Thủy Hoàng đế nói tiếp:
- Mấy ngày trước, bảo hắn đứng ngoài cung hầu chỉ, tên tiểu tử này cũng rất kiên trì, hơn nữa lại cực kỳ cảnh
giác. Trẫm đã sắp xếp hơn mười tên Thiết Ưng duệ sĩ âm thầm quan sát.
Mặc dù không có hành động gì, nhưng có thể nhìn ra, hắn đã phát hiện ra. Người như vậy, nhậm chức Trung Lang Kỵ tướng là thích hợp nhất... Lão
An tuổi cũng lớn rồi, cũng đến lúc hưởng phúc rồi!
Lão An vốn là Trung Lang Kỵ tướng Trung Úy Quân , nhân mã mà Lưu Khám tiếp nhận, vốn dĩ do Lão An chỉ huy.
- Trẫm dự định, nhân dịp tuần thú này tiếp tục quan sát tên tiểu tử kia một chút. Nếu như có thể, để hắn rèn luyện một thời gian trong Trung Úy quân, đợi tuổi lớn một chút, là có thể một mình đảm đương một phía Lão
Tần ta. Hà, tên tiểu tử Phù Tô, tầm nhìn cũng thật là không tồi.
Một câu nói dường như là vô tâm của Thủy Hoàng đế, lại khiến cho Triệu Cao trong lòng sợ hãi.
Lưu Khám là người của Phù Tô!
Bây giờ xem ý của Thủy Hoàng đế, rõ ràng là muốn bồi dưỡng Lưu Khám.
Nói cách khác, Bệ hạ chính là muốn bồi dưỡng nhân tài cho Đại công tử.
Nếu như vậy, có phải là, bệ hạ đã có ý lập Đại công tử làm Thái tử? Nếu
không, thanh niên toàn triều tài tuấn đông đảo như vậy, tại sao hết lần
này đến lần khác coi trọng Lưu Khám? Bọn người Phùng Kính, không phải là xuất thân cao quý hay sao?
Nghĩ tới đây, Triệu Cao không khỏi cảm thấy lạc lõng.
Trước đây, Bệ hạ không lập Thái tử, lại sủng ái con út Doanh Hồ Hợi.
Triệu Cao là thầy giáo của Doanh Hồ Hợi, mặc dù là nội thị, nhưng trong
lòng đã có tính toán khác. Bất luận nói như thế nào, nếu như Hồ Hợi đăng cơ, lão ta cũng có thể coi như là một nửa đế sư rồi... Đến lúc đó quyền cao chức trọng phú quý cuồn cuộn kéo đến. Nhưng nếu như Đại công tử Phù Tô đăng cơ, thì lão có đáng là gì? Đến lúc đó... là công dã tràng!
Những ý nghĩ này cứ thi nhau kéo đến trong đầu lão. Cũng may Triệu Cao
hầu hạ Thủy Hoàng đế đã nhiều năm, hơn nữa trước kia cũng đã suýt mất
mạng, tâm tính đã tôi luyện được vững như đá. Trong lòng tuy rằng lo
lắng nhiều điều, nhưng biểu hiện trên mặt vẫn bình tĩnh lạ thường. Lão
lặng lẽ đi theo sau Thủy Hoàng đế, con ngươi đảo đi đảo lại không ngừng.
Trung Úy quân chỉ trung thành với Thủy Hoàng đế. Cho nên đối với sự
thay đổi Trung Lang kỵ tướng cũng không có nhiều sự phản đối lắm.
Ngày thứ hai Lưu Khám nhận được thánh chỉ, chính thức trở thành Trung
Lang kỵ tướng. Lưu Tín và hai mươi tên hầu cận cùng được gia nhập vào
trong biên chế Trung Úy Quân, nhưng chỉ thuộc về Lưu Khám. Lưu Tín là
Tiểu tướng kỵ quân, đi theo Lưu Khám. Trong Trung Úy quân, Tiểu tướng kỵ quận tương đương với Lư trưởng, có thể cai quản năm mươi người. Nhưng
tên Tiểu tướng kỵ quân Lưu Tín này, trên thực tế không có thuộc hạ.
Trong Trung Úy quân quen thuộc được hai ngày.
Đến ngày thức ba, Thủy Hoàng đế khởi giá đi về Huỳnh Dương.
Kỵ quân là tiên phong. Lưu Khám dẫn hai nghìn kỵ quân xuất phát trước.
Lúc đến Huỳnh Dương, bọn người Doanh Tráng đã nghênh đón ở ngoài thành. Nhìn thấy Lưu Khám, Doanh Tráng không khỏi sững sờ. Còn Lưu Khám, chỉ
có thể cười gượng với y, sau đó dẫn binh mã, xếp thành hàng cảnh giới,
dọn dẹp quang cảnh xung quanh ngoài thành Huỳnh Dương, lập một đại
trướng Hành Doanh.
Thủy Hoàng đế không định vào trong thành!
Lão sẽ ở trong lều ngoài thành Huỳnh Dương tiếp kiến các quan viên.
Một ngày sau, Thủy Hoàng đế lại khởi giá, chính thức bắt đầu hành trình đi tuần phía đông. Lưu Khám thậm chí còn không thể nói với Doanh Tráng
được một câu. Cả ngày hắn đều dò xét bên ngoài Hành Doanh, đến tận đêm
khuya mới có thể về nghỉ ngơi. Không thể nói chuyện với Doanh Tráng,
càng không thể gặp mặt bọn Giả Thiệu. Thân là Trung Lang kỵ tướng, tất
cả đều phải lấy sự an nguy của Thủy Hoàng đế là chủ, những việc khác đều là chuyện nhỏ.
Nhưng Giả Thiệu rất thông minh.
Trong lúc Lưu Khám đang tuần tra ngoài doanh, y đứng xa xa nhìn đối mặt với Lưu Khám.
Hai người không hề nói một câu nào với nhau. Giả Thiệu gật đầu với Lưu
Khám, có ý nói: Ta đã từ Đại Lương trở về, nhưng không thành công, kế
tiếp nên làm gì?
Còn Lưu Khám cũng chỉ gật đầu đáp lại.
Ý nói cho Giả Thiệu biết: Đợi bệ hạ rời khỏi Huỳnh Dương xong, ngươi
dẫn bộ quay về Lâu Thương, tất cả chờ ta quay về tính tiếp.
Thế là, Giả Thiệu lập tức chắp tay cúi người, thúc ngựa rời đi.
Những chuyện sau đó, Lưu Khám cũng không biết!
Hắn là chủ tướng quân tiên phong, theo xa trượng của Thủy Hoàng đế, đi
đến Vân Mộng ở phía nam. Dọc đường đi, một nắng hai sương khổ cực.
Giữa tháng mười một, xa trượng đến Vân Mộng.
Thủy Hoàng đế ở Đại Trạch Vân Mộng sau khi tế Thuấn Đế thì bỏ xa
trượng, ngồi thuyền thuận theo Trường Giang xuống khúc sông, mặt nước đã đóng băng.
Sau đó trên sông Trường Giang, lại là một cảnh
sắc khác. Nước sông cuồn cuộn chảy về đông, đoàn thuyền dài mười mấy
dặm, trùng trùng điệp điệp đi trên mặt nước. Do Ly Sơn, Hoàng Lăng đã
trở thành then chốt, cần một lượng củi lớn, cho nên trên mặt sông, dập
dềnh rất nhiều cây gỗ lớn, chảy theo dòng nước.
Gỗ phía nam, đến phía bắc vô cùng phức tạp.
Trong đó khó khăn nhất là vấn đề đường xá.
Tuy rằng nói Thủy Hoàng đế đã tu sửa rất nhiều con đường, nhưng vấn đề
vận chuyển vẫn còn tồn tại, đặc biết là ngang dọc sông Giang Nam lại
càng trở nên khó khăn.
Nhiều lúc, vận chuyển gỗ lớn đều phải thông qua nước sông chảy.
Gửi đi ở thượng lưu, nhận lại ở hạ lưu. Ven đường luôn có người nhìn
chằm chằm, phòng khi trên đường đi bị tắc nghẽn ở đoạn nào đó.
Cứ như vậy, tăng thêm tàu thuyền chỉ càng thêm khó khăn
Lưu Khám dẫn kỵ mã lên thuyền, trên đường không ngừng xử lí sông ngòi.
Phải qua một tháng, đoàn thuyền đi qua Đan Dương, mới có thể yên ổn.
Đi bằng thuyền, đúng là khiến Lưu Khám khổ sở không ít...
Đoàn thuyền dừng lại ở Đan Dương, Thủy Hoàng đế bỏ thuyền lên xe. Khoảng chừng giữa tháng giêng, đến Tiền Đường.
Sau khi Thủy Hoàng đế đến Tiền Đường, liền đi liên tục không ngừng nghỉ.
Dẫn theo quan viên lớn nhỏ, đầu tháng hai thưởng thức con nước lớn Tiền Đường cuộn trào mãnh liệt. Đầu nguồn của sóng sông này, là mặt biển Đầu Sư Tử ở ụ Hoàng Sa. Đầu Sư Tử là một khối đá nhô lên trên mặt biển, nối liền với chân núi Tương Liên. Từ xa nhìn lại, giống như đầu một con sư
tử đang xuống núi, cho nên gọi là Đầu Sư Tử, cũng là một nơi lý tưởng để ngắm sóng sông.
Mỗi đợt sóng sông dâng lên, cảnh trí lại có chút màu sắc khác biệt.
Đầu sóng nổi lên bùn, chìm xuống bãi biển, khi thì thẳng tắp, lúc thì quanh co, cuối cùng là thủy triều.
Kiếp trước Lưu Khám đã từng nhiều lần thưởng thức cảnh sóng sông Tiền
Giang, thậm chí năm nào cũng ngắm. Nhưng ngày mười lăm tháng giêng, sóng dâng tương đối cao, nhưng nếu nói thời gian tốt nhất để ngắm triều
sông, vẫn là ngày tám tháng tám, cách bây giờ còn hơn nửa năm nữa.
Thủy Hoàng đế đương nhiên không thể ở đây nửa năm được.
Dù sao cũng là thân Đế vương, một đời anh hùng kiệt xuất, trong triều
còn rất nhiều chuyện quan trọng cần xử lí, cho nên chọn một ngày lành
thưởng thức phong cảnh, mặc dù không nhìn thấy sóng sông dâng trào cuồn
cuộn, nhưng có thể cảm nhận một chút, cũng là đủ rồi. Hơn nữa, lão căn
bản không phải đến để vui chơi.
Thế nhưng, không ai có thể ngờ được.
Lần đến xem thủy triều này của Hoàng đế, lại gặp nhiều rắc rối, xảy ra một chuyện thị phi...