Hào Môn Kinh Mộng III: Đừng Để Lỡ Nhau

Quyển 9 - Chương 415: Người khách không biết thân thế trong giấc mơ

Ý nghĩa của những tin đồn chính là, khi con người đối mặt với những áp lực to lớn đến từ xã hội người ta có thể thả lỏng bản thân, thêm lá thêm cành cho những giây phút nghỉ ngơi, những thời gian rảnh rỗi. Tin đồn không những có giá trị xã hội mà còn có tính tham khảo. Sự phát sinh của nó có thể được thêu dệt một cách ác ý và hư cấu một cách khoa trương. Tốc độ truyền đi của nó rất nhanh là vì nó chịu ảnh hưởng của tâm lý nhạt nhẽo và không sợ thiên hạ náo loạn của đại bộ phận mọi người. Thế nên, tin đồn đến cũng nhanh mà đi cũng nhanh. Và cũng vì thế, nó chỉ có thể làm thông tin chứ không thể trở thành tin tức mang tính thời sự.


Giống như chuyện Diệp Ngọc là người đồng tính, chỉ có thể là một thông tin, một tin đồn. Chỉ vì cô ta mang thân phận cô cả nhà họ Diệp, nên mới có thể khiến cho tin đồn ấy nóng hổi, không có dấu hiệu hạ nhiệt. Dĩ nhiên, rồi cũng sẽ ngày tin đồn nguội đi, nhưng sự dày vò trong khoảng thời gian này và tất cả những ảnh hưởng tiêu cực cũng khiến cho người trong cuộc sống một ngày mà tựa cả năm trời.


Hay cũng như việc địa vị của Niên Bách Ngạn trong Tinh Thạch mỗi ngày một cao. Đây… chắc chắn là một tin tức thời sự.


Có nhà báo đã lập tức viết bài về việc hội đồng quản trị tập đoàn Tinh Thạch một lần nữa phải đối mặt với biến động, chỉ ra rằng, sau khi nguyên chủ tịch của Tinh Thạch, Diệp Hạc Phong, qua đời đã có sự điều chỉnh cổ phần lần hai và trải qua cơ cấu lại. Tổng giám đốc tập đoàn Tinh Thạch Niên Bách Ngạn đã nắm giữ số cổ phần ngang bằng với con trai trưởng của nhà họ Diệp, Diệp Uyên, cũng tức là chủ tịch hiện thời.


Có người bên ngoài suy đoán về ý nghĩa của lần điều chỉnh cổ phiếu này, còn có người biết sự tình cuối cùng cũng tiết lộ chuyện Tinh Thạch trước đây là cơ nghiệp của hai gia đình, sau đó được hợp nhất và tổ chức lại. Niên Bách Ngạn đại diện cho dòng máu của nhà họ Niên liệu có thể áp đảo được Diệp Thị trong quyền quyết sách nội bộ hay không cũng trở thành đề tài nóng bỏng.


Tin tức này vừa được tung ra, ngay lập tức đã nhấn chìm scandal đồng tính của Diệp Ngọc. Có những chuyện trong mắt người ta chính là một cái hố, một cái hố không tài nào vượt qua nổi. Giống như Diệp Ngọc khi đối diện với chuyện của mình. Nhưng cũng có những chuyện đối với một số người chẳng qua chỉ như giơ tay phủi bụi mà thôi. Giống như việc Niên Bách Ngạn hứa với Diệp Ngọc sẽ giúp cô ta giải quyết chuyện tin đồn.


Thực tế là, chẳng cần Niên Bách Ngạn nhúng tay vào, ngay từ giây phút Diệp Ngọc chuyển nhượng cổ phần, thì cũng có nghĩa tin đồn đó đã chấm dứt. Đối với Niên Bách Ngạn mà nói, đây là một thành công tự nhiên.
Dư luận như dòng nước lũ. So với việc bao vây ngăn chặn, chi bằng hãy dẫn dắt.


Từ cổ chí kim, đây là một đạo lý giản đơn đã được lưu lại từ thời vua Vũ trị thủy*, chỉ có điều người hiện đại đã biến mọi chuyện trở nên phức tạp.


*Hạ Vũ (2205 TCN – 2198 TCN hoặc 2200 TCN – 2100 TCN) là một vị vua huyền thoại ở Trung Quốc cổ đại nổi tiếng với về việc chống lũ, xác lập chế độ cha truyền con nối ở Trung Quốc bằng cách thành lập nhà Hạ và nhân cách đạo đức ngay thẳng của mình. Theo truyền thuyết, vua Vũ là vị vua đầu tiên của nhà Hạ trong lịch sử Trung Quốc, được coi là người sáng lập ra triều đại này. Ông được nhớ tới nhiều nhất với tư cách là người đã có công phát triển kỹ thuật trị thủy chinh phục các sông ngòi Trung Quốc. Trong suốt triều đại của Nghiêu, vùng trung tâm Trung Quốc thường xuyên bị ảnh hưởng bởi lũ lụt đã ngăn cản phát triển kinh tế và xã hội. Cha Vũ là Cổn được giao nhiệm vụ xây dựng hệ thống kiểm soát lũ lụt. Ông đã trải qua chín năm xây dựng một loạt các tuyến đê và đập nước dọc theo bờ sông, nhưng không đạt hiệu quả nên bị người kế tục vua Nghiêu là Thuấn xử tử. Khi trưởng thành, Vũ tiếp tục công việc của cha và đã thực hiện một nghiên cứu cẩn thận các hệ thống sông trong một nỗ lực để tìm hiểu lý do tại sao những nỗ lực tuyệt vời của cha ông đã không thành công.Vũ đã thành công trong việc phát minh ra một hệ thống kiểm soát lũ lụt rất quan trọng trong việc xây dựng sự thịnh vượng của khu trung tâm Trung Quốc. Thay vì trực tiếp đắp đập ngăn dòng chảy của sông, ông đã thực hiện một hệ thống kênh mương thủy lợi thuyên giảm nước lũ vào các cánh đồng, cũng như chi tiêu lớn trong nỗ lực nạo vét lòng sông. Vũ được cho là đã ăn và ngủ chung với các nhân viên và dành hầu hết thời gian cá nhân của mình để hỗ trợ công tác nạo vét dải phù sa của con sông trong 13 năm cho đến khi dự án hoàn thành. Việc nạo vét thủy lợi đã thành công và cho phép văn hóa Trung Hoa cổ đại phát triển dọc theo sông Hoàng Hà, sông