Đại sứ Pháp đùng đùng nổi giận trước động thái ngang ngược ấy đã lấy lại hộ chiếu và về nước. Nhà vua không muốn cho nước Pháp cái mãn nguyện là người tấn công trước. Ông ta cầm 65 nghìn quân đối đầu với Championnet chỉ có 12 nghìn và ngày lần gặp đầu tiên đức vua đã thất bại thảm hại, chạy trốn và chỉ dừng lại ở Naples.
Championnet đuổi theo với lòng nhiệt tình mà các tướng lĩnh Cộng hoà vẫn hay phô ra. Chỉ năm, sáu nghìn người cùng khổ, thành
Những người này trốn sang đảo Sicile.
Một ngày, giáo chủ Ruffo được lệnh của nhà vua trở về từ Messine để chiếm lại
Trong khi ấy Bonaparte vẫn đang ở Ai Cập, bị chôn chân một chỗ do chiến hạm Aboukir bị phá huỷ.
Quân đội Pháp ở nhà thất thủ tại Italie cũng mất luôn uy danh bất khả chiến bại của mình.
Giáo chủ Ruffo lấy lại Calabres rồi
Vua Ferdinand trở lại
Caracciolo, người từng từ chức đô đốc hải quân như một công dân
Nelson cho bắt Caracciolo tại nhà ông này ẩn náu, đưa ông ta lên tàu Foudroyant và chống lại luật nhân quyền, một đô đốc
Người ta cứ nghĩ rằng khi trở lại
Ngược lại, trở về Anh cùng Lady Hamilton ông ta còn được tôn vinh về chiến thắng Aboukir và chiến công tại Naples: mọi tàu chiến ở Tamise đều trưng cờ hoa, chính phủ và tổng bộ London ca tụng ông ta như một vị cứu tinh cho tổ quốc: dân chúng cuồng nhiệt sau mỗi bước chân và đi sau thành đoàn người vào thành.
Ông ta mua một toà nhà ưng ý tên là Merton gần
Cuộc chiến trên biển Baltique gọi con người này trở lại Đại dương. Nelson chỉ huy hạm đội buộc cảng Copenhague, khuất phục và thiêu cháy hạm đội Đan Mạch. Lần ấy khi nhận được tín hiệu của đô đốc đối phương, Nelson đưa ống ngắm lên cái mắt bị chột và khi người ta bảo ông ta ngừng bắn ông lại cứng đầu nói "Tôi chẳng thấy gì cả".
Câu trả lời ấy từng là câu nói của Alanc hay Allila và sẽ bị xử phạt tại tất cả các dân tộc văn minh, lại vinh danh ông ta tại London cũng đồng thời là nỗi ghê sợ cho phần còn lại của châu Âu.
Nelson trở về Anh quốc như một người chiến thắng và được nhà vua phong tước quý tộc.
Nước Anh chỉ có ông ta làm đối trọng có thể chống lại Napoléon.
Tuy thế Napoléon vẫn đeo đuổi cuộc đọ gươm với nước Anh.
Từ mười tám tháng qua, trên khắp các cảng nước Pháp hay Hà Lan, ông cho tập trung mối đe doạ tấn công sang Anh. Năm sáu trăm xà lan cỡ lớn chở đại bác được tập hợp từ Dunkerque đến Abbeville sẵn sàng chở quân từ Boulogne cắm trại bên bờ biển và có thể một ngày nào đó sẽ đưa sang bờ biển Anh đội quân bất khả khuất phục như đội quân của hoàng đế Guillaume Người chinh phục.
Nước Anh trong lúc chế nhạo những vỏ dừa của ngài Bonaparte, như cách gọi của họ, không hề bỏ sót hành động tập hợp quân đội đáng sợ trước mặt. Các hạm đội của họ cũng toả khắp eo biển Manche và tức thời có thể chặn các xà lan chuyên chở của Pháp sang
Ngài Napoléon chỉ muốn tấn công sau khi tập hợp đủ một hạm đội với 60 hoặc 80 tàu chiến toả ra eo biển Manche để đương đầu với hạm đội Anh. Với ông, bất kể thắng hay bại, miễn là ông cầm chân địch trong một ngày để đưa 50 hay 60 nghìn quân đổ bộ lên bờ biển Anh. Nhưng các tàu chiến Pháp nằm rải rác ở Escaut,
Họ cũng không hiểu rằng bằng mọi giá phải ngăn các chiến hạm Anh cách Manche 500 dặm tức là đã giúp Napoléon trong kế hoạch xâm chiếm nước Anh.
Vấn đề là chiến đấu trên bộ chỉ cần dũng khí nhưng khi chiến đấu trên biển thì nhất thiết phải có khí chất anh hùng và khoa học. Một đội quân trên cạn bị thua, chỉ huy mất hay chạy trốn thì vẫn có thể tập hợp lại, chỉnh đốn và hồi phục. Nhưng một hạm đội bị thất bại hay bị bốc cháy sẽ nuốt chửng theo những ai trên nó và chỉ để lại trên sóng những mảnh vỡ cháy đỏ.
Điều này người Anh cũng rõ chẳng khác gì Napoléon.
Trong cơn tuyệt vọng khi tập hợp các chiến hạm tản mác, ngài Bonaparte mang hai chiến hạm ở Toulon và ở Brest đồng thời xuất phát mang theo 40 - 50 nghìn quân chia ra làm hai cánh đi vào Ấn Độ Dương. Hai chiến hạm này chắc chắn sẽ buộc các chiến hạm Anh đuổi theo và trong khi lực lượng hải quân Anh còn mải chạy đến cứu Ấn Độ thì có thể ông còn thời gian đưa các boong di động qua eo biển Manche và làm điều mà hai người, César và hoàng đế Guillaume Người chinh phục, đã từng làm trước mình.
Nhưng phạm vi đồ sộ của kế hoạch này nhanh chóng khiến ông nản lòng. Ông nghĩ đến phương án khác có vẻ đơn giản và chắc chắn hơn. Ông sẽ kéo đám chiến hạm Anh dày đặc ra xa eo biển Manche. Theo lệnh của ông, đô đốc Villeneuve, chỉ huy tối cao chiến hạm Tây Ban Nha và Pháp hợp lại, đã rời Toulon cùng mười ba tàu chiến và vài chiến thuyền ba cột buồm.
Ông tập hợp hạm đội Tây Ban Nha tại Cadix dưới sự chủ huy của đô đốc Gravina. Từ đây Gravina vượt Đại Tây Dương đến gặp chiến hạm của đô đốc Missiessey với sáu tàu chiến tại Antilles; còn đô đốc Ganteaume, chỉ huy hạm đội Brest, nhận lệnh nhân cơn bão đầu tiên đẩy đội tuần dương của đô đốc Comwallis của Anh ra xa Brest, đến gặp Villeneuve, Gravina và Missiessey ở đảo Martinique.
Toàn bộ hạm đội này sẽ tức tốc về Pháp sau khi khiến người Anh lo ngại mất quần đảo
Nhưng thật không may, trời yên biển lặng và không có cơn bão nào nên hạm đội của đô đốc Ganteaume không rời được
Ngài Napoléon giương nắm đấm như
- Người Anh không biết cái gì đang treo lơ lửng trên đầu họ: nếu tôi làm chủ trên eo biển Manche 12 tiếng, nước Anh chỉ còn là quá khứ!
Lúc Napoléon kêu lên vui sướng như vậy, ông đang ở Boulogne, đứng trước đội quân 80 nghìn người từng thắng trận trên các lục địa và ánh mắt đang khao khát cuộc chinh phạt cuối cùng.
Napoléon có cảm giác rất tốt về giá trị của thời gian. Ông biết mình chỉ cần vài ngày sẽ chuẩn bị tiếp việc tuyên chiến với áo và thôn tính toàn bộ nước Đức. Nhưng ông đâu có hay Villeneuve không ở trước Brest trong khi tệ hơn thế, sau một cuộc chiến ban đêm giữa bóng tối và sương mù, ông ta còn vừa để mất hai tàu chiến Tây Ban Nha vào tay quân Anh và mặc dù đã nhận lệnh phá phong toả Brest, liên kết với Ganteaume rồi giương buồm ra phía cổng vào Manche, ông ta lại tiến vào cảng Ferrol để tiếp tế cho tàu một cách không cần thiết.
Napoléon nổi giận đùng đùng. Ông cảm thấy cơ hội đang tuột khỏi tầm tay. "Hãy xuất phát - ông viết cho Ganteaume đang bị kẹt trong cảng
"Hãy xuất phát đi - ông viết cho Villeneuve - Hãy xuất phát ngay và đừng để lỡ một phút nào, hãy xuất phát và cùng các chiến hạm khác của tôi vào eo biển Manche. Tất cả chúng tôi đã sẵn sàng, tất cả đã lên tàu để đổ bộ, chỉ trong vòng 24 giờ thôi mọi chuyện sẽ chấm đứt".
Qua những lá thư này người ta có thể cảm nhận Napoléon sốt ruột như thế nào. Khi ông sững sờ được biết Villeneuve vẫn im ắng ở cảng Cadix và điều này bắt buộc Ganteaume bị kẹt lại trong cảng
- Đó là người bị nỗi sợ làm cho mù quáng - ông nói.
Ngài bộ trưởng Hải Quân Decrès vốn là bạn của Villeneuve. Không thể giáng một đòn cho Villeneuve thế là ngài Napoléon giận cá chém thớt quay sang Decrès.
"Ông bạn Villeneuve của ông chắc quá hèn nhát nên không dám rời cảng Cadix - Napoléon viết gởi Decrès - Hãy cử đô đốc Rosily đi chỉ huy hạm đội nếu nó chưa xuất phát. Ngài ra lệnh cho đô đốc Villeneuve đến
Bộ trưởng Decrès không đủ sức thông báo cho Villeneuve cái bất hạnh sẽ tước đi của con người này mọi cách khôi phục ấy, ông ta chỉ báo cho bạn mình rằng Rosily đã khởi hành mà không nói rõ lý do. Ông ta cũng không khuyên Villeneuve ra khơi trước khi Rosily đến Cadix dù ông hy vọng sẽ là như vậy, và, trong cơn bối rối của người bạn mà ông biết lỗi của bạn cũng như cơn giận chính đáng của hoàng đế, thật sai lầm khi không tham gia và để mác mọi chuyện cho số phận.
Nhưng khi nhận được thư từ ngài Bộ trưởng, Villeneuve đã đoán ra tất cả những gì ông bạn không dám nói. Điều tổn thương ông ta nhất đó là tiếng xấu về sự hèn nhát mà ông không đáng phải chịu. Nhưng vào thời điểm ấy, hải quân Pháp trong tình trạng suy sút ghê gớm và ai cũng biết yếu thế của nó. Mặt khác, Nelson lại tiếng nổi như cồn đặc biệt là dũng khí kỳ cục, cho nên chiến hạm nào đối diện với Nelson cũng coi như đã thất bại.
Villeneuve quyết định tìm một lối thoát. Ông ta đưa quân lên bờ để cho họ nghỉ ngơi và chữa bệnh cho người ốm yếu. Đô đốc Gravina bỏ lại một nửa số tàu không thể ra khơi đổi lấy những chiếc tốt hơn trong xưởng tàu Cadix.
Toàn bộ tháng chín dành cho những công việc ấy. Chiến hạm củng cố nhiều về vật lực nhưng nhân lực vẫn y như cũ.
Từ tám tháng hoạt động, các thủy thủ đoàn cũng thu được ít nhiều kinh nghiệm. Một vài thuyền trưởng rất giỏi nhưng trong số các sĩ quan phần lớn đều chuyển từ ngành thương mại sang nên thiếu hiểu biết cũng như óc quân sự trên biển. Các thủy thủ đặc biệt thiếu hệ thống chiến thuật hải quân tương thích với cách đánh mới của người Anh: Thay vì hình thành hai chiến tuyến, như người ta vẫn làm trước kia, và tiến lên có phương pháp họ lại xếp hàng đối đầu với từng tàu chiến, Nelson đã bỏ thói quen tấn công ồ ạt, không cần biết gì khác ngoài vận tốc. Ông ta tấn công vào chiến hạm địch, tách nó làm hai, chia nhỏ mà không sợ bị rối loạn và có nguy cơ tự bắn vào mình, sau đó khai hoả cho đến khi địch thủ đầu hàng hoặc chìm nghỉm.
Khi đó, dù chưa chắc chắn nhưng cũng bắt đầu e rằng chuyến chuyển quân sang Anh thất bại, Napoléon viết cho ngài Talleyrand một lá thư chỉ cho ông này biết những kế hoạch mới của mình, kế hoạch còn mơ hồ trong lớp sương mù chưa có gì sáng tỏ.
"Thực tế là các chiến hạm của tôi đã mất hút trên Đại dương - ông viết - Nếu chúng trở lại Manche thì thời gian vẫn còn, tôi sẽ lên thuyền và đổ bộ sang Anh, sẽ cắt đứt phe liên minh ở
Cuối cùng, ngày 18 tháng Chín, Napoléon thông báo cho La Malmaison biểu hiện chống đối của hoàng đế Áo với nước Pháp.
Nước Pháp đáp trả Áo tương đương với những khiêu khích của Áo.
Với hành động khẩn trương, thứ chủ đạo làm nên con người ông, Napoléon chuyển phần quân đội
Chưa bao giờ ông có nguồn lực mạnh thế. Chưa bao giờ ông lại thấy phạm vi hành động rộng mở đến vậy. Đây là lần đầu tiên ông tự do như Alexandre và César. Những kẻ đồng hành ghen ghét đố kỵ một cách lỗi thời với ông như Moreau, Pichegru, Bernadotte vv… đều đã tự loại mình khỏi trường đấu bằng cách cư xử phạm pháp hay bất cẩn. Ông chỉ còn trong tay những sĩ quan phục tùng và tập hợp những phẩm chất ở cấp độ nào thích hợp nhất cho việc thực hiện mục đích của ông.
Sáu bốn năm mệt mỏi vì nằm yên, quân đội của ông chỉ khao khát chiến thắng, chỉ muốn được chiến đấu, qua mười năm chinh chiến và ba năm hạ trại, nó đã sẵn sàng cho những bước đi đầy khó khăn như đối với lần xông pha quan trọng nhất.
Chỉ có điều quân đội này được chuẩn bị vô cùng kỹ lưỡng, có thể nói chưa thời kỳ nào nước Pháp có được một đội quân như thế lại phải đột ngột chuyển về đánh ở lục địa đó là vấn đề.