HÀ NỘI - TÌNH NHÂN

PHẦN II - Chương 10

Hà nội vào những năm cuối thập kỉ 50 của thế kỉ 20 là thành phố của sự bình an và phát triển. Hà nội như trẻ lại sau gần một thập kỉ, chiến tranh đã rời sâu sau vĩ tuyến 17. Phố phường và không gian Hà nội vào những năm đó y hệt như hàng cây lộc vừng và cây phượng ven hồ gươm vào tiết xuân. Lá xanh rì xum xuê để chuẩn bị hé lộ ra những chùm lộc non biếc ở cây lộc vừng và ấp ủ những chùm nụ mập mạp xanh rờn để chuẩn bị nở bung ra những cành hoa rực rỡ khi vào hè ở cây phượng vĩ. Trong đêm đón giao thừa năm tí năm đầu của thập kỉ 60 nhà lãnh đạo cao nhất của quốc gia giản dị trong bộ quần áo cánh nâu và đôi dép lốp cầm que của người nhạc trưởng chỉ huy dàn nhạc tại vườn Bách thảo và chỉ huy cả non sông hoà tấu bản nhạc hoà bình, xây dựng cùng cuộc sống đang bằng an. Quanh bờ hồ người ta vẫn bán kem cốc, nước gạo, nước cam và lác đác vẫn thấy những xe xi nê hòm lôi cuốn trẻ con chổng mông nhìn vào xem Tắc giăng đánh nhau với cá sấu và hồng quân Liên xô công phá Bá linh. Những nhà tư sản vừa mất xưởng máy dường như quên hết sự thiệt thòi để đứng cạnh chị hàng hoa ngõ Ngọc Hà ngển cổ theo dõi từng cái vung tay của ông cụ. Nếu cứ chi ly mà tính thì quan hệ của Vân và Long vào đêm giao thừa ấy cũng đã bước sang năm thứ tám. Nhìn bề ngoài thì mọi sự dường như không có gì thay đổi. Long vẫn chỉ là bạn của người anh quá cố của Vân và Vũ. Dân ở ngõ này hàng ngày thấy anh thường đạp chiếc xe Méc xê đua ra đến dựa hàng nửa ngày trước thềm của nhà 64 đã thành sự nhiên dĩ nhiên. Nhiều người ở ngõ phố đó còn khen ra mồm về tình chung thuỷ bạn bè của Long. Bạn mất đã năm sáu năm rồi mà anh vẫn đi lại chăm sóc mẹ và bảo ban các em của bạn. Con người ấy mới đáng quí làm sao. Nhưng rồi cũng không thiếu tiếng xì xèo về quan hệ của Long và Vân. Nhưng dân Hà nội từ xưa đến nay vẫn thế. Bàn tán thật đấy nhưng chỉ toàn nói sau lưng còn chưa khi nào họ dám hỏi thẳng việc nghi kị của mình với người trong cuộc. Hơn nữa người Hà nội dạo đó vẫn không khác người Hà nội từ hàng thế kỉ nay là luôn luôn tỏ ra dửng dưng, không thích bàn ra tán vào về chuyện của thiên hạ. Tính cách đặc biệt này của người Hà nội chỉ bị phá vỡ sau đó chừng bốn, năm nay gì đó. Tức là khi tiếng máy bay của ngoại xâm gầm rú trên đầu cùng tiếng bom nổ đinh tai, nhức óc quện với tiếng kêu thét của người bị nạn và những toà nhà đang xập đổ. Sự thờ ơ bề ngoài đó được người ta gọi là sự tinh tế của dân Hà Thành. Nhưng rồi ngay cả sự tinh tế đó cũng mất dần đi bởi sự phá phách tàn nhẫn của chiến tranh và sau đó kéo dài và trở thành một nét mới trong tính tình dân Hà nội. Sự bàn tán công khai, thọc quá sâu vào đời tư con người bằng lối bàn luận trên hè phố hay trong các cuộc họp nghiêm chỉnh của khu phố trở thành nếp mới chính là sự kéo dài của những đám đông tự tụ họp lại sau mỗi khi tiếng máy bay địch đã bay xa, và ở chỗ này chỗ khác còn vương làn khói của một đám cháy hay chính đám cháy đang dần dật lửa. Sự phát triển chênh lệch cùng sự ưu đãi quá lớn của Hà nội thủa bao cấp đã làm dân tứ xứ đổ xô về Hà nội mang theo đủ thứ tính tỉnh lẻ cũng dần dần hoà tan tích cách dân Hà nội. Sự tinh tế hào hoa mất dân để nhường chỗ cho sự xô bồ, nhộm nhoạm và thô sần. Nhưng những chuyện đó là việc cần bàn của các nhà xã hội học còn nhà tiểu thuyết chỉ biết kể rằng. Từ sau ngày lên nhà cô bạn ở Từ sơn trở về thì Vân gần như gạt bỏ tất cả sự vướng bận đối với Vĩnh. Mặc dù trong thâm tâm của anh chàng này vẫn hi vọng một cách mơ hồ về sự "tỉnh táo" của cô gái Hà nội đỏng đảnh. Cứ cách vài hôm anh chàng goá vợ này lại tìm mọi cách đến nhà Vân nhưng rút lại anh chỉ ngồi nói đủ thứ chuyện trên đời với Vũ mà chưa khi nào được đối diện với Vân để có thể anh chàng Vĩnh đang khao khát một mối lương duyên mới có thể hỏi cho rõ. Vì sao hai người đã đinh ninh hứa hẹn như thế mà Vân lại có thể tự nhiên đang tay chấm dứt?. Cái ngày hôm ấy cũng vậy. Hình như đó là vào khoảng gần mười giờ ngày thứ ba thì phải. Vừa thấy tiếng pê đan của chiếc xe đạp mẹc xê dựa vào bậc cửa thì Vũ đã lao ra mở cửa. Nhìn anh chàng vận bộ quần áo bảo hộ lao động mầu xanh Vĩnh biết là cậu ta chuẩn bị đi làm, nhưng nét mặt hớn hở của cậu ta thì Vĩnh biết Vũ có vẻ đang chờ anh đến để nói ra điều mà cậu ta rất muốn nói. Tình Vũ vẫn như vậy. Có điều gì đang chứa trong người là cậu ta phải trút ra bằng hết với sự nhiệt tình và cả sự khoe khoang không dấu diếm ở chàng trai trẻ này;

- Anh đến đấy à? May quá chị em vừa xách làn đi chợ. Em biết chị em chỉ ra chỗ phố Chân Cầm thôi. Mấy hôm nay có rươi của mấy người dưới Hưng yên gánh lên bán. Anh cứ ở đây chơi rồi ăn cơm với nhà em. Chị em mà làm rươi thì Tạ Hiền cũng kém xa.

Anh tưởng chú đi làm bây giờ.

Không, không. Anh vào đây, vào đây cái đã.

Vũ vừa nắm tay định kéo Vũ vào phía sau nhà thì bà Hai mẹ Vũ ngăn ngay:

- Con cứ sồn sồn như thế me không bằng lòng đâu. Rót nước mời anh đi đã.. Ba con ngày xưa chưa khi nào xử xự như con cả. Đời thủa nhà ai khách đến nhà mà con lại…

- Không sao đâu bác ạ. Chắc Vũ có cái gì muốn khoe với cháu.

- Đấy. Me thấy chưa. Anh ấy cũng đang nóng lòng muốn xem con cho anh ấy biết mà lại. Anh cứ vào đây. Uống nước sau cũng được. Đúng không anh?

Vừa nói Vũ vừa kéo Vĩnh vào phía sân sau. Anh chàng chỉ vào cái lồng sắt đang treo bung bênh trên tường bếp trong đó có mấy con giống như chuột nhưng màu lại trắng toát hỏi nhanh:

Anh biết con gì đây không?

Chỉ đợi Vĩnh lắc đầu là Vũ thao thao:

- Đây là giống chuột bạch. Giống này hay lắm anh ạ. Ăn rất ít lại rất mắn đẻ. Mà giống này lại lành nữa chứ. ấy vậy mà mèo lại sợ chết khiếp. Thế mới hay chứ. Vậy cho nên mới không phải canh. Anh để em bắt ra một con cho anh xem nhé.

- ấy, ấy. Vĩnh chưa kịp nói hết câu thì Vũ đã thò vào bắt ra một con chuột và đặt vào tay Vinh. Thì ngay lúc đó có tiếng mở cửa cùng tiếng của bà Hai:

Anh vào uống nước. Trà bắt đầu ngấm rồi đấy.

Liền sau đó là tiếng của của Vân cố làm ra vẻ tự nhiên:

Anh Long cũng đi mua rươi me ạ.

- Không, không. Cháu chỉ đi xem thôi. Thấy bảo món này ngon lắm nhưng quả thật cháu chưa ăn bao giờ. Vì thấy bảo nó giống con đỉa. Còn bây giờ.

- Trông người như thế mà nhát. Thôi. Hôm nay anh cứ ở đây em sẽ làm cho anh ăn. Ăn rồi thể nào anh cũng nghiện cho mà xem.

Thế kia à?

Lúc đó Vĩnh đã nhận ra tiếng người đàn ông và hình như đây chính là người mà Vĩnh nghe phong thanh vì anh ta nên Vân đã… Vì vậy nên mặc dù Vũ nói rất nhiều về giống chuột bạch. Anh chỉ nghe thấy loáng thoáng. Nào là giống này viện sốt rét và mấy viện nghiên cứu gần quê của Vũ đang mua rất nhiều để dùng vào việc nghiên cứu. Vũ dự định sẽ gây giống và đóng thật nhiều lồng để nuôi giống chuột này. Nào là đâu như chỉ gần ba tháng thì lại có thể xuất một lứa. Trăm con đâu như ba bốn đồng thì phải. Lãi lắm mà công sức bỏ ra không đáng bao nhiêu… Vĩnh cứ ra vẻ lắng nghe Vũ liến thoáng con chuột mềm nhũn, ngọ nguậy trong tay anh nhưng dường như Vĩnh không để ý gì. Tai anh đang giỏng lên cố không bỏ sót một tiếng động nào ngoài phòng khách. Giọng Vân vẫn đang thao thao với người kia. Rồi tiếng người đàn ông. Phải rồi có lần, khoảng độ hơn một tháng nay một người bạn trên phố Hàng Thiếc ngày xưa cùng học An be sa rô tình cờ nói cho Vĩnh biết. Người đàn ông này tên là Long. Long có vợ rồi nhưng vẫn quan hệ mật thiết với Vân. Bởi vì anh này là bạn thân của Phong anh trai Vân. Họ biết nhau lâu lắm rồi. Trong khi đó thời gian Vĩnh biết Vân chưa bằng một phần mười thời gian gian Long quen Vân. Trách làm sao được. Nhưng chẳng lẽ một người con gái con nhà chính chuyên, lại đang son rỗi như thế mà lại có thể trở thành nhân tình của anh chàng có vợ kia. Nhưng cuộc đời biết thế nào mà lường, nhát là ở chốn Hà nội này... Vĩnh cố nén tiếng thờ dài, trong khi đó Vũ vẫn thao thao.

- Em biết mấy anh ở xí nghiệp in của em từ khi nuôi giống chuột bạch này đời sống đỡ lắm.

- Thế à? Vĩnh đáp cho qua chuyện. Vừa lúc đó anh thấy tiếng dép bước ngoài sân. Anh cố không ngước lên nhìn vẫn có thể biết Vân đã mang rổ rươi ra gần bể nước. Vũ thì reo to với vẻ mừng rỡ.

Chị em về kìa.

Ngay sau đó lại nghe tiếng dép săng đan đặt trên nền gạch. Vũ lại thật thà kêu to:

Ơ, cả anh Long nữa kìa. Anh Long vào đây, vào đây.

Hai người đàn ông đột ngột đối diện với nhau. Một cái bắt tay cố giữ vẻ lịch sự diễn ra, sau đó là một bao thuốc giơ trước mặt Vĩnh kèm theo một tiếng mời lịch sự "anh xơi thuốc". Sau một thoáng trấn tĩnh Vĩnh cố nhoẻn cười xua tay:

Xin lỗi, tôi không hút thuốc.

- Thế là nhất anh đấy. Tôi đã mấy lần cố bỏ mà không được. Long nói nhưng mắt lại nhìn chăm chắm vào chiếc lồng sắt trong đó có mấy con chuột bạch đang lăng xăng trèo.

Cậu nuôi chuột này để bán cho rạp xiếc, đúng không?

Sao anh lại nói thế? Vũ nói có hơi phật ý.

- Hồi nhỏ. Đúng rồi. Đâu như hồi 38, 39 gì đấy. Anh đã được ông cụ dẫn đi xem đoàn xiếc của tầu Phúc Kiến sang biểu diễn ở Đấu xảo.

- Chỗ nhà hát nhân dân bây giờ. Vĩnh buột mồm góp chuyện. Không hiểu sao mọi sự đố kị đối với người đàn ông này lúc nãy vừa nảy sinh trong anh tự nhiên mất dần. Vừa lúc đó trên phòng khách lại vọng lên tiếng bà Hai:

- Vũ mời hai anh lên phòng khách uống nước đi con. Ai lại đứng ngoài sân nói chuyện như thế.

- Vâng, vâng. Con lên đây. Nhưng em nói với anh Long là không phải em nuôi để bán cho những người làm xiếc đâu. Mà em sẽ nuôi.. mà thôi sớm muộn thế nào anh cũng biết. Lúc đó em tin anh cũng sẽ bảo em cung cấp giống và hỏi cả cách em nuôi nó như thế nào.

Vừa định bước vào nhà thì Vĩnh đã đối diện với Vân. Hai ánh mắt vừa gặp nhau thì Vân đã nhìn đi chỗ khác. Lúc đó Vĩnh rất muốn nói lời xin phép bà Hai để ra về nhưng không hiểu sao anh vẫn lẳng lặng vào phòng khách. Long thì làm như không biết gì, anh cố coi mọi sự bình thường. Đến khi chỉ còn hai người trên gác Vân chủ động gợi lại chuyện:

- Kể ra anh Vĩnh cũng là ngưòi tốt nhưng không hiểu sao em chỉ coi anh ấy như một người anh.

Vĩnh đúng là người tốt. Em lấy anh ấy thì rất phù hợp.

- Khổ, con người lại không giống cái máy. Ước gì mọi sự cứ tuần tự như Chúa xếp đặt thì… Rồi em đến chết già đi mất.

- Thế anh thì sao? Long đặt tay lên hông của Vân định ôm cô vào lòng nhưng ngay lập tức cô dùng cả hai tay đẩy mạnh. Đừng làm thế. Anh còn chị Diễm, còn các cháu. Với anh thế này em đã có tội với Chúa lắm rồi. Vậy mà em, em không thể… Hình như, hình như em đang bị, đang bị… quỉ sứ ám

Vân khóc nấc lên rồi đột ngột quay mặt lại đối diện với Long. hai tay run rẩy của Vân ôm chòng lấy Long, vừa xiết chặt, vừa khóc nức nở. Đôi vai tròn lẳn rung lên từng đợt

- Đừng khóc nữa em. Mắt lại xưng vù lên bây giờ. Long vỗ nhẹ vào lưng Hai người từ từ ngả xuống giường. Khi lưng vừa bén giường Vân bất ngờ cố vùng dậy, thoát khỏi vòng tay đang ôm rất chặt của Long. Miệng Vân thảng thốt lẩm nhẩm "không, không thể như thế này được. Em… em sẽ chết, sẽ chết mất "

Vân ngồi nhỏm dậy thì vừa lúc đó Diễm đột ngột hiện và ngay sau đó cái dáng cao gầy của bà Hai cũng nhô lên. Hai người đàn bà một người vợ, một người mẹ đứng chăm chắm nhìn. Phía đối diện họ, một cặp đàn bà, đàn ông mặt ngây ra. Đôi mắt mở to không hiểu là hoảng hốt hay trở lỳ. Hệt như đó là hai khuôn mặt đắp bằng sáp hay bầy trong quâỳ hàng các nhà may

- Tôi, tôi.. Không thể, không thể.

Diễm cố thốt lên những tiếng lắp bắp trong khi bà Hai xua tay nói không thành lời:

Bác xin cháu, xin cháu. Tại, tại, tại bác, tại bác không dậy con.

- Bà không biết dậy con hay là bà cố tình tạo mọi điều kiện để con bà tranh vợ cướp chồng của người ta.

Mặc dù đang đứng ngây ra, đầu óc như quánh lại nhưng Vân vẫn cảm thấy hoàn toàn bất ngờ khi nhận ra giọng nói đay nghiến của Diễm. Cô thật sự thất thần khi nhìn rõ đôi mắt của Diễm long lên như dại đi, và cô gần như không suy tính gì một tay gạt bà Hai ra, lao thẳng vào giữa Long và Vân. Anh chồng tội nghiệp đa đoan chỉ biết thốt lên khe khẽ:

Kìa Diễm, Diễm. Bình tĩnh đã nào

Bà Hai thì luống cuống thật sự khi thấy Diễm túm chặt lấy tay con gái bà miệng gào to:

- Tôi biết ngay mà. Anh bảo là anh đi đến cơ sở để làm ăn nhưng làm ăn của anh là thế này đây. Thật dơ duốc quá. Thật nhục nhã qúa.

Kìa em. Kìa Diễm. Để.. để anh nói đã

Không phải nói gì hết. Tôi không chịu được nữa rồi.

Bàn tay của Vân cố co về phía mình nhưng cơn giận khiến người đàn bà hai con như được tăng thêm sức mạnh. Nhưng đột nhiên bàn tay ấy như bị ai bấm vào một huyệt nào đấy khiến nó tự nhiên rời ra. Chân Vân mềm nhũn nhất là khi ánh mắt cô chập vào đôi mắt thất thần của mẹ cô.

- Thôi đi, thôi đi. Đừng để hàng phố người ta biết như thế thì xấu hổ lắm Long năn nỉ.

- Hừ hừ. Anh còn sợ xấu hổ kia à. Vậy thì tôi sẽ làm cho tất cả thiên hạ mọi người biết. Tôi không sợ gì hết.

- Bé mồm thôi. Anh xin em. Tại anh, tất cả đều do anh. Long tiến lại gần vợ định ôm lấy cô nhưng Diễm đưa cả hai tay ra đẩy mạnh vào ngực Long.

- Anh không phải bênh nó. Chả cứ nỏ mồm mai đi. Nào là người đi đạo các người chung thuỷ, một vợ một chồng, không tranh giành với ai. Nào là người đi đạo biết tôn trọng vợ chồng, là không bao giờ dính dáng những chuyện lăng loàn, lang chạ nữa đi. Thế thì đây là cái gì, cái gì.

Cả thân người Diêm như ngọn lửa tẩm săng bùng lên. Cô vừa hét vừa la để đệm cho những lời gào thét giận dữ, rỉa róc. Và chính vì những lời nói đó nên bà Hai quay mặt đi. Bà đưa tay lên quệt ngang nước mắt rồi từ từ đi bước xuống bậc cầu thang. Nhưng mới đi được vài bậc thì bà giật mình hốt hoảng, đứng sững lại khi nhìn qua lỗ thông hơi của cầu thang bà thấy đám đông người ở khu phố và cả những người lai vãng đứng túm tụm trước cửa nhà bà. Những cái đầu ngọ nguậy ngẩng cao ngó nghiêng nhìn xung quanh, hay cố nhìn lên. Bà Hai thấy hai chân mình như nhũn ra. Hai tay bà chồng vào đầu gối nặng nề bước lên. Khi lên đến cầu thang cuối cùng bà xót xa khi thấy Diễm mở tung cánh cửa tủ quần áo riêng của Vân. Ngưòi vợ gần như kẻ mất trí, điên cuồng. Cánh cửa mở tung. Tay cô cào cào, lia lịa vứt lung tùng đầy mặt sàn những chiếc áo dài, áo cánh, những chiếc quần trắng, quần lụa những chiếc áo len nhiều mầu. Răng cô nghiến ken két, tay vừa vứt vừa cố giằng xé tan tành những gì cô vớ được. Chân Diễm thì dẵm lên di đi di lại đống quần áo lộn xộn, giờ đây đã nhẫu nhĩ. Vân thì đờ đẫn nhìn quần áo mình bị phá hoại còn Long thì xua xua hai tay, mặt nhăn lại, miệng lảm nhảm "Thôi đi mà. Anh xin rồi". Bà Hai như người mộng du lại gần Diễm. Miệng mấp máy thôt ra những lời mà chính bà không hiểu bà đang nói gì:

- Ừ. Cứ xé đi, cứ phá đi. Rồi lặng lẽ mà về. Đừng để ai thấy cả. Đừng để ai thấy đấy.

Nói xong bà từ từ gục xuống sàn nhà. Vân hoảng hốt chạy lại bên mẹ Long đứng trơ ra trong khi Diễm dừng tay, miệng há hốc thở hồng hộc. Bộ ngực nuôi con phập phồng. Cô nhìn chăm chắm vào bà Hai rồi từ từ quay trở ra. Khi gần đến cửa Diễm quay lại vẻ mặt vẫn lì ra. Tay chỉ vào Vân nói to:

May có mẹ cô chứ không thì…

Diễm thở hộc ra như để trút mọi thứ hờn giận đang dồn nén trong mình rồi bước xuống. Đến bậc thang thứ sáu tính từ trên xuống thì một người đàn ông mặc áo bốn túi đang cập rập đi lên. Ông này giơ cánh tay đầy vết dầu loang lổ để lộ khuỷ tay áo bạc phếch ra cản, giọng ông ta ngọng ríu, líu lo:

- Tất cả ở đâu ở đấy, cấm di chuyển, bất động giữ nguyên hiện trường để lập biên bản phá rối trật tự an ninh của khu phố. Thật không còn biết coi trọng kỉ cương, phép tắc ra gì cả. Ai cũng thế này thì còn gì là tiểu khu tiên tiến với lá cờ đầu toàn quận nữa cơ chứ