Câu thành ngữ này hàm ý chỉ kẻ hành động ngu ngốc, không có chủ kiến, luôn bị động nên hay thay đổi theo ý kiến người khác, cuối cùng chẳng đạt được kết quả gì. Còn có câu: Đồ ba phải Mười rằm cũng ư, mười tư cũng gật.
Chuyện kể:
Một người ngồi trên đường đẽo cày. Có người đi qua, trông thấy khuyên:
- Ồ, cái tay cày to quá, khó cầm. Anh nên đẽo cho nó nhỏ hơn có được không?
Anh thợ đẽo cày nghe theo, đẽo cái tay cày nhỏ đi.
Một lát, một người khác đi qua lại bảo:
- Ồ, cái ách cày to quá, kho vác. Anh nên đẽo nó nhỏ đi chút nữa. Anh thợ cày nghe theo lại đẽo nhỏ đi. Lát sau, một người qua đường nhìn thấy bảo:
- Ồ, cái lưỡi cày to quá, khó bẩy được đất lên.
Anh thợ cày làm theo, đẽo nhỏ đi. Người thứ tư qua đường lại bảo:
- Ồ, cái bàn cày phải nghiêng hẳn về một bên thì lật đất mới dễ.
Anh ta lại làm theo. Cứ thế, người nào góp ý anh cũng đẽo lại, cuối cùng cái cày chỉ còn bằng cái đũa. (1)
Thời nay không ai đi đẽo cày kiểu đó, nhưng cũng còn nhiều người có quyền thì giao việc cho thư ký, trợ lý làm. Đến khi đó thì chủ kiến không còn nữa mà là ý của trợ lý, thư ký. Hơn nữa, có người thiếu tính chủ động, quyết đoán trong công việc nên ai nói cũng gật, cũng cho là phải. Vậy có khác gì đẽo cày giữa đường.
Theo Đi tìm điển tích thành ngữ của Tiêu Hà Minh - NXB Thông tấn
(1): Dựa theo truyện “Đẽo cày giữa đường” I và II, “Truyện cổ nước