Hình Đồ

Chương 518: Hội sư Quan Trung (8)

Từ sau khi Triệu Cao lấy danh nghĩa Tần Nhị Thế, điều binh của Đường

quốc bắc cương vào thành, Lưu Khám bề ngoài viện cớ triệu tập nhân mã,

dần dà không chịu xuất binh, nhưng trên thực tế thì, sự chú ý tới Quan

Trung, Đường quốc trên dưới có thể gọi là quan tâm toàn diện, không chút lơ là.

Vào Quan Trung, có thể, việc đầu tiên là phải chiếm

được Tiêu quan. Đó là cửa ngõ phương bắc của Quan Trung, cũng là con

đường duy nhất liên hệ Quảng Võ thành với Quan Trung. Nếu sau khi vào

Quan Trung, Triệu Cao hạ lệnh đóng cửa thông lộ Tiêu quan, đến lúc đó

binh mã của Lưu Khám rất có thể sẽ biến thành cá trong chậu. Vì thế, Lưu Khám vào thành, ắt phải chiếm được Tiêu quan!

Nhưng Tiêu quan, có thật dễ chiếm được thế sao?

Thời chiến quốc, Tần Trường Thành xây thành kiến quan từ đông sang tây, kéo dài qua Hoàn giang, vượt qua cổ đạo Tiêu quan, thiết lập cứ điểm

dọc theo sông. Còn Tiêu quan xây dựng trên giao lộ này, cũng là cửa ải

trên công trình kiến trúc Trường Thành, đồng thời cũng là một trong

những cửa ải sớm nhất trong lịch sử Trường Thành.

Vị trí của Tiêu quan là một đoạn khe hẹp hiểm yếu, phía bắc là cửa Tam Quan, phía nam là Ngõa Đình, bầu bạn với Kính Thủy.

Nói không phải là một cửa ải đơn lẻ, mà có quan hệ mật thiết với hệ

thống phòng ngự phương bắc của thời Tần. Tần Trường Thành, bao gồm cả

cảnh nội huyện Hoàn, những thành, trấn cứ điểm được xây dựng dọc theo

Trường Thành, hình thành một hệ thống phòng ngự hoàn chỉnh. Còn xung

quanh huyện thành có ba ngọn núi canh Quả Nhi sơn, Ngọc Hoàng sơn và

Thành Đông Nguyên, ngoài ra còn có Thành Tử Cương, Thành cản ở cửa kênh

giữa Trầm Gia Đài và Thành Đông.....Tất cả những thứ này tạo thành lá

chắn nhân tạo cực kì chắc chắn-Tiêu quan. Đứng trên ba ngọn đồi canh, có thể nhìn thấy núi và thung lũng của Tiêu quan trong chu vi năm dặm. Cao thấp dọc ngang, tạo thành một hệ thống phòng ngự lập thể đặc biệt, nổi

bật sự tỉ mỉ trong thiết kế, sự sắp đặt tài tình, cho dù là hai ngàn năm sau, vẫn khiến người ta cảm thấy vô cùng trấn tĩnh như xưa.

Quan ải này đã từng vô số lần chống lại sự xâm lấn của bọn Khuyển Nhung

phương bắc, đã chịu sự khảo nghiệm của chiến tranh. Cho nên khi Công

Thúc Liêu còn sống, từng nói với Lưu Khám: Chiếm Tiêu quan, chỉ có thể

dùng kế, chứ không thể dùng lực công. Hiểm trở của Tiêu quan, còn hơn cả Võ quan. Lưu Bang có thể dùng mười vạn binh mã công phá Võ quan, nhưng

Lưu Khám dùng đến hai mươi vạn binh mã, có lẽ cũng không có cách nào

chiếm được Tiêu quan.

Nguyên nhân là, Võ quan ở Vị Nam, hệ

thống núi Nam Sơn. Vị Nam lúc này nhân khẩu cũng không được coi là quá

đông, so với Tiêu quan, một trời một vực. Khi Lưu Bang phá được Võ quan, quân Tần ở Vị Nam dường như không có được tí tin tức nào. Cho nên, Lưu

Bang có thể thuận lợi công phá, đồng thời thuận lợi đột nhập Quan Trung; nhưng nếu Lưu Khám dùng vũ lực công phá Tiêu quan, thì sẽ lập tức dẫn

tới sự phản kích của toàn bộ hệ thống phòng ngự của Tần Trường Thành,

thậm chí còn có thể kích động Quan Trung.

Chiếm Tiêu quan, chỉ có thể chờ đợi thời cơ.

Khi Lưu Bang phá Võ quan, tung hoành quát tháo trên vùng Vị Nam, Lưu Khám là người đầu tiên nhận được tin tức.

Đừng xem thường việc Võ quan thất thủ, sẽ khiến cho Quan Trung rung động!

Từ sau khi Thương Quân biến pháp, hiếm có binh mã có thể đánh vào Quan

Trung. Nhưng một khi đã đánh vào, đều khiến cho tám vạn dặm Tần Xuyên

rung động. Tướng thủ trấn giữ Võ quan là Thiệp Gian, một vị bộ khúc ngày trước sau khi biết được tin Võ quan thất thủ, Thiệp Gian lập tức viết

một bức thư gửi cho Lưu Khám, xin Lưu Khám chuyển giao tướng thủ Tiêu

quan. Thiệp Gian từng nói, hắn không thể là kẻ thù của Quan Trung được,

nhưng không có nghĩa là, hắn có thể chấp nhận người Sở chiếm lĩnh Quan

Trung.

Cùng lúc đó, Lưu Bang đánh vào Quan Trung, cũng làm

tướng giữ Tiêu quan, cảm nhận được một chút sợ hãi. Thư của Thiệp Gian

được gửi tới Tiêu quan vào đúng lúc này, Lưu Khám có vẻ như không cần

đánh, lấy luôn cứ điểm Tiêu quan, dẫn quân tiến vào Quan Trung.

Còn binh mã Ba Thục cũng âm thầm hành động vào lúc này....

Cùng với tình hình Quan Trung chuyển biến xấu đột ngột, Lưu Khám không

còn cách nào để chờ đợi đại đội nhân mã điều động từ Bắc Cương tới nữa.

Trong tay Lưu Khám chỉ có tám ngàn Hắc Kỳ Quân, ngoài ra còn có ba ngàn

xa binh trong tay Lữ Thích Chi. Thế là, Lưu Khám lệnh Lữ Thích Chi trấn

thủ Tiêu quan, dẫn kị binh thâm nhập sâu vào Quan Trung....Lưu Khám phải nhanh hơn một bước, chiếm lĩnh Hàm Dương, để chiếm được tư thái cao.

Cũng may mà tám ngàn Hắc Kỳ Quân dưới trướng hắn tất cả đều đã thay đổi

trang phục.Yên cao, bàn đạp thuần một màu, trường sóc đại đao, theo

trang bị mà nói, thì hắn chiếm thế thượng phong.

Từ Tiêu quan đến Hàm Dương, suốt dọc đường phải đi qua vô số quan ải. Từ sau khi

Triệu Cao chinh phạt chiêu binh bậc thứ năm, Lưu Khám đã tăng cường chú ý tới Quan Trung, núi non sông ngòi, rõ như lòng bàn tay. Tám ngàn thiết

kị đi cả ngày lẫn đêm, không dám dừng lại nửa bước. Cả con đường đã đi,

tất cả đều trải qua tỉ mỉ thiết kế của phụ tá quân phủ, thông hành từ

điểm đình trệ phòng ngự của quân Tần.

Mặc dù nói, sau khi

Triệu Cao nắm quyền, Quan Trung phòng ngự lơ là. Nhưng dù sao cũng là

của Doanh thị tổ chức hơn trăm năm nay, rất nhiều quan ải cho dù phòng

ngự lơ là vẫn không dễ dàng chiếm được như trước. Lưu Khám không tiếc

ngàn dặm cấp tiến, ngoài những yếu tố trên chiến lược ra, còn pha trộn

thêm vài yếu tố cá nhân trong đó.

Nếu lần này không thể tiêu

diệt Lưu Bang tại Quan Trung, khi khác tất sẽ trở thành đại họa tâm phúc của mình. Đối với Lưu Bang, tuyệt đối không có chuyện nhân từ nương

tay!

Canh hai, quân Sở phát động đánh lén quân Tần bên bờ Bá

Thủy. Lưu Phì và Chu Cú Tiễn dẫn hai vạn quân Sở nhân lúc đêm tối, nhanh chóng vượt Bá Thủy, tấn công mạnh vào đại doanh Lam Điền.

Còn Lưu Bang là đốc soái đại quân, phân Chu Bột làm tiên phong, công

kích Bá Thượng. Bá Thượng này là một vùng cao nguyên ở phía tây nam của

Bá Thủy.

Đại bản doanh của Triệu Ngải dựng tại Bá Thượng,

phối hợp chặt chẽ với đại doanh Lam Điền, tạo thành thế kỉ giác. Cùng

với chiến sự hai bên mấy ngày trước hướng theo trạng thái ôn hòa, Triệu

Ngải cũng dần dần buông lỏng cảnh giác. Khi Chu Bột vượt qua Bá Thủy,

Triệu Ngải đã uống say lướt khướt, còn đang trong giấc mộng. Đột nhiên

nghe thấy một hồi những tiếng giết bên tai, khiến Triệu Ngải mơ mơ màng

màng tỉnh lại.

- Nửa đêm nửa hôm, gào cái gì mà gào?

Triệu Ngải vẫn còn chút say, chưa tỉnh táo lắm.

Thân binh lao tới, lớn tiếng nói:

-Tướng quân, đại sự không xong rồi, quân Sở vượt Bá Thủy, cường công đại doanh Bá Thượng.

Lúc Triệu Ngải vừa nghe thấy còn có chút không tin. Trợn hai con mắt trâu lên quát:

- Ngươi nói lược lược cái gì? Bọn mọi rợ đang yên đang lành, sao lại đột nhiên khai chiến được?

Lược lược, đây là phương ngữ của Quan Trung, có nghĩa là nói linh tinh cái gì vậy?

Sở dĩ Triệu Ngải nói như vậy là vì hắn đã nhận được thông báo của bá

phụ Triệu Cao từ phía Hàm Dương. Theo Triệu Ngải thấy, hắn sẽ lập tức

phải đầu hàng, Sở quân sao có thể vẽ vời cho thêm chuyện ra?

Tên thân binh kia nóng nảy:

- Tướng quân, ta không nói linh tinh, bọn mọi rợ thực sự đã đánh tới

rồi....Đã đánh tới tiền doanh rồi, bên ngoài loạn lạc vô cùng.

Triệu Ngải lúc này tỉnh táo lại, vội vàng kêu người đội nón trụ quan giáp lên, đồng thời hạ lệnh các bộ binh mã phản kích.

- Mau tới đại doanh Lam Điền, để bọn họ xuất kích.

Triệu Ngải lúc này, vẫn chưa rõ tình hình của đại doanh Lam Điền.

Hắn quơ lấy một thanh trường sáo, xông ra đại trướng Trấn Tiên. Sớm đã

có quân binh đánh xe đến, hắn không nói một lời, nhảy thẳng lên xe, đưa

mắt nhìn về phía xa xa.

Toàn bộ Bá Thượng đã hoàn toàn hỗn loạn!

Quân Tần không một chút phòng bị, dưới đòn đả kích bất thình lình này của quân Sở, nhanh chóng tan tác.

Quân Tần bỏ chạy tán loạn khắp nơi, đâu đâu cũng là bọn mọi rợ mình

trần chém giết.....trên mặt sông Bá Thủy phía xa xa, từng cây cầu phao

được dựng lên.