HÀ NỘI - TÌNH NHÂN

PHẦN V - Chương 11

Cả đêm hôm ấy ông Long không hề nhắm mắt. Dường như giữa hai mi mắt có cái tăm nào đấy chống lên, tách chúng ra. Vậy mà khi bật đèn ngủ, nhìn chiếc đồng hồ áo thức hiệu Jac cũ kĩ, vỏ đã lốm đốm rỉ vàng. Chiếc đồng hồ không biết có mặt ở nhà ông từ khi nào chỉ năm giờ mười hai phút ông bật dậy và thấy lạ một điều là ông không thấy mệt mỏi, mà lại gần như thanh thản như sau một đêm ăn no ngủ kĩ. Ông vừa định khoác chiếc áo pi ja ma kẻ xọc nâu đi ra ngoài thì bà vợ ông đã cất tiếng.

- Mới có năm giờ, ông dậy làm gì mà sớm thế?

- Bà kệ tôi

- Rõ là tôi rỗi mồm. Chả kệ ông thì kệ ai. Bây giờ ông đã có người khác lo rồi mà lại

Biết vợ đang giận mặc dù bà vẫn đang để ý, chăm lo đến sức khoẻ của ông. Vợ ông thuộc dạng đàn bà lạ thế đấy. Giận đến đâu thì giận nhưng sức khoẻ, cái ăn cái mặc, giấc ngủ của chồng thì gần như chưa bao giờ thoát khỏi tầm nhìn của họ. Ông nín lặng cố nhấc dép không có tiếng động đi ra phòng khách. Ông xoè bật lửa tìm bao thuốc, rút ra một điếu. Bao thuốc này đúng là bao cuối cùng trong tút thuốc Vina mà Vân mua cho ông. Thế mà bây giờ… Trong thư bà ấy bảo. Đừng tìm gặp bà ấy làm gì. Bà ấy kiên quyết không giáp mặt ông nữa rồi. Có thật thế không? Ông xoè lửa châm điếu thuốc rồi ngồi ruỗi chân trên chiếc ghế tựa cả nhà dành cho ông và thỉnh thoảng đứa cháu ngoại lớn, con cái Lễ là thích ngồi vào khi nó mới bốn tuổi. Làn khói thuốc trắng đục lãng đãng trôi từ miệng ông ra. Không có lẽ Vân lại xử sự như thế. Như lần trước Vân đột ngột ốm nặng phải vào bệnh viện. Hình như trứơc khi vào Vân cũng dặn cậu Vũ đừng cho ông biết. Thế mà khi nhìn thấy ông vào Vân rớm rớm nước mắt. Mặc dù khi ông hỏi thì Vân lại lắc đầu, bảo cứ mỗi bận đau đầu là y như rằng nước mắt tự dưng lại trào ra. Còn kì này… Có lẽ nào đã đến lúc mọi sự cạn tình ráo máng để người nào trở về duyên phận của ngưòi nấy. Gần năm mươi năm gắn bó với nhau. Ai về phận nấy thì chí ít mình cũng có cả một gia đình với vợ, con và cả cháu. Mình có thể yên tĩnh mà hưởng sự đầm ấm xum xuê ấy. Còn với Vân… Cô ấy có gì ngoài sự cô lẻ của một ngưòi đàn bà già không có một mảnh đời riêng thuộc về mình. Cậu Vũ ngưòi em ruột duy nhất còn lại dù rất yêu thương chị những cậu ấy cũng còn cả một gia đình. Cậu áy phải lo cho gia đình ấy trước đã sau mới đến bà chị cô đọc. Vẫn thế thôi từ muôn đời nay rồi. Chị chồng em dâu hoạ chăng chỉ có thể hơn đôi chút chị em dâu. Vậy thì, mình đúng là có tội với cuộc đời của Vân thật…

- Đêm qua thằng Dũng cũng không về

- Nó có gọi điện, nhắn nhe gì không?

- Không mảy may

- Thế thằng Hưng

- Ông vào mà xem con ông…

- Làm sao

Ngược với giọng oang oang, nôn nóng của ông Long là giọng hạ thấp gần chỉ gần để mình ông nghe của bà Diễm

- Không hiểu sao nó đang lăn lộn, vật vã kia kìa

Sau cái giật mình cố ghìm, ông Long đi thẳng vào phòng các con. Trên chiếc giường thường đêm hai anh em vẫn nằm, thằng Hưng đứa con út của ông đang thiêm thiếp. Đôi mắt nhắm nghiền, mồm há hốc như cố hít thật nhiều không khí để thoát khỏi sự ngột ngạt. Bên mép một dòng nước bọt trắng xoá xùi nhểu ra. Chốc chốc cả thân mình thằng Hưng lại giật nẩy lên hai tay khua loạn xạ, hai chân cứ nhát một đập xuống giừơng. Ông Long bước lại gần, đưa tay nắm vào vai đứa con lay mạnh. Có lẽ phải lay đến quá hai phút đôi mắt thằng Hưng mới lờ đờ mở ra. Nó ngơ ngác nhìn ngưòi cha một thoáng như ngạc nhiên rồi lại khép vào.

- Hưng. Hưng. Dậy đi. Muộn rồi

Vừa lay vừa gọi một lúc lâu thì tự nhiên thằng Hưng bật dậy. Nhận ra bố, thằng Hưng tự nhiên bật lên tiếng khóc thật to. Khóc một lúc chừng như đã hả hết mọi điều bức bối nào đấy, thằng Hưng quì mọp trên giường, chắp hai tay vừa lầm bầm như người đang khấn điều gì, vừa vái lấy vải để:

- Con lạy bố, con lạy bố. Bố tha thứ cho con. Bố cứ coi con như chết rồi. Bố cứ bỏ con đi, đừng mong chờ gì con nữa. Con lạy bố con cúi lạy bố

- Kìa Hưng. Hưng.

Ông Long sốt ruột định giơ tay ra nắm lấy đôi tay đang vái lia lịa của con thì thằng Hưng vừa lạy vừa lùi sâu vào phía tường mồm lắp bắp:

- Bố tha cho con. Con không thể nào bỏ được. Không có nó đầu óc con quay cuồng, chân tay con rã rời buồn bực như có con gì đang giơ hàm răng bé xíu nhưng nhọn hoắt của nó cắn. Đấy, đấy nó đúng là đang cắn trong xương tuỷ chân con. Một con, hai con, không nhiều lắm, nhiều lắm. Không bỏ đựoc. Không tài nào bỏ đựơc. Bố có giết con cũng đành.

- Nhưng bỏ gì, bỏ gì?

Ông Long hỏi mà không hiểu điều mình đang muốn hỏi

- Bỏ thuốc ấy bố. Những viên thuốc tròn tròn. Những nhúm bột mịn màng, trắng xoá như bột của trẻ con ấy mà bố.

- Trời ạ. Ma tuý chứ gì?

- Ma tuý. Quỉ tuý. Ai cũng nói thế vậy mà con chẳng biết gì cả. Bố hãy thương con. Tha thứ cho con. Hôm qua anh Dũng đã bảo con mở ngăn kéo của bố…

- Ngăn kéo nào?

Ông Long gào lên thật sự. Và chính vì tiếng gào của mình ông Long lờ mờ nhận ra một điều khủng khiếp mà đã từ lâu ông từng nghe được qua những câu chuyện bạn bè, đồng nghiệp kể về những gia đình có con nghiện ma tuý. Vậy mà không ngờ bây giờ lại đến chính gia đình mình.

- Ngăn kéo bố hay để tiền ấy. Con xin bố. Xin bố. Đời con thế là hết rồi. Nếu bố thương con bố cho con ít tiền…

Ông Long không nghe hết câu nói lảm nhảm của đứa con chạy ào vào phòng của mình. Ông loay hoay chọc chiếc chìa kháo nằm trong chùm kháo nặng trĩu của mình. ổ khoá kêu cách một tiếng nhẹ rồi mở vội ra. Tờ lịch to ông dùng để gói những tập tiền không thấy đâu. Một thoáng hốt hoảng nhưng ngay lập tức ông thấy tĩnh tâm lại khi thấy bốn xấp tiền vẫn còn nguyên. Nhưng cũng ngay lập tức cơn hoảng hốt lại quay về khi ông nhặt vội một xấp tiền lên. Ông choáng ngưòi khi chợt nhận ra điều khủng khiếp ông vừa phát hiện ra - Tập tiền bị rút lõi. Cả bốn tập tiền đều giống nhau. Cầm lên nhẹ thõng. Ông chạy bổ vào phòng thằng con đang cúi rạp mình trên giường như chờ đợi. Nghe thấy tiếng động thàng Hưng ngẩng mặt lên. Da mặt nó tái xám lại, đôi môi run lấy bẩy, tay vái lia lịa:

- Bố thương con cho con ít tiền. Con, con phải phải dùng một tý. Một tý thôi. Từ ngày mai con hứa với bố con sẽ dừng, dừng thật mà. Con thề, con hứa với bố… Không thế này con chết mất

Thế tiền của tao mày lấy hôm qua đâu? Nói thật đi, nói nhanh lên

- Anh Dũng, anh Dũng lấy cả rồi. Đêm hôm qua anh ấy làm sinh nhật. Các bạn anh ấy… lắc, lắc. Hết rồi, hết nhẵn cả rồi. Bố thương con cứu con với, cho con, cho con.. Không thì con chết mất. Con muốn chết quá

Thằng bé liên tiếp đập đầu xuống giường. Đôi mắt đờ đẫn cố nhướn lên. Ông Long đứng chết lặng bên thành giường, không biết nói câu nào. Một nỗi buồn bực và cáu giận đang bùng lên, nhưng rồi lại mau chóng tan đi thế vào đó là sự trống rỗng đến vô lý.

- Đã thấy chưa? Thấy sung sướng chưa?

Tiếng bà vợ ông vang lên lạnh lẽo phía sau lưng ông

- Tại bà hết. Bà chỉ có việc ở nhà trông nom nhà cửa, dậy dỗ các con thế mà

- Hơ hơ. Đúng rồi. Tại tôi chứ có tại ai đâu. Hừ hừ. Con này thì biết dậy dỗ, trông nom ai cơ chứ.

- Mẹ, mẹ. Con lạy mẹ. Con xin mẹ. Mẹ đừng nói gì làm bố con giận. Mẹ cho tiền để con mua thuốc là mẹ cứu con. Không con chết, chết ngay bây giờ mất.

- Con tôi, con tôi.

Ông Long chưa kịp nhận ra điều gì thì đã thấy vợ ông lao vào ôm chầm lấy thằng Hưng. Hai mẹ con ôm chặt lấy nhau khóc rưng rức. Ngưòi bố đau đớn nhìn vợ con, rồi có nén tiếng thở dài lững thững quay ra.

- Đừng đừng con ơi. Mẹ xin, mẹ xin con. Mẹ biết rồi. Mọi sự rồi sẽ yên ổn thôi con ạ

- Tiền đâu, tiền đâu? Đưa cho con. Không thì, không thì…

Giọng thằng bé rền rĩ, ai oán giữa những tiếng nấc đứt đoạn khiến lòng dạ người cha rối bời. Có lẽ chưa bao giờ trong đời ông Long lại thấy mình bị dồn vào chốn đường cùng như thế này. Không biết mọi đau khổ, phiền não mọi sự phức tạp mà đời con người phải chứng kiến là như thế này hay còn hơn nữa. Liệu như thế này đã là chấm dứt, hay là nó mới chỉ bắt đầu. Ông Long quẳng mình trên chiếc ghế bành cứng nhắc, gục đầu xuống ngực. Hình như bây giờ ông mới cảm thấy thấm thía nỗi khổ, sự nhục nhã của kiếp người. Ông nhớ mang máng có ai đã bảo rằng sống trên đời là sự trả và vay. Vay thế nào thì trả như thế. Tu nhân tích đức thì mọi sự sẽ tốt đẹp. Đời mình có thể thua thiệt, vất vả cho đời con đời cháu sung sướng, đầy đủ. Kẻ nào độc ác thì mọi sự chẳng nhỡn tiền, kiếp này không trả được thì kiếp con, kiếp cháu. Vậy thì với ông, ông đã làm gì để đến nỗi ông bị đẩy vào sự khốn khổ này…

Ông Long đang đăm chiêu với nhưng ý nghĩ đứt đoạn thì có tiếng còi ôtô ủ ngay trước cửa nhà cùng tiếng huyên náo, giống như đang có một phiên chợ sắp giải tán trứơc cửa nhà mình. Ông ngửng nhìn lên nhìn ra. Ngay lập tức ông rùng mình, mắt ông hoa lên khi nhìn thấy một tốp công an đang xốc nách thằng Dũng xung quanh là đám đông dân phố tò mò, lố nhố đang di chuyển vào nhà ông. Thằng Dũng là đứa cao nhất nhà và lúc naò cũng tỏ ra khoẻ mạnh. Vậy mà bây giờ nó mềm oặt như kẻ dị dang, không xương đi trong hai bàn tay xốc nách hai bên của hai anh công an mặc quân phục. Vợ ông đứng sững giữa nhà, mồm réo lên chu chéo

- Ối con ơi là con ơi. ới Dũng ơi là Dũng ơi. Thế này thì đúng là con bôi gio trát trấu vào mặt mẹ đây này. Thảm quá con ơi. Kìa ông, ông xin cho con đi chứ. Trời ạ. Thế này thì làm sao tôi sống nổi

Sau phút bàng hoàng, ông Long cố trấn tĩnh đi về phía thằng Dũng

Ông bà là bố của anh Vũ hoàng Dũng?

Ông Long vừa gật đầu lia lia vừa chầm chậm lại gần thằng Dũng. Mồm ông lắp bắp than thở những điều mà chính ông cũng không hiểu mình đang nói gì

- Tại sao, tại sao con lại khổ thế này. Dạo bé con là đứa trẻ ngoan ngoãn biết vâng lời. Vậy mà bây giờ con chơi với bạn bè thế nào mà lại đến nông nỗi nỡ thế này. Tại sao, tại sao? Khổ thân tôi chưa?. Thế này thì bố biết trông mong vào ai được nữa

Ông Long vừa nói vừa túm chặt bắp tay thằng Dũng lay mạnh. Một lúc sau, mắt thằng Dũng lờ đờ mở ra. Đôi môi nó mím chặt. Nó hít mạnh, rồi nhìn thẳng vào mặt bố nó nói ráo hoảng

- Tất cả là tại bố hết. Bố đẻ ra chúng tôi. Bố đã có cháu gọi bằng ông. Vậy mà bố chẳng nghiêm túc, không làm gương chút nào. Bao nhiêu năm. Bố lằng nhằng vợ nọ con kia làm mẹ tôi khổ sở, khóc lóc bao nhiêu bận rồi. Bao nhiêu lần mẹ than thở, dằn dỗi đủ điều. Nhưng bố có biết đâu. ấy là chưa kể bây giờ bố còn chơi bời, ham hố thú nọ thú kia. Thế thì chúng tôi như thế này đã có làm sao.

- Kìa con. Con nói gì thế Nhỡ các chú ấy không hiểu. Thôi, mẹ xin con van xin con. Ai lại nói năng thế?

Vợ ông lầm rầm, hai tay vò xiết vào nhau liên tục vái lạy đứa con Thằng Dũng gần như không để ý gì, vẫn hùng hổ:

- Mẹ cứ để tôi nói hết. Bây giờ cái nhà này chẳng còn cái gì nữa. Đập cho hết, phá cho sạch sành sanh đi để mà xây cái mới

Vừa nghe con nói, ông Long không kịp nghĩ gì, ông giơ thẳng tay tát mạnh vào khuôn mặt phì phị, bệch bạc vì thiếu ngủ của thằng con. Ngưòi công an cao lênh khênh, đeo quan hàm trung uý xốc nách bên trái thằng Dũng bảo

- Chúng tôi bắt được con ông bà ở một cuộc lắc tập thể. Qua khai thác chúng tôi biết con ông bà là chủ mưu. Vì đây là sinh nhật của cậu ấy. Nên chúng tôi…

Tai ông Long ù lên. Ông không nghe và hình như ông cũng không hiểu trọn vẹn điều viên trung uý công an nói. Mắt ông càng hết cỡ ngơ ngác hết nhìn bà vợ đang gục đầu ủ rũ lại nhìn đứa con một bên má đỏ gay đang trợn tròn mắt nhìn ông. Ông quay sang nhìn bà con dân phố đang lố nhố những cặp mắt mở to đảo theo những người của nhà ông. Bất giác đầu ông gật lia lịa. Mồm ông lắp bắp như đang muốn nói một câu gì đấy thì vừa lúc đó thằng Hưng từ phòng trong chạy ào ra. Đến trước mặt thằng Dũng nó quì xuống, hai tay vái liên hồi, mồm lảm nhảm:

- May quá, may quá. Anh đã về rồi. Ai đưa anh về mà quí hoá thế. Công an càng tốt, càng may. Chẳng có đứa nào có thể cướp từ tay công an được Phải không anh. Thế thì tiền thừa đâu chia cho em một ít. Em nghe anh đã rút lõi của bố. Anh bảo số tiền ấy khá lắm. Những mười mấy triệu cơ mà. Sinh nhật gì mà lắm thế. Em đây này. Từ tối hôm qua chẳng được lần nào. Em thèm lâu quá. Không chịu được nữa rồi. Hờ hờ, anh ơi. Anh ơi

Nghe thằng con lảm nhẩm, ông Long như thấy trời trên đầu như đang rạn vỡ, đất dưới chân như đang sụt lở. Đâu như ở phía ngực, nơi trái tim đang đập thình thịch thấy nhói lên một cái giống như có mũi dao trắng xoá len lén thích vào. Ngưòi bố ớ to một tiếng. Đám đông nhào trước mắt ông thành những mảnh sáng tối đan nhau loạn xạ. Ông Long đưa cả hai tay lên ôm ghì lồng ngực mình rồi từ từ ngã xuống trông giả tạo như một diễn viên hạng ba đang diễn đến trường đoạn giả chết.

Cuối tháng 5. 2007

Giữa những ngày nóng tháng 4 Đinh Hợi