Chương 8
CÁI GIÁ CỦA KIỂU QUẢN LÝ “HẢI ÂU”
MỌI NGƯỜI CÓ THỂ vào công ty làm việc, nhưng sẽ rời bỏ các ông chủ. Không ai có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhân viên như những người quản lý. Điều này rất đơn giản. Nhưng như mọi người đều biết, điều này chưa đủ để người quản lý và các tổ chức thay đổi cách cư xử với nhân viên. Tất cả chúng ta đều ngồi đây dưới cái bóng của người quản lý “hải âu” - người quyết định lúc nào xắn tay áo lên, xông vào và quát tháo ầm ầm như cơn bão. Thay vì bỏ thời gian để làm rõ vấn đề, cùng cả đội bàn bạc tìm cách giải quyết thì người quản lý chỉ biết đưa ra những lời khuyên sáo rỗng, rồi bỏ đi, để lại mớ bòng bong cho mọi người. Người quản lý này chỉ bàn bạc với nhân viên khi có những vấn đề cực kì quan trọng và cấp bách. Thậm chí sau đó còn bỏ đi và gần như chẳng suy nghĩ gì về cách tiếp cận của mình, khiến cho mọi chuyện càng trở nên tồi tệ hơn và làm cho những nhân viên vốn cần họ nhất trở nên chán chường và xa lánh họ.
Quản lý “hải âu” là hiện tượng ngày càng phổ biến ở nơi làm việc. Khi các công ty đang dàn trải ra để phản ứng với những thay đổi cạnh tranh nhờ công nghệ mới, các qui định ngành nghề và mở rộng thương mại toàn cầu thì những người quản lý này lại rũ bỏ công việc của mình. Những người quản lý còn lại được quyền tự chủ hơn, có nhiều trách nhiệm hơn và cũng quản lý nhiều nhân công hơn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc họ có ít thời gian và trách nhiệm hơn để tập trung vào công việc chính của mình - quản lý nhân viên. Khi vẫn còn khả năng xuất hiện những người quản lý “hải âu” ở nơi làm việc thì các tổ chức dàn trải ra như gần đây cũng phổ biến rất nhanh.
Rất dễ để chỉ điểm những người quản lý “hải âu” khi bạn là điểm cuối cùng tiếp nhận sự cáu kỉnh của họ, nhưng một người quản lý đang quát tháo không nhận thức được hành vi của họ có ảnh hưởng tiêu cực như thế nào. Và họ không phải là những người duy nhất. Ở đa số các cơ quan, lãnh đạo cấp cao không được học về những ảnh hưởng tiêu cực ấy. Tính cá nhân và quyền lực thay đổi văn hoá cơ quan thiếu thực tế thúc đẩy họ làm vậy.
Câu chuyện của Charlie có thể có phần hư cấu, nhưng nó lại mang đặc điểm của những sự thật khó nghe mà chúng ta đang phải đối mặt hàng ngày trong thế giới công sở:
• 32% nhân viên dành ít nhất 20h mỗi tháng để phàn nàn về ông chủ của mình.(1)
• Những nhân viên có lãnh đạo chỉ biết quát tháo có nguy cơ mắc động mạch vành cao hơn 30% những nhân viên không có lãnh đạo như vậy.(2)
• Hơn 2/3 số dân Bắc Mỹ đang suy nghĩ nghiêm túc về chuyện nghỉ việc, khiến các chủ doanh nghiệp hàng năm bị thiệt hại hơn 360 tỉ USD.(3)
• Khoảng 50% người dân Mỹ chán ghét công việc của mình(4) và mức độ thoả mãn với công việc đã tụt xuống mức thấp nhất trong vòng 20 năm qua.(5)
Một vài sự kiện sau đây nhắc nhở chúng ta rằng làm một người quản lý thật không dễ chút nào:
• 20% nhân viên sẵn sàng làm thay công việc của ông chủ.(6)
• 35% nhân viên thấy khó khăn khi nói chuyện với ông chủ.(7)
• 64% quản lý thừa nhận rằng họ phải làm việc bằng kĩ năng quản lý của mình. Khi được hỏi họ nghĩ nên tập trung vào đâu thì họ lại bối rối nói rằng “thể hiện bằng những con số”, nhưng họ lại không mấy hiểu biết về kĩ năng quản lý con người.(8)
• Sau hơn 20 năm châm biếm văn hoá quản lý qua câu chuyện hài đặc biệt thành công Dilbert, Scott Adam đã đồng ý làm quản lý nhà hàng ông đã cùng chung vốn nhiều năm. Việc ông thâm nhập vào thế giới quản lý lộn xộn và phức tạp là việc tự hạ thấp mình nhưng ông cũng trung thực thừa nhận về những thiếu sót của mình trong thế giới thực. “Tôi chắc rằng mình không thể chịu được việc cứ bay đi bay lại và quát tháo mọi thứ.”(9) Cứ một phút lại có một quản lý “hải âu”.