Ngày 27, ông tuyên bố triều đại Naples chấm dứt cai trị.
Ngày 15 tháng Hai, Joseph Napoléon đã vào thành bị bỏ trống lần thứ hai bởi thế lực nhà Bourbon.
Cuối cùng, ngày 30 tháng Ba, ông này được phong là vua Hai đảo Sicile.
Sau việc lập vua Naples mới hay đúng hơn là vua Naples tương lai, quân đội Pháp đã chiếm các Nhà nước La Mã, điều này làm đức Giáo hoàng vô cùng giận dữ, ngài cho mời hồng y giáo chủ Fesch đến để phàn nàn về cái mà ngài gọi là một sự xâm phạm lãnh thổ đó.
Giáo chủ Fesch chuyển lời lại cho Napoléon. Napoléon đã trả lời rằng:
"Thưa Đức Giáo hoàng, ngài là vua thành Rome, đúng vậy, nhưng Rome thuộc vào Đế chế pháp; ngài là linh mục, nhưng tôi là hoàng đế, hoàng đế như các hoàng đế Đức, xa hơn nữa như Charlemagne, với ngài tôi là Charlemagne hơn là một tước hiệu, tước hiệu sức mạnh, tước hiệu ân thiện: do đó ngài sẽ tuân theo hệ thống liên hiệp của đế chế, bằng cách mở lãnh thổ của mình cho những người bạn của tôi và khép nó lại trước kẻ thù của tôi".
Trước câu trả lời "rất Napoléon" này, đôi mắt thường ngày vốn dịu dàng của đức Giáo hoàng chí tôn quắc lên. Kết quả là ngài đáp lại giáo chủ Fesch rằng mình không thừa nhận chủ quyền nào vượt trên mình và rằng nếu Napoléon muốn thiết lập lại sự chuyên chế của vua Henri Đệ tứ nước Đức thì ông cũng lập lại sự kháng cự như vua Grégoire VII.
Napoléon đáp lại bằng vẻ coi thường ra mặt vì ông vốn ít sợ thứ vũ khí tinh thần trong thế kỷ XIX, ông sẽ không đưa lý do hợp pháp nào nếu họ sử dụng vũ khí ấy, ông không trực tiếp đụng vào vấn đề tôn giáo, nhưng ông đánh vào thế lực hiện tại, ông để cho Vatican, giám mục được tôn trọng ở Rome và người đứng đầu các giám mục trong Giáo giới giải quyết.
Việc tranh cãi ấy không tiến cũng chẳng lùi, dùng dằng suốt tháng 12 năm 1805, tháng mà Napoléon, để chứng tỏ ý định sẽ đi đến cùng, đã cho tướng Lemarois chiếm các tỉnh Urbin, Ancône, Macerata tạo thành vùng ven biển Adriatique.
Thế là giáo hoàng Pie VI, trong khi từ bỏ dự định rút phép thông công vừa đưa ra thoả thuận hoà giải trong điều kiện sau:
- Giáo hoàng Rome có quyền độc lập với nhà nước của mình tuy nhiên được nước Pháp bổ nhiệm và bảo đảm phải liên minh với Pháp bất cứ khi nào nó có chiến tranh đẩy lùi kẻ thù khỏi lãnh thổ các nhà nước La Mã;
- Quân đội Pháp sẽ chiếm Ancône, Ostie, Civitavechia nhưng sẽ được bảo lưu chi phí từ chính phủ Pháp;
- Giáo hoàng sẽ cam kết đào sâu và đưa vào sử dụng cảng bị xâm bùn Ancône.
- Giáo hoàng sẽ thừa nhận vua Joseph, sẽ lật đổ tham tán của vua Ferdinand, những tên sát hại người Pháp, các giáo chủ Naples chối bỏ lời thề và sẽ từ bỏ quyền làm lễ thụ phong vương miện ở Naples.
- Ông cũng sẽ thực hiện cam kết Italie đến tất cả các tỉnh trong nước.
- Ông sẽ bổ nhiệm vô thời hạn các linh mục Pháp và Ý, và không đòi hỏi các linh mục Ý phải đến Rome.
- Cuối cùng, để trấn an Napoléon và cho thấy ảnh hưởng của Pháp đến mọi phần lãnh thổ của mình, giáo hoàng sẽ có một phần ba tổng số hồng y giáo chủ là giáo chủ Pháp.
Hai trong số những điểm dàn xếp trên đây làm toà thánh La Mã đặc biệt kinh tởm là: Thứ nhất khép cửa lãnh thổ trước kẻ thù của Pháp và thứ hai là tăng số lượng các hồng y giáo chủ Pháp.
Thế là Napoléon liền trả hộ chiếu cho hồng y giáo chủ Bayane và ra lệnh tấn công vào phần còn lại của các nước thuộc giáo hoàng. Hai nghìn năm trăm quân tập trung ở Foligno, hai nghìn năm trăm quân khác, dưới sự chỉ huy của tướng Lemarois, tập hợp ở Pérouse. Ông ra lệnh cho tướng Miollis chỉ huy cả hai cánh quân này, khi ngang qua sẽ nhận tiếp ba nghìn quân mà Joseph đã nhận lệnh cho xuất phát từ Tenacine và tám nghìn lính này sẽ đi chiếm thủ đô của thế giới Cơ đốc.
Dù tự nguyện hay phải dùng sức mạnh, tướng Miollis phải vào lâu đài Saint-Ange(1), phải chiếm đội quân của giáo hoàng, để giáo hoàng ở Vatican với một đội quân danh dự, phải đáp lại mọi động thái của họ và chiếm Rome vì lợi ích hoàn toàn quân sự hòng tách các Nhà nước La Mã khỏi kẻ thù của nước Pháp, ông ta chỉ chiếm lực lượng cảnh sát và sử dụng lực lượng này khi săn đuổi bọn kẻ cướp và để đưa các hồng y Naples về Naples.
Tướng Miollis là một cựu quân nhân Cộng hoà, tính tình cương quyết, có học thức, lòng trung không vết mờ, vừa bảo vệ danh dự cho người đứng đầu giáo giới vừa giữ Rome trong tình trạng tốt, làm cho dân ở đây quen với người đứng đẩu chính phủ thật sự nằm trong tay tướng quân Pháp ở lâu đài Saint-Ange chứ không phải ở trong tay giáo chủ già tại Vatican.
Hồi đó, giáo hoàng vẫn có thói quen biến nơi đây thành chốn lưu vong cho những tên cướp chạy khỏi các Nhà nước Napoli, bọn cướp này không phải là thứ thảm hoạ ồ ạt mà rải rác khắp nơi, ở Abruzze, Basilicate, Calabre người ta thấy dân đạo tặc sinh ra nối nghiệp nhau theo kiểu cha truyền con nối, cướp giật cũng như một nhà nước, chúng làm cướp như người ta là thợ mộc, cắt quần áo hay bán bánh mỳ vậy. Chỉ có điều, chỉ bốn tháng trong năm, chúng mới rời nhà đi làm các quý ông trên các đại lộ. Mùa đông, chúng ở yên trong nhà và đừng bao giờ có ai có ý định đến quấy rầy chúng. Xuân đến, chúng lại hành sự, ai về vị trí kẻ đó.
Trong số các vị trí này, những nơi lý tưởng nhất là những chỗ gần biên giới La Mã. Bị chính quyền Naples truy quét, bọn cướp hay qua biên giới và tìm được chốn dung thân bất khả xâm phạm trong các Nhà nước La Mã. Đôi khi, trong những hoàn cảnh đặc biệt, chính phủ Naples còn truy đuổi bọn cướp của họ chứ chính phủ Rome thì không bao giờ.
Do đó, tại trụ sở Gaète, một số sĩ quan được cử từ Rome đến chỗ tướng Reynier đã bị sát hại giữa Terracine và Fondi nhưng cái chết của anh ta chẳng gây ra động tĩnh nào trong khi ngược lại đây là nơi giới tăng lữ nháo nhào cứu Fra Diavolo(2), sau khi bị tướng Hugo đuổi như một con hoẵng, vừa mới để bị tóm.
Trong hoàn cảnh ấy, có một thanh niên khoảng hai mươi sáu đến hai mươi tám tuổi, vóc dáng trung bình, mặc quân trang loè loẹt không thuộc đội quân nào đã xuất hiện ở trạm ngựa. Anh ta hỏi ngựa và một cỗ xe.
- Anh này đeo một khẩu cạc bin kiểu Anh nòng chéo, một cặp súng ngắn dắt ở thắt lưng cho thấy con người này bất biết hiểm nguy là gì khi đi trên con đường từ Rome đến Naples.
Chủ trạm ngựa trả lời mình có một cỗ xe nhưng không thể cho thuê vì người ta đã hẹn mua và trả tiền đặc cọc. Về ngựa, anh có thể chọn tuỳ thích.
- Nếu cỗ xe không quá đắt và phù hợp, tôi có thể thoả thuận giá - Anh ta nói.
- Vậy thì ông đến mà xem.
Người lữ khách đi theo chủ trạm. Cỗ xe ấy là một loại xe độc mã không mui, những vì trời nóng việc thiếu hụt này thay vì là điều khó chịu lại thành phù hợp.
Chàng trai trẻ đi một mình chỉ mang theo một chiếc rương và một hộp đồ.
Giá cả nhanh chóng được thoả thuận. Hành khách trả giá chóng vánh chỉ cốt cho được việc chứ không tính đến chuyện trả rẻ. Số tiền là 800 phăng. Trong lúc lắp ngựa vào xe và cho chuyển hòm lên, một sĩ quan kỵ binh đã đứng trước cửa hiệu, lạnh lùng nhìn công việc thắng ngựa rồi hỏi chủ trạm đúng như điều người khách ban nãy hỏi:
- Mày có ngựa và xe cho tao thuê không?
- Tôi chỉ còn ngựa thôi - Chủ trạm kiên cường đáp.
- Thế mày làm quái gì với những cỗ xe rồi?
- Tôi vừa bán chiếc cuối cùng cho ngài đang đóng ngựa kia.
- Luật quy định mày lúc nào cũng phải có một cỗ xe sẵn sàng cho hành khách đấy.
- Luật ư! - Chủ trạm nói - ông gọi luật là cái gì? Lâu lắm rồi chúng tôi chẳng biết đến nó ở đây - Rồi anh ta búng móng tay như một người chẳng lấy làm tiếc khi thiếu vắng cái phương cách bảo vị đạo đức xã hội ấy.
Anh chàng sĩ quan thốt ra một câu cho cho thấy anh ta rất bất bình.
Hành khách ban nãy liếc nhìn người này, thấy một chàng trai trẻ đẹp cỡ hai tám ba mươi tuổi, trán khắc kỷ, mắt xanh nhạt biểu lộ tính cách hay nổi cáu và bướng bỉnh và khi thấy anh ta vừa giậm chân xuống đất vừa nói với mình:
- Dù sét nổ ngang tai mình cũng phải ở Naples vào 5 giờ tối mai, mà mình lại không muốn đi quãng đường sáu mươi dặm trên yên ngựa.
- Thưa ngài - Anh nói với vẻ lịch thiệp mà người trong giới dễ nhận ra nhau - Tôi cũng thế, tôi cũng đến Naples.
- Phải rồi, nhưng ông, ông đi bằng xe - Viên sĩ quan nói bằng vẻ bông lơn kệch cợm.
- Chính vì vậy mà tôi có thể mời ngài một chỗ cạnh tôi.
- Xin lỗi ngài - Viên sĩ quan chào lịch sự và đổi giọng - Nhưng tôi chưa có được cái vinh hạnh quen biết ngài.
- Nhưng tôi thì biết ngài. Ngài mặc quân phục đại uý trong đoàn kỵ binh thứ ba của tướng Lasalle, tức là một trong những trung đoàn anh dũng nhất trong quân đội.
- Thế không phải là lý do để tôi biến mình thành kẻ khiếm nhã khi chấp nhận lời mời của ngài.
- Tôi hiểu, thưa ngài, và tôi sẽ giúp ngài thoải mái hơn: chúng ta sẽ chia đôi chi phí ngựa.
- Thế thì còn phải thoả thuận cái xe nữa - Viên đại uý kỵ binh nói.
- Không phải tôi muốn làm tổn thương lòng tự trọng của ngài, tôi chỉ muốn có một người bạn đồng hành thôi. Khi đến Naples, chúng ta chẳng cần cái đồ này nữa, chúng ta sẽ bán hoặc đem ra làm củi nếu không bán được. Nếu bán, vì tôi đã trả 800 phăng, tôi sẽ lấy lại 400 còn lại ngài lo nốt.
- Tôi chấp nhận lời đề nghị với điều kiện tôi sẽ trả bốn trăm phăng ngay lập tức, chiếc xe sẽ là của hai chúng ta và chúng ta sẽ cùng chia khoản lỗ.
- Tôi muốn làm ngài thoải mái lắm, thưa ngài, do đó tôi chấp nhận lời đề nghị của ngài theo mọi phạm vi của nó, song tôi thấy như thế là quá khách sáo giữa người đồng hương với nhau.
Viên sĩ quan tiến về phía chủ trạm ngựa.
- Tao mua một nửa chiếc xe của mày, chung với ông kia, đây là 400 phăng phần của tao.
Chủ trạm vẫn đứng khoanh tay.
- Ông kia đã trả tôi rồi - Anh ta nói - Thế thì tiền phải đến tay ông ấy chứ không đến tay tôi.
- Mày không thể nói điều đó với tao lịch sự hơn à, thằng vô lại?
- Tôi nói việc tôi, còn ông chấp nhận đến đâu là việc của ông.
Viên sĩ quan làm động tác đưa tay lên cán thanh gươm nhưng cuối cùng vẫn để nguyên nó trong vỏ và quay sang người hành khách đầu tiên:
- Thưa ngài, - Anh ta nói bằng giọng lịch sự ra mặt so với cách vừa nói thô bạo với chủ trạm ngựa ban nãy - Ngài có chấp nhận bốn trăm phăng tôi nợ ngài không?
Người thứ nhất khẽ nghiêng mình, mở một chiếc valy da nhỏ có khoá kéo mà anh đặt cùng chỗ với khẩu cạc bin của mình.
Viên sĩ quan thả những đồng vàng trong tay vào đó.
- Bây giờ thì tuỳ ngài muốn đi lúc nào cũng được.
- Ngài có muốn đặt valy vào cùng với cái rương của tôi không?
- Cảm ơn, tôi sẽ để phía sau tôi. Tôi muốn bảo đảm nó trong cái cỗ xe xương xẩu này. Vả lại nó chỉ có cặp súng ngắn, tôi sẽ không lấy làm khó chịu khi nó ở trong tầm tay mình. Lên ngựa, đánh xe đâu, lên ngựa nào!
- Các ông này không cần một đoàn hộ tống à? - Chủ trạm ngựa hỏi.
- À mày coi chúng tao như các nữ tu về nhà tu kín à?
- Tuỳ các ông thôi, các ông được tự do mà.
- Đó là thứ khác biệt giữa chúng tao và mày đấy, quân giáo hoàng quỷ tha ạ! - Rồi nói với người đánh ngựa: Avanti! Avanti!
Người đánh ngựa cho ngựa phi nước đại.
- Đi theo đường Appienne, đừng đi qua cửa Saint-Jean-De-Latran - Người đến trạm ngựa đầu tiên kêu to.
Chú thích:
(1) Lâu đài Saint-Ange tại
(2) Tên thật là Michele Pezza trong cuốn "hồi ký" của mình tướng Hugo có nói nhiều về người này.