Nam Cầm nghe xong chuyện hai đứa nhỏ, cả kinh pha lẫn mừng, kinh là Tây
Độc quá to gan mới bắt con mình đi không đầy quá hai tháng, thế mà dám
ngang nhiên về Thất Tinh ô, mừng là con mình thoát khỏi nanh vuốt Tây
Độc, vì nếu con mình vẫn ở bên cạnh Âu Dương Phong, lẽ dĩ nhiên Lão Độc
Vật đời nào quay về đây làm gì để hỏi hai đứa trẻ trong thôn như thế!
Nhưng lại một nỗi lo âu xen vào tâm tư nàng Nam Cầm, tại sao thế? Bởi vì nếu Dương Quá vẫn nằm trong tay Âu Dương Phong kỳ này mình đã liên kết
được với “Nam Đế” “Đông Tà” “Thất tử” miễn sao tìm được Tây Độc thì gặp
ngay được con, còn nếu Dương Quá đã thoát khỏi tay Tây Độc, thế nào cũng trốn đi một nơi xa lạ, với một đứa trẻ bảy tuổi đời, lưu lạc lang thang trong thiên hạ, thử nghĩ ai mà không lo âu cho được, nhất là tâm tình
của một người mẹ ruột.
Nam Cầm đứng ngơ ngác đến đỗi như pho tượng Bồ Tát. Hai đứa nhỏ thấy Tần đại cô ngẩn ngơ như ma vậy đều kinh hoảng, bốn chân nhỏ của chúng từ từ rón rén lùi ra, Nam Cầm bỗng gọi lại :
- Hãy khoan!
Hai đứa trẻ giật người đứng ngay, Nam Cầm lên tiếng :
- Nếu sau này hai cháu còn gặp quái nhân cho vàng ấy, hãy lại báo tin
cho hay nhé, thế nào cô cũng có quà cho hai cháu! Nghe chưa?
Hai đứa nhỏ gật đầu nhận lời, Nam Cầm lại nói :
- Thôi hai cháu ra về đi!
Sau khi hai đứa ra về, Nam Cầm rầu rĩ vì nhớ con chẳng buồn cơm nước,
con tuy thoát khỏi tay người ác, nay lại không biết số phận nó ra sao,
mình mời được đông người như thế cũng vô ích quá. Còn điều đáng ngại nữa là Âu Dương Phong vốn kẻ hung ác, nếu y tìm không ra con mình, thế nào
cũng kiếm chuyện lôi thôi với mình, mà mình đâu phải địch thủ với người, nếu chẳng may lọt vào tay địch thủ, thật là thảm thương hơn bị chết.
Nam Cầm càng nghĩ càng buồn, suốt đêm đó nàng mộng toàn những cơn kinh
dị hãi hùng!
Sáng hôm sau thúc dậy, mặt mày Nam Cầm tiều tụy hẳn không khác nào vừa
mới bị cơn bệnh nặng, nhưng được cái là tâm thần nàng rất tỉnh táo!
Nam Cầm ngẫm nghĩ: Nay Âu Dương Phong ẩn nấp canh chừng Thất Tinh ô đây, nơi ở của mình đương nhiên không tránh khỏi mắt y, tục ngữ có câu: “Thị phúc bất thị họa, thị họa đóa bất qua” (đã may thì không có rủi, mà đã
rủi thì đố tránh khỏi) chớ để y tìm đến nhà, thà là mình ra khỏi thôn
xem may gặp Âu Dương Phong chăng? Nhưng như vậy hơi nguy hiểm, khác nào
đưa dê vào miệng cọp! Nhưng Nam Cầm cũng có lối suy xét riêng của mình,
nàng nghĩ Âu Dương Phong là một bật tôn sư trong võ học, lòng dạ dẫu tàn ác tới đâu, vẫn phải giữ một tư thế của một vị tôn sư võ lâm, quyết
không đến nỗi đi gây khó khăn vô duyên cớ với một kẻ hậu sinh vãn bối,
vì trước kia Hoàng Dung cũng đã lọt vào tay Âu Dương Phong, nhưng rốt
cuộc chỉ bị kinh hãi mà không gặp nguy hiểm đó sao?
Nghĩ vậy, dù biết nguy hiểm, nhưng cũng muốn tìm gặp Âu Dương Phong để biết rõ tin về con mình, không tình gì bằng tình mẫu tử!
Nam Cầm sau khi quyết định ý nghĩ, vội ăn uống qua loa cơm nước, đóng kỹ cửa ngõ ra đi, trong lòng nàng đã dự tính sẵn kế hoạch, không mang theo binh đao ám khí, đi ngay vào khu rừng táo mà trước kia Dương Quá bị
bắt, ngơ ngác nhìn quanh quất một hồi, nàng thấy cảnh rừng vắng tanh,
đừng nói là không thấy hình dạng Tây Độc đâu hết, mà cả đến him chóc
cũng vắng lạnh.
Nam Cầm vẫn không thất vọng, nàng ngồi nghỉ dưới một gốc cây táo chờ
đợi, nào hay suốt đêm qua nàng không ngủ được thẳng giấc, nay ngồi dưới
gốc cây, dưới ánh nắng chói mắt cảnh im lặng, gió hiu hiu “thần ngủ” từ
từ che mắt nàng, nàng dựa đầu vào thân cây ngủ thiếp đi lúc nào không
hay!
Nam Cầm cũng chẳng biết mình thiếp đi trong lành mộng bao lâu, bỗng nàng cảm thấy mặt minh mát rượi phảng phất như có một vật gì mềm mại lướt
qua mặt mình, nàng giật mình nhảy ngay dậy.
Một giọng nói như chảo bể cười rằng :
- Kìa nữ đàn việt (Phạn ngữ có nghĩa là bố thí) quả là một giấc ngủ ngon thật!
Nam Cầm tưởng đâu Tây Độc Âu Dương Phong đã đến vội định thần nhìn kỹ,
nhưng nào phải! Người đứng trước mặt mình là một đạo sĩ ước độ tứ tuần,
mặt ốm mày dài, cười nhe hàm răng vàng bợn, trên trán lại mọc “nhục lựu” (bướu thịt) tròn đỏ như màu lửa, càng thêm vẻ hung dữ kinh tởm cho bộ
mặt xấu xí của đạo sĩ.
Đạo nhân thấy Nam Cầm kinh hoảng người, híp mắt cười nham nhở, tay nhẹ khua phất trần lên tiếng nói :
- Ối chao! Xin lỗi! xin lỗi! Bần đạo vô tình đã phá giấc ngủ ngon của
nương tử! Tội quá, tội quá!... Xem nương tử tuổi trẻ măng như vậy, lại
mặt áo chế như vậy, nhất định là người mạt vong nhân (có tang người
chết), nay gặp bần đạo nơi đây, rõ khéo là: “Tam sinh thạch thượng hữu
tiền duyên” đấy! Hà! Hà! Hà!...
Nam Cầm cả thẹn lẫn tước, mặt đỏ cuống lên, đang cố ý chờ Tây Độc Âu
Dương Phong, ai dè lại gặp phải con người quái gở này, xem ra tên đạo sĩ này không có hảo ý gì với mình, nàng sực nhớ đến chuyện bảy năm về
trước, Bành trưởng lão của Cái bang làm nhục mình, bất giác sa sầm mặt
quát ngay :
- Hừ uổng cho ngươi là đạo nhân xuất gia tu hành, giữa ban ngày ban mặt
thế này dám ngang nhiên trêu ghẹo lương gia phụ nữ như thế, biết điều
thì cút ngay đi. Nếu không ta tri hô lên gậy cuốc của dân làng sẽ không
dung tha kẻ đạo sĩ lang bang như ngươi đâu.
Đạo nhân vốn là một đạo sĩ trên Hoành Sơn, đạo hiệu gọi là Hà Đạo Hưng,
xưa kia là một tên “Thái hoa dâm tặc” từ ngày xuất gia tu đạo bản tính
vẫn không thay đổi, nhưng y không dám công khai lộ liễu hái hoa mà chỉ
dùng tiền đi tìm hoa tầm liễu trong các phiêu xá. Phái Hoành Sơn cũng là một tông phái võ thuật của miền Nam, nhưng năm nọ, Bang chủ của Thiết
Chưởng bang Cừu Thiên Nhận đã dùng Thiết chưởng đánh phá tưng bừng phái
Hoành Sơn khiến cho mười hai mạng hảo thủ của phái này bị loại khỏi vòng chiến, từ đó phái Hoành Sơn không ngóc đầu dậy nổi đoạt lại dành dự
trên giang hồ, mãi đền kỳ luận kiếm lần thứ hai tại Hoa Sơn, tung tích
Cừu Thiên Nhận vắng dạng, những nhân vật phái Hoành Sơn mới bắt đầu khói tro nổi lửa lại cho phái mình, và có ý gây động trong làng võ lâm.
Hà Đạo Hưng cũng là một trong số nhân vật có hạng trên Hoành Sơn, bởi
trên đầu có ba cục bướu kỳ dị nên tự xưng hiệu là “Tam Lựu chân nhân”.
Nay vô tình tạt ngang thôn Thất Tinh ô, thấy Nam Cầm ngủ thiếp nơi gốc
cây táo với vẻ quá bắt mắt, phần thấy Nam Cầm ăn mặc thường phàm áo váy
vải thô, ngỡ đâu là thôn nữ thường xoàng trong vùng, dễ bề bắt nạt, lòng dục nổi cơn, nên bước lại chọc ghẹo, dùng phất trần khua ngang mặt nàng đánh thức giấc, cũng vì cho rằng nàng là con gái quê mùa không biết võ
nghệ, nên mới không ra tay điểm huyệt, nếu không, Nam Cầm làm sao tránh
khỏi cảnh vùi hoa dập liễu.
Tuy bị Nam Cầm mắng như tạt nước vào mặt, nhưng Hà Đạo Hưng đâu có để tâm, vẫn mặt dày mày dạn cười ha hả nói :
- Ấy, sao nương tử nói vậy, rõ ràng nương tử đang ngồi đây đợi tình
nhân, nếu không một kẻ phụ nữ đoan trang ai mà lại chạy ra rừng vắng vẻ
hữu tình như thế này? Họa chăng là kẻ điên! Thôi đi rõ khéo vớ vẩn với
kẻ đạo gia, ta sẵn vàng bạc, chỉ miễn sao nương tử ưng chịu, đạo gia
tuyệt không ngược đãi ngươi đâu.
Nói xong lão thò tay vào mình móc ra một nén vàng có đến năm lượng, bước tới hai bước bỏ ngay vào tay Nam Cầm.
Nam Cầm vừa cuống vừa tức, vung ngay ống tay áo hất rớt ngay nén vàng
xuống đất, quay người bỏ đi, Hạ Đạo Hưng nào chịu buông miếng mồi như
thế. Chỉ thấy đạo sĩ khua ngay cây phất trần “vụt, vụt” hai tiếng đuôi
phất trần đã cuốn ngay cánh tay Nam Cầm kéo thốc lại phía mình, Nam Cầm
đúng thế không vững suýt tung mình vào lòng Hà Đạo Hưng.
Nam Cầm cáu tiết, vì từ ngày nàng ẩn cư đến nay đối với mọi người quanh
vùng, nàng tỏ ra mình không biết võ nghệ để tránh những rắc rối vào mình nào hay giờ đây đạo sĩ lại ngang nhiên dùng sức mạnh như vậy, nàng hết
nhịn được nữa, bửa tay quất ngược một tát vào mặt đạo sĩ.
Đây cũng là một ngọn tuyệt chiêu trong “Kháng Long Hữu Hối” mà chính xưa kia Quách Tỉnh trước khi chia tay ở thanh Long Than đã truyền thụ cho
nàng. Hà Đạo Hưng không ngờ rằng vị thôn nữ này cũng biết võ công, chỉ
kịp nghe “bách” một tiếng má rát như phỏng lửa, hàm ê nhói khó chịu.
Hà Đạo Hưng vì bất ngờ nên mới bị cái tát tóe lửa liền nổi ngay tính hung bạo quát lớn :
- Con tiện tỳ! Muốn chết rồi đây!
Ngọn phất trần phất ra với thế “Tấn Lội Quán Đỉnh” (sấm nhanh áp đỉnh)
bửa thẳng ngay lên đầu Nam Cầm, chứ tưởng cây phất trần nhẹ nhàng mà xem thường với nội lực tình thông của Hà Đạo Hưng, nếu quất trúng cũng bể
đầu nát óc ngay.
Nam Cầm cũng tay trong nghề, làm gì không biết, lập tức dùng ngay thế
đánh “Ngọc Nữ Đầu Thoa” (người đẹp đưa thoi) nhoáng vèo ngay ra tránh.
Bị hụt đò, Hà Đạo Hưng càng nổi khùng, quát tháo :
- Tiện tỳ, còn muốn trốn sao!
Dứt tiếng tung mình lên, đạo sĩ giở ngay ngon giữ nhà của phái Hoành Sơn là “Lưu Vân Phất tam thập lục bộ” (ba mươi sáu đường phất như mây bay), lúc này chỉ thấy Tam Lựu chân nhân toàn thân nhẹ như làn mây nhảy nhởn
nhơ khắp bốn hướng khiến Nam Cầm hoa mắt cuống cả chân tay.
Nếu sẵn binh đao cạnh người, cộng thêm với bản lĩnh của nàng, còn có thể chống đối vài chục hiệp với địch, hôm nay nàng cốt ý đi gặp Tây Độc,
trong lòng e ngại nên không đem theo binh khí, nay đều trông cậy vào
chiêu “Kháng Long Hữu Hối” mà chưa luyện đến tuyệt đỉnh của nó để đối
chọi với Tam Lựu chân nhân, bởi làm sao mà nổi? Chưa đầy tám đòn, bỗng
Hà Đạo Hưng quát lên “trúng này” ngọn phất trần đã quất trúng sau lưng
Nam Cầm, nàng cảm thấy nửa thân bị tê buột miệng kêu lên :
- Nguy mất.
Vừa định tung mình nhảy ra vòng chiến, nhưng cây phất trần của Hà Đạo
Hưng đã dùng ngay thế “Kim Long Nhiễu Trụ” đuôi phất trần đã cuốn ngay
nhằm bụng chân bên mặt của Nam Cầm, vừa kéo vừa giật một cái “bịch” một
tiếng, Nam Cầm ngã lăn ra mặt đất.
Thân vừa chạm mặt đất, Nam Cầm chục dùng ngay thế “Kim Lý Phiên Ba” (cá
vàng tung ngược sóng) hai tay chống đất để nhảy đứng lên, thình lình đạo nhân quay ngược cán phất trần lại, nhắm đúng ngay Bạch (...) huyệt điểm tới, Nam Cầm chỉ kêu lên tiếng “ái” toàn thân đã bị tê nằm luôn mặt
đất, khôn sao nhúc nhích được.
Tam Lựu chân nhân cười ha hả rằng :
- Rõ dại dột chưa, rượu mời không uống, uống rượu phạt, vậy nén vàng vừa rồi ta không thể nào cho nữa.
Dứt lời cúi nhặt nén vàng dưới đất cất ngay vào người, vừa sửa soạn khom người xuống để ôm Nam Cầm đi một nơi vắng khác!
Nào hay tay đạo nhân vừa chạm vào sau lưng Nam Cầm, thính lình phía sau lưng có tiếng quát giọng rền như chuông rằng :
- Quân đạo sĩ khốn kiếp ở đâu vậy. Giữa thanh thiên bạch nhật thế này mà dám giở trò vô lễ với phụ nữ, hỏi còn ra thể thống phép tắc gì nữa. Mau đứng im ngay lại cho ta bảo.
Hà đạo nhân thất kinh, quay nhìn, bên ngoài lùm cây, cũng chẳng rõ từ
lúc nào, đã đúng uy nghi ba người hành khất, râu mày của ba người hành
khất trắng đen lẫn lộn, tướng dạng oai phong, một người mặt đồ sạch, thì ra chính là ba vị trưởng lão Lỗ, Giản, Lương của Cái bang.
Oai dành của Cái bang vàng trấn khắp xa gần, những hành tung của ba
trưởng lão trong giang hồ, dù hai làng Bạch đạo hay Hắc đạo trong võ
lâm, không một ai mà không nhận được ra họ. Hà Đạo Hưng than khổ ngầm
trong bụng: “Rõ khổ thân chưa, bấy lâu nay bị cấm giới, nay vừa phá giới một bửa cho hả hê, ai ngờ lại gặp ba lão ăn mày quỷ vật này”!
Hà Đạo Hưng biết gặp ngày xui, vì trong tam trưởng lão Cái bang đây, bất luận một người nào mình cũng khó thắng nổi, huống hồ bây giờ lại gặp cả ba mạng hung thần cùng một lúc như vầy! Nhưng giờ đây đã thanh thế cưỡi lưng cọp, đành lì mặt rắn đầu vội nói bướng :
- Chớ ăn nói nhảm nhí! Vị nữ thí chủ bị trúng gió nơi rừng vắng thế này, bần đạo đi ngang thấy vậy động lòng từ bi ra tay cứu tỉnh. Nào ai vô lể hà hiếp nữ lưu đâu, xin mấy lão ăn mày chớ có lôi thôi nhiều chuyện.
Trong tam lão Cái bang, Lỗ Hữu Cước là người tánh nóng như lửa, nổi giận quát :
- Đạo tặc thối mồm kia, láo vừa vừa chứ, rõ ràng ngươi điểm huyệt người
ta, thế mà dám mở miệng nói người ta trúng gió. Nếu khôn hồn cúi người
xuống bò như con chó cút mau, may ra ta còn tha mạng cho sống. Nếu
không! Hờ! Hờ!...
Hà Đạo Hưng đâu chịu nổi cơn sỉ vả ấy, không nói không rằng, vung ngay
cây phất trần, nhắm thẳng ngay mặt Lỗ Hữu Cước phất mạnh sang.