Vũ Trọng Phụng là một nhà văn tài năng nhưng bạc mệnh. Ông xuất hiện trên văn đàn rất sớm (khi mới 18 tuổi), nhưng cũng từ biệt văn đàn quá sớm (27 tuổi). Chỉ trong 10 năm mang nghiệp văn chương, nhưng những đóng góp của ông đối với nền văn học nước nhà quả là lớn lao (Không một tiếng vang - bi kịch 3 hồi, 1931; Cạm bẫy người - phóng sự, 1933; Kỹ nghệ lấy Tây - phóng sự, 1934; Dứt tình - tiểu thuyết, 1934; Giông tố - truyện dài, 1936; Số đỏ - tiểu thuyết, 1936; Vỡ đê - tiểu thuyết, 1936; Làm đĩ - tiểu thuyết, 1936; Dân biểu và dân biểu - phóng sự, 1935; Trúng số độc đắc - truyện dài, 1938; Một truyện ăn Tết - phóng sự, 1938; Lấy nhau vì tình, Quý phái, Cơm thầy cơm cô, Giết mẹ, Người tù được tha - di cảo…)
Là cây bút tiểu thuyết và phóng sự có một phong cách độc đáo, Vũ Trọng Phụng có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển của văn xuôi Việt Nam hiện đại đương thời. Ông đã làm tròn bổn phận một người thư ký của thời đại…
Dứt tình là cuốn tiểu thuyết mang tư tưởng định mệnh siêu hình, được sáng tác năm 1934.