Trời bất dung gian. Sau 6 ngày lênh đênh trên biển, chiếc ghe vượt biên được một chiếc tàu dầu vớt. Khi đưa sáu người lên tàu. Thuỷ thủ trên tàu nhìn thấy con Hồng rũ rượi, mặt mày như cái xác chết, họ đem Hồng vào cho bác sĩ khám.
Chẳng biết bác sĩ trên tàu khám thấy cái gì, mà chiều hôm đó khi tàu dầu cập bean, năm gã đàn ông trên ghe được cảnh sát đem xe đến chở đi. Còn Hồng thì được đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Sauk hi bình phục Hồng được đưa về trại tị nạn chờ ngày đi định cư . Nó không hề gặp lại một người nào trong chuyến đi định mệnh đó nữa. Nó cũng chẳng biết tin gì về họ. Vậy mà cả trại tị nạn ai cũng biết chuyện con Hồng bị bề hội đồng trên ghe.
Suốt thời gian ở trại học Anh văn chờ ngày đi định cư, con Hồng bị mặc cảm. Nó chỉ ra ngoài khi nào cần thiết mà thôi. Vì cứ mỗi lần nó bước ra, thì mọi người lại xầm xì, chỉ chỏ, nói những điều không đẹp về nó:
- Con nhỏ đó … Bị cả chục thằng hiếp dâm.
Có người còn độc miệng hơn, phê bình:
- Nhìn cái mặt nó… dâm quá mà. Hỏng bị hiếp sao được.
Có người còn đùa giỡn:
- Cái tướng của nó, trăm thằng cũng chẳng ăn thua gì chứ đừng nói năm, mười thằng.
Hồng nghĩ mình chẳng có ăn học như người ta, mồm miệng không bằng ai nên nó rán nhẫn nhục, chờ ngày thoát khỏi cái trại nhiều chuyện này. Sau mười mấy tháng ở trại, Hồng được về New York theo đơn bảo trợ của một người đàn ông Việt Nam xin nhận Hồng làm em nuôi.
Bao nhiêu hy vọng háo hức của Hồng khi đặt chân xuống phi trường Mỹ không cánh mà bay cái rẹt mất tiêu.
Người đàn ông bảo lãnh Hồng là một gã đàn ông xấu xí nhứt trong số những gã đàn ông trên đời này. Bây giờ thì Hồng mới hiểu, có lẽ vì vậy hắn mới phải tìm người từ bên đảo để được lo lắng cho họ chớ người đang sống bên Mỹ này thì thà nhịn đói chứ chẳng mấy ai chịu cho hắn lo lắng.
Trên đường đưa Hồng về nhà, hắn tự động vạch một chương trình để lo cho Hồng. Hắn nói huyên thuyên:
- Em cứ nghĩ một hai ngày cho khoẻ trước đi. Rồi anh sẽ đưa em đi làm thủ tục xin thẻ xanh, số xã hội. Rồi anh sẽ ráng làm cho em ăn học, mai mốt ra trường bác sĩ, nha sĩ sung sướng cuộc đời.
Lúc đầu hắn nói ít, Hồng còn lắng tai nghe. Hắn được thể cứ nói tới, nói mãi, riết rồi Hồng cũng chẳng biết hắn nói cái gì nữa. Nàng nhìn ra hai bên đường ngắm xe Mỹ như thế nào.
Ngày đầu tiên Hồng ở đất Mỹ quả thực là một ngày sung sướng nhất đời nàng. Hồng tận dụng hết những tiện nghi mà lần đầu tiên nàng thấy. Hồng tắm ngâm mình trong nước ấm thoải mái. Dùng những loại xà bông mà nàng chỉ nghe nói chứ chưa bao giờ trông thấy, được mặc những bộ đồ từ sở xã hội gởi cho nhưng đối với Hồng là hạnh phúc lắm rồi.
Trọn ngày hôm đó, lúc nào Ri, tên gã đàn ông, cũng hầu hạ, chờ đợi nàng ra lệnh để hắn phục vụ. Hắn lo cho Hồng còn hơn người chồng lo cho cô vợ mới cưới. Hắn nói thiếu điều cái miệng không kịp kéo da non.
- Hồng cần bất cứ cái gì, cứ nói anh một tiếng, đừng có ngại.
Hồng khiêm tốn trả lời hắn:
- Được như vầy là em sung sướng lắm rồi, chẳng cần gì nữa đâu. Anh Ri đừng có lo.
- Nhưng mà anh thấy … em mới qua có vẻ hơi xanh. Có lẽ bên trại không đủ dinh dưỡng …
- Tại anh tưởng vậy chứ em đầy đủ lắm.
- Anh thấy em hơi ốm.
- Tại em cao nên thấy vậy chớ hổng có ốm đâu.
- Em muốn ăn gì, cứ nói anh sẽ phone kêu họ mang tới.
- Không, em không thèm cái gì hết, có đói thì em sẽ nấu cơm ăn. Ở nhà có gạo sẵn mà.
Mặc cho Hồng từ chối, Ri cứ đeo cứng bên nàng mời mọc đủ chuyện.
- Hay là chiều nay anh đưa em đi shopping cho em tha hồ lựa quần áo.
- Em đủ mặc rồi cần gì phải đi mua thêm.
- Mai mốt tới mùa đông, lạnh lắm. Em phải đi mua đồ ấm mới chịu nổi.
- Chừng nào lạnh hẳn hay. Bây giờ chưa cần.
Thấy Hồng cứ từ chối những ân huệ của hắn, Ri đổi đề tài. Hắn hỏi nàng:
- Em tính đi học ngành nào. Ở đây dễ lắm cứ chịu khó khọc là ra trường kỹ sư, bác sĩ hà.
Hồng thật thà hỏi lại:
- Vậy sao anh hổng học, đi bán hot dog làm chi cho cực.
Ri sượng mặt, hắn ấp úng:
- Tại đâu có ai lo cho anh ăn học đâu. Anh phải đi làm để sống, thời gian đâu mà đi học.
Thật ra thì Ri vốn là dân chân lấm tay bùn ở quê nhà. Sau năm 1975, hắn chuyển qua nghề đưa rước người vượt biên. Trong một chuyến đưa người ra tàu lớn, công an biên phòng hay được, bố trí rượt bắt. Kẹt quá Ri leo lên tàu lớn đi luôn.
Sang Mỹ , hắn ráng làm ăn, dành dụm vừa đủ tiền là mua ngay một chiếc xe hot dog, suốt ngày bán cho du khách, hoặc ở các công xưởng trong giờ ăn trưa. Nhờ vậy mà Ri cũng rủng rỉnh có tiền bỏ nhà băng như ai.
Ở đời, hễ no cơm rồi thì muốn ấm cật. Ri cũng muốn tìm một người đàn bà về bầu bạn. Nhưng khổ miệng qua xách, lại đen đúa xấu xí. Tìm mãi đến nỗi sắp đeo kính lão tới nơi mà cũng chẳng có ma nào thèm chịu về ở với hắn.
Thời may có người mách nước cho Ri. Hắn tức tốc chạy lên mấy hội thiện nguyện dò danh sách rồi nhận bảo trợ đại cho Hồng.
Chẳng ngờ khi Hồng đặt chân xuống phi trường hắn thấy Hồng quá đẹp, thân thể cao ráo, vú đít ngồn ngộn thật là lý tưởng. Hồng mối có 19 tuổi, còn quá trẻ đối với hắn. Nhưng mà cũng không sao. Nhỏ mới dễ dụ và dễ đụ.
Sáng ngày thứ hai, Hồng vừa trong phòng bước ra đã thấy Ri ăn mặc tươm tất đứng chờ sẵn, trên tay cầm một bó hoa hồng trông rất là lãng xẹt.
Hồng ngạc nhiên trố mắt hỏi:
- Anh mua hoa làm cái gì vậy?
Ri nói với một giọng thật là quan trọng:
- Mua để ... tặng em chứ làm gì.
Hồng bỡ ngỡ. Nó nghĩ trong đầu: “Sao kỳ vậy. Ở Mỹ có cái vụ …mỗi sáng, anh đi mua hoa tặng cho em nữa sao.” Hồng hỏi Ri:
- Trong nhà mà anh bày vẽ làm gì cho tốn kém.
Tự nhiên Ri quỳ một gối xuống đất, hai tay đưa cao bó hoa lên cho Hồng, hắn ấp úng:
- Anh muốn cầu hôn em. Anh … yêu em.
Suýt nữa là con Hồng phì ra cười. Mới biết mặt nhau có 24 tiếng đồng hồ mà đã yêu rồi. Hồng vừa ngạc nhiên vừa mắc cười. Nó hỏi lại:
- Sao mà anh Ri yêu lẹ quá vậy?
Chỉ chờ có bao nhiêu đó, Ri xổ luôn một hồi dài như kép hát xuống câu vọng cổ:
- Hồng, có hiểu cho lòng anh không? Bao năm nay trái tim anh khô héo. Bây giờ Hồng về đây chẳng khác nào cơn mưa rào tưới xuống vùng sa mạc Sahara.
Hồng thấy Ri cũng tội nghiệp. Gần 40 tuổi đầu rồi mà khờ khạo như con nít. Nàng nghĩ hắn cũng tốt chứ chẳng phải là người xấu, nhưng lấy hắn thì còn lâu. Ri chỉ đứng tới lông nách của nàng thì làm sao làm chồng nàng cho được.
Hồng không nỡ từ chối ngay, nàng tìm cách hoãn binh:
- Anh phải để cho Hồng suy nghĩ chớ. Tình yêu thì phải có thời gian, đâu có thể nào một sớm một chiều mà quyết định ngay được.
Vậy là Ri vẫn còn có hy vọng. Hắn xuống thêm một câu mùi mẫn nữa:
- Anh sẵn sàng chờ em đến muôn kiếp. Nhưng em lẹ lẹ lên nhé. Đối với anh bây giờ một ngày là dài như 24 tiếng….
Hồng thấy tội nghiệp thật, nàng an ủi hắn:
- Nếu anh Ri thật lòng yêu em thì ráng chờ một thời gian nữa đi. Em mới qua chưa muốn bị ràng buộc chồng con.
Miệng thì Hồng nói thế. Nhưng Ri vừa lái xe đi bán hot dog là nàng vội vã quay số phone lên hội thiệng nguyện xin gặp người cán sự Việt Nam làm việc ở đó. Nàng trình bày qua điện thoại:
- Cháu mới đến Mỹ hai ngày nay, nhưng cảm thấy không thích sống ở đây.
Người cán sự hỏi lại:
- Cháu cho biết lý do tại sao lại hỏng thích ở đây
Hồng bịa chuyện:
- Tại cháu không biết tiếng Mỹ, mà ở đây toàn là người Tàu và Mỹ. Cháu lạc lỏng quá.
- Vậy chú có thể giúp gì cho cháu?
- Chú làm ơn xin trên hội cho cháu cái vé máy bay để cháu qua Cali. Ở đó có người Việt đông. Cháu có bạn bè bên đó, dễ kiếm việc làm hơn.
Cái chuyện này hình như cũng rất thường xảy ra ở đây. Có lẽ như vậy nên người cán sự không cần hỏi thêm câu nào nữa. Ông xin số điện thoại của Hồng rồi bảo một chút sẽ gọi lại cho nàng.
Hồng cúp máy ngồi chờ trong hồi hộp. Đúng như lời hứa, khoảng nửa tiếng sau người cán sự gọi lại. Ông hỏi Hồng đã suy nghĩ kỹ chưa.
Hồng trả lời chắc như đinh đóng vào coat:
- Cháu đã quyết định rồi. Chú làm ơn giúp cháu lần này đi. Cháu hứa sẽ không làm phiền chú nữa đâu.
- Chú đã hỏi được một vé cho cháu rồi. Nếu cháu dứt khoát muốn đi thì ra phi trường ngay bây giờ.
Hồng giựt mình:
- Dạ …cháu mới qua, hỏng có xe.
Người cán sự tỏ ra rộng lượng:
- Thôi được rồi. Cháu đọc địa chỉ đi rồi chú tới đưa giúp cháu đi.
Thế rồi, chỉ một tiếng đồng hồ sau, Hồng đã ngồi trên máy bay. Nàng tưởng tượng đến cảnh Ri đi bán hot dog về, cầm bó hoa lên gõ cửa phòng nàng. Nghĩ tới đó Hồng thấy tội nghiệp cho Ri, vừa thấy tội nghiệp cho chính nàng.