Mỗi đoàn làm phim đều có phong cách riêng của mình, cái này phải xem đạo diễn là người như thế nào.
Đạo diễn Vương chưa đến mức được coi là có phong cách, nhưng có đặc điểm nổi bật là ‘hiệu suất’. Hồi quay “Xuân Kiếp” của ông, cậu bị bắt lăn qua lộn lại không biết bao lần, cảm xúc không đúng – NG, đứng nhầm chỗ – NG. Khó khăn lắm Trịnh Hòa mới tìm ra được lối diễn hợp với mình, chưa kịp thử thì bị đạo diễn nói: “Nổi bật quá, NG.”
Cảm giác này cứ như người thuộc văn hóa phục hưng bị đưa tới triều Minh viết cổ văn, vừa bản khắc vừa không biết làm sao. Trịnh Hòa bị ông ấy tra tấn lên tra tấn xuống, nhưng mấy năm nay sự nghiệp của đạo diễn Vương đang lên, rất nhiều công ty muốn hợp tác với ông ấy, nghệ sĩ không quá nổi tiếng như Trịnh Hòa không có tư cách soi mói, đành cắn răng cố gắng, không để bị NG nhiều quá.
Bạch tiên sinh không biết vì sao Trịnh Hòa lại buồn rầu. Ông nhắc tới vài chủ đề, đều không thấy Trịnh Hòa có ý nói chuyện với mình cũng hơi xấu hổ, liền hỏi thẳng: “Em có gì không hài lòng với đoàn làm phim sao? Tôi thấy em không vui.”
Trịnh Hòa nói: “Không phải do đoàn làm phim, là vấn đề của em.”
“Em có vấn đề gì chứ?” Tuy Bạch tiên sinh nhất quyết không chịu thừa nhận, nhưng từ những câu đối đáp ngày thường của họ có thể thấy được, trong lòng ông, Trịnh Hòa vừa đẹp vừa hoàn mỹ.
“Vấn đề của em lớn lắm, ” Trịnh Hòa vỗ vỗ kịch bản, “Đầu tiên là ở lời kịch.”
Bài học đầu tiên mà diễn viên học được trong trường là cách đắp nặn hình tượng nhân vật thông qua kịch bản. Dù nhà văn có tài năng đến mấy cũng không thể lột tả hết nhân vật trước mắt người xem, lúc này liền cần tới diễn viên. Diễn viên là người thứ hai xây dựng nên hình tượng nhân vật. Một diễn viên xuất sắc thậm chí có thể khiến một nhân vật tầm thường trở nên hấp dẫn và cuốn hút. Ngày đó, Trịnh Hòa bị lão già không đáng tin đó lừa, lại bị bạn trai lừa tiếp nên mới đi chăm chỉ chạy tới trường quay mỗi ngày, rồi bước chân lên con đường không lối về này. Nhưng dù cậu cố gắng thế nào thì cũng không phải người xuất thân từ học viện, khả năng bày tỏ cảm xúc qua lời thoại có khi còn kém hơn cả biên kịch. Đó chính là điểm yếu của cậu. Nhưng đạo diễn Vương lại là một người thuộc trường phái học viện đến cố chấp.
Bạch tiên sinh hỏi: “Lời kịch không đọc lưu loát được sao? Có cần tôi bảo biên kịch sửa lại không.”
Trịnh Hòa thực sự sắp quỳ bái cái logic ‘sai cũng là người khác sai’ này của Bạch tiên sinh: “Không phải vấn đề của đoàn làm phim hay biên kịch, là do em.”
“Trước đây tôi đâu thấy em buồn rầu vì chuyện này.” Bạch tiên sinh đỗ xe sang một bên, quay đầu lại nói với Trịnh Hòa, “Lần này khác những lần trước sao?”
Trịnh Hòa vươn tay ôm lấy Bạch tiên sinh, vỗ vỗ sau lưng ông: “Ông đừng lo cho em, chỉ là em phải học thuộc hết kịch bản, đang lo vì cái dung lượng não bé teo của mình thôi.”
Bạch tiên sinh nghe thế thở phào, hai bàn tay ông ôm lấy mặt Trịnh Hòa, rồi nhẹ nhàng hôn lên trán cậu, mũi, lại kéo xuống môi….