Đóa sen ngàn cánh , Thiền trong tịnh độ

Phần II

Mầu xanh láng mướt của tách trà xứ Romania đưa làn hương trà bạc hà ẻo lả lảng đảng trong căn phòng ấm áp với những thảm len dầy và những bình hình cây đèn thần của xứ ngàn đêm lẻ như đưa tôi về vùng trời huyền thoại của miền sa mạc Trung Đông ngời trăng sao lấp lánh.  Người bạn có tên dài  nhưng thơ mộng như bài thơ trữ tình của Rumi nhà đạo sư thế kỷ thứ sáu ngừơi Hồi đã thánh hóa tình yêu bằng những bài thơ xuất thần bất tử.

Ánh Sao Trời Đêm Kim Cương Ngời Sáng”, Alma Mahliqa Muneerah Jannah Rakhshanda khẻ mỉn cười trêu tôi, này người bạn Á Đông “đầu trên mây và chân không chấm đất” của tôi, hẫy ăn thử kẹo làm bằng hương hoa hồng (Gulbarg-Hacizadi) của xứ tôi đi.  Tôi ngắm nhìn những viên kẹo mềm mại trong vắt mầu hồng nhạt phủ một lớp mỏng phấn đường trắng nhẹ như bụi của nhụy hoa, bầy theo hình tháp trên diã bạc điêu khắc dòng hồi văn bay bướm.  Mùi thơm dịu phảng phất hương hồng trắng đủ nói lên nghệ thuật làm kẹo xứ Trung Đông ấy đã theo vị ngọt thấm sâu lắng trong hồn.  Tôi nhón thêm một viên nữa, nhắm mắt lại ngã lưng trên sô pha vàng sậm sắc thu, lắng nghe tiếng đàn Hồi buồn như tiếng gío lướt trong vùng biên địa hoang vu đang biến cả không gian nhỏ bé nầy thành những khoảng trống mênh mông.

Mahliqa Rakhshanda (nay tôi gọi bằng tên tắt), nhẹ nhàng rót thêm trà từ một bình bạc có vòi dài, từ trên cao chẩy xuống một dòng thẳng tắp, làn trà sủi bọt bám quanh thành tách (đây là cách uống trà đen với nước cực sôi, cách rót trà làm trà nguội một tí, đồng thởi để hương trà tỏa thơm).  Tôi nhìn cô ấy rón rén nâng tách trà từ khay bạc chân qùy, trên khay bầy thêm một chén bạc nhỏ đựng từng viên đường cát vuông để bỏ vào trà làm dịu đi vị đắng của ly trà nâu đặc sánh.  Mahliqa khẻ khuấy đường bằng một thìa bạc nhỏ năm lần, vì không muốn làm vẩn đục trà và làm nước nguội qúa mức, cô làm trong một tỉnh thức trang trọng. Tôi biết cô bạn rất yêu các nghi thức uống trà, đó là một nhân duyên  rất đổi tình cờ trong trùng trùng duyên khởi đã đưa chúng tôi gặp nhau.

Mấy năm trước, vào một chiều cuối tuần, tôi ghé xuống phố Society Hill hay là Đồi Xã Hội, cũng có thể gọi Phố Nghệ Sỷ, theo thói quen tôi thích ghé thăm một tiệm sách triết học Đông Phương, là tiệm sách đầy đủ các sách tôn giáo thế giới ở thành phố từng là thủ đô xưa của Hoa Kỳ. Tiệm với nét văn hóa viển đông lạ vì hai cánh cửa kính rộng lớn mà người có thể đi bên trong, một bên bầy những tượng Phật từ Tibet (Tây Tạng), Nepal v..v.. và nhiều pháp khí cổ xưa, đặc biệt là một tượng Phật Vairocana (Tỳ LÔ Gìa Na Phật) bằng đồng đen tuyệt đẹp trên một đài sen nhiều cánh, cửa kính bên kia bầy một tấm kính dầy cao dựng đứng trong vắt với nước tràn xuống tạo một cảm giác vừa mát mẻ vừa thanh tịnh.  Bên ngòai giữa hai lối đi là một tượng sư tử đồng dài và cao khoảng ba thứơc theo lối thời vua Asoka (A Dục) Ấn Độ, đang ngạo nghễ ngắm người qua lại.

Tôi đứng mãi mê đọc bên kệ sách miền Trung Á thì một cuốn sách rơi trúng vai, giật mình tôi ngước lên thấy một người con gái Trung Đông đôi mắt to đen láy đang với tay lên trên vẻ ngại ngùng xin lổi.  Tôi cúi nhặt cuốn sách, khẻ liếc qua " The Art Of Tea” của Kakuzo Okakura trình bầy trang nhã với ly trà Nhật xanh ngát đang bốc khói.  Tôi đưa trả cô ấy và mỉn cười nói: Đây là cuốn sách nghệ thuật về trà tuyệt hay mà tôi đã từng đọc.  Cô thích thú như vừa tìm thấy một tri kỷ, vồn vã tán chuyện về nghệ thuật trà Đông Phương, nơi khách phải qua một lần ngỏ để cài khẻ cánh cổng tre đơn sơ, và cúi thấp mình khi bước vào trà thất sau khi đã bỏ lại giầy dép bên ngòai.  Sự cúi thấp mình qua khung cửa hẹp là một nghi thức đầu tiên như sự từ bỏ bản ngã vốn cứng cỏi đầy kiêu hảnh nơi con người để từ đó bậc vương hầu nhất mực quyền qúy đến kẻ sỉ cơ hàn ngạo nghễ phải nhún mình học cách sống hòa nhã của chốn thiền môn tĩnh lặng nhưng uy vũ bất năng khuất đó.

Cô say sưa kể vào dịp tháng mười của mùa thu trước, khi lá vàng phủ lối, khi hương thơm của khí thu lạnh rơi trên từng lối nhỏ dẩn vào khu vưòn Nhật của công viên thành phố (Japanese house-Sofuko). Nơi căn phòng gổ trải thảm Tatami (đây là dinh thất dựa theo kiến trúc cổ do kiến trúc sư Junso Yoshimura), một vị đạo sư trà Nhật với trang phục cổ truyền đã trang nghiêm hướng dẫn nghi thức pha trà qua từng cách chọn nước, đun nước, rửa chén, khuấy trà và nét thưởng thức trà trong tĩnh lặng vô ngôn.  Từng hành động, từng cử chỉ nhỏ nhặt thể hiện tinh thần tương kính giữa chủ và khách, nói lên một niềm cãm thông vô biên xứ của nền đạo học cổ kính đượm tính nhân hòa nhưng không kém phần uy nghiêm bất khuất nơi bản chất thiền tông xứ Phù Tang.  Cũng từ đó cô yêu nền văn hóa thuần nét Zen đượm vẻ huyền ảo của một vầng trăng tròn với một vạch trực phóng trên nền giấy lụa trắng ngời được trang trọng treo trong phòng tokonoma (nơi cao qúy trong nhà).  Cô ngừng lại và hỏi tôi về nghệ thuật trà nơi quê hương tôi, không đáp tôi hẹn gặp lại cô ta vào tối thứ bẩy tuần sau ở nhà tôi.

Đúng bẩy giờ chiều, cô và hai người bạn cũng yêu thích nền đạo học Á Châu đến thăm tôi, cô mang cho tôi một bông hồng trắng tuyệt đẹp, và để đón họ, tôi mời mọi người ngồi chung quanh chiếc bàn thấp bằng rể cây hoa Đỗ Quyên gìa cỗi, và những chiếc ghế mây có phủ lên trên những chiếc gối bằng đũi Hà Đông mầu nguyệt bạch.  Để bắt đầu câu truyện trà nơi xứ Việt, tôi đốt một lò trầm, trầm vừa bén lửa sẻ được vùi trong tro vỏ bưởi Thanh Trà, hương trầm tỏa lên một làn hương thanh thoát nhẹ nhàng đưa lòng người thoát tục.  Đây là một kỷ thuật đốt trầm mà tôi học được từ ông ngoại. Trầm ngún bằng bột bưởi sẻ cháy lâu, không ra khói đen, và đặc biệt bưởi Thanh Trà cho một hương thơm đặc trưng. Hàng năm khi tiết trời trong mát vào thu là lúc ông tôi nhắc bà ra ngoài cổng  đợi những o Huế áo dài nâu non quẩy gánh bưởi đi bán, bưởi được mua từ đó cho đến đầu tháng mười hai âm lịch, bưởi mua để dành ăn, cúng tết và biếu xén.  Những trái bưởi nhỏ mầu vàng nắng mới, khi bóc ra múi bưởi mọng nưóc, ngọt hương thơm từ bàn tay mẹ, bàn tay bà và nổi mừng lấp lánh trên đôi mắt trẻ thơ chúng tôi.  Nhưng với ông tôi vỏ bưởi là chính yếu, bưởi được mua về xếp dưới gầm của phản gổ gỏ chân qùy cao bóng là nơi các cụ thường ngồi bàn chuyện thiên hạ đại sự, là nơi họp gia tộc bàn chuyện phải quấy, là giang sơn riêng của lủ trẻ tôi dưới gầm phản, nơi mà mẹ mổi ngày chui xuống lau chùi sạch bóng. 

Bưởi được bầy ngay ngắn theo hàng, lúc bé tôi hay lẩm nhẩm đếm xem số bưởi đã qúa trăm chưa.  Bưởi được xếp dưới gầm phản mát lạnh sẻ khô từ từ nhưng ruột sắt lại ngọt lịm.  Vỏ bưởi được lau sạch trước khi ăn, vỏ tách ra phơi trên mân tròn lớn vào lúc nắng lớn, Khi khô quắt sẻ xâu từng chuổi dài và treo trên xà nhà.  Đến lúc số lượng đủ nhiều, ông tôi dùng một lò than nhỏ cháy hồng củi đước, gắp than bỏ qua lư đồng lớn nơi xếp đầy vỏ bưởi, than bén vào vỏ bốc lên một làn khói xanh thơm hương bưởi nhẹ nhàng quyến rủ tỏa ra ấm ba gian nhà.  Sau khi vỏ bưởi thành tro, để nguội ông dùng một sàn sắt sàn cho thật mịn và bột được thu cất trong hộp thiếc không rỉ sét. Bột bưởi để gây trầm vào những ngày rằm, lể chạp, hay dịp quan trọng, như đôi khi một cụ bạn cố cưụ của ông ngoại từ xa tới thăm là lúc ông ngoại trịnh trọng đốt một lư trầm nhỏ mừng dịp hội ngộ.  Hình ảnh ông ngoại râu tóc trắng phơ, nét mặt hiền hòa điềm đạm cùng cung cách sống đã đi vào tuổi thơ đầy mộng mị của tôi.

hóa khác nhau, cô bạn từ xứ Ba Tư diểm lệ, cô bạn Hòa Lan thơm cánh đồng hoa tulip rực rỡ mùa xuân, còn anh bạn từ xứ Anh phủ đầy sương mù trên dòng sông Thame cổ kính.  Cô bạn thích thú nhìn tôi dùng một mảnh trúc vàng óng múc trà, những cánh trà móc câu còn xanh mầu lá vào một ấm gan gà đỏ sậm mầu nâu ấm áp của đất.  Tôi bắt đầu rửa trà bằng lượt nước đầu, sau đó rót một lượt nước vừa sủi bọt mắt cá vào trà, tôi dùng ấm chuyên trà ra chén sứ trắng đời Lý, mầu trà xanh trong ánh men đẹp như bài thơ họ Hàn:

Nhà ai mướt qúa xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chử điền

Sau cùng tôi thong thả tráng các chén trước khi chuyên trà ra từng chén hột mít, trà sen ngát hương thơm đất trời quyện vào các câu chuyện thiền đầy đạo vị.  Những người bạn yêu cầu tôi giải thích về cách ướp trà sen, tôi kể cho họ khi buổi sáng tinh mơ còn đọng sương trên mặt hồ sen sau chùa, vị ni sư cùng cô đệ tử nhỏ bơi thuyền ra hái sen từng bó ngát hương cùng lá sen phơn phớt mịn.  Sen đưọc hái về, nhụy được tẻ ra cẩn thận trộn vào trà ủ cả ngày nơi thoáng sạch để hương trà hương sen hợp thành một, trà được sao chế cẩn thận tất cả đều làm bằng tay.  Nhưng chén trà hôm nay đã làm trong chánh niệm và lòng từ của một ni sư một đời hành y không mỏi mệt, người hiền lành chất phác và một tâm hồn vì đạo pháp luôn nở nụ cười an lạc.  Người đã dậy tôi niệm phật, gỏ chuông và lòng bao dung yêu từ cây cỏ đất đá cho cả đến kẻ tổn hại mình.  Người dậy tôi thực tập hạnh từ bi ban rải trong chén trà thơm cho đến khi không còn ranh giới giữa người và ta, giữa ta và các sinh linh, tất cả sẻ không còn ngần mé, tất cả sẻ đồng nhất trong biển trí tuệ của Như Lai. 

Chúng tôi trao đổi các câu chuyện về nền văn hóa của dân tộc mình, về cuộc  sống tâm linh, về lối suy nghỉ thu hẹp vào tham vọng không ngừng cho sự cầu tiến phi nhân vô hạn không biết đâu là đủ.

Đêm đã về khuya, bổng tiếng gáy của một chú dế từ đâu phóng ra, làm chúng tôi ngừng lại, lắng nghe để chợt thấy một hạnh phúc rất bình dị đang vỡ òa trong tâm khảm.  Tôi xin lổi đứng dậy đi vào bếp bưng ra khay chè hạt sen hồ Tịnh Tâm mà cô bạn Huế vừa kịp mang về trong chuyến thăm nhà mới đây.

Chúng tôi thong thả ăn từng muổng chè thanh bùi vị ngọt mát của đường phèn.

Tôi hẹn sẽ nói về câu chuyện trà xứ Việt, bàng bạc trong dân gian nơi ấm trà vối, nơi đầu làng quê của bình trà xanh vừa hái lá và chuyện thi văn muôn đời nơi chốn đình làng vào dịp sau.

Tôi tiễn bạn ra xe, sương đêm mát lạnh của mùa thu và ánh trăng vằng vặc 

trên không buông xuống trên lối đi, soi rỏ hồn tôi một khỏang khắc phiêu du

ngời hương đạo, tôi như cãm nhận thiền ý của tổ Trúc Lâm ngày nào trong ánh trăng ngà của quê hương muôn thưở:

Bình xưa tưới nguyệt, tối uống trà…

 

Nhã Lan Thư