Bấy lâu nay có lẽ nhờ vào nghĩa của từ “đá” đứng giữa hai vế mà người ta đều hiểu đúng nghĩa đen của thành ngữ này là “chân nọ đá vào chân kia”, và lại cũng có lẽ do hiểu từ “xiêu” trong kết hợp “chân xiêu” một cách đơn thuần là “xiêu xẹo” nên ngẫu nhiên nguời ta cũng hiểu được nghĩa bóng của thành ngữ này là “đi đứng không vững vàng”. Nhưng tại sao “chân nam” lại là chân này và “chân xiêu” lại là chân kia?
Thực ra, “nam” là do “đăm”, còn “xiêu” là do “chiêu” đọc chệch mà thành. “Đăm” và “chiêu” là hai từ cổ thuần Việt có nghĩa “bên phải” và “bên trái”. Từ điển “Đại nam quốc âm từ vị” của Huỳnh Tịnh Của (1895) còn ghi: “đăm” là tay mặt, tay hữu; “chiêu” là “tay tả”. “Đăm” và “chiêu” còn thấy ở nhiều câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ như: “
Hoặc:
“Gà kia mày gáy chiêu đăm
Để chúa tao nằm, tao nghỉ chút nha”.
“Đăm”, “chiêu” trong “gà gáy chiêu đăm” hoặc suy nghĩ “đăm chiêu” đã thoát ra khỏi nghĩa đen là “phải trái” để mang nghĩa bóng là “lo nghĩ vất vả, lo nghĩ trước sau”. (Từ điển của Hội Khai Trí Tiến Đức 1932).
Như vậy, thành ngữ “chân nam đá chân xiêu” đọc đúng phải là “chân đăm đá chân chiêu” tức chân phải đá chân trái để chỉ “trạng thái đi đứng không vững vàng”
Sau nữa, nếu không đau ốm hoặc say sưa mà lại cũng “chân nam đá chân xiêu” thì chỉ là những nguời “vội vàng tất tưởi”. Đây là nghĩa thứ hai của thành ngữ này: “Nhà Chỉn cũng nghèo thay! Nhờ được bà hay lam hay làm, thắt lưng bó que, xắn váy quai cồng, tất tả chân nam đá chân chiêu. Vì tớ đỡ đần trong mọi việc”. (Nguyễn Khuyến).