Hiệp Sĩ Sainte Hermine

Chương 60

Việc neo đậu trở nên rất dễ dàng trên đảo Pháp. Phía cuối cảng sâu một dặm, người ta có thể cho tàu vào, dễ như bước trên một dòng nước nhỏ, bãi đậu Chien-Australia-Plomb bên bờ, đi được chục bước, người ta sẽ gặp quảng trường Gouvemement. Qua những cánh cửa cung điện, bỏ lại phía bên phải toà nhà Quản lý cùng những hàng cây tuyệt đẹp, duy nhất có trên đảo là ta đang tiến về phía phố Champs de Mars, con phố chính, trước khi đến nhà thờ, đối diện với nhà hát, người ta sẽ gặp khách sạn dành cho người nước ngoài.

 

Đoàn người đứng trước cửa khách sạn bao gồm thuyền trưởng Surcouf khoác tay tiểu thư Hélène de Sainte-Hermine, René đi tiếp sau khoác tay Jane và cuối cùng là Bléas và vài sĩ quan: Phân hạng nhất trong khách sạn được chọn cho hai cô gái, sau đó hai cô đến một tiệm may để cắt trang phục. Cảm giác mất mát trong hai cô luôn hiện hữu. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện tại sự hiện diện của anh chàng René đáng mến, câu chuyện rất bổ ích và lý thú của anh khiến vết thương lòng của các cô dù không khỏi được nhưng cũng bớt phần đau đớn.

 

Khi René hỏi họ định sẽ làm gì các cô gái trả lời họ sẽ không đi đâu trong tang phục. Chừng nào còn ở trên tàu, việc để tang đối với họ không hẳn là tối cần thiết nhưng trong một thành phố, họ thấy xấu hổ khi ra ngoài trong bộ quần áo không thể diễn tả được sự tiếc thương và đau buồn của họ. Tuy thế, các cô vẫn tuyên bố cuộc đi chơi đầu tiên của họ sẽ là Pamplemousses.

 

Có lẽ khi nghe đến cái tên Pamplemousses, người ta cũng đoán được đó là chuyến hành hương đến những túp lều của Paul và Virginie. Cuốn tiểu thuyết của Bemardin de Saint - Pierre, mối diễm tình thi vị giống như trong Daphnis và Chloé dịch sang tiếng Hy Lạp, dù vào thời đó nó đã được xuất bản từ mười lăm năm song vẫn còn in đậm trong tâm trí hai cô gái trẻ.

 

Đó là một tác phẩm để lại dấu ấn trong toàn xã hội. Người yêu mê cuồng, kẻ ghét thậm tệ. Đó là một trong những vấn đề tình cảm khiến người ta sẵn sàng tranh cãi cũng giống như một vấn đề về quyền lợi. Như ta biết, sau ấn tượng của tác phẩm Paul và Virginie để lại trong phòng tiếp của phu nhân Necker, Bemardin de Saint-Pierre đã nghi ngờ chính tài năng của mình đến độ ông không cho in cuốn sách của ông. Ngài Buffon thấy tẻ ngắt, ngài Necker ngáp dài còn ngài Thomas thì thiu thiu ngủ khi đọc nó.

 

Vậy là ông quyết định không cho in cuốn Paul và Virginie nữa. Hai đứa con tinh thần của mình bị bỏ rơi là điều rất đau khổ với ông nhưng vào một ngày ông đã quyết định đốt cuốn bản thảo viết tay mà sự hiện diện của nó chỉ gợi lên nỗi thất vọng cay đắng nhấn chìm ông một cách tàn bạo nhất.

Đang lưỡng lự khi đưa bản thảo bị kết án bởi những bộ óc siêu phàm thời kỳ ấy thì Joseph Vernet, một hoạ sĩ chuyên vẽ biển đến thăm ông, thấy ông có vẻ ủ ê mới hỏi căn nguyên nỗi buồn là gì.

Bemardin kể lại chuyện cho bạn nghe và trước lời nài nỉ của bạn, ông quyết định đọc một lần cuối cho bạn nghe.

Vernet chăm chú lắng nghe không biểu lộ sự đồng tình hay phản đối. Ông giữ sự im lặng đáng lo ngại ấy đến phút cuối. Về phần mình, càng đọc, Bemardin càng thấy trái tim xốn xang, giọng nói run lên. Sau lời cuối cùng, ông ngước mắt lên nhìn vị phán quan chờ đợi.

- Thế nào? Bemardin hỏi.

- Thế đấy bạn của tôi - Vernet ôm ông vào lòng - Đơn giản là bạn đã tạo nên một kiệt tác!

Vernet đã đánh giá tác phẩm không phải bằng các kỹ thuật viết lách, bằng tầm suy nghĩ mà cảm nhận bằng trái tim. Ông đã đoán đúng và đồng ý với phần kết thúc.

 

Từ đó có hai tiểu thuyết khác, với phong cách loè loẹt hơn, và bằng trường phái ồn ào hơn muốn lấn lướt thành công lớn lao của Paul và Virginie đó là một tài năng khác nhưng đó là thứ tài năng khác với tác phẩm của Bemardin, đó là RenéAtala.

 

RenéAtala cũng tạo được chỗ đứng nhưng chỗ đứng của Paul và Virginie thì không hề bị đánh đổ.

 

Thế đó! Chính mảnh đất diễn ra câu chuyện đơn giản ấy lại là nơi các tiểu thư Sainte-Hermine muốn đi thăm đầu tiên. Chị thợ may hứa đồ tang sẽ xong vào ngày mai nên ngày kia có lẽ hai chị em mới hoàn thành chuyến hành hương thiêng liêng ấy được.

 

Anh chàng René dùng mọi cách mời hai thiếu nữ tham gia vào một chuyến dã ngoại ở nông thôn, nó không khác gì những chuyến đi dạo thanh lãm nhất ở rừng Fontainebleau hay ở Marly.

 

René mua cho mình một con ngựa, thuê cho Bléas và Surcouf hai con đẹp nhất, sau đó, anh nhờ ông chủ khách sạn thuê hai mươi nô lệ da đen, tám người chèo thuyền, mười hai người mang thực phẩm họ phải ăn tối bên bờ sông Latanlers và ngay từ hôm trước, René đã cho chuẩn bị bàn, đồ vải và ghế.

Một chiếc thuyền đánh cá rất đẹp dùng để chuyên chở tất cả vật dụng sẽ chở những ai thích đi câu hơn đi săn. Về phần René, vì anh chưa biết mình sẽ tham gia hoạt động nào nên chỉ mang một cây súng vắt chéo qua vai và chờ xem hai thiếu nữ làm gì mình sẽ làm theo.

 

Ngày đi dạo đã đến, hôm ấy trời đẹp như mọi ngày, sáu giờ sáng để không bị nắng, mọi người đã tập trung tại phòng dưới của khách sạn Khách sạn cho người nước ngoài.

Kiệu và phu khuân vác đã chờ sẵn họ dưới phố, cạnh đó còn có ba con ngựa, bốn người da đen đội những chiến giỏ lớn đựng đầy thực phẩm, tám người khác sẵn sàng thay phiên họ. René để cho ngài Surcouf và Bléas chọn ngựa. Vốn là những ky sĩ tầm thường giống như phần lớn các thủy thủ, họ chỉ chú ý chọn con nào thuần mà thôi. Bléas vốn cũng khá về đua ngựa muốn trả thù René về vẻ vượt trội của anh trên mọi phương diện nhưng con ngựa của René, một khi đã để ông chủ trèo lên yên, nó đâu dễ để ai qua mặt.

 

Những chuyến đi dạo như vậy, vốn thường thấy trên đảo Pháp, nhưng lần này nó có vẻ rất đặc biệt vì thời đó, đường rất khó đi nên phụ nữ luôn ngồi trên kiệu và đàn ông đi ngựa. Về những người da đen, họ hầu như ở trần, với những ngày đại lễ, họ mặc một thứ dạng áo dài xanh lơ giống như chiếc quần tắm trùm xuống tận đầu gối. Tám người khiêng kiệu bằng những đòn vai, tay cầm một chiếc gậy lớn để giữ thăng bằng. Bốn người vừa mang thực phẩm bước theo sau vừa ngâm nga nhịp một bài hát của người da trắng có giai điệu buồn buồn hơn là vui.

 

Hai bên đường, khung cảnh rất đẹp. Bên phải là dãy núi Polt chạy theo hướng đông bắc và giảm dần độ cao, ban đầu là đỉnh Pouce mà không ai dám leo lên, rồi đến đỉnh Pretres với quang cảnh đẹp như một cao nguyên gồ ghề treo lơ lửng trong không trung Vẻ xanh ngút ngàn nhìn mát mắt lắm. Suốt dọc đường đi, người ta gặp những người da màu. Qua sông Lataniers là đến miền đất đỏ. Đâu đâu cũng có những bụi tre rậm rịt, những dải rừng đen kịt và những cây lý thơm.

 

Mộ của Paul và Virginie do một tu sĩ già trông coi, ông đã biến nó thành một thiên đường của hoa và cây xanh.

Chỗ nào trên đường cũng có những đàn vẹt màu sác sặc sỡ, những con khỉ đu từ cành này sang cành khác, những con thỏ rừng nhiều vô kể trên đảo mà muốn bắt người ta chỉ cần lấy một cây gậy kều xuống là được, những con chim ngói bay lượn và những mảnh sò bé tí xíu.

Cuối cùng, mọi người cũng đến được mảnh đất có bàn tay người cấy trồng ngày xưa, nơi còn có hai túp lều nhỏ tí lụp xụp.

Giữa cánh đồng lúa mì, ngô, khoai lang mà người ta trồng trước đây giờ chỉ thấy một thảm hoa rộng lớn, thỉnh thoảng có những gò nhỏ nhô lên đội những mảng hoa màu sắc rực rỡ giống như những hương án và những điện thờ.

 

Chỉ một lối mở lên hướng bắc cho thấy bên trái là đỉnh núi Découverte, từ đó người ta báo hiệu cho các tàu cập vào đảo. Nhà thờ Pamplemousse có gác chuông thấp thoáng giữa những răng tre mọc so le một cách tuyệt đẹp ở giữa một cánh đồng lớn. Xa xa là một cánh rừng trải rộng đến đầu kia của đảo. Trước mặt trên bờ biển, người ta cũng nhận ra vịnh Hầm Mộ, chếch một chút về bên phải là mũi Bất Hạnh. Từ chỗ đó ra giữa biển thỉnh thoảng có một vài đảo nhỏ không có người sống. Mũi Ngắm nhô lên như một thành trì nằm giữa quần đảo nhỏ. Nơi đầu tiên khiến mọi người vội vã đi thăm là tảng đá nằm trên mộ Paul và Virginie. Mỗi người thầm cầu nguyện một điều trước bức điêu khắc ấy, riêng hai cô gái cứ lưu luyến mãi không quyết định rời đi được. Những người đàn ông ít sùng bái những ký ức thi vị hơn lại chú ý đến lượm những con mồi trên đảo và chuẩn bị đi săn. Một vài người khuân vác làm nhiệm vụ dẫn đường cho họ và cũng thoả thuận sau một giờ tất cả sẽ tập trung về gần sông Lataniers để ăn trưa.

Riêng René ở lại để chăm sóc hai thiếu nữ. Jane đã mang cuốn sách của Bemardin de Saint -Pierre và trên chính nấm mộ nhân vật René đã đọc ba bốn chương trong quyển sách đó.

 

Mặt trời bắt đầu toả sức nóng buộc hai thiếu nữ và kỵ sĩ của họ rời vịnh, không có bóng cây nào giúp họ thấy mát cả.

Do quá bận tâm về mục đích của chuyến đi nên khi đến các du khách của chúng ta ít chú ý đến việc ngắm nhìn cảnh trí. Một người từng chu du đó đây ở Arménie, đột nhiên nhận ra thiên đường đánh mất cũng không ngạc nhiên một cách ngọt ngào như việc lần đầu lang thang trong chốn tuyệt diệu của Pamplemousse. Tất cả đều gợi lên niềm hứng khởi cho ba con người trẻ tuổi. Lần đầu tiên họ được thấy những cánh đồng mía với những thân cây nhiều đốt cao đến chức mười bộ, những chiếc lá dài hẹp khua trong gió.

 

Gần những cánh đồng mía là những cánh đồng cà phê mà hạt của chúng, theo phu nhân Sévigné, như những tác phẩm của Racine, thứ đã từng làm nên từ một trăm bảy mươi hai năm cái vị thèm muốn cho châu Âu, như từ hai trăm năm trước Racine làm nên cái vị trí tuệ cho tất cả các tài tử thi ca vậy. Điều khiến ba người ngưỡng mộ nhất có lẽ là món quà thiên nhiên ban tặng treo lơ lửng trên các cây ăn quả. Quả thật, họ chỉ cần với tay là hái được những trái hạnh, lê và roi. Từ xa, họ đã thấy một toán người bên bờ sông Lataniers, đó là những người đang bày đồ ăn. Chưa bao giờ đồ uống lại ngon như ba ly nước múc từ dòng sông Lataniers.

 

Các thợ săn vẫn chưa trở lại, nhưng mười phút sau, mấy tiếng súng vang lên gần đó báo hiệu họ đang trở về. Dù vẫn chưa đến mười giờ sáng nhưng trong không khí mát mẻ và trong lành ấy, các du khách của chúng ta đã ai nấy đều đói.

Bàn ăn được bày ra vô cùng hấp dẫn. Các thủy thủ trên tàu đã lặn xuống biển và bắt được rất nhiều loại có mai trong đó có loại sò huyết bày biện rất bắt mắt. Những cành cây trìu quả cũng được xếp bên cạnh bàn ăn.

 

Ông chủ khách sạn dành cho người nước ngoài chịu trách nhiệm chuẩn bị bữa ăn tối đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thiêng liêng của mình. Ông ta cho mang đến một nửa con cừu, một phần tư con nai con… những con tôm hùm tươi rói.

Nhưng chai rượu vang hảo hạng nhất trên đảo tươi mát như lấy từ hố sâu nhất trong dòng sông Lataniers vậy.

Những tay thợ săn trở về mang theo một con hơn non, đôi ba con thỏ rừng và gà lôi cùng những con chim cực ngon. Đám đầu bếp để dành chỗ thực phẩm tươi đó cho bữa tối vì tất cả du khách thấy ở đây thoải mái quá nên đã đồng thanh bảo nhau 'Chúng ta hãy ở lại đây cả ngày thôi! "

 

Lời đề nghị ấy không vấp phải sự phản đối nào, họ đã quyết định nghỉ ngơi dưới bóng mát của cây cối và bên dòng sông đến hai giờ sau đó sẽ lên ngựa đi thăm bờ biển nơi Saint-Geran đã từng lẩn trốn. Như vậy, chuyến hành hương của họ đã trọn vẹn. Họ đã thăm một nơi ra đời, một nơi lẩn trốn và một nơi yên nghỉ. Chưa bao giờ René và những người bạn đồng hành lại được nếm các loại trái cây vừa nhiều vừa đa dạng mà ở châu Âu chưa từng có như vậy. Sự tò mò cộng với sự ngon miệng đã níu họ ở lại bên bàn ăn đến tận hai giờ chiều.

 

Vì họ để những người da đen cùng ăn thoả thê nên những người này hy vọng trong sự rộng rãi ấy sẽ được thưởng hậu vào buổi tối nên ai nấy đều có mặt đúng giờ để tiếp tục công việc của mình.

 

Tất cả lên đường để lại đằng sau mô đất và những cây đu đủ. Khi đi qua khu rừng rậm nhỏ, ở một số chỗ, những người da đen phải lấy rìu để dọn một lối đi.

Những người đội hàng bước đi rất chuyển theo nhịp, trên con đường xấu như vậy mà kiệu hai cô gái không hề lắc lư. Gần ba giờ chiều, họ đến vùng đối diện với đảo Long Diên Hương, hay đúng hơn là đối diện với lối mà Saint-Geran vào ẩn nấu trên đảo.

 

Mặc dù không có gì chứng tỏ có vụ thảm hoạ như Bemardin de Saint-Pierre dùng để cởi nút cao trào tác phẩm nhưng sự xúc động vẫn trào lên trong các du khách y như lúc họ ở gần ngôi mộ.

Ai cũng đang nhìn chăm chú, tim đập rộn ràng như muốn hỏi các sĩ quan hải quân bằng cách nào đã thực hiện được nhiệm vụ thì đột nhiên con tàu biến mất ở vị trí đó thì người ta nghe tiếng động lớn mặt biển bỗng rung động rất kỳ lạ.

Chỉ một lát sau, mọi chuyện đã được giải thích. Có hai con vật khổng lồ đang đánh nhau giữa muôn trùng sóng. Đó là một con cá voi vừa chiến đấu với kẻ thù chết người của nó là con cá kiếm. Có thể nói hai đấu sĩ khổng lồ này đã đợi đúng thời điểm đoàn người đến để xung trận.

 

Cuộc đấu kéo dài, ngoan cường và ác liệt từ cả hai phía. Con thủy quất to lớn như lao bổng người lên tạo thành một khối giống như một quả chuông đâm xuống. Nó phụt từ hai lỗ mũi hai cột nước rất cao nhưng dần dần nó phun nước yếu hơn và vắt lên với một quầng máu loang. Hai cột nước biến thành màu hồng chứng tỏ chiến thắng sắp đến với con nhỏ hơn. Với lợi thế gọn nhẹ, con cá kiếm liên tiếp tấn công xung quanh con cá voi, chọc cái lưỡi kiếm vào hai bên sườn và không để đối thủ nghỉ ngơi tí nào. Cuối cùng, bằng một nỗ lực dốc toàn sức, con cá voi lao lên và thả mình rơi mạnh vào địch thủ, có lẽ nó làm con cá kiếm chết bẹp vì không thấy con này đâu nữa. Về phần con cá voi, sau vài cơn co giật nó dần cứng đờ và thở hắt ra kèm theo một tiếng kêu giống như tiếng kêu của người.