Một trong những mục tiêu rõ ràng của việc cứu lấy nhân loại là giảm con số tử vong vì sử dụng thuốc lá.[157] Thuốc lá đã cướp đi sinh mạng của gần 100 triệu người ở thế kỷ XX và thậm chí sẽ tiếp tục cướp đi sinh mạng của khoảng một tỷ người trong thế kỷ XXI.[158] Mặc dù chúng ta đã chứng kiến nhiều nỗ lực từ những con người dũng cảm dám đứng lên phản đối ngành công nghiệp thuốc lá trong suốt sáu mươi năm vừa qua thì xã hội này, đặc biệt là chính phủ Mỹ đã và đang thiếu nỗ lực hành động để giảm thiểu những ca tử vong. Những chính khách được bầu lên không có một động thái nào nhưng phần lớn người dân lại không thể nhận ra và phàn nàn về điều ấy. Cả những tổ chức lợi nhuận, phi lợi nhuận lẫn chính phủ Mỹ đều liên tiếp gặp thất bại trong việc thu hút sự quan tâm của xã hội đến những vấn đề liên quan tới thuốc lá, từ quy định của ngành công nghiệp thuốc lá, ngành kiểm toán cho đến việc đối đầu với sự thay đổi khí hậu.
Trong mỗi trường hợp nêu trên, các doanh nghiệp đều cố tình làm méo mó cách hiểu vấn đề của nhân dân và các nhà cầm quyền đồng thời ngăn chặn các tổ chức phi lợi nhuận và chính phủ thay mặt nhân dân can thiệp vào hoạt động kinh doanh của họ. Tuy nhiên tôi không muốn tập trung vào các biểu hiện phi pháp của một trong số những doanh nghiệp này hoặc các chiến dịch tuyên truyền hợp pháp nhưng sai trái của họ.[159] Tôi cũng không muốn nhắc lại những lập luận quan trọng cho rằng các chính sách của chính phủ đã bị xuyên tạc bởi khả năng đặc biệt của những nhóm chuyên biệt muốn lấy tư liệu của họ để làm ảnh hưởng đến chính sách (nói cách khác là những lập luận này cho rằng một vài công ty thuốc lá cùng nhau ủng hộ một chính sách và cùng đóng góp tư liệu sẽ dễ dàng hơn việc tìm 300 người dân làm vậy). Điều chúng tôi muốn nói đến là việc sử dụng các khía cạnh của đạo đức ứng xử để tập trung chủ yếu vào sự thất bại của các chính khách và một số giáo sư trong việc cảnh báo, đối đầu và vượt qua những ảnh hưởng xấu và sự thất bại của nhân dân trong việc làm cho các quan chức được họ bầu lên có trách nhiệm với những chính sách thứ yếu. Trong chương 5, chúng ta đã cùng nhau khám phá những thất bại thường gặp khi nhận diện các hành vi vô đạo đức. Trong chương này chúng ta sẽ tìm hiểu lý do vì sao chúng ta không thể nhận diện những sai lệch trong chính sách nhà nước.
Một trong những mục tiêu cơ bản của bất kỳ chính phủ nào cũng là nới rộng bàn tiệc tài nguyên cho xã hội sử dụng. Thế nhưng khi các quyết định của chính quyền chỉ đem lại lợi ích cho một nhóm nhỏ công dân thì các tài nguyên chung từ tiền thuế ngư nghiệp cho đến khí hậu toàn cầu đều bị sử dụng sai mục đích hoặc bị bỏ quên và bàn tiệc tài nguyên bị thu hẹp lại. Chúng ta sẽ khám phá giao điểm của quá trình tâm lý và hệ thống chính trị để hiểu được lý do vì sao nhân dân và các nhà cầm quyền lại cho phép điều này xảy ra. Khi nguồn tài nguyên dồi dào mà không gây ảnh hưởng đến yếu tố gì khác, các nhà kinh tế gọi nó là “Hiệu quả Pareto”(Đạt mức tối ưu Pareto). Một thay đổi mang tính Hiệu quả Pareto có nghĩa là sự thay đổi mang lại lợi nhuận lớn hơn cho một số người mà không khiến cho ai phải chịu hậu quả. Ở mức độ quốc gia và toàn thế giới, sự thay đổi Hiệu quả Pareto không tồn tại vì bất kể thay đổi nào cũng có thể mang lại bất lợi cho một ai đó ở một lĩnh vực nào đó. Joseph Stigli , một nhà kinh tế học đã nhận giải thưởng Nobel cho rằng một số sự đánh đổi đã “gần đạt tới mức cải thiện Pareto”. Những chính sách này đem lại lợi ích cho rất nhiều người, mặt khác lại gây ra ảnh hưởng nhỏ đến những người khác, ví dụ như một nhóm quyền lợi riêng đã lái các chính sách theo hướng có lợi cho họ. Stigli nói: “Nếu tất cả mọi người trừ một nhóm quyền lợi riêng đều hưởng lợi từ một bước đi thì rõ ràng ta nên thực hiện bước đi đó”.[160] Không may là xã hội thường thất bại khi phải đưa ra các cải tiến chính sách ở mức cận Pareto.
Ở mức độ lý tưởng, những thay đổi về chính sách nhà nước cần bao gồm sự đánh đổi thông minh có thể đem lại lợi ích nhiều hơn là ảnh hưởng xấu tới hầu hết nhân dân.[161] Do vậy để có được một chính sách khôn ngoan về thuốc lá thì những lợi ích dự kiến về đời sống cũng như việc phòng chống bệnh tật nó có thể đem lại cho xã hội phải lớn hơn chi phí cho công ty thuốc lá và nhân dân (ví dụ như những giá trị của cổ đông và việc mất hứng thú khi hút thuốc). Khi hầu hết mọi người ngoại trừ một nhóm quyền lợi riêng có thể sẽ có lợi nhờ một chính sách thì đó chính là một chính sách khôn ngoan.[162]
Vì sao Chính phủ Mỹ thường không thể đưa ra những chính sách khôn ngoan như vậy? Để biết được lý do của hiện tượng này, ta cần phải tìm hiểu sự thất bại của chính phủ trong hành động để giảm thiểu những sai lệch của chính sách ở ba ngành công nghiệp: thuốc lá, kiểm toán và năng lượng. Dĩ nhiên cũng có nhiều vấn đề khác như tiền trợ cấp của Chính phủ Mỹ hay các chính sách giáo dục của Mỹ cũng bị rối loạn tương tự nhưng chúng tôi chọn ba vấn đề có sự méo mó về quản lý khá rõ ràng. Trong mỗi trường hợp nêu trên, chúng tôi sẽ giải thích ngắn gọn những rào cản chính sách khôn ngoan tạo nên bởi sự tương tác giữa hệ thống chính sách, quyền lợi của một nhóm người thu lợi ích từ việc bóp méo chính sách để phù hợp với mục đích của họ và quá trình tâm lý của những người dân phải gánh chịu hậu quả từ các chính sách ấy. Chúng ta sẽ tập trung vào sự thất bại của xã hội trong việc kết thúc những ảnh hưởng xấu mang tính phá hủy này.
Big Tobacco
Người khổng lồ trong ngành thuốc lá
Theo những bằng chứng khảo cổ, người Maya đã hút thuốc từ thế kỷ I trước Công nguyên.[163] Mặc dù cây thuốc lá có mọc ở châu Mỹ, việc Christopher Columbus tìm thấy loại cây này đã dẫn đến việc truyền bá văn hóa hút thuốc đến những nơi khác trên thế giới.
Thuốc lá bị cấm ở Trung Quốc vào năm 1612 và bị cấm ở Berlin vào năm 1723. Sự bùng nổ thuốc lá bắt đầu với sự xuất hiện của hãng thuốc lá đầu tiên vào khoảng giữa hoặc cuối thế kỷ XIX và đặc biệt là sự phát minh ra máy cuộn thuốc lá Bonsack vào năm 1880, một loại máy có thể sản xuất ra 100 nghìn điếu thuốc một ngày.[164]
Người ta bắt đầu nghi ngờ rằng thuốc lá dẫn đến ung thư vào năm 1761. Đến năm 1858 đã xuất hiện những bằng chứng xác thực về mối liên hệ giữa việc hút thuốc và ung thư vòm họng. Trong suốt một thế kỷ tiếp theo, những bằng chứng ấy lại ngày một nhiều hơn. Lý thuyết về việc ung thư phổi do hút thuốc được đưa ra vào năm 1912 và trở nên phổ biến vào những năm 20 của thế kỷ XX. Nghiên cứu định lượng đầu tiên về mối liên hệ giữa thuốc lá và ung thư phổi xuất hiện năm 1929. Nghiên cứu này cho thấy những nạn nhân ung thư phổi thường là những người có hút thuốc.[165]
Thế nhưng vẫn còn một câu hỏi quan trọng chưa có lời giải đáp: Có phải chính thuốc lá gây ung thư hay có một yếu tố gì đó trong căn bệnh ung thư đã tạo ra sự tương quan giữa việc hút thuốc và bệnh ung thư? Ví dụ nếu những người sống trong môi trường có thể gây nên bệnh ung thư hút thuốc nhiều hơn những người sống ở môi trường khác thì trên lý thuyết hoàn toàn có thể suy ra sự liên quan giữa việc hút thuốc và bệnh ung thư mà không cần phải chỉ ra chính thuốc lá là nguyên nhân chính gây ung thư.
Đã có nhiều nghiên cứu quan trọng về việc liệu hút thuốc có thực sự gây ung thư hay không được tiến hành sau nghiên cứu năm 1929. Vào đầu thập niên 50 của thế kỷ XX, nhiều nghiên cứu có thể định lượng đã được đưa ra và những nghiên cứu hệ quả trên động vật đã được tiến hành. Năm 1957, Hội đồng nghiên cứu y học Anh tuyên bố chính thức rằng thuốc lá chính là nguyên nhân gây nên sự phát triển của bệnh ung thư phổi trong xã hội chúng ta. Trường Đại học khoa học Hoàng gia London thì kết luận vào năm 1962 rằng chúng ta cần phải hành động để kiềm chế việc tiêu thụ thuốc lá. Và cuối cùng, đến năm 1964, Hiệp hội phẫu thuật Mỹ tuyên bố trước công luận rằng hút thuốc lá dẫn đến ung thư phổi. Cho đến thời điểm đó, rõ ràng là những người hút thuốc mắc bệnh ung thư phổi đã tăng gấp hai mươi lần so với những người không hút thuốc.
Vậy đáng nhẽ điều chúng ta nên biết vào thời điểm ấy là gì? Những nhà lịch sử y học chưa bị mua chuộc bởi ngành công nghiệp thuốc lá đã dần đưa ra các lập luận rằng các nhà khoa học hoàn toàn đồng lòng về việc hút thuốc dẫn đến hậu quả là ung thư phổi vào những năm 50 của thế kỷ XX. Nhưng thông tin này không được công bố với công chúng do những chiến dịch quảng cáo và chiến dịch vận động của ngành công nghiệp thuốc lá. Trong khoảng thời gian này, ngành công nghiệp thuốc lá không chỉ tiếp tục sản xuất ra những sản phẩm gây nghiện mà còn giấu giếm những nghiên cứu của họ về hậu quả ung thư phổi của việc hút thuốc. Họ tích cực hướng tới những người hút thuốc chưa đủ tuổi trong các chiến dịch quảng cáo và đã rất thành công trong việc khiến cho Quốc hội không ban hành các luật lệ và quy định có thể gây trở ngại đến việc kinh doanh các sản phẩm thuốc lá.
Vì sao chính phủ Mỹ lại thất bại khi khuyến khích các nhà cầm quyền đưa ra những sáng kiến như phản đối việc quảng cáo thuốc lá cho người chưa đủ tuổi hút thuốc? Nhìn chung đó là vì các công ty thuốc lá đã tiến hành nhiều chiến dịch làm sai lệch thông tin rất hiệu quả, tạo ra làn sóng nghi ngờ trong cộng đồng về việc thuốc lá gây ung thư phổi. Nhà sử học Robert Proctor đã sử dụng thuật ngữ “chệch hướng vì thiếu kiến thức văn hóa” (agnotology) để miêu tả kết quả mang tính văn hóa của sự thiếu hiểu biết (ngược lại với kiến thức) và trích dẫn hành động của ngành công nghiệp thuốc lá như một ví dụ về những nhóm quyền lợi riêng đã cấu kết với nhau để tạo nên sự chệch hướng vì thiếu kiến thức văn hóa. Cụ thể hơn, ngành công nghiệp thuốc lá đã khăng khăng tuyên bố với công chúng rằng không có bằng chứng nào chứng minh sự liên hệ giữa hút thuốc và bệnh ung thư, rằng còn có rất nhiều nguyên nhân tiềm ẩn của bệnh ung thư và cần phải nghiên cứu sâu hơn nữa. Lãnh đạo các công ty sản xuất thuốc lá dựa vào việc hầu như người ta không thể chứng minh rằng thuốc lá là nguyên nhân chính gây ung thư. Hơn nữa, thường thì sau khi có sự thống nhất khoa học về các vấn đề gây tranh cãi, “các nhà chuyên môn” được trả tiền để đưa ra những ý kiến hoài nghi về những kết luận khoa học ấy. Với các lý do vừa nêu trên, cho đến khi Hiệp hội giải phẫu đưa ra những lý lẽ khó có thể chối cãi vào năm 1964 thì điều dễ hiểu là trước đó công chúng vẫn còn mờ mịt về những đe dọa đến sức khỏe của các sản phẩm thuốc lá.
Những chiến thuật này đã khá thành công vì đã nhắm đến quá trình tâm lý của các lãnh đạo Hội Y dược Mỹ và các bác sĩ khác. Trong suốt quá trình phát triển nghiên cứu từ năm 1929 cho đến thập niên 50 của thế kỷ XX và kể cả sau khi Hiệp hội giải phẫu đưa ra báo cáo vào năm 1964 thì Big Tobacco vẫn có một đồng minh lớn là tổ chức dược, một cộng đồng có hiểu biết về dược học sâu rộng hơn nhiều so với hầu hết người dân. Vào thời điểm báo cáo của Hiệp hội giải phẫu được công bố và vào năm sau đó, Hội Y dược Mỹ (AMA) đang hướng sự quan tâm của họ đến việc chờ cấp phép để thành lập dự án Medicare và Medicaid, một mối đe dọa với tài chính cho các bác sĩ. Hội Y dược Mỹ không muốn thấy liên minh giữa các nhà cầm quyền ở các bang trồng thuốc lá được thành lập vì nếu điều này xảy ra, họ sẽ phải sớm bầu chọn cho quyết định này cùng với những vấn đề cải cách y tế quan trọng khác vào thập niên 60 của thế kỷ XX. Do vậy, Hội Y dược Mỹ từ chối chống lại ngành công nghiệp thuốc lá và thậm chí còn hành động theo chỉ thị của ngành công nghiệp trong việc kêu gọi thêm nhiều nghiên cứu về thuốc lá. Tất cả những người có liên quan đến các nghiên cứu này đều biết rằng việc đi đến một kết luận rõ ràng là hoàn toàn không cần thiết. Có lẽ vì lý do đạo đức xuống cấp, Hội Y dược Mỹ đã nhìn những vấn đề về thuốc lá qua lăng kính kinh tế chứ không phải qua lăng kính đạo đức, do vậy sức khỏe của người dân không phải là yếu tố chính khi họ đưa ra quyết định. Hai nhà báo Drew Pearson và Jack Anderson sau này đã mô tả liên minh giữa ngành dược và ngành công nghiệp thuốc lá như một “liên minh vận động hành lang kỳ lạ nhất trong lịch sử pháp lý.”[166]
Thế còn các bác sĩ khác thì sao? Điều gì đã ngăn cản họ thừa nhận những bằng chứng hùng hồn về việc hút thuốc lá gây ra ung thư phổi? Trong một ví dụ về sự mù quáng có động cơ tôi đã nhắc đến ở chương 5, có lẽ lý do để các bác sĩ làm ngơ những bằng chứng rõ ràng trước mắt là thói quen hút thuốc của chính họ. Nhà sử học Havard Allan Brandt đưa ra tài liệu dẫn chứng rằng vào năm 1954, 52% nhà khoa học hút thuốc, trong đó có 30% hút ít nhất một bao/ một ngày. Năm 1959, khi những nghiên cứu liên quan tới thuốc lá dẫn đến ung thư phổi xuất hiện nhiều hơn, 30% bác sĩ vẫn hút thuốc thường xuyên, trong đó 18% hút ít nhất một bao/mỗi ngày.[167] Evarst Graham, một bác sĩ phẫu thuật lỗi lạc đã biến bản thân từ một người hoài nghi về tác hại thuốc lá thành một hình mẫu trong trận chiến chống lại thuốc lá. Ông đã bàn về vấn đề này trong chủ đề mối liên hệ giữa việc hút thuốc và ung thư phổi từ năm 1954:
[Mối liên hệ] Chưa được công nhận trên toàn cầu và vẫn còn có nhiều người nghiện thuốc lá trong số các giáo sư y học đòi hỏi phải có bằng chứng xác thực. Việc nhiều người trong số họ trì hoãn công nhận những bằng chứng sẵn có đã khiến tôi kết luận rằng chính tật nghiện thuốc của họ đã làm mờ mắt họ, họ không muốn hoặc không thể bỏ thuốc... Tôi chưa bao giờ gặp người nào không hút thuốc mà coi nhẹ những bằng chứng này hoặc hoài nghi về việc hút thuốc nhiều dẫn đến ung thư phổi.[168]
Do vậy, khi ngành công nghiệp thuốc lá chủ động chi hàng triệu đô-la để vận động hành lang với Quốc hội một cách hiệu quả và cung cấp những thông tin sai lệch cho công chúng thì một cộng đồng y khoa đáng lẽ phải bảo vệ nhân dân khỏi những việc xấu xa ấy lại trở nên biến chất. Có lẽ chính những nhân vật chủ chốt không hề nhận ra họ đang mang lại những hậu quả lớn đến thế nào.
Những sản phẩm thuốc lá đã và đang cướp đi sinh mạng của khoảng 500 nghìn người Mỹ và khoảng 5 triệu người dân trên thế giới một năm và con số này vẫn tiếp tục tăng lên. Nếu như cộng đồng y khoa đã nhận trách nhiệm cảnh báo cho người dân về mối liên hệ giữa thuốc lá và ung thư phổi thì người dân đã không phải bối rối về ngành công nghiệp thuốc lá và hàng triệu mạng sống đã có thể được cứu. Vậy có phải chúng ta đang nói rằng Hội Y tế Mỹ và các bác sĩ khác cố tình giết chết bệnh nhân của mình? Câu trả lời là không. Có lẽ khả năng nhìn nhận bằng chứng xác thực của họ đã bị làm lu mờ bởi nỗ lực chống chọi lại dự án Medicare và Medicaid, việc nghiện thuốc lá của chính họ và thiếu khả năng nhận thức vấn đề đã làm họ mờ mắt. Vì vậy hàng triệu người đã chết và sẽ còn nhiều người khác tiếp tục nhận lấy những cái chết kinh khủng khi còn trẻ.
Ngành công nghiệp kiểm toán
Tương lai của ngành [kế toán] đang và sẽ tiếp tục sáng sủa nếu Ủy ban không bắt chúng ta phải gò mình vào vai diễn trong nền kinh tế già cỗi. Không may là các luật lệ đã được đưa ra xem xét [về tính độc lập của kiểm toán] đe dọa chúng ta phải tiếp tục vai diễn ấy. Các hoạt động ở quy mô rộng hơn rất quan trọng trong việc giúp chúng ta làm quen với môi trường kinh tế mới, thu hút, thúc đẩy và giữ lại các tài năng, qua đó cung cấp các nhân viên kiểm toán chất lượng cao hơn trong tương lai.
_Joseph Beradino, thành viên hội đồng quản lý Ar- thur Andersen nhận định trong bằng chứng cung cấp cho phiên xử của SEC về sự độc lập của ngành kiểm toán ngày 26/07/2000_
Trong chương 5 chúng ta đã bàn về sự suy đồi của Enron và nhân viên kiểm toán Arthur Andersen của họ trong vụ thất bại của Andersen khi xử lý trường hợp sai sót gây sốc ở Enron. Tại đây chúng ta sẽ chuyển sang câu hỏi vì sao xã hội khi ấy lại cho phép và bây giờ vẫn đang cho phép một hệ thống kiểm toán sai lệch như vậy tiếp tục tồn tại.
Quyết định an ninh và trao đổi năm 1934 đã thiết lập sự ủy thác kiểm toán độc lập cho các công ty thương mại cộng đồng nhằm tạo cho các bên thứ ba tâm lý tự tin rằng các tài liệu của công ty có thể tin tưởng được. Không may là quyết định này có những sai lầm chết người. Ngay từ đầu, những công ty kế toán được thuê để tiến hành kiểm toán đã có động cơ móc ngoặc với chính những công ty mà họ phải kiểm tra sổ sách một cách nghiêm túc. Quyết định này đã thất bại trong việc thêm vào những biện pháp cần thiết để có quá trình kiểm toán độc lập, đó là: (1) yêu cầu phải quay vòng các kiểm toán viên để tránh ưu tiên cho một khách hàng; (2) nghiêm cấm kiểm toán viên cung cấp dịch vụ tư vấn và các dịch vụ khác cho khách hàng; (3) nghiêm cấm kiểm toán viên làm việc với các công ty họ kiểm toán.[169]
Bên cạnh đó, sự độc lập này cũng được nhiều nơi nhìn nhận là trung tâm của thể chế kiểm toán. Chánh án Tòa án tối cao Warren Burger đã viết trong một biên bản xét xử của Tòa án tối cao về vụ Nước Mỹ và Công ty liên doanh Arthur Young & Co. (năm 1984) rằng:
Qua việc chứng thực báo cáo công khai mô tả chung về tình trạng tài chính của một doanh nghiệp, kiểm toán viên độc lập cho rằng trách nhiệm của họ với công chúng phải được đặt cao hơn bất kể mối quan hệ công việc nào với khách hàng. Những kế toán công độc lập thực hiện nhiệm vụ đặc biệt này phải có bổn phận tối đa với chủ doanh nghiệp và các cổ đông, đồng thời cũng với công chúng đang đầu tư vào doanh nghiệp. Chính nhiệm vụ làm “nhân viên bảo vệ quần chúng” này đòi hỏi người kế toán không được phụ thuộc vào khách hàng trong bất kể thời điểm nào và phải hoàn toàn trung thực với công chúng.
Thế nhưng đến cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, các công ty kế toán đã bắt đầu bổ sung thêm vào các dịch vụ kiểm toán khá nghèo nàn nhưng lại có giá của họ nhiều khoản như thuế có lợi nhuận, quản lý và hợp đồng tư vấn kỹ thuật. Những đối tác kiểm toán chịu sức ép ngày càng tăng trong việc cung cấp dịch vụ tư vấn cho những khách hàng kiểm toán, những kế toán viên ngày càng chịu ảnh hưởng của khách hàng trong các quyết định. Kế toán trưởng cũ của SEC, Lynn Turner đã phát biểu khi ông còn là kiểm toán viên của hãng Coopers & Ly vào những năm 90 thế kỷ XX: “Một phần ảnh hưởng tới việc đánh giá lương bổng hàng năm là việc bạn có thể thu hút bao nhiêu thương vụ làm ăn. Nếu có ai đó kiếm được 25 triệu tiền tư vấn thì người đó trở thành anh hùng”. Trong báo cáo năm 1996, Văn phòng Kế toán Chính phủ đưa ra ý kiến rằng việc mở rộng các dịch vụ kế toán đã đe dọa tới sự độc lập của ngành kiểm toán.
Cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, Chủ tịch SEC Arthur Levi bày tỏ mối quan ngại về sự độc lập của ngành kiểm toán sau một chuỗi những xì căng đan. Ví dụ như mùa hè năm 1998, SEC biết được rằng các nhà quản lý của công ty Price Waterhouse (hiện nay là Pricewaterhouse Coopers) đã đầu tư vào những công ty mà họ đang kiểm toán, đây là một điều đi ngược lại với quy tắc của SEC. Có hơn 8000 lỗi bị phát hiện ở công ty này. SEC đã phạt Price Wa- terhouse 2,5 triệu đô và Levi đã đặt việc kiểm toán độc lập lên ưu tiên hàng đầu khi ông trở thành chủ tịch SEC. Với sự thiếu trách nhiệm và những hiểm họa tiềm ẩn, Levi tin rằng giải pháp cho vấn đề là sự phân chia rõ ràng giữa kiểm toán và nhiệm vụ tư vấn. Nhưng Levi đã bị lung lay bởi một cuộc gặp mặt do ông tổ chức với các nhà lãnh đạo ba công ty kế toán lớn nhất: KPMG, Deloi e & Touche và Arthur Andersen. Sau đó Levi đã trích lời các lãnh đạo: “Chúng tôi sẽ chống lại ông. Việc này sẽ làm chúng tôi phá sản. Chúng tôi sẽ chiến đấu đến hơi thở cuối cùng và sẽ tranh đấu với ông trước cả Quốc hội và Tòa án.”[170]
Các công ty kế toán đã tổ chức không dưới bảy cuộc vận động hành lang để chống lại đề nghị độc lập hóa kiểm toán. Levi nhận được hàng chục bức thư ủng hộ lập trường của ngành công nghiệp kế toán từ các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và các nghị sĩ. Cụ thể, nghị sĩ Billy Tauzin của bang Louisiana đã “không ngừng làm phiền tôi ”, ông Levi kể.[171] Trong một bức thư gửi Levi ngày 20 tháng 8 năm 2000, chủ tịch Kenneth Lay của Enron đã dẫn chứng các lợi ích mà công ty thương mại năng lượng của ông ta thu được từ dịch vụ một cửa với Arthur Andersen: “Enron thấy ‘kiểm toán hội nhập’ của họ hiệu quả và tiết kiệm hơn những chức năng kiểm toán trong và ngoài truyền thống.”[172] Thực tế là sau này người ta biết được David Duncan, đại diện của Andersen có trách nhiệm kiểm toán Enron đã cùng Lay soạn thảo bức thư gửi Levi với sự giúp đỡ của nhóm vận động hành lang Washington của Andersen.[173] Trong suốt khoảng thời gian này, Enron là khách hàng lớn thứ hai của Andersen, cung cấp cho công ty này không chỉ tài liệu để kiểm toán hàng năm mà còn cả các dịch vụ về thuế, tư vấn kinh doanh và dịch vụ kiểm toán nội bộ.[174] Theo Trung tâm Chính trị đối ứng, năm 2000, năm xảy ra cuộc chiến với Levi , các công ty kế toán đã chi ra hơn 10 triệu đô-la cho những chiến dịch chính trị quốc gia và 12,6 triệu đô-la cho việc vận động hành lang cấp bang. Cũng vào năm 2000, Levi đã mời chính phủ, các doanh nghiệp kế toán và các học viện về Washington làm quan sát viên chuyên môn trong vụ SEC đề nghị độc lập hóa kiểm toán. Max và đồng nghiệp George F. Loenwenstein, người được coi là Giáo sư Herbert Simon của khoa Kinh tế và Tâm lý của Đại học Camegie Mellon là hai trong số những người đã bày tỏ ý kiến với SEC về độc lập hóa kiểm toán. Trong bài báo Điểm lại Quản lý Sloan năm 1997 với tiêu đề “Sự không tưởng của độc lập hóa kiểm toán” của Kimberly P. Morgan, chúng tôi đưa ra ý kiến rằng chỉ chú tâm vào những cẩu thả và sa sút của kiểm toán khi đánh giá hậu quả của các xì căng đan kiểm toán là một sai lầm. Thành kiến về kiểm toán được đẩy tới mức vô thức khi ta cần phải đưa ra quyết định và rất lâu trước khi các kiểm toán viên báo cáo đánh giá của họ. Vì lý do này mà chúng tôi tuyên bố rằng thất bại kiểm toán là một kết quả nhãn tiền của mối quan hệ kiểm toán viên – khách hàng mà hệ thống kiểm toán của Mỹ đang biến nó thành “khó tin về mặt tâm lý” bởi sự mù quáng có động cơ, ảnh hưởng tới cả những kiểm toán viên chính trực nhất khi họ phải đưa ra phán quyết mang tính khách quan. Chúng tôi kết luận: Thất bại kiểm toán là không thể tránh khỏi.
Trong hồ sơ SEC của chúng tôi năm 2000, chúng tôi đã có biện pháp phân chia chức năng kế toán và kiểm toán của các công ty kế toán nhưng đồng thời cũng nhấn mạnh rằng kiểm toán không ưu tiên là một việc khó khăn khi những kiểm toán viên vẫn tiếp tục được thuê và bị sa thải bởi các công ty mà họ điều tra. Cùng với giáo sư Don Moore của Khoa Kinh tế Haas thuộc Đại học Berkeley California, chúng tôi đã cố chứng tỏ rằng để có được cả diện mạo và tính thực tế trong việc độc lập hóa kiểm toán thực sự, ta cần phải có các cải cách sau:
1. Các công ty kiểm toán chỉ được cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng của mình.
2. Các hợp đồng kiểm toán phải có giới hạn thời gian. Trong thời gian này các khách hàng không được phép sa thải kiểm toán viên.
3. Các công ty bị cấm thuê những nhân viên kế toán đã kiểm tra sổ sách của họ.[175]
Như chúng tôi đã nói đến trong phần trước, ba vấn đề này đã bị coi nhẹ trong Quyết định An ninh và Trao đổi 1934. Levi thấy được hiểm họa tiềm ẩn từ những mâu thuẫn quyền lợi của các kiểm toán viên. Mục đích của ông trong vụ đề xuất của SEC là thuyết phục Quốc hội nghe theo chúng tôi và các nhân chứng khác thay vì những người vận động hành lang bên phía công ty kế toán. Tại phiên đề xuất, giám đốc Joseph Berardino của Arthur An- dersen, phó chủ tịch J. Terry Strange của KPMG và Robert Garland, thành viên của Deloi e & Touche đã yêu cầu SEC phải đưa ra bằng chứng cho các vụ lừa đảo kiểm toán mà những công ty kế toán đã gây ra trong quá khứ thông qua tư vấn. Garland nói: “Với tình huống như vậy và thực tế là chẳng có bằng chứng gì được đưa ra, quả thật là vô trách nhiệm khi cứ khăng khăng về những mối đe dọa xung quanh các quy định”[176]. Theo Strange, “Những dịch vụ phi kiểm toán đã làm tăng hiệu quả của các dịch vụ kiểm toán”[177]
Beradino thì phát biểu: “Theo ý kiến của chúng tôi, những quy định được đề xuất này sẽ gây hại tới chất lượng kiểm toán”. Ông ta còn nói thêm: “Kiểm toán viên càng hiểu về khách hàng của mình thì chất lượng làm việc sẽ càng tốt. Nếu các ngài hoặc tôi là một CEO và đang muốn thực hiện một vụ lừa đảo bằng cách xử lý giấy tờ, rõ ràng ta sẽ muốn giữ kiểm toán viên trong bóng tối. Tôi nghĩ chúng ta sẽ không thuê họ giúp xây dựng hệ thống công nghệ thông tin. Tôi cũng sẽ không giúp họ xem xét các vụ giao dịch phức tạp của chúng tôi.[178]
Sau phiên giải trình, một quan chức đóng vai trò quyết định đã đồng tình với phía các công ty kế toán. Theo Levi , Đại diện Tauzin “biết được các nhân viên kế toán đang làm gì trước cả tôi. Ông ấy đã làm việc khá nhiều với họ. Tôi không muốn tỏ ra cay độc nhưng có phải đó là do ông ấy có cảm tình với các nhân viên kế toán không?”.[179] Thực tế thì Tauzin đã nhận được hơn 280 nghìn đô-la từ các chiến dịch vận động của ngành công nghiệp kế toán vào những năm 90 của thế kỷ XX mà chưa hề gặp một vấn đề nghiêm trọng nào trong việc giữ vị trí của mình trong Quốc hội. Tệ hại hơn, Levi biết được rằng thành viên của Hạ viện, ông Henry Bonilla sẵn sàng cắt giảm ngân sách của SEC bằng cách thêm điều khoản vào ngân sách riêng của ủy ban nếu Levi không nhượng bộ trong vụ độc lập hóa kiểm toán.
Levi miễn cưỡng bỏ cuộc chiến, một quyết định mà sau này ông đã gọi là sai lầm lớn nhất khi còn lãnh đạo SEC. Ông bị thuyết phục rằng không sớm thì muộn ông sẽ bị Quốc hội đánh bại và đã cho phép các công ty kế toán tiếp tục tư vấn cho khách hàng mà họ thực hiện kiểm toán. Những công ty này chỉ đồng ý nhượng bộ một điều: họ sẽ tiết lộ chi tiết những mối liên quan của họ với nhà đầu tư. Đáng chú ý là những nghiên cứu chúng tôi đưa ra ở chương trước cho thấy biện pháp vạch trần các sai phạm có thể sẽ làm tăng thêm các ưu tiên. Levi hiểu được rằng biện pháp này là giải pháp không thích đáng cho vấn đề mâu thuẫn quyền lợi của kiểm toán viên nhưng ông tin rằng đó là biện pháp duy nhất mà Quốc hội sẽ thông qua.
Hẳn chúng ta cũng biết chuyện gì xảy ra tiếp theo. Enron sụp đổ do các hành động tội lỗi ngoạn mục họ gây ra mà đã được các kiểm toán viên từ Arthur Andersen che giấu. Andersen sau khi nhận trách nhiệm trong việc cố tình lờ đi các sai phạm của Enron vì phải dựa vào Enron để có những hợp đồng lớn sau đó cũng phá sản. Các xì căng đan kế toán nổi bật đầu năm 2002 cũng có liên quan tới việc các công ty WorldCom, Adelphia, Global Crossing, Xerox và Tyco phá sản.
Để giải quyết các xì căng đan này, Tổng thống George W. Bush đã ban hành Quyết định Sarbanes-Oxley thành một điều khoản luật vào ngày 3 tháng bảy năm 2002. Sarbanes-Oxley đặt ra một số quy định báo cáo cho các công ty công mà sau đó nhiều lãnh đạo cấp cao cho rằng quyết định ấy vượt quá quy định của chính phủ. Ngược lại, các nhà phê bình cánh hữu lại cho rằng các quy định mới không có đủ thẩm quyền.
Theo ý kiến riêng của chúng tôi, Luật Sarbanes-Oxley đã thất bại trong việc giải quyết các sai phạm chính của ngành kiểm toán. Luật này cấm các kiểm toán viên cung cấp dịch vụ tư vấn nhưng lại cho phép các dịch vụ kiểm toán khác tiếp tục được thực hiện. Sarbanes-Oxley yêu cầu phải có sự quay vòng khi phân công các kế toán phụ trách kiểm toán sau bảy năm hoạt động nhưng lại không quay vòng chính các công ty kiểm toán (đây là một thay đổi phút cuối trong chiến dịch vận động hành lang cho công ty kiểm toán “Final Four”) Ngoài ra các kiểm toán viên vẫn được phép làm việc trong công ty họ kiểm toán. Chúng tôi không lo ngại về lợi nhuận của Final Four sau kỷ nguyên Sarbanes-Oxley. Mỉa mai thay, họ đang bù lại những cơ hội bị mất bằng cách mời chào các dịch vụ tuân theo quy định Sarbanes-Oxley. Các công ty này thành công trong vụ vận động hành lang với Quốc hội để tránh những cải cách ý nghĩa và hứa hẹn nhưng có thể ảnh hưởng tới lợi ích của họ. Với tính tự mãn về bản thân mà chúng tôi đã đề cập ở chương 3, các nhà cầm quyền hành động hoàn toàn không có đạo đức khi chỉ chú trọng việc liệu cải cách có làm ảnh hưởng tới những chiến dịch vận động tranh cử của họ hay không mà lờ đi chi phí sản sinh từ một vấn đề xã hội nổi cộm. Chưa hết, do ảnh hưởng của sự mục ruỗng chính trị này quá xa với người dân, dư luận và tầng lớp trung lưu lại không chú ý tới vụ việc, việc này càng làm cho tương lai của chúng ta bị đe dọa.
Đáng chú ý là thế giới doanh nghiệp rộng lớn không chú ý đặc biệt tới việc tăng cường tính độc lập của kiểm toán. Những doanh nghiệp lương thiện phải đưa ra quá nhiều quyết định phụ thuộc vào sự hòa hợp về mặt tài chính của họ với các công ty khác. Do vậy những doanh nghiệp này sẽ có lợi khi các hoạt động kế toán chính xác và thẳng thắn. Nhưng những doanh nghiệp này cũng chủ động về kiểm toán và trong một số trường hợp thì họ cũng hưởng lợi từ các quy định kiểm toán “linh hoạt” và từ dịch vụ tư vấn kiểm toán cũng như các dịch vụ khác của họ. Kiên định như lập luận ở chương 3 của chúng tôi về việc không lường trước đến tương lai, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp không muốn đánh đổi mối quan hệ mua bán một chiều giữa họ và các công ty kiểm toán lấy những lợi ích lâu dài trong việc tin tưởng tài liệu sổ sách của các công ty khác. Vì vậy nên họ đã không lên tiếng và lờ đi những kết quả lâu dài có thể xảy ra với chính họ cũng như với toàn thể xã hội. Cuối năm 2009, khi điểm lại các sự việc xảy ra trong thập kỷ, nhà kinh tế học và cũng là phóng viên tờ New York Times, ông Paul Krugman đã trích lời ông Lawrence Summers năm 1999, khi ông còn là Thống đốc Ngân hàng của Tổng thống Clinton để nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tồn tại một hệ thống kiểm toán trung thực (đến năm 2010, Summers là một trong những nhà kinh tế hàng đầu trong đội ngũ quản lý của Tổng thống Obama). Ông Summers nói: “Nếu bạn hỏi vì sao hệ thống tài chính Mỹ thành công thì ít nhất bài học lịch sử tôi có thể tiết lộ là không có cải cách nào quan trọng hơn cải cách quy tắc kiểm toán. Điều này có nghĩa là mọi nhà đầu tư đều được chia sẻ thông tin cơ bản, rằng các công ty có những quy tắc quản lý và điều hành hoạt động chặt chẽ.” Giờ đây chúng ta thấy rõ rằng xã hội đã thất bại trong giao ước đạo đức rằng chúng ta sẽ tạo ra và giữ vững hệ thống đạo đức kiểm toán mà Summers đã tin tưởng và khen ngợi. Tháng Ba năm 2010, cùng với sự kiện công ty kế toán Big Four và Ernst & Young nhận trách nhiệm về vụ phá sản của công ty Lehman Brothers, chúng ta có thể thấy hệ thống kiểm toán vẫn đang tiếp tục gây thất vọng.[180]
Ngành công nghiệp năng lượng
Người ta xác định rằng hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu xuất hiện từ những năm 30 của thế kỷ XX, sau một khoảng thời gian dài thời tiết nóng lên. Sau đó thời tiết lại mát mẻ trở lại và mọi người không chú ý đến vấn đề này nữa cho đến mấy thập kỷ sau, khi các nhà khoa học cung cấp bằng chứng rõ ràng về các tảng băng tan và những thay đổi khí hậu khác chứng minh cho việc biến đổi khí hậu trên diện rộng. Khi các nhà khoa học cùng đồng tình về vấn đề này, nó đã trở thành một vấn đề mà chúng ta không thể tiếp tục lờ đi.
Hầu hết những nhà khoa học tỏ ra hoài nghi về việc biến đổi khí hậu là những người đã được những ngành công nghiệp dầu, than và máy móc trả tiền để nêu quan điểm. ExxonMobil lúc ấy là nhà tài trợ nổi bật và hào phóng của những hoạt động nghiên cứu chứng minh không có sự biến đổi khí hậu.[181] Một bản báo cáo năm 2007 của Hiệp hội các nhà khoa học liên quan ghi lại rằng trong khoảng thời gian từ năm 1998 đến năm 2005, ExxonMobil đã chi 16 triệu đô-la cho một mạng lưới các nhóm tư tưởng và biện hộ có nhiệm vụ khuấy động sự nghi ngờ về vấn đề biến đổi khí hậu. Các tổ chức được công ty sản xuất dầu bảo hộ đã xuất bản những ấn phẩm không được kiểm duyệt của một nhóm nhỏ “các nhà khoa học – phát ngôn viên”. Hiệp hội các nhà khoa học liên quan thì buộc tội ExxonMobil đã “cố tình đưa ra những nghiên cứu gây nghi ngờ và những thông tin lệch lạc có thể sẽ không bao giờ xuất hiện trong giới khoa học.”[182] Ví dụ, nhà vật lý học Frederick Sei đã thu được hơn 585 nghìn đô-la trong khoảng thập niên 70 và 80 của thế kỷ XX với vai trò là cố vấn viên được trả lương của công ty thuốc lá R. J. Reynolds. Đến những năm 90, ông ta đã trở thành một nhân vật bày tỏ sự hoài nghi không giấu giếm về hiện tượng biến đổi khí hậu. Sei được thuê bởi một số tổ chức chống đối quy định về biến đổi khí hậu, bao gồm cả Học viện George C. Marhall, học viện đã nhận 630 nghìn đô-la từ ExxonMobil trong khoảng từ năm 1998 đến năm 2005.[183] Nhưng trong một cuộc phỏng vấn với chương trình Frontline của PBS, Sei lại khăng khăng rằng số tiền ông ta nhận từ ngành công nghiệp dầu lẫn thuốc lá không gây sức ép gì lên những nghiên cứu khoa học của bản thân.
Cũng trong thời điểm ExxonMobil đang đỡ lưng những nhà khoa học hoài nghi về biến đổi khí hậu, công ty này cũng tài trợ cho các học viện nghiên cứu phát triển đang muốn tìm hiểu kỹ hơn về biến đổi khí hậu bằng những phương pháp khoa học chính thống. Đáng chú ý nhất là khoản tài trợ 100 triệu đô-la cấp cho Dự án Biến đổi khí hậu và Năng lượng của Đại học Stanford nghiên cứu những kỹ thuật mới về năng lượng với mục tiêu giảm lượng khí thải nhà kính. Báo cáo của Hiệp hội các nhà khoa học liên quan đã ghi lại:
Những hành động trông có vẻ mâu thuẫn này thực ra lại hoàn toàn có lý khi ta nhìn sự việc qua một lăng kính rộng hơn. Cũng giống như các công ty thuốc lá ở các thập kỷ trước, chính sách này đã cung cấp một lập trường chung mang tính “khoa học” cho ExxonMobil. Chính lập trường này là chiếc mặt nạ che đậy những hoạt động chống lại những bước tiến ý nghĩa trong việc biến đổi khí hậu và giúp giữ những tranh luận của xã hội trong khu vực khoa học chứ không phải tập trung vào những lựa chọn chính sách hướng tới vấn đề.
Năm 2006, Viện Doanh nghiệp Mỹ (AEI), một đơn vị đã nhận hơn 1,6 triệu đô-la của ExxonMobil đề nghị trả mỗi nhà khoa học và kinh tế học 10 nghìn đô-la nếu họ viết những bài báo phản đối một bản báo cáo sắp được công bố của Ủy ban liên chính phủ của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (IPCC).[184] Tính đến nay, bản báo cáo dễ hiểu nhất về biến đổi khí hậu IPCC dự đoán rằng nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trong thế kỷ tới và khoảng 90% nguyên nhân được cho là do những hoạt động của con người. Sau bản báo cáo ấy, ExxonMobil đã quay ngoắt 180 độ. CEO Rex W. Tillerson của công ty tham gia với đối thủ BP và Shell tuyên bố rằng khí nhà kính từ xe cộ và các nhà máy là một phần dẫn đến biến đổi khí hậu. Thêm vào đó, có báo cáo cho thấy AEI ngưng ngay kế hoạch trả tiền cho các bài báo phản đối.[185] IPCC nhận giải Nobel về Hòa bình năm 2007 cho báo cáo của họ. Nhưng những nhà nghiên cứu được ngành công nghiệp năng lượng chống lưng thì lại tiếp tục làm dấy lên tranh cãi về hệ thống dữ liệu được thiết kế chặt chẽ chứng minh về việc chính con người đã, đang và sẽ tiếp tục gây ra biến đổi khí hậu.
Năm 1984, nhà kinh tế học đã nhận giải Nobel, Thomas Schell- ing viết: “Không có nguyên tắc khoa học nào cho thấy các vấn đề đáng báo động sẽ giảm đi khi nghiên cứu sâu hơn”. Thế nhưng mặc dù có sự đồng tình về vấn đề biến đổi khí hậu và những dự kiến đáng báo động, một số lượng không nhỏ các nhà chính trị và những người ủng hộ cả ở Mỹ và ở những nước công nghiệp phát triền và đang phát triển khác đều phớt lờ các vấn đề này. Họ cho rằng những vấn đề ấy không có thật hoặc chỉ có những động thái mang tính tượng trưng và không có giá trị để giải quyết vấn đề. Lý do của việc này là vì chi phí cho việc giải quyết sự biến đổi khí hậu rất cao. Những nước như Trung Quốc và Ấn Độ sẽ phải chịu nhiều thiệt hại khổng lồ về kinh tế nếu họ bị yêu cầu phải giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Rất nhiều nhân viên sẽ thất nghiệp và nhiều người khác phải thay đổi cuộc sống của mình.
Mặc dù những chi phí này rất cao, vẫn có sự thống nhất khoa học trong việc có thể chi phí ấy còn thấp hơn nhiều so với số tiền kinh khủng phải bỏ ra nếu chúng ta không hành động.[186] Người ta dự đoán mực nước biển và thời tiết sẽ làm thay đổi nghiêm trọng khí hậu ở một số khu vực. Băng sẽ tan, nước biển sẽ dâng lên và những hậu quả thảm khốc khác sẽ tác động vào những khu vực ven biển và những đất nước ở vị trí thấp như Bangladesh. Các hòn đảo và vùng ven biển trên toàn thế giới có thể sẽ trở thành nơi không thể sinh sống và người ta sẽ phải đắp đê để bảo vệ các thành phố và đất nông nghiệp. Hàng triệu người có thể sẽ phải di cư và một số khác sẽ phải tái tổ chức hệ thống nông nghiệp của họ. Mức sản xuất lương thực có thể sẽ giảm.[187]
Rất nhiều quốc gia đã ký vào QUYẾT ĐỊNH CHÍNH THỨC Kyo- to năm 1997 kêu gọi việc giảm mức khí thải nhà kính của năm 2010 xuống bằng với mức năm 1990. Nhưng nước Mỹ lại không tham gia vào việc ký kết này. QUYẾT ĐỊNH CHÍNH THỨC nói trên đã không đạt được mục tiêu đề ra và có lẽ sẽ không bao giờ có thể được thực hiện đến nơi đến chốn. Năm 2009, mặc dù nhiều người đã hy vọng rất cao nhưng cuộc đàm phán về khí hậu của Liên Hợp Quốc ở Copenhagen đã thất bại trong việc bảo toàn những cam kết quan trọng để giải quyết những thách thức về vấn đề biến đổi khí hậu. Mục tiêu ban đầu của cuộc hội đàm Copenhagen là có một hiệp ước ràng buộc yêu cầu phải có những hành động toàn cầu chặt chẽ để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Nhưng do chịu ảnh hưởng của các cuộc biểu tình và đấu tranh quyền lực, cuộc hội àm này chỉ đưa ra những cam kết ngắn hạn và không ràng buộc. Những quốc gia tham dự chỉ đơn thuần chấp nhận “ghi chú lại” một hiệp ước dài ba trang cam kết sẽ hỗ trợ về mặt tài chính cho những quốc gia đang phát triển, đồng thời những quốc gia phát triển sẽ thiết lập một hệ thống báo cáo giám sát lượng khí thải nhà kính. Tại Copenhagen, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hillary Clinton tuyên bố rằng Mỹ sẽ đóng góp 100 tỷ đô-la hàng năm vào quỹ tài chính dài hạn để giúp những quốc gia kém phát triển hơn thích ứng với biến đổi khí hậu. Thế nhưng lời hứa này phải được quốc hội thông qua mà việc này hầu như không khả thi.[188]
Một lãnh đạo ủng hộ những biện pháp giảm thiểu biến đổi khí hậu có thể sẽ không nhận được nhiều ủng hộ từ những người khác, nhất là nếu chi phí hoạt động lại bao gồm cả thuế SUV, xăng, điện và nhiều chi phí khác. Như chúng tôi đã thảo luận ở chương 6, hệ thống thưởng trong tổ chức đã hướng sự chú ý của nhân viên đến việc đạt được những mục tiêu cụ thể. Mục tiêu của nhiều nhà chính trị là tái bầu cử. Xu hướng chung của xã hội trong việc dự đoán tương lai và tránh những bất tiện thậm chí nhỏ hơn đã gây cản trở chúng ta ủng hộ những hành động của những chính trị gia chấp nhận chịu một chi phí nhỏ ngay lúc này để tránh những hiểm họa trong tương lai. Nếu những cử tri có tầm ảnh hưởng trong một cuộc tái bầu cử (ví dụ như những nhà tài trợ chiến dịch tranh cử lớn) chống lại các chính sách về đối mặt với biến đổi khí hậu thì các chính trị gia sẽ có động cơ ủng hộ họ và lờ đi ý kiến của nhân dân. Tóm lại, thất bại trong việc xử lý hiệu quả vấn đề biến đổi khí hậu có thể được xem như một ví dụ điển hình cho những hành vi phi đạo đức của không chỉ những nhà cầm quyền chúng ta đã bầu ra mà còn của những công dân bình thường. Thất bại này là do cả chi phí hành động lẫn những thành kiến về mặt nhận thức đã nhắc đến ở chương 3. Cụ thể hơn, như Max đã viết trong bài báo năm 2006 của mình, thành kiến nhận thức đã dẫn chúng ta đến việc: (1) có những ảo tưởng tích cực khiến ta lơ là việc phải tập trung vào những vấn đề sẽ xuất hiện trong tương lai như biến đổi khí hậu, (2) xem những vấn đề như biến đổi khí hậu là vấn đề không phải của bản thân và không phải bản thân mình có trách nhiệm mà là những người khác, (3) cố gắng duy trì tình trạng hiện tại một cách tuyệt vọng và từ chối chi trả bất kỳ chi phí nào khác, kể cả khi chi phí ấy sẽ mang đến những lợi ích lớn lao hơn và ngăn chặn những hậu quả xấu cho tương lai và (4) thất bại trong việc đầu tư vào việc ngăn chặn các vấn đề như biến đổi khí hậu, những vấn đề mà bản thân ta chưa phải trải qua hay chưa được chứng kiến tận mắt.
Vấn đề khác biệt, chiến lược tương tự
Larry Lessig, giám đốc Trung tâm Safra về Đạo đức của Đại học Havard cho rằng những sai lệch về chính sách là những vấn đề tồn tại khi những nhà lãnh đạo của chúng ta (chính phủ, các doanh nghiệp lợi nhuận và các tổ chức phi lợi nhuận) chính thức hóa các chính sách và thủ tục làm giảm tính hiệu quả của xã hội và sự tin tưởng của nhân dân vào các nhà lãnh đạo kể cả khi không có luật lệ nào bị vi phạm. Xã hội chính trị hóa các sai lệch bằng cách ban hành các hệ thống luật và quy định mà người ta có thể đoán được sẽ thất bại trong việc phát triển quyền lợi chung của xã hội đến mức cao nhất. Một ví dụ điển hình của vấn đề trên là những chính sách méo mó tồn tại khi chúng ta và những nhà cầm quyền cho phép các nhóm lợi ích riêng bóp méo chính sách công để họ có thể hưởng lợi qua những chiến dịch vận động sai lệch.[189]
Trách nhiệm ít nhất một phần thuộc về chúng ta, những người đã vô tình chấp nhận để các chính sách sai lệch tồn tại. Để ngăn chặn những hành vi phi đạo đức này, chúng ta cần thay thế sự thiếu hiểu biết bằng sự hiểu biết. Qua cuốn sách này, chúng tôi đã sử dụng lăng kính biểu hiện đạo đức để phân tích quá trình nhận thức dẫn tới các hành động phi đạo đức, đồng thời cũng sử dụng 3 ví dụ trong chương này để kết nối những nguyên nhân dẫn đến các biểu hiện của hệ thống chính trị. Trong phần tiếp theo chúng ta sẽ tiếp tục làm rõ các chiến thuật mà những “diễn viên” - chính trị gia và doanh nghiệp sử dụng để giảm thiểu áp lực..
Rất nhiều những chiến thuật mà chúng tôi sẽ nhắc đến dưới đây khăng khăng với một khuynh hướng hoặc với một hướng đi ưu tiên chung nhằm duy trì một hành vi có sẵn hoặc một hoàn cảnh không có sự thay đổi.[190] Các nhà tâm lý học từ lâu đã biết rằng khi ta dự tính thực hiện một thay đổi hứa hẹn thì ta sẽ lo lắng về những rủi ro sẽ xảy ra khi thực hiện kế hoạch đó chứ không nghĩ về những rủi ro khi không thực hiện nó. Ví dụ, các bạn hãy tưởng tượng rằng mình được mời vào một vị trí tốt hơn hẳn về một vài mặt (như tiền lương, nhiệm vụ...) so với công việc bạn đang làm nhưng một số yếu tố khác lại không thuật tiện bằng (như địa điểm, bảo hiểm sức khỏe...) Một phân tích dựa trên tâm lý chỉ ra rằng nếu bạn được nhiều hơn mất thì bạn sẽ nhận công việc mới. Thế nhưng tâm lý suy nghĩ quá nhiều về những bất lợi của công việc mới sẽ làm bạn từ chối vị trí ấy. Bạn duy trì tình trạng của mình và quên đi những lợi ích hứa hẹn.[191] Do mất nhiều hơn được, tình trạng hiện tại sẽ tạo nên sự trì trệ là rào cản tới một lựa chọn thông minh.[192]
Ở chương 1 chúng tôi đã cho rằng thảm họa Challenger là một thất bại của NASA và các kỹ sư Morton Thiokol trong việc vượt ra ngoài giới hạn thông tin từ những tài liệu họ có sẵn trong phòng đêm trước khi cất cánh. Lời giải thích thứ hai cho thảm họa này xuất hiện từ khi quản lý Larry Mulloy của NASA bảo vệ thành công luận điểm của mình rằng không nên thay đổi bất kỳ chi tiết nào trong buổi cất cánh ngày hôm sau nếu chưa có những bằng chứng khoa học rõ ràng. Với tuyên bố này, ông đã đóng đinh quyết định không thay đổi việc cất cánh ngày hôm sau vào đầu những ai có mặt trong phòng lúc ấy. Sự hấp tấp đã đi ngược lại một tiêu chuẩn phù hợp hơn, đó là không cất cánh cho đến khi chắc chắn an toàn. Quyết định của Mulloy đã khiến mọi người chấp thuận cho tàu cất cánh theo một hướng phi đạo đức.
Mong muốn cháy bỏng được duy trì tình trạng hiện tại một phần là do chính sách sai lệch vẫn tiếp tục tồn tại. Hơn thế nữa, theo các nhà tâm lý học John Jost và Mahzarin Banaji, những người chịu ảnh hưởng xấu nhiều nhất từ hệ thống hiện tại đôi khi lại là những người cống hiến nhiều nhất cho hệ thống ấy.[193] Những người hút thuốc thường phàn nàn chậm hơn về các chiến thuật của ngành công nghiệp thuốc lá còn những doanh nghiệp bị hủy hoại vì những báo cáo sai lệch hàng năm của những công ty khác thì thường im lặng. Còn người nghèo, những người chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ biến đổi khí hậu thì xếp vấn đề này vào vị trí cuối cùng trong danh sách những điều cần quan tâm. Bằng cách điều chỉnh hệ thống đang tồn tại này, chúng tôi luôn ghi nhớ tình trạng hiện tại một cách vô thức.
Sự đánh giá có ý thức với một loạt các chiến thuật được những nhóm lợi ích riêng sử dụng nhiều lần đối lập với sự thay đổi chính sách thông minh. Cụ thể là những người phản đối việc giải quyết những vấn đề chúng ta đã nhận biết được (thuốc lá, kiểm toán và biến đổi khí hậu) luôn dựa vào ba hướng sau: (1) những nghi ngờ có lý do luôn khích lệ họ nghi ngờ và làm họ hoang mang, (2) tuyên bố cần phải tìm ra kết luận cuối cùng cho vấn đề và (3) những quan điểm thay đổi về vấn đề. Mỗi khi Chính phủ Mỹ đứng trên ranh giới của việc đưa ra một thay đổi lớn về vấn đề này, những biện pháp trên đã làm tăng ảnh hưởng của tình trạng hiện tại lên những quyết định một cách hiệu quả.
Khuyến khích những hoang mang và nghi ngờ có cơ sở
Các doanh nghiệp muốn ngăn cản việc chính phủ giải quyết các vấn đề quan trọng với họ đã sử dụng một biện pháp quyết định trong hàng thập kỷ, đó là gây hoang mang hay có thể hiểu là cố ý gây ra những sự việc rắc rối với mục đích dẫn người nghe đi chệch hướng. Mục tiêu chính của biện pháp này là gây ra những nghi ngờ có cơ sở cho nhân dân và cho các nhà hoạch định chính sách về các thay đổi, từ đó khuyến khích họ duy trì tình trạng hiện tại.
Ngành công nghiệp thuốc lá Mỹ biết về hậu quả xấu của việc hút thuốc nhiều hơn cả công chúng. Hơn thế nữa, Big Tobacco lại vẫn khăng khăng thực hiện chiến dịch gây nghi ngờ cho người hút thuốc về ảnh hưởng của thuốc lá tới sức khỏe con người thậm chí ngay cả sau khi có bằng chứng khoa học cho thấy thuốc lá gây ung thư phổi. Chiến dịch gây nghi ngờ có cơ sở cho người tiêu dùng này kéo dài 40 năm, từ thập kỷ 50 đến 90 của thế kỷ XX. Để ngăn chặn và phòng tránh những biện pháp chống thuốc lá, ngành công nghiệp thuốc lá cũng gây ra nhiều hỗn loạn về tác hại đã biết của hút thuốc lá thụ động. Từ năm 1981 đã có những bằng chứng thuyết phục về việc hút thuốc lá thụ động cũng dẫn đến ung thư phổi. Một nghiên cứu ở Nhật cho thấy vợ của những đang và đã từng người hút thuốc lá dễ bị mắc bệnh ung thư phổi hơn vợ của những người không hút thuốc và nguy cơ này rõ ràng có liên quan tới lượng thuốc lá mà chồng họ hút.[194] Nhưng ngành công nghiệp thuốc lá lại cố nuôi dưỡng những nghi ngờ về nghiên cứu này trong đầu công chúng sau khi có sự đồng thuận khoa học về hậu quả của việc hút thuốc lá thụ động.
Tương tự, ngành kiểm toán cũng tranh luận rằng những tiêu chuẩn mang tính đạo đức cao của họ cũng phù hợp với những quan tâm về kết cấu hệ thống kiểm toán của Mỹ. Để đáp trả những bằng chứng rõ ràng của chủ tịch Arthur Levi SEC và những người khác trong việc các dịch vụ tư vấn có thể thỏa hiệp với độc lập hóa kiểm toán, các công ty kiểm toán lớn cũng giống như những công ty xếp hạng tín dụng trong vụ khủng hoảng tài chính 2008 đã tuyên bố rằng việc hợp tác có thể bảo vệ họ. Từ đó họ đã tạo ra những nghi ngờ có cơ sở cho các chính trị gia và toàn thể người dân về nhu cầu cải cách.
Cuối cùng, các ngành công nghiệp dầu, than và máy móc tự động cũng tham gia vào việc gây hoang mang về sự tồn tại của hiện tượng biến đổi khí hậu và vai trò của con người trong vấn đề này. Kể cả sau khi có sự khẳng định từ những nhà khoa học không bị mua chuộc thì ngành than và dầu vẫn đổ một lượng tiền khổng lồ để cố thuyết phục nhân dân rằng nhiều chuyên gia nghi ngờ sự tồn tại của biến đổi khí hậu và kể cả nó có tồn tại thì cũng không chắc rằng có phải con người đã gây ra hiện tượng này không.
Cả ba nhóm trên đều thừa hiểu rằng việc gây hoang mang dẫn đến sự thiếu chắc chắn. Hạt giống nghi ngờ được o bế của họ đã khiến các chính trị gia hành động khó khăn hơn và người dân thì không muốn ủng hộ cải cách. Bởi nói cho cùng, không ai muốn chi tiền để thực hiện những việc không cần thiết .
Tìm kiếm bằng chứng xác thực
Theo ý kiến của bạn thì cách nào sau đây sẽ dễ dẫn đến hệ thống kiểm toán độc lập hơn?
1. Để có được độc lập kiểm toán, ta phải nghiêm cấm những kiểm toán viên thiết lập quan hệ công việc dài hạn với khách hàng của họ và không được nhận việc từ công ty họ đang điều tra.
2. Trước hết ta phải xác định xem đâu là những động cơ khuyến khích kiểm toán viên làm hài lòng khách hàng. Tiếp theo ta cần tìm ra một số phương pháp chuyên nghiệp để khuyến khích việc chống lại những suy đồi bắt nguồn từ các động cơ đó.
Chúng tôi cho rằng lời giải cho bài toán này khá dễ thấy. Rõ ràng là ta cần thiết lập một hệ thống hoàn toàn mới chứ không nên cố chắp vá một hệ thống đã bị biến tướng. Nhưng ngành kiểm toán lại lý luận trong phiên giải trình của SEC rằng không có bằng chứng rõ ràng để chứng minh việc xung đột quyền lợi kiểm toán là vấn đề và chưa có bằng chứng xác thực thì cũng chẳng cần có cải cách.
Vậy liệu chúng tôi đã thuyết phục được bạn rằng khách hàng không nên thuê kiểm toán viên về làm việc cho họ và kiểm toán viên thì không được phép cung cấp các dịch vụ khác cho những công ty họ đang điều tra hay chưa? Ủy viên hội đồng phía chống muốn biết liệu chúng tôi có thể tìm ra bằng chứng xác thực, ví dụ như một tài liệu kiểm toán nào đó thể hiện rõ ràng sự ưu tiên khi kiểm toán viên đang làm việc cho khách hàng của mình hay không. Ủy viên của SEC cần tìm kiếm một lá thư điện tử hoặc một miếng giấy ghi nhớ có thể cung cấp bằng chứng sai phạm có chủ đích và cuối cùng chúng tôi không thể đưa ra bằng chứng. Hơn nữa, trong phiên giải trình, CEO của ba công ty kế toán lớn đã nhắc nhở rằng không có bằng chứng về bất kể giấy tờ kiểm toán nào bị sai phạm do có việc tư vấn giữa kiểm toán viên với khách hàng. Trong khi đôi khi có thể có những vấn đề như vậy nổi lên (như trường hợp sau này vào năm 2000, trong một vụ có liên quan tới doanh nghiệp Arthur Andersen và Waste Management), việc cố chứng minh sai phạm kiểm toán gây ra bởi một công ty không có dịch vụ kiểm toán cũng khó khăn ngang với nỗ lực chứng minh bệnh ung thư phổi của một bệnh nhân nào đó là do thuốc lá gây ra hay một làn sóng nhiệt bắt nguồn từ biến đổi khí hậu. Tất cả các trường hợp trên đều trở nên rắc rối vì nhiều yếu tố khác nhau.
Bằng chứng xác thực là không cần thiết để đi đến kết luận rằng nhiều sự thay đổi lớn đã và đang cần được thực hiện để độc lập hóa kiểm toán, đưa ra các quy định về việc hút thuốc lá và có các biện pháp hiệu quả ngăn chặn biến đổi khí hậu. Chờ đợi bằng chứng xác thực là quá lâu và dẫn tới thất bại trong nhiệm vụ củng cố chính sách cho xã hội. Khi các chính sách chỉ đạo các hành động quan trọng đi chệch hướng thì ta cần hành động trước khi thảm họa đến.
Những góc nhìn đang thay đổi
Các thế lực chống lại những cải cách thông minh là đặc trưng cho quan điểm méo mó của chính họ về “sự thật”. Khi vị trí của họ bị lung lay và việc giữ tình trạng hiện tại là không thể, hành động của những nhóm này đơn giản là thay đổi vị trí của họ và chối bỏ bất kể mối liên hệ nào tới việc trước đây họ đã tuyên bố là sai lầm mà hiện tại họ lại công nhận khi có những bằng chứng không thể chối cãi. Suốt nhiều thập kỷ, ngành công nghiệp thuốc lá cứ bám vào quan điểm thuốc lá không gây hại và thậm chí còn giúp người hút thuốc có được nhiều lợi ích về sức khỏe như kiểm soát cân nặng, tăng cường hoạt động tiêu hóa và giúp họ thư giãn. Cho đến khi có bằng chứng khoa học về mối liên quan giữa thuốc lá và bệnh ung thư phổi, ngành thuốc lá lại miễn cưỡng thừa nhận rằng thuốc lá có thể là một trong những nguyên nhân gây ung thư phổi nhưng vẫn khăng khăng rằng không có bệnh ung thư cụ thể nào có nguyên nhân trực tiếp từ thuốc lá và kết luận này vẫn còn mơ hồ. Để quản lý câu chuyện thay đổi quan điểm này, không lâu sau khi các CEO của bảy công ty thuốc lá giải trình với Quốc hội vào năm 1994 về việc thuốc lá gây ra ung thư, ngành công nghiệp này đã thay thế hoàn toàn bảy CEO. Cuối cùng sau khi đã thừa nhận thuốc lá có khả năng gây ung thư phổi trong một cuộc đối đầu nghẹt thở, Big Tobacco lý luận rằng những người hút thuốc mắc bệnh ung thư phổi không được kiện ngành công nghiệp này vì xã hội đã biết rằng thuốc lá có gây hại. Họ đã tuyên bố như vậy sau hàng loạt các cuộc vận động kinh phí cao với thông tin sai lệch suốt mấy thập kỷ và những nỗ lực ngoan cố của họ khi biến thanh thiếu niên thành những người nghiện thuốc lá.
Tương tự như vậy, ngành kiểm toán Mỹ cũng quay ngoắt quan điểm từ tiếng tăm giá trị của họ đã bảo vệ họ khỏi những mâu thuẫn quyền lợi sang quan điểm nếu có vấn đề tồn tại thì việc làm rõ vấn đề là một cách giải quyết hợp lý. Khi mọi việc trở nên rõ ràng là việc làm rõ vấn đề đã thất bại và biện pháp cần thực hiện phải là cải cách thì các kiểm toán viên lại tiếp tục thay đổi ý kiến. Hiện nay họ đang tập trung vào việc liệu giải quyết vấn đề về mặt lý thuyết có đáng hay không. Dĩ nhiên những tranh cãi này đã lờ đi những điểm cơ bản rằng một khi kiểm toán trở nên độc lập thì chính họ ngay từ đầu đã không thể tồn tại.
Còn với vấn đề biến đổi khí hậu sau nhiều năm gây hoang mang thì gần đây ngành công nghiệp than, dầu và máy móc tự động đã thay đổi quan điểm khá chóng mặt, từ việc khẳng định rằng không hề có hiện tượng biến đổi khí hậu sang tuyên bố là con người không phải nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu và cuối cùng là không đáng để bỏ ra chi phí lớn giải quyết vấn đề khí hậu.[195] Bằng cách giữ quan điểm phản đối kịch liệt nhất mà họ có thể bảo vệ và thay đổi góc nhìn chỉ với lý do cần thiết, những kẻ thù của các chính sách thông minh đã thành công trong việc trì hoãn các thay đổi và thu lợi từ việc trì hoãn này.
Chúng ta phải làm gì?
Các nhà tâm lý học có xu hướng nghiên cứu cá nhân trong khi các nhà khoa học chính trị thì lại muốn nghiên cứu chung về thể chế chính trị. Trong những chương trước, chúng tôi đã dựng nên những lý thuyết và nghiên cứu về biểu hiện đạo đức để tập trung vào những khuynh hướng đã tạo nên đạo đức đóng khung ở mức cá nhân. Tìm ra được những khuynh hướng này là bước đầu tiến tới việc giảm thiểu đạo đức có giới hạn. Trong chương này chúng tôi đã nhấn mạnh sự tác động qua lại giữa hai thế lực cá nhân và chính trị bằng cách chú trọng vào hệ quả hoạt động của hai thế lực này rằng nếu ta có thể nhìn xa trông rộng thì ta sẽ có ích cho xã hội. Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ hướng tới một mục đích lớn hơn, đó là làm cách nào những biểu hiện đạo đức có thể giúp ta có một xã hội có đạo đức hơn.
______________________________
Chú thích:
[157] R. N. Proctor (2001), “Tobacco and the Global Lung Cancer Epidemic” (Tạm dịch: Tobacco và dịch ung thư phổi toàn cầu).
[158] Proctor 2001.
[159] A. M. Brandt (2007), The Cigare e Century (Tạm dịch: Thế kỷ thuốc lá).
[160] Stigli 1998.
[161] Có thể có một số lý do đạo đức tốt từ lôgic thực dụng này trong một số trường hợp. Nhưng thông thường, chủ nghĩa này xuất hiện sẽ đem đến lợi ích tốt hơn cho cộng đồng.
[162] Bazerman, Baron, và Shonk 2001.
[163] Proctor 2001.
[164] Proctor 2001; Brandt 2007.
[165] Proctor 2001.
[166] D. Pearson và J. Anderson (1968), The Case against Congress: A Com- pelling Indictment of Corruption on Capitol Hill (Tạm dịch: Phản đối Quốc hội: Một bản cáo trạng đầy hấp dẫn về vấn đề tham nhũng tại Điện Capitol).
[167] Brandt 2007.
[168] Graham, E. A. (1954), Lời nói đầu trong cuốn “Hút thuốc và Ung thư” của Alton Ochsner.
[169] M. H. Bazerman, K. Morgan, và G. F. Loewenstein (Mùa hè 1997), “The Impossibility of Auditor Independence” (Tạm dịch: Kiểm toán độc lập là điều bất khả).
[170] Smith, H. (12/3/2002), “Bigger Than Enron: Interview with Arthur Levi ” (Tạm dịch: Lớn hơn cả Enron: Phỏng vấn Arthur Levi ”).
[171] Mayer, J. (22 - 29/4/2010), “The Accountants’ War” (Tạm dịch: Chiến tranh giữa các kế toán viên).
[172] Smith, H. (2002), “Bigger Than Enron: Comment on Le er from Ken- neth Lay” (Tạm dịch: Lớn hơn cả Enron: Bình luận về Thư từ Kenneth Lay).
[173] Lay, K. (20/9/2000), “Le er to Arthur Levi ,” in “Bigger Than Enron: Le er from Kenneth Lay” (Tạm dịch: “Thư gửi Arthur Levi ” trong “Lớn hơn cả Enron: Thư từ Kenneth Lay”).
[174] Bazerman và Watkins 2004, 50.
[175] M. H. Bazerman, G. F. Loewenstein, và D. Moore (12/2002), “Why Good Accountants Do Bad Audits” (Tạm dịch: Vì sao những kế toán viên tốt lại tiến hành hoạt động kiểm toán tồi).
[176] F. Norris (27/7/2000), “3 Big Accounting Firms Assail SEC’s Proposed Restrictions” (Tạm dịch: 3 công ty kiểm toán lớn công kích luật cấm có chủ ý của SEC).
[177] Norris 2000, C9.
[178] J. Berardino (26/7/2000), Phản ứng của SEC trước việc kiểm toán trở thành một ngành độc lập.
[179] Mayer 2010, 70.
[180] M. J. de la Merced (12/3/2010), “Findings on Lehman Take Even Ex- perts by Surprise” (Tạm dịch: Cuộc điều tra Lehman khiến các chuyên gia cũng phải bất ngờ).
[181] O. Zill de Granados (2007), “The Doubters of Global Warming” (Tạm dịch: Những người gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu).
[182] Ủy ban Khoa học có liên quan (1/2007), Smoke, Mirrors and Hot Air: How Exxon Mobil Uses Big Tobacco’s Tactics to Manufacture Uncertainty on Climate Science (Tạm dịch: Khói, kính và khí nóng: Cách Exxon Mobil sử dụng bảng biểu của Ông khổng lồ Tobacco để gây ra sự thiếu chắc chắn cho khoa học khí hậu).
[183] Zill de Granados 2007.
[184] I. Sample (2/2/2007), “Scientists Offered Cash to Dispute Climate Study” (Tạm dịch: Các nhà khoa học được hối lộ để phản đối các nghiên cứu về khí hậu).
[185] J. Donnelly (15/2/2007), “Debate over Global Warming Is Shifting”. Tạm dịch: Tranh cãi về tình trạng nóng lên toàn cầu).
[186] Watson et al. 2001. Bản báo cáo đánh giá lần 3 của Liên chính phủ về biến đổi khí hậu đưa đến một cái nhìn tổng quan toàn diện về hậu quả của hiệu ứng nhà kính.
[187] Watson et al. 2001.
[188] J. M. Broder và E. Rosenthal (17/12/2009), “Obama Has Goal to Wrest a Deal in Climate Talks” (Tạm dịch: Obama đặt ra mục tiêu phải giành được một thỏa thuận trong cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu).
[189] L. Lessig (8/10/2009), “Se ing the Framework for the Question of Insti- tutional Corruption” (Tạm dịch: Lập ra bộ khung cho những câu hỏi về tổ chức tham nhũng).
[190] W. Samuelson và R. J. Zeckhauser (1988), “Status Quo Bias in Deci- sion Making” (Tạm dịch: Sự bảo thủ mang tính thiên lệch trong quyết định).
[191] D. Kahneman và A. Tversky (1982), “The Psychology of Preferences” (Tạm dịch: Tâm lý thiên lệch).
[192] Samuelson và Zeckhauser, 1988.
[193] J. Y. Jost và M. R. Banaji (1994), “The Role of Stereotyping in System Justification and the Production of False Consensus” (Tạm dịch: Vai trò của tính điển hình trong hệ thống điều chỉnh và sự đồng tình sai lầm).
[194] Brandt 2007.
[195] Dĩ nhiên, cũng có những ngoại lệ dũng cảm. Chẳng hạn như năm 1997, John Browne, CEO của ngành dầu khí Anh Quốc đã tuyên bố rõ ràng rằng ông tin sự biến đổi khí hậu đang tồn tại là do con người gây ra, nhưng phải nhiều năm sau, sau những nghiên cứu khoa học cụ thể, con người mới công nhận sự thật này.