra người thiên cổ như tiên nghiêm, cố bác sĩ Trần Văn Minh trước có làm chủ một gánh hát cải lương ở Sốc Trăng, Giáo Dùng, Hoá nhiếp ảnh viên ở Đất Hộ, một sinh viên tên là Nhẫn, cô Bảy Quang ở gần ga xe lửa Đất Hộ, không kể bà chủ xe đò và gia đình anh Hanh và mấy cô gái ngây thơ nay đã trở nên mạng phụ con cháu đầy sân.

Xe chạy dọc đàng gặp đủ thứ trở ngại: quẹt vè với xe buýt, gẫy nhíp, bị cò phạt, tuy vậy vẫn cà rịch cà tang chạy không ngừng mỗi khi sửa chữa xong. Xe đến chợ Nam Vang, tuy bụng đói mà không dám khuyên xe đậu lại ăn cơm vì quyết tranh thủ với kim đồng hồ và muốn lên cho kịp đến nơi đến chốn hơn là nằm đường nơi cảnh lạ quê người.

Sáng ngày 8-2, đến bốn giờ rưới sáng thì xe mới lết tới Siem Réap. Mặc dầu khuya khoắt, anh Hanh chạy đi kiếm khách sạn đã dặn chỗ trước, và chia ra bốn người chiếm một phòng. Ba tôi và tôi được sắp ở chung một căn phòng với ông bác sĩ Minh và một người Bắc tên là ông Bùi. Dọn cơm ăn hối hả ngon quá vì nhịn đói trọn ngày, vừa buông đũa là nằm một phút sải tay chân vì ngồi một ngày thẳng thét gần đứt xương sống.

Tuy vậy, không ai nhắm mắt, vì bữa nay là ngày mồng một Tết và ai ai cũng nóng lòng viếng cảnh ước ao hơn là nằm ngủ dưỡng sức... Đồng hồ vừa gõ bảy giờ là anh Hanh đã gõ cửa đánh thức mọi người, mời thay y phục gọn và xuống lầu dùng điểm tâm để còn viếng cho kịp Angkor-thom, tức đền Đế Thiên. Xem xong điện nầy là lật đật chạy xe đến Angkor-wat tức điện Đế Thích, (“wat” có nghĩa là chùa). Đến nơi đây gặp vừa đúng ngọ, sẵn cây cao bóng mát, bèn tổ chức một bữa cơm trại. Bánh mì thịt nguội đã mua sẵn ở Câu lạc bộ, tránh được khỏi mất thì giờ chạy về chợ ăn cơm tiện cao lâu xứ nghèo và quê, bán giá cắt cổ, chỉ đặc biệt không tính tiền mớ ruồi xanh đông vô số kể. Đến ngày nay còn nhớ bữa cơm ngon miệng ngày ấy giữa cảnh rừng già hoang vu và đồ sộ các tượng đá vách đá rêu phong ngàn năm cổ kính. Cơm xong ngả lưng nhìn trời và vòm lá xanh tươi, lòng lâng lâng tưởng chừng như thoát tục, nhưng nhớ lại hết ba ngày viễn du nầy thì kiếp con bò kéo xe, cạo giấy làm mọi Tây vân còn dài dặc. Nhưng tuổi trẻ không nghĩ xa, vui đâu chúc đó, hãy tận hưởng những giờ phút hạnh phúc không tốn tiền nhiều nầy rồi sẽ hay. Tổ chức khá chu đáo mà chi tiết nhỏ lại quên, ra đi trọn ngày mà không nhớ cụ bị nước uống, cả quan khách đều khát và thèm một giọt nước mưa thắm giọng, nhưng đành nhịn uống nước địa phương. Tứ bề vắng teo toàn là rừng xanh với mấy cây dây leo dị tướng thân lớn bằng cột nhà uốn khúc bám sát vào vách đá rêu phong như những con khủng long hay mãng xà trong các truyện truyền kỳ quái lục. Đây là một loại dây rừng, ban đầu là một hột nhỏ lách tử một trái bé đã khô, hột nhỏ chứa trong trái có cánh, bay khắp rừng, thoạt xé bung ra muôn vạn hột nhỏ văng xẹt tứ tung, hột nào rơi rớt nào không trung vô định thì không kể, hội nào tốt phước rơi và o kẹt đá, hố vách thì ở lại đó, hoặc vì nắng cháy sẽ hư đi, hoặc tốt phước hơn nữa rơi trúng địa thế thuận có một chút nước đủ ướt để mọc mộng rồi cái mộng lớn dần, thoại đâm rễ trổ lá, thế là thành công, sẽ đoạt quyền tạo hoá, sẽ thắng những tảng đá khổng lồ do tay thợ lành nghề các đời đế Suryavarman xây dựng, và triền miên bồi đập trong nhiều thế kỷ liên tiếp từ thế kỷ thứ IX đến XII. Hột nhỏ loại cây da cây dừa, cây fromager, cây vông Khơme nếu ta tìm hiểu trong loại sách Mác-xít, Freud, Sartre) là loài cây phá hoại, đã xô ngã đền đài Đế Thiên Đế Thích, báo hiệu cho chế độ tân tiến, những gì tưỏng là lâu bền của thời kỳ đế quốc phong kiến đều không tồn tại với “hột cây bé nhỏ” nhưng có chí kiên gan đoàn kết của nhân lực đợt sống mới ngày nay. Chung qui cũng nhờ nhẫn nại và hơi nước sương mưa nhiều đời tiếp lực.

Nhưng triết lý ở đây là thừa. Chúng tôi la cà dạo chơi ngấm nghía cho đến bốn giờ chiều là lên xe cho chay vòng vòng thường tận cảnh mặt trời vừa mọc, cảnh trời đứng bóng,'cảnh hoàng hôn trời sập tối, cảnh trời vần vũ mưa, quá nhiên phong cảnh những đá lál meo mốc nầy đều thay đổi biến hình mồi giờ mỗi phút như chiếc áo thần muôn màu nghìn sắc và thiên biến vạn hoá. Chúng tôi rất tiếc không mục kích được cảnh Đế Thiên Đế Thích viếng giữa đêm khuya có trăng sáng, hoặc khi đốt đuốc dạo chơi dưới mái điện âm u có bầy dơi quạ bay sát vào mặt sè cánh, vuốt tóc người lữ khách hiếu kỳ như những bàn tay ma của các cung nữ, các vũ nữ có hình chạm trổ trên vách đá. Theo văn hào Pháp Pierre Loti đã tả những khoảnh khắc ấy mới là thần kỳ thoát tục và khêu gợi vô song. Vả chăng nền điện đều bị cạy xeo để tìm châu báu, nay chỉ còn nền đất dưới lớp cứt dơi dày cả tấc, hôi hám nực nồng mùi nước đái quỷ “ammoniaque” nhiều đời tích tụ. Mặc dầu đến đây mến cảnh, mến cổ thời, nhưng anh giáo Hanh dạy chúng tôi thực tế là hơn và để đỡ tốn tiền xăng nhớt, đã hối chúng tôi kíp về phòng trọ, nghỉ ngơi dưỡng sức để ngày mai sẽ hay. Chiều nầy ăn cơm sống và đêm ngủ lạnh rét da, nhưng không ai phàn nàn.

Qua bữa sau 9-2 (mồng hai Tết) theo chương trình là đi xem Angkor Wat (Đế Thích) và xem hai vòng lớn nhỏ cảnh vòng thành hoang tàn, Pháp gọi Grand circuit ét Petit circuit, nhưng xe hư sửa đến trưa mà không chạy. Mất thì giờ vô ích, các du khách cực lực phản đối, bà chủ xe nóng ruột xuất tiền mướn một cỗ xe camiông của người Thổ, chở đi một vòng lớn nhưng không ai còn hứng thú.

Đây cũng vì ít tiền và tổ chức không chu đáo. Nhưng biết trách làm sao, khi anh giáo Hanh phải sống, phải hạn chế để có lời? Buổi trưa nhờ biết tiên liệu nên cụ bị đem theo một con gà rô-ti và mấy ổ bánh mì, chẳng những khỏi vất vả, lại ngon miệng và thêm được xã giao với bạn bè mới quen, nhứt là cô Bảy Quang không bao giờ từ chối. Ít mệt mỏi như ngày hôm qua... Đêm nay về phòng, bàn bạc riêng và tổ chức sáng mai một cuộc thăm đến Banteat Srev với bốn bạn mới kết giao; Cô Bảy, giáo Dùng, anh Như Cảnh, sinh viên Nhẫn, sẽ cùng đi với Ba và mình. Tiền mướn xe mỗi phần không hơn mười đồng bạc, và được ngồi xe Cïtroën bảy chỗ ngồi sướng chán. Thêm được biết một cảnh trí không có ghi trong chương trình tổ chức.

Mông ba Tết (10-2-1940). Vừa bốn giờ sáng, xe đến, vội vã ăn lót lòng hấp tấp rồi lên xe trực chỉ Banteai Srev. Đây là một cổ điện do đức Phật vương trong sử Miên tôn lên hàng guru royal, mỹ hiệu là Yajnavaraha truyền xây dựng từ năm 967 Tây lịch, tính đến nay đã hơn một ngàn năm. Không biết với nạn chiến tranh hiện thời, cổ điện nầy có còn lồn tại hay đã mất mát tang thương nhiều thì đáng tiếc thật, vì Banteai Srey so sánh với Angkor như viên ngọc quý so với đá thường, nói cạch khác Banteai Srey khéo như một món nữ trang đặc chế do người kiến trúc thượng hảo hạng đặt tay vào, còn Angkor mặc dầu là một pho kiến trúc kiệt tác nhưng vẫn do nhiều thợ hiệp công xây dựng, chỗ khéo chỗ vụng không đều, có thể ví Banteai Srey là đồ đặt đối với Angkor là đồ hàng, Banteai Srey là mỹ phẩm ngự chế, Angkor là phẩm vật tầm thường dân dụng và loại đồ đặt đối với đồ ngang đồ đàn, khác biệt rất xa. Tôi không tiếc lời khen ngợi điện Banteai Srey, vì năm tôi viếng 1940, điện còn gần như nguyên vẹn, đứng sừng sững giữa rừng hoang nhưng làu làu như một nàng tiên bất nhiễm hiện hình giữa chốn phàm trần nhưng không vấy chút cái bụi trần ai. Banteai Srey, theo ông Louis Cheminai trong quyển Le Cambodge (Xứ Campuchia, xuất bản ở Sài Gòn năm 1960), được tìm thấy năm 1914 do một thiếu uý Pháp làm cho sở địa dư và nhà khảo cổ Marchai đã bền công tu tạo đúng theo lối anastylose, (tức giữ đúng cổ truyền không được tân tạo chế biến chỗ nào, tỉ dụ cây cột bị mối ăn, có thể đổ xi măng vào cho thêm chắc chắn mà không được thay thế bằng cây cột mới, nhờ vậy mà năm 1940 tôi gặp còn làu làu gần toàn vẹn, mà nhờ kiến trúc bằng đá đỏ lâu ngày xuống sắc đen đen giống như đồng vỏ cua lạc tinh lâu năm không khác.

Tôi còn nhớ bữa đi viếng năm 1940, tuy đã trên ba mươi năm ngoài mà rành rành như ngày hôm qua, điện ở xa trong rừng mai đang trổ, rõ ràng trước mắt cảnh “chim cúng trái”, chỉ vùng náy khô khốc còn thiếu cảnh suối chảy “cá nghe kinh”, xe đang bon bon chạy, thoạt có một bà Ăng lê tóc trắng xoá như thúng bông, thiệt là tiên phong hạc cốt, đang chống gậy đi thoang thoáng nơi đàng xa, rõ lại đây là khách ngoại quốc từ Thái Lan sang viếng đền theo ngả Battambang, nhưng trong trí tôi hôm ấy đinh ninh đó là nữ tiên hiện thân của nàng công chúa Banteai xuất hiện giữa cảnh trời tưng bừng sáng, không một chút bụi trấn (Srey có nghĩa là nàng con gái). Chúng tôi tiếc bữa ấy thì giờ cấp bách quá, không được cung chiêm kỹ lưỡng pho kiến trúc kiệt tác nầy, trong thâm tâm lấy làm lạ, và cho đến nay chưa nhà khảo cổ nào khám phá ra, - là vì sao đền nầy khéo léo thì vô song, nhưng nếu kể về kích thước thì chỗ nào cũng nhỏ bé, cửa thấp vào phải cúi đầu, kho sách thì chật hẹp, duy các pho tượng, thần đầu chim, đầu rồng, giữ hai bên mỗi cung điện đều tạc hình hùng vĩ khéo hơn các tượng từng thấy nơi những cổ điện Angkor và Phnom Bakheng, Kulen chẳng hạn. Vì kích thước hạn chế khiến có nhiều người suy luận phải chăng Banteat Srey là đền thờ hơn là điện ở. Nhưng không một ai cho đến nay dám quyết đoán vấn đề nầy.

Chúng tôi chạy xe xem hối hả không khác người đói nuốt trộng thức ăn cho đầy bao tử, tự nguyện sau nầy sẽ lừa dịp trở lại cung chiêm cho mãn nhãn, nhưng than ôi, tình thế nầy mà với tuổi nầy, ắt đành để câu nguyện kìa bất thành. Xem xong đền Banleai Srey, chúng tôi còn đủ thì giờ cho xe chạy giáp vòng những nơi hôm qua vì xe hư nên bỏ dở, như:

- Vòng nhỏ (petit circuit) gồm Angkor Wat, Phnom Bakheng Baksei - Chamkrong, và nguyên vùng Angkor Thom từ trong đền ra tới thành ngoại.

- Vòng lớn (grand circult) gồm Prah Khan, Neak Pan, Mé hon oreital. Pré Rup, Ta Prhom, Banteai Kdei, Takeo và vùng cận tỉnh Sieam Réap.

Còn một vùng lớn ngoại ô, gồm trừ Banteai Srey ra, còn có Bantéai Samré, Roluos, Ba ray Occỉdental và Phnom Khom, chính bác tài xế vì ham chút lì xì, đề nghị lăng xăng, nhưng chúng tôi tạm cho là mãn nguyện, vì phải trở về trước ngọ, giờ phát hành trở lại Sài Gòn, chớ đi mãi làm vầy chẳng qua là nuốt trộng thức ăn e sẽ trúng thực, chẳng qua là ngắm xem thật nhiều: phong cảnh thiên nhiên đất Nam Vang huyền bí, nào rừng với núi, gió với mây, hang với đèo, lạch với suối, cảnh sạn đạo đường rừng quanh co uốn khúc, nhưng sở du lịch thuở ấy đã cắm sẵn hai bên đường những bảng chỉ lộ hoặc bảng tròn hoặc bảng tam giác báo hiệu chỗ rẽ hiểm trở, nẻo tắt nên dùng để lợi thì giờ, vân vân, và làm sao xem cho hết được. Trên chuyến xe chạy về phòng, chúng tôi để ý đến những guồng tát nước, đem nước sông lên ruộng có vô số gàu nhỏ bằng tre nứa kết thành vòng tròn thật lớn chuyển động bằng sức nước dựng suốt theo bờ sông Xiêm Réap vừa đơn giản vừa tiện lợi và tiết kiệm, thêm rất nên thơ và đẹp mắt, không gàn trở làm hư cảnh thiên nhiên chúi nào. Đến những nhà sàn của thổ dân ở đây cũng rất thơ mộng, cao ráo, sạch sẽ, hạp vệ sinh, mát mẻ, con người ở đây sống như vầy ắt ít bịnh và sống thọ cũng phải. Thêm đất xứ nầy nghiệm ra có nhiều chất vôi, nên thổ nhân người nào răng cũng tết trong và thân người to và cao lớn, xem mạnh mẽ vô cùng.

Chuyến về buồn tẻ, vì người nào cũng mệt mỏi, lên xe ngủ gà ngủ gật quên chuyện trò. Xe tới bến lật đật mạnh ai nấy về, duy kỷ niệm riêng buổi đồng hành, mỗi người lại nhớ một cách khác.

Ba tôi còn ở lại với chúng tôi chơi cho đến ngày 13 tháng hai Tây, mới lên xe đò về Sốc Trăng, cùng đi với em tôi là Vương Minh Cảnh.

Ba ngày tròn ở Đế Thiên Đế Thích, hít thở không khí trong lành của cung điện vĩ đại của các quân vương tài hoa Cao Miên, thêm được vui trong lòng vì đã đưa người sanh thành ra mình viếng một cảnh người hằng ao ước bấy lâu, bao nhiêu hạnh phúc ấy mà hai cha con tốn không hơn một trăm bạc. Cuộc hành trình nầy, nếu ngày nay muốn thực hành, cũng phải cần nhiều trăm ngày bạc mà không dễ gì xong, ôi hạnh phúc, giá trị của mi là bao, đố ai biết được.