Điệp Viên Hoàn Hảo X6

… 6 NĂM SAU

Docsach24.com
hi cho phép tôi viết hồi ký cho ông, Phạm Xuân Ẩn đã ở chặng cuối của cuộc đời. Tôi đặt tên cuốn sách là ĐIỆP VIÊN HOÀN HẢO vì những lý do mà tôi sẽ nói rõ trong phần này. Những cuộc trao đổi ban đầu của chúng tôi diễn ra tại tiệm Givral, nơi suốt cuộc chiến tranh của người Mỹ là địa điểm mà cánh phóng viên và giới chính trị gia tới để phao tin đồn hoặc tìm kiếm những dòng tin chính trong ngày. Hầu như ai cũng gọi ông Ẩn là Tướng Givral, và ông được dành riêng một chiếc bàn tại đây. Đến khi ông Ẩn yếu đi, chúng tôi chuyển sang gặp nhau tại nhà riêng của ông. Các cuộc trò chuyện hàng ngày thường kéo dài trong nhiều giờ và diễn ra trong rất nhiều tháng, ông chia sẻ với tôi những tấm ảnh, tài liệu, thư từ và những câu chuyện kể. Chúng tôi chỉ kết thúc trò chuyện khi Ẩn cảm thấy không còn sức để tiếp tục. Ồng còn giới thiệu tôi với các thành viên của mạng lưới H.63 và tôi đã có nhiều giờ trò chuyện với họ.

Tôi nhớ rất rõ cuộc nói chuyện cuối cùng giữa tôi và Ẩn. Tôi tới nhà ông, và lần đầu tiên sau nhiều năm, tôi được thông báo rằng ông đang ở trong phòng ngủ. Người con trai cả của Ẩn, Hoàng Ân, dẩn tôi lên gác và tôi đã bắt gặp một Phạm Xuân Ẩn rất tiều tụy. Nhìn ông như vậy tôi rất buồn và không biết nói hay làm gì cả. Ông khẽ vẫy tay, ra hiệu tôi đến gần để có thể nghe ông nói: “Tôi sắp chết rồi. Đây là cuộc gặp cuối cùng của chúng ta. Chẳng bao lâu nữa tôi sẽ đi gặp Diêm Vương”.

Tôi cố động viên ông Ẩn rằng bệnh sẽ nhanh chóng qua thôi, nhưng người bệnh biết rõ hơn ai hết. Ông nhờ tôi chuyển lời chào tới các bạn Mỹ của ông và một lần nữa hỏi tôi có nghe tin tức gì của Beverly Deepe hay chưa, đây là một trong rất ít bạn cũ của Ẩn đã không thể tha thứ về việc ông thực hiện nhiệm vụ tình báo ngày trước. Cho tới hơi thở cuối cùng, Ẩn không thể hiểu tại sao trong khi nước Mỹ và Việt Nam có thể hòa giải, thì Deepe vẫn không thể tha thứ cho ông về bất cứ sự lừa dối nào mà bà cho rằng ông từng thực hiện.

Cả gia đình Ẩn cùng có chung nguyện ước này và bản thân tôi cũng không thể hiểu tại sao một số người Mỹ vẫn cứ ôm một nỗi hận đối với Ẩn. Sau rốt, những kẻ thù huynh đệ miền Nam của Ẩn, chẳng hạn người bạn thân của tôi là Lê Khanh, người đã giới thiệu tôi với Ẩn, cuối cùng rồi cũng bỏ qua quá khứ bởi ông hiểu Ẩn trong tư cách là một người Việt Nam. Khanh đã mất nước. Nếu ông ấy có thể chấp nhận vun đắp một tình bạn với Ẩn, vậy thì tại sao những người Mỹ đã xâm lược đất nước của ông lại không hiểu lịch sử? Những kẻ thù huynh đệ hiểu rõ hơn bất cứ người nào về những dối trá đối với tất cà các phía của cuộc chiến. Khi chiến cuộc kết thúc, Phạm Xuân Ẩn hiểu rõ hơn bất cứ ai về những gì được và mất của ông. Ông đã nói về điều đó cho tới hơi thở cuối cùng. Đấy là một phần của câu chuyện mà ông muốn tôi chuyền tải trong cuốn sách này.

Các ghi chép của tôi cho thấy sau đó Ẩn đã nói với những người bạn tại Mỹ rằng nếu kiếp sau ông hóa thành chim nhạn di trú thì ông sẽ tới thăm họ. Lần đó, Ẩn thì thào vào tai tôi điều mà tôi sẽ không bao giờ quên được và cũng chưa bao giờ nói ra trước đây: “Có một vài người bạn mà ông không thể thực sự tin tưởng. Khi viết cuốn sách ông hãy nhớ điều đó”. Tôi điểm tĩnh hỏi Ẩn rằng lời cảnh báo này có ý nghĩa như thế nào và ông đang đề cập đẽn những ai? Ông đưa ra hai cái tên. “Có những người sẽ không cảm thấy vui về những điều mà tôi đã kể cho ông, nhưng đừng vì họ mà thay đổi câu chuyện. Hãy viết sự thật”.

Ông Ẩn một lần nữa nhờ tôi chuyền lời chào tới những người bạn Mỹ, đặc biệt là Germaine Lộc Swanson. Ngay trong tình cảnh sức tàn lực kiệt, Ẩn vẫn kể lại cho tôi câu chuyện mà ông từng kể về những ngày can trường của Germaine trong vai trò là một y tá dù, và bằng cách nào mà ông từng có lần cứu Germaine thoát khỏi một tình huống nguy cấp. Kể được vài phút, ông Ẩn ngừng lại đột ngột và chỉ nói: “Tôi yếu quá rối. Chúc trở về bình an, tạm biệt”.

Đó là lần cuối cùng tôi nhìn thấy người bạn Phạm Xuân Ẩn của tôi.

Câu chuyện với đầy đủ tinh tiết và sự thực mà Ẩn muốn kể lại đã xuất hiện chưa đầy một năm sau khi ông qua đời, với ấn bản tiếng Anh nhan đê PERFECT SPY X6 - The Incredible Double Life of Phạm Xuân Ẩn, Reuters, Time, New York Herald Tribune Reporter & Vietnamese strategic Intelligence General (ĐIỆP VIÊN HOÀN HẢO: Cuộc đời hai mặt phi thường của Phạm Xuân Ẩn - Phóng viên Reuters, Time, New York Herald Tribune… & Tướng tình báo Chiến lược Việt Nam).

Cuốn sách được chào đón nóng nhiệt ở Mỹ, nhưng không phải không có một số tranh cãi mà tôi sẽ chia sẻ. Tôi hài lòng khi một ấn bản tiếng Việt đã được ra mắt, nhưng tôi thấy chưa thật thỏa đáng khi biết rằng một phần trong bản tiếng Anh chưa được thể hiện đầy đủ trong bản tiếng Việt, đặc biệt là phần chú giải và tài liệu tham khảo. Phần bị bỏ này sau đó đã được điều chỉnh khi tôi nài nỉ in thêm có giới hạn ấn bản kèm theo ghi chú. Tuy nhiên, phần chuyển ngữ thì vẫn chẳng có gì thay đổi. Thế là câu chuyện mà Phạm Xuân Ẩn thực sự đã kể cho tôi không hề xuất hiện bằng tiếng Việt, chỉ có ở bản tiếng Anh.

Trong dòng hồi tưởng mới này, tôi đã thêm vào những câu chuyện và tình tiết mới mà hồi năm 2007 chưa thể kể ra. Tôi cũng phản ánh lại việc một số độc giả dân sự và quân sự Mỹ đã phản ứng về cuốn sách của tôi cũng như về nhân vật, con người Phạm Xuân Ẩn như thế nào. Tuy nhiên, điều làm cho ấn bản mới này trở nên rất quan trọng đó là bản dịch mới. Độc giả Việt Nam sẽ lần đầu tiên được đọc câu chuyện về cuộc đời phi thường của Phạm Xuân Ẩn như chính những gì mà ông đã kế với tôi, một người Mỹ viết hồi ký cho ông. Ngoài ra, ấn bản mới này còn được bổ sung những bài phỏng vấn, bài viết cảm động và chân thực từ những người đồng chí, đồng đội của Phạm Xuân Ẩn: các ông Mười Hương, Tư Cang, Mười Nho, bà Mỹ Nhung… Điều này làm cho ấn bản của First News - Trí Việt vừa rất đặc biệt, vừa là một cuốn sách mới đối với bạn đọc Việt Nam.

Tôi rất cảm kích việc Công tỵ First News - Trí Việt, Nhà xuất bản Hống Đức và ông Nguyên Văn Phước, nhà sáng lập và là Tổng giám đốc First News - Trí Việt, muốn xuất bản cuốn sách bằng một bản dịch mới, theo cách dịch sát nghĩa chính xác theo bản gốc của Perfect Spy với các bổ sung thông tin và hình ảnh chưa được công bố.

Trong trái tim và tâm hồn mình, ông Phước ngưỡng mộ và yêu thích câu chuyện của Phạm Xuân Ẩn. Ông ấy và tôi hy vọng sẽ thực hiện một bộ phim về cuộc đời Phạm Xuân Ẩn dựa trên ấn bản mới ĐIỆP VIÊN HOÀN HẢO. Ông ấy và tôi tin rằng sẽ rất có ý nghĩa khi người Việt Nam được lắng nghe những ngôn từ và phong cách của Phạm Xuân Ẩn, đặc biệt là các thế hệ trẻ, bởi cuộc đời của Ẩn không chỉ là một câu chuyện chiến tranh mà còn là câu chuyện về hàn gắn, về lòng trung thành với đất nước và bạn bè. Câu chuyện của ông bao trùm lên hai đất nước trong một giai đoạn gần năm thập kỷ.

*

Tôi không chắc là có một người nào đó hiểu được con người thực của Phạm Xuân Ẩn, ngoại trừ mẹ và vợ của ông. Ông đã trải qua phần lớn cuộc đời với chiếc mặt nạ, trong một vỏ bọc giúp ông có thể đánh lừa mọi người - các cơ quan tình báo Việt Nam Cộng hòa, CIA của Mỹ, các nhà báo Mỹ, châu Âu và Việt Nam, quan chức chính quyền miền Nam và thậm chí là cả người thân trong gia đình, ngoại trừ mẹ và vợ của ông. Danh sách những người bị Ẩn đánh lừa có cả những nhà tình báo chuyên nghiệp như Edward Lansdale, William Colby và Lou Coneỉn; các quan chức chính phủ Việt Nam Cộng hòa như Nguyễn Cao Kỳ và Trần Văn Đôn; giám đốc tình báo của chính quyền Ngô Đình Diệm - bác sĩ Trần Kim Tuyến; những nhà báo đồng nghiệp và bạn bè người Việt như Nguyễn Hưng Vượng, người đống thời làm việc cho CIA, và Cao Giao, người mà cùng với Ẩn và Vượng, được coi là “tam ca giọng nam cao” của Đài phát thanh Catinat. Danh sách dài những phóng viên bị qua mặt có David Halberstam, Robert Shaplen, Francis Fitzgerald, Robert Sam Anson, Neil Sheehan và Stanley Karnow. Tất cả những cá nhân này đều hãnh diện về khả năng nhìn thấy sự thật. Thế nhưng, không một ai trong số họ từng nghi ngờ Phạm Xuân Ẩn là điệp viên Cộng sản.

Khi chiến tranh kết thúc, mỗi người trong số đó đều ngả mũ trước Ẩn về khả năng hoạt động của ông. Phần lớn những người bị qua mặt đã chọn tình bạn thay vì giận dữ trước sự thật rằng bạn của họ từng là một điệp viên. Phần lớn đều phủ nhận khả năng họ đã bị lợi dụng làm nguồn tin phục vụ cho các báo cáo gửi ra Hà Nội. Ông Ẩn kể với tôi rằng, sau chiến tranh, cựu Giám đốc CIA William Colby tới Việt Nam với mong muốn gặp ông, mang theo những câu hỏi về nghề nghiệp để trao đổi giữa hai điệp viên chuyên nghiệp. “Gặp ông ấy rất nguy hiểm cho tôi. Lần đầu tiên tôi không được phép, nhưng sau đó tôi được phép tới dự một buổi tiệc trưa và chúng tôi đã chào nhau”. Khi tôi hỏi Ẩn rằng hai người đã nói gì lúc đó, ông lắc đầu theo cách làm cho tôi hiểu rằng có những bí mật và câu đố mà tôi sẽ không bao giờ biết hoặc giải được. Ẩn vẫn sống như tên riêng của ông được diễn dịch trong tiếng Việt - ẩn giấu và bí mật. Tên ông chính là cuộc đời của ông!

Phạm Xuân Ẩn là một sĩ quan tình báo của một phe và được thượng cấp chỉ đạo thâm nhập vào cơ sở của đối phương để lấy thông tin giúp cho phe của ông đánh bại “kẻ thù”, ông đã trở thành huyền thoại trong cộng đồng tình báo thế giới vốn rất muốn biết bằng cách nào mà Phạm Xuân Ẩn hoạt động thành công và không bị bắt. Cuộc đời với tư cách là một điệp viên của ông là một ví dụ sáng rõ về sự khó nắm bắt của linh vực tình báo con người trong cả khía cạnh lĩnh vực này ảnh hưởng lên kết cục chiến tranh lẫn nó ảnh hưởng lên quan hệ cá nhân.

Kể từ khi ĐIỆP VIÊN HOÀN HẢO được ấn hành, tôi đã có dịp trao đổi với các thành viên trong cộng đồng tình báo về vai trò của một điệp viên đơn tuyến. Có một dịp vào năm 2009, một sĩ quan phản gián làm việc cho chính phủ Mỹ đã tiếp cận tôi với mong muốn được trao đổi về những điều mà Phạm Xuân Ẩn đã kể nhưng không được đưa vào sách. Thời kỳ hậu sự kiện 11 tháng 9, người ta rất chú trọng công tác tình báo sử dụng con người. Mà ông Ẩn lại là một bậc thầy về thu thập tin tức thông qua quan hệ cá nhân. Viên sĩ quan tình báo nọ tin rằng cuốn sách của tôi đã cung cấp một cái nhìn tường tận vào các tác động của một điệp viên được đặt vào vị trí trọng yếu. “Đây là một trong những ví dụ rõ nhất về khái niệm ảo ảnh thường được dùng để mô tả thế giới tình báo”, ông nói.

Trong cuộc trò chuyện, tôi nhận thấy rằng viên sĩ quan phản gián đặc biệt quan tâm tới những điều ông Ẩn đã kể cho tôi về các cách thức hoạt động mà có lẽ giúp hiểu rõ hơn bức tranh ghép về việc sử dụng con người để thu thập tin tình báo.Tất cả những gì tôi suy nghĩ vào lúc ấy đó là ông Ẩn hẳn sẽ cảm thấy được đền đáp tới nhường nào nếu biết được rằng ngay cả khi đã chết ông vẫn được quê hương thứ hai sử dụng để tạo ra một phương cách nhằm bảo vệ đất nước của chúng tôi khỏi các cuộc tấn công của kẻ thù.

 Đó là bởi Phạm Xuân Ẩn không bao giờ coi nước Mỹ là kẻ thù. “Ông thấy đấy, lúc tòa Tháp đôi sụp đổ và lúc tôi đọc bản báo cáo của Uỷ ban điều tra vụ 11-9, tôi một lần nữa lại nghĩ rằng đất nước hùng mạnh nhất hành tinh đã bị làm tổn thương bởi họ không hiểu được tính chất dễ bị thương tổn của mình”, ông Ẩn nói. “Tất cả những người chiếm máy bay kia đều từng sống và học ở Mỹ, giống tôi. Có thể họ đã làm bạn với những người Mỹ theo những cách mà tôi đã từng. Sự khác biệt lớn ở đây là, tôi được đưa tới Mỹ không phài để hủy diệt nước Mỹ. Tôi tới đó để học tâm lý của họ và qua đó có thể hiểu rõ hơn về một kẻ thù tiềm tàng. Tôi đã khóc sau khi tòa Tháp đôi sụp đổ và không thể mừng sinh nhật vào ngày 12 tháng 9. Ngày ấy thật buồn”.

Cho tới tận hôm nay, tôi vẫn không biết được làm sao một con người có thể sống một cuộc đời dài dàng dặc trong tình trạng bí ẩn và che giấu, như cái tên của ông. Làm sao Ẩn có thể tồn tại được mà không bị bắt hoặc vấp phải một sai lầm, sơ sót nào? Làm thế nào để có thể xây dựng được tình bằng hữu dựa trên sự dối lừa và, khi mà sự dối lừa đó bị phơi bày, vẫn có rất ít người cảm thấy bị phản bội? Đó là lý do tại sao tôi lại chọn tên sách là ĐIỆP VIÊN HOÀN HẢO. Tôi tin Phạm Xuân Ẩn không phản bội ai cả. Tôi sẽ chia sẻ nhiều điều về khía cạnh này. Ông trở thành điệp viên không phải vì tiền hoặc danh tiếng cá nhân, ông lãnh nhận nhiệm vụ bởi vì ông yêu đất nước và có một giấc mơ cho đất nước của ông. Ẩn đã hoàn tất sứ mệnh và nhờ đó ông trở thành Anh hùng tại Việt Nam.

Một phần trong bí ẩn của con người Phạm Xuân Ẩn bắt đầu với câu hỏi - “Con người thực của Phạm Xuân Ẩn là ai?”. Đó là con người trước, trong hay sau chiến tranh? Liệu có thể biết được điều đó hay không? Liệu chính bản thân ông Ẩn có biết câu trả lời? Ẩn từng được hướng dẫn rằng nếu ông không thực sự hóa thân vào chiếc mặt nạ của mình, ông sẽ thất bại trong sứ mệnh và sẽ chết giống như con cá nằm trên thớt, ông buộc phải trở thành một người khác, không chỉ trong cách thức hành xử với mọi người, mà còn trong cách sống và suy nghĩ của chính ông. Bằng cách ấy, ông đã trở thành một người khác, nhưng con người đó là ai khi chiến tranh kết thúc và khi chiếc mặt nạ không còn cần thiết nữa? Tôi tin rằng Ẩn biết mình là ai, cũng như ông biết tất cả những gì mà ông đã từ bỏ và mất mát.

 Điều này trở nên rõ ràng nhất khi cả người Mỹ lẫn người Việt Nam đều thắc mắc về một số hành động của ông. Ẩn không được phép rời Việt Nam để dự lễ tốt nghiệp của con trai tại trường North Carolina và sau này là Trường Luật thuộc Đại học Duke bởi lẽ, như lời của chính ông, “Họ vẫn chưa biết rõ tôi là ai”. Ẩn đã thổ lộ với tôi rằng “tôi thực sự muốn dự lễ tốt nghiệp của con trai, nhưng cũng hiểu rõ tình hình lúc ấy. Cháu nó được phép ra đi để đổi lợi việc tôi phải ở lại đây, mãi mãi, nhưng giờ thì ổn rồi”, ông Ẩn đã yêu cầu tôi không đưa chi tiết này vào sách.

Là người viết hồi ký cho Ẩn, tôi biết rằng ông đã dần yêu cái vỏ bọc, yêu cái mặt nạ của ông, đó là công việc của một phóng viên trong một nền báo chí tự do. Ẩn đã học nghề báo tại Trường Orange Coast từ năm 1957 đến 1959 như một phần nhiệm vụ. Nhiệm vụ ấy là học tất cả những gì có thể về người Mỹ bởi các lãnh đạo ở Hà Nội đã nhìn thấy cái ngày mà người Mỹ sẽ thay thực dân Pháp. Vào năm 1957 thì không ai có thể thấy trước được quy mô cũng như mức độ hủy diệt từ sự can dự ấy của người Mỹ, nhưng người Việt lúc bấy giờ đã tiên liệu được rằng đất nước nhỏ bé của họ sẽ đối đầu với Mỹ. Ẩn ngưỡng mộ cách tư duy của những người Mỹ mà ông gặp, ngưỡng mộ giá trị và tinh thần tự do mà họ có. Nhiều năm về sau, ông đã mong muốn các con của mình được đào tạo tại Mỹ bởi đó là nơi ông đã học được về “nhân tính”, ông ngưỡng mộ nền tự do báo chí, tự do diễn đạt mà ông tìm thấy ở quê hương thứ hai của mình.

Một số điệp viên vĩ đại nhất lịch sử đã mọc gót chân Achilles để rồi rốt cuộc làm hỏng sứ mệnh khi vướng vào chuyện ái tình hay trở nên tham lam. Ẩn không bao giờ tham lam, nhưng ông từng phải lòng - với nước Mỹ mà ông đã sống trong giai đoạn 1957-1959 và với những người Mỹ mà ông gặp ở đấy. Ông cũng ngưỡng mộ những người Mỹ mà về sau ông gặp trong thời gian làm việc cho họ tại Việt Nam, một phần trong cái vỏ bọc của ông. Tôi không thể tưởng tượng được Ẩn đã phải như thế nào đế có thể ngưỡng mộ và yêu mến những con người mà ống cần phải đánh bại. Đối với Ẩn, đánh bại kẻ thù có nghĩa là quân Mỹ sẽ rút về nước và để cho người Việt tự quyết định tình hình chính trị của mình.

Tương lai của Việt Nam thuộc về người Việt Nam - chứ không phải người Mỹ, người Pháp.

Đến tận ngày nay, vẫn còn rất nhiều người Mỹ không chịu hiểu điều cơ bản này.

Trong toàn bộ giai đoạn này của sứ mệnh - vốn kéo dài tới khi Việt Nam thống nhất và không có quân đội nước ngoài nào đóng trên đãt Việt Nam - Ẩn có một giấc mơ rằng, đến khi chiến tranh chấm dứt, hiện thực mới sẽ là việc ông tiếp tục làm phóng viên tại một nước Việt Nam thống nhất. Có lần ông nói với tôi rằng ông thích được tiẽp tục làm cho tờ Time, ông tin rằng ông được học hành và có kỹ năng để đào tạo một thế hệ nhà báo mới của Việt Nam về nghề, cái nghề mà ông từng làm. Giấc mơ này, tất nhiên, chỉ đến trước khi chiến tranh kết thúc. Tôi dần tin rằng đây là cách duy nhất để cuộc sống thực và chiếc mặt nạ của Ẩn có thể gặp nhau trong hạnh phúc. Thế rồi mọi sự trở nên vừa như một giấc mơ ban ngày vừa như một cơn ác mộng. Ẩn mơ rằng những người đồng bào của ông cũng chia sẻ giấc mơ đó một cách tự nhiên. “Trong đời mình, tôi chỉ có hai trách nhiệm. Một dành cho Tổ quốc như là nghĩa vụ bắt buộc, cái còn lại là dành cho những người bạn Mỹ đã dạy tôi từ A tới Z, đặc biệt là nhân dân Mỹ. Ước nguyện của tôi là như thế này: Chiến đấu cho tới lúc đất nước giành lại được độc lập rôi sau đó tái lập quan hệ ngoại giao và bình thường hóa quan hệ giữa người Việt Nam và Mỹ, lúc bây giờ thì tôi có thể nhắm mắt xuôi tay thật mãn nguyện vào bất cứ lúc nào”.

Phạm Xuân Ẩn là một người mơ mộng, nhưng cũng là người cô đơn cho tới cuối đời. Cô đơn ở đây không có nghĩa là ông thiếu tình yêu gia đình, bạn bè hay đất nước, ông luôn ngập tràn những tình yêu ấy. Nỗi cô đơn của ông đến từ việc nhìn thấy được những khả năng có thể của đất nước Việt Nam mà ông yêu vô cùng. Đến lúc nhận ra rằng giấc mơ của một người chẳng có tác động gì, ông muốn rút lui, và nói với tôi rằng ông chi muốn trở thành một chàng Tarzan sống trong rừng thẳm, cùng gia đình và lũ thú cưng. “Câu chuyện của tôi là một câu chuyện về nỗi cô đơn”, Ẩn nói với tôi. Tôi là một điệp viên đơn độc, một Anh hùng cô đơn, một người Việt Nam cô đơn”.

Thoạt đầu, tôi không thực sự hiểu điều Ẩn nói. Ông nổi tiếng, là một sĩ quan tình báo nhiều công trạng và cuộc đời ông là một huyền thoại. Mãi về sau tôi mới hoàn toàn nắm bắt được thực tế là Ẩn đã sống giữa những người Mỹ trong gần hai mươi năm. Thời đó ông biết về người Mỹ nhiều hơn bất cứ người Việt nào trên toàn thế giới. Dù họ là kẻ thù của đất nước ông, Ẩn vẫn không thù ghét họ ở khía cạnh con người, ông tin rằng chính phủ Mỹ đã bị định hướng sai trong sự can thiệp của họ và ngay khi sự can thiệp đó chấm dứt, Ẩn tin rằng sẽ là rất tự nhiên khi nối lại quan hệ thân thiết với những con người vốn đã rất tốt bụng đối với ông trong thời gian ông ở Mỹ và lúc làm phóng viên cho Time. Tha thứ và hòa giải là ý niệm ngây thơ của Ẩn vào năm 1975. Phải mất một thập kỷ nữa thì đất nước của ông mới thấm thía được điều này.

Vấn đề căn bản là Ẩn coi trọng tình bạn hơn ý thức hệ. Trong sâu thẳm lòng mình, ông luôn tận lực vì đất nước và bạn bè. Đó là một sự cân bằng mà rất ít người, nếu có, có thể thành công. Làm sao người khác có thể hiểu được những hiểm nguy mà Ẩn tự rước vào cho bản thân và sứ mệnh của ông khi tìm cách cứu anh bạn Robert Sam Anson hoặc gia đình Brandes hay giúp các phóng viên đồng nghiệp tránh khỏi những hiểm nguy không cần thiết? Đối với Phạm Xuân Ẩn, ý nghĩa đích thực của cuộc sống nằm ở hai từ tình bạn và sự tha thứ.

Tôi không bao giờ quên được cái ngày mà Ẩn lần đầu tiên thổ lộ với tôi giấc mơ của ông cho đất nước Việt Nam, bằng cách diễn dịch lời của Tống thống Mỹ Abraham Lincoln về hàn gắn và hòa giải trong diễn văn nhậm chức ngày 4 tháng 3 năm 1865. Ngày ấy, Lincoln đã nói về sự tha thứ từ hai phía giữa những người anh em miền Bắc và miền Nam trong cuộc Nội chiến Mỹ. Ẩn trích dẫn không thật chính xác, nhưng gần giống để làm sáng tỏ. “Không ác tâm với bất cứ ai; luôn nhân ái với mọi người; và kiên định trong lẽ phải, khi Chúa cho chúng ta nhận ra lẽ phải, hãy tranh đấu để hoàn thành sứ mạng được giao; hàn gắn vết thương của dân tộc, chăm sóc các chiến sĩ đã dấn thân vào cuộc chiến, và những người vợ góa, những trẻ mồ côi - hết sức mình tạo lập và gìn giữ một sự nghiệp công chính, và một nền hòa bình vững bền, cho chúng ta, và cho mọi dân tộc”.

Hơn một lần Ẩn đã chia sẻ giấc mơ này với tôi, nhưng ông luôn bảo rằng “đừng viết điều này ra; tôi chỉ nói để ông hiểu rõ tình hình của tôi thôi”. Đây có lẽ là lý do tại sao khi tôi xem lại hàng chục bức ảnh quân sự chụp Ẩn và các đồng đội Anh hùng của ông thời hậu 1975, tôi lại có cảm giác như vậy. Tôi nhận ra rằng trong các bức ảnh ấy, ông có vẻ lạc lõng và không thoải mái. Có lẽ điều đó giải thích tại sao tôi chưa bao giờ bắt gặp bất cứ một bức ảnh nào thuộc loại này được treo trong nhà ông ở những nơi mà khách vào thăm có thể thấy được. Thay vào đó, Ẩn trưng bày các loại sách và các ấn bản mới của tờ Time.

Và đây là nơi mà sự bí ẩn của Phạm Xuân Ẩn tiếp diễn, ở trên gác, ông vẫn lưu giữ những tấm huân chương và bằng khen. Đây chỉ đơn giản là một sự hiện diện tiếp tục của chiếc mặt nạ mà ông đã đeo quá lâu? Liệu có thể giữ hai con người của ông tách biệt trong suốt cuộc đời óng? Kể từ khi xuất bản cuốn ĐIỆP VIÊN HOÀN HẢO, tôi được biết thực ra ông Ẩn đã nhận mười sáu huân chương, trong đó có mười bốn tấm quân công. Tôi đã biết một ít trong số huân chương này, chẳng hạn để tưởng thưởng cho những đóng góp của ông vào năm 1963 tại Ấp Bắc để giúp Tướng Giáp đối phó với cách thức mới của Mỹ về chống quân nổi dậy. Thời ấy, Ẩn không biết về điều này, nhưng ông thực sự là đã cung cấp cho ông Giáp về phương pháp đối phó với chiến dịch chống quân nổi dậy. Hay như các báo cáo năm 1965 của Ẩn về việc Mỹ cam kết tăng quân; hay các báo cáo chi tiết của ông trước Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968; và bản phân tích năm 1974 của ông về việc Mỹ sẽ không thể nào quay trở lại để giúp đỡ đồng minh đang khốn cùng của họ, Việt Nam Cộng hòa. Các nguồn tin của Ẩn từ trong chính quyền và Quân lực Việt Nam Cộng hòa là hoàn hảo. Những báo cáo được mã hóa của Ẩn đã dẫn tới cuộc tổng tấn công cuối cùng để thống nhất đất nước, ông Mai Chí Thọ nói với tôi rằng các báo cáo của Ẩn tới Trung ương Cục miên Nam là trung tâm của thành công.

Phạm Xuân Ẩn đã nói rất nhiều về việc ông đã sớm cảnh báo các kế hoạch của Mỹ về việc tiến vào Campuchia và cuộc tấn công Nam Lào hồi tháng 2 năm 1971, mang tên Chiến dịch Lam Sơn 719, một thất bại nặng nề của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. “Tôi có tài liệu và tôi là một phóng viên, vì thế tôi biết đặt ra những câu hỏi như thế nào và với ai”, ông Ẩn nói. Lam Sơn 719 được chờ đợi mang đến chiến tháng nhanh chóng cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa, qua đó chứng minh thành công của kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh trong một chiến dịch trên bộ hoàn toàn do Quân lực Việt Nam Cộng hòa thực hiện với phía Mỹ chỉ yểm trợ bằng không quân.

Các báo cáo và tài liệu do Ẩn cung cấp đã giúp xây dựng đối pháp chống các chiến dịch trên và dẫn tới kết quả là thất bại của phía Mỹ và Việt Nam Cộng hòa, trong đó Mỹ tổn thất nhiều máy bay và phi công. Ẩn dặn tôi rằng trước khi ông qua đời thì không công bố việc ông đã nhờ những mối quan hệ gần gũi trong Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo (CIO) để có thể biết trước kế hoạch tấn công Nam Lào vào đầu năm 1971. Dựa trên những báo cáo ấy, Trung ương Cục miền Nam đã cử một nhóm tới nghiên cứu điều kiện chiến đấu tại khu vực Nam Lào. Ông Ẩn cũng biết việc các chuyên gia quân sự Mỹ ở Việt Nam lên kế hoạch mở chiến dịch vào Lào đế cắt đứt Đường mòn Hồ Chí Minh.