Karaokê không thể nghĩ rằng ở cái thứ máy có chữ ghi rành rành những ca từ đi song song với tiếng nhạc về một bài hát nào đấy đến xứ Việt nam vào những năm chớm giữa thập kỉ 90 của thế kỉ 20 lại có một tác dụng phụ không ai có thể lường trước được. Đó là thứ phụ gia không thể thiếu của những cửa hàng tên đề kinh doanh Ka rao kê nhưng thực chất là kiếm ăn bằng tình ái. Chữ tình ái mà kẻ ngu ngốc này thừa biết là không chuẩn nhưng quả tình chưa chọn được từ nào phù hợp hơn nên đành dùng tạm. Chỉ có điều tình ái ở đây là tình ái mua bán. Thứ hàng mua bán mà có từ thời thượng cổ mà các nhà kinh doanh thính mũi trong thời kinh tế mở cửa đột ngột nhận ra. Chỉ cần vài ba triệu thậm chí vài ba trăm nghìn là có thể mua được chiếc máy khả dĩ cho ra một thứ tiếng động làm đắm say lòng người. Đó là âm nhạc. Âm nhạc thật quyến rũ đối với moị loại đối tượng và càng quyến rũ hơn khi có rượu ngon bia mát cùng đứa con gái trẻ trung, xinh đẹp và dễ dãi như một món hàng ngồi cùng giả vờ nghe và thưởng thức những bản nhạc đó. Khi đã ngà ngà rồi thì một anh cù lần nhất về âm nhạc, nốt son bẻ đôi cũng không biết bỗng tự nhiên thành một ca sĩ mà theo anh ta luôn luôn tự cho rằng chính anh ta mới là một ca sĩ thượng thặng nhất. Ngưòi đã lâng lâng rồi thì hơn lúc nào hết anh ta đang cần hát và kể cả lúc anh chàng nhận ra là hát không hay nhưng là kẻ hát truyền cảm nhất. Lúc đó nhu cầu hát của gã hệt như nhu cầu về thở và ăn. Mọi sự can thiệp lúc đó kể cả sự can thiệp về chuyên môn cũng bằng thừa. Lúc đó chỉ là ngợi khen và vỗ tay để thưởng thức. Kể cả sự phản đối cũng chỉ nên bộc lộ bằng sự im lặng nếu bạn không muốn trở thành đối thủ của một con ngưòi đang muốn quần thể công nhận taì năng của mình. Nhất là khi có những ngưòi thuộc phái yếu đang đóng làm khán giả bất đắc dĩ hay đang chờ đợi để làm ca sĩ trong chốc lát. Những nhà kinh doanh của Việt nam quả là sáng tạo khi kiếm tiền bằng việc mở ra quán karaokê, từ đó cũng tạo ra một thứ nghề được gọi bằng việc cắt xén thật thông minh từ vũ nữ của tiếng Pháp(Cavalier)thành Ca ve. Trong mọi quán kinh doanh ca nhạc trộn với xác thịt kiểu này cũng chính là nơi mà mọi thứ bán ra không được mặc cả giá cho dù mọi thứ bán ra đều nâng lên gấp từ hai ba cho đến chục lần so với giá thông thường. Bất kể từ chai rượu ngoại hảo hạng cho đến khăn vệ sinh. Đó cũng là nơi diễn ra một quan hệ bình đẳng nhất mà cách mạng Pháp phải đổ bao nhiêu máu cũng chưa làm được triệt để. ấy là sự đổ đồng công bằng. Một ngưòi có tuổi 50, cho đến 60 thậm chí già đến bẩy mươi vào chốn này cũng bị (hay được) các cô gái mười sáu, mười bẩy cho đến hai mươi, hai mốt gọi bằng anh hay chồng mặc dù chỉ mới gặp lần đầu. Giai đoạn karaokê thịnh trị không ít những vị khách năng đến quán ca hát theo màn hình và có tay vịn là thân thể của các cô gái xinh đẹp và trẻ trung này lại sáng tạo ra sự làm ăn, mặc cả, kí kết hợp đồng, giải quyết thắc mắc thậm chí cả giải quyết mâu thuẫn hay tìm bạn làm ăn ngay trước màn hình đang vang lên ông ổng tiếng động có giai điệu bên cạnh những cô gái mặc váy, hở vai chốc chốc lại nhăn nhở hay sằng sặc cười hoặc kêu thét lên vì sự cấu véo và xà xẫm, giữa những chai rượu, chai bia rót dở uống dở, trong làn khói thuốc lá mịt mùng. Bởi chính những vị khách này là các nhà doanh nghiệp đang làm ăn phát đạt hoặc đang túng quẫn, bí bách hay chỉ đơn thuần tìm ở chốn karaokê một sự giải trí bông phèng. Vào thời đại karaokê cực thịnh ở chốn thị thành của xứ này khoảng những năm 97, 98 thì anh chàng Long cũng đã bước sang tuổi sáu mươi có lẻ một vài. ở nông thôn vào độ tuổi này nếu là con ngưòi chân thành, ít va chạm với sự đời thì cho dù còn nhiều sức khoẻ trong ăn uống và trong sinh hoạt giữa đàn ông với đàn bà thì chỉ có chính ông ta và vợ ông ta mới thấy rõ, còn khi rời khỏi cổng nhà thì ông ta luôn luôn thích hiện ra với dáng vẻ của kẻ già nua, yếu ớt. Dường như ông ta cho rằng với hai tố chất đó khiến ông ta được thiên hạ nể vì hơn nhất lúc họp hành hay chia công điểm. Còn ở thành phố thì hoàn toàn ngược lại. Vào tuổi đó ở chính trường hay trong xã hội các vị lại thích khoe mẽ sự trẻ trung của mình sau những sự gồng mình tạo ra sự trẻ trung và cường tráng bằng những mánh khoé mặc áo cộc tay trong buổi chớm gió mùa, thích nói đến chuyện trai gái với sự mê say giả vờ. Riêng đối với những nhà doanh nghiệp thì luôn luôn tìm đến chốn Karaokê để làm nổi sự trẻ trung vay mượn của mình. Hai yếu điểm về ăn uống và sự sinh hoạt giữa đàn ông và đàn bà chỉ có ông ta và bà vợ ông ta mới đánh giá đúng. Riêng với ông Long sự này có rất nhiều lợi thế. Cho dù năm đứa con ông từ cô Lễ, cô Lệ đến cậu Nghĩa, cậu Dũng, và kể cả cậu út là Hưng cũng đều đã có gia đình. Cháu lớn nhất của ông Long là chaú ngoại tức con cả của cô Lễ tức là thằng Nhã đã bước sang tuổi hai mươi hai, tức là tuổi có thể bước vào quán karaokê mà không sợ cánh ca ve chê là còn hơi sữa. Nhưng có thể do ông có một khuôn mặt thanh thoát cùng với độ nhỏ của xương quai xanh nhỏ với bộ tóc hầu như không bị ảnh hưởng của tuổi tác mặc dù hơi tráng một chút mầu của thời gian khiến nó thành màu muối tiêu rất thời trang. "Thứ nhất muối tiêu" nên trông ông khó ai đoán chính xác tuổi thật của ông. Còn cánh ca ve dẻo mồm gọi ông bằng anh mà không gợn lên một chút băn khoăn nào. Cũng vào khi đó theo trào lưu chung, nghe nói đó là biểu hiện của sự đổi mới trong đường hứơng kinh tế nên Hợp tác xã Quyết Tâm chuyên làm xăm lốp và đồ nhựa của ông đã đổi thành Xí nghiệp tư nhân Quyết Tâm. Vì vậy từ một anh kế toán kiêm thủ quĩ, ông Long trở thành ông phó giám đốc phụ trách tài mậu của doanh nghiệp này và được xử dụng một con dấu khắc tên riêng với một quyền lực chỉ đứng thứ hai sau ông Kiện giám đốc vốn là đại uý quân đội chuyển ngành không mấy am hiểu kinh doanh và những ngón nghề trong giới kinh tế tập thể ngoài sự dứt khoát và sòng phẳng có được sau ngót chục năm ông phục vụ quân đội. Có lẽ vì vậy nên bà Diễm vợ ông tỏ ra nể nang ông nhiều so với khi chức danh của ông chỉ là anh kế toán hợp tác xã. Hơn nữa trong chuyện giường chiếu, khi có hai vợ chồng thì ông lại luôn luôn bộc lộ là kẻ chán chường và đã già nua. Làm vợ ông xuýt xoát bốn mươi năm từ hồi trẻ không nói làm gì vì bà rất hiểu phong độ của ông. Chẳng thế mà mặc dù luôn luôn muốn và thực chất từ trong sâu thẳm của tâm hồn bà Diễm giữ cốt cách thuỳ mị đoan trang của người đàn bà cách thành Cửa bắc hơn hai trăm mét nhưng bà lại rất sợ bị mất chồng, một ngưòi đàn ông mà bà không muốn chia xẻ cho ai, kể cả một người đàn bà Hà thành khác là cô Vân. Có thể chính vì sự tế nhị của ngưòi đàn bà Hà nội, hay là vì bà đã bước qua ngưỡng của ngưòi đàn bà mãn kinh giờ chỉ lấy sự yên ấm và no đủ của gia đình làm mục tiêu của đời mình nên bà hoàn toàn chấp nhận sự uể oải, chán chường của ông chồng trong sinh hoạt tình dục. Thậm chí có lúc bà còn nghĩ thôi thì, giờ đã già rồi việc ông ấy lấn bấn với cô Vân ấy cũng có thể cho qua được. Cô ta còn vì ông ấy mà bỏ cả một thời son trẻ của đời ngưòi đàn bà, bỏ qua chức phận làm vợ, làm mẹ. Cho đến bây giờ vẫn một mình còi cõi trông chờ những giờ vụn mà ông ấy dành cho. Thôi thì.. chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai, nhưng cũng phải công nhận rằng đã là đàn ông giỏi giang thì năm thê bẩy thiếp là thường. Gì thì gì giờ đây ông cũng là phó giám đốc một xí nghiệp có đến gần bốn trăm công nhân quần áo đồng phục. Giá ông ấy biết dấu kín đừng để bà biết mối quan hệ này thì… Quá mù ra mưa rồi, vả lại ba người đã già, mấy đứa trẻ nhất là con Lễ chả biết được bố đưa đến nhà cô Vân mấy lần, không biết cô ta dỗ dành, chiều chuộng thế nào mà xem ra thỉnh thoảng còn nói những câu có vẻ bảo mẹ hãy hiểu, hãy thương cô ấy đừng làm khổ cô ấy nưã. Dù sao cô ấy cũng đã vất vả, chòi chọi hi sinh cả một đời người để bám vào bố. Ngay trong câu nói này bà Diễm đã có lần cáu lên khi con Lễ lại dùng từ quan hệ với ông ấy. Bà đã nổi đoá lên quát to lên rằng, ai cần con mụ theo đạo mớ đời ấy bám vào bố mày. Vì con mẹ ấy mà tam phen tứ phen suýt làm tan vỡ cái nhà này. Vậy mà chúng mày còn bênh nó. Con với cái thế đấy. Bênh mẹ chả bênh lại còn bênh người dưng thật khó tin quá. Mày cứ thử một lần mà rơi vào hòan cảnh của mẹ, thử làm người đàn bà bị kẻ khách rắp tâm tranh chồng thì mày sẽ biết nỗi khổ của mẹ mày cực nhục thế nào. May là thằng chồng con nó dân Quan Thánh chân chỉ hạt bột, lấy vợ chỉ biết vợ thôi. Con Lễ nghe mẹ nói đến đấy chỉ cười nhạt. Sau ba bốn lần lấy tay vuốt cổ, nuốt nước bọt, con bé hơi có vẻ lặng đi rồi nó chậm rãi nói hàng tràng và bà Diễm nghe kỹ cũng thấy phần nào có lý. Âu đó cũng là số phận của đời người. Cô Vân ấy có được lợi lộc gì đâu mà suốt ngày lo ngay ngáy vì sự đánh ghen của mẹ. Làm đàn bà, con gái thì trên đời này mấy ai chịu được cảnh chồng chung bao giờ Người nào chả muốn có một tấm chồng tử tế rồi sinh con, đẻ cái nuôi dậy chúng nên người để về già vui sướng lên ông lên bà, trông cậy vào con cái, dâu rể. Nhưng định mệnh, số kiếp của cô Vân là thế rồi. Với lại trăm sự cũng tại cái tính của bố. Nếu bố như những người đàn ông khác. Vợ con đề huề rồi thì đi đến nơi về đến chốn không rẽ ngang rẽ ngửa, không vụng trộm ăn chả, ăn nem nữa nhưng đằng này… Xét đi xét lại trăm sự cũng là số giời đã định. Bố làm khổ cô ấy cả đời và cô ấy cũng lo lắng, vất vả cả đời vì bố. Có ngưòi giỏi tướng số còn nói rành rành nếu bố không lằng nhằng với cô ấy thì có khi bố lại vất vả hơn và chưa chắc đã lên được chức phó giám đốc đâu. Sự đời là bù trì hết cả chứ ai ăn được cả đâu. Ăn đằng nọ thì họ đằng kia. Nó như con xúc xắc cá ngựa ấy. Mặt thì là lục sáu chấm còn mặt khác lại chỉ nhòn nhõn là nhất đơn lẻ một chấm. Nge con Lễ nói bà Diễm thấy tức anh ách nhưng ngồi ngẫm một mình cũng thấy có lý. Đấy là chưa kể mấy bà bạn thân còn bảo, dân theo đạo bao giờ cũng cứng nhắc theo lời thánh. à quên Chúa dậy sống trên đời chỉ nên một vợ một chồng, vậy mà con mụ ấy bám lão nhà này. Chả biết ăn phải bùa phải bả thế nào mà đến lời thánh. ấy chết lại quên Đến lời Chúa dậy cũng quên mất. ờ, nhưng Chúa gì nhỉ? Phải rồi Chúa Giê su. Đúng cũng bởi Chúa chưa nhìn rõ con mẹ ấy trái lời Chúa dậy. Chứ nếu Chúa chứng kiến đựoc sự tình thì thể nào ông ấy chả phạt con mẹ ấy bằng đủ mọi hình phạt như kiểu kẹp cửa lòi con, sai quỉ sứ ném xuống vạc dầu chứ chẳng phải chơi đâu. Gớm dân đi đạo mà phạt nhau thì ghê lắm. Vào nhà nào đi đạo chả thấy họ treo những tấm tranh vẽ ông chúa bị dăng thẳng hai tay treo trên cây cọc chữ thập, thấy họ gọi là thánh giá máu mê lễ lễ loại là gì. Thôi cũng là đáng kiếp cho con mụ ấy. Bây giờ già rồi, qua hết cả mọi lứa tuổi rồi, có hối cải cũng đã muộn. Nge nói hồi trẻ con mẹ ấy cũng có vài ngưòi để ý. Đâu như có cả lần người ta đã mang trầu cau đến ăn hỏi rồi nhưng mụ ta cũng tìm cách từ chối. Thấy bảo ngưòi ta đợi cả chiều. Mụ ấy vẫn không về. Không biết hôm đó có phải lại dính với lão chồng mình ở đâu không. Nghĩ đến đây bà Diễm đùng đùng xua tay, cau mặt định đi ra ngoài thì bất chợt thấy cửa ra vào hơi xẫm xuống, tiếng xe máy quen thuộc của chồng bà nổ vang rồi tắt lịm. Thằng cháu nội con thứ hai của cả Nghĩa tên Lợi ở nhà quen gọi là thằng Dỉm lên năm tuổi huỳnh huỵch chạy ra đón ông rồi nó kêu to:
Ông nội bôi gì mà thơm thế?
Có gì đâu. Mùi bánh đấy chứ.
Bà Diễm đi nhanh về phía chồng, cánh mũi phồng lên, bà rỉ rả:
- Mùi này mà là mùi bánh à, rành rành mùi nước hoa chứ còn mùi gì nữa. Trẻ con có biết nói sai bao giờ đâu.
- Cái bà này, già rồi ăn với chả nói. Hàng phố nghe thấy người ta cười cho
- Ừ cười, cười hở mười cái răng đấy
- Đây này. Rõ ràng, ba mặt một nhời nhé. Mùi dầu gió chứ mùi gì nữa Tôi vừa đau bụng, có lẽ bị tráng gió khi vừa ra khỏi xí nghiệp nên bôi một tí dầu may đỡ một chút mới về được nhà. Chứ nước hoa hoét gì đâu, bà ngửi kĩ xem nào
- Vâng, vâng. Thì cháu ông nói chứ tôi biết gì đâu. Mà bây giờ có tuổi rồi ăn uống cũng nên cẩn thận chứ không lại khổ cả nhà đấy
- Biết rồi, biết lắm rồi