Chàng đi dọc theo con đường dẫn vào nhà, hai bên đường thông cao rậm rạp ngăn bớt tiếng cười nói ồn ào của khách đến dự tiệc ở khu vườn bên kia vọng sang.
Đến cuối đường, chàng eo cảm giác như vừa từ trong một đường hầm bước ra ngoài, nơi ngập đầy ánh sáng. Nhìn quanh, chàng mới hiểu tại sao người ta gọi nơi đây là chốn "Ngàn Thông". Đây là lần đầu tiên chàng chứng kiến tận mắt nơi nầy, ấy là nhờ người hợp tác của chàng bị đau chân không đi dự tiệc được, chàng phải đi thay. Khu nhà chạy dài, nhưng không vì thế mà trông thấy nó thấp xuống, cho nên khi chàng nhìn về phía bên phải, chàng thấy hết toàn bộ đến chỗ tận cùng, chỗ nào cũng eo cửa sổ chấn song. Trong ngôi nhà chính eo hành lang rộng, ngoài hành lang eo tầng cấp dẫn xuống chiếc sân rộng trải sỏi, và tiếp theo là bãi cỏ lớn.
Ngôi nhà trông hấp dẫn là nhờ mặt tiền trải dài và nhờ những ống khói vươn cao trang hoàng rất đẹp, bây giờ chàng mới nhận ra lời nhiều người nói là đúng, họ thường nói rằng khi đến gần thì thấy ngôi nhà lớn hơn so với khi đứng ở bên ngoài nhìn vào rất nhiều.
Chàng nghe eo tiếng ngựa hí từ đằng xa, chứng tỏ nhà eo chuồng ngựa ở góc vườn. Nhưng khi chàng đến chỗ eo hai con sư tử bằng cây cảnh mới cắt xén châu đầu nhìn hàng cột thấp, chàng phải rẽ ra khỏi nhà, đi theo hàng cột xuống bốn tầng cấp ra phía bãi cỏ, chứ không ra vườn hồng như chàng nghĩ. Bãi cỏ rộng kê nhiều bàn ghế, trên mỗi bàn đều eo che dù cao sáng sủa. Một số người đã ngồi vào bàn, nhưng vẫn còn nhiều người đi loanh quanh, và khi chàng nhích gói quà nhỏ dưới nách lên, chàng mới nhớ ra đây không phải chỉ là buổi tiệc vườn thôi, mà còn là ngày lễ sinh nhật thứ 21 của cô Beatrice Penrose-Steel nữa.
Chàng thấy một người đàn ông từ đám đông bước ra, ông ta đến với chàng.
Chàng đoán đây là vị "lãnh chúa của trang viên", từ nầy do bác sĩ Cornwallis đặt ra, trông ông ta không giống bố của mình chút nào hết, bố ông ta là vị đại tá đã qua đời.
Ông Simon Steel chào chàng:
- À, à! Ông đã đến rồi. Bác sĩ Cornwallis khỏe chứ?
- Tôi thấy hôm nay ông ấy không được khỏe lắm; ổng bị đau chân.
- Đau khớp sao? Chắc không phải đau khớp chứ?
- Không, chắc không phải đau khớp.
- Thế thì tốt. Xin mời ông đến gặp con gái tôi.
Chàng được dẫn đến bên chiếc bàn có một thiếu nữ đang ngồi, chàng liền nhận thấy hai cha con rất giống nhau: cả hai cùng màu da, cùng có mái tóc màu nâu nhạt, cùng cặp mắt màu xám, cùng cái miệng rộng, môi mỏng lét. Chỉ có hai lỗ mũi là khác nhau: Mũi ông ta khoằm, còn mũi cô thì hơi tẹt và hếch.
- Giới thiệu với con, đây là bác sĩ Falconer, phụ tá của bác sĩ Cornwallis.
- John Falconer nhìn chủ nhà, ánh mắt gay gắt, chàng muốn ông ta phải nói cho chính danh là "người hợp tác", vì ông ta đã biết bây giờ chàng và bác sĩ
Cornwallis hùn hạp làm ăn với nhau rồi.
- Cô khỏe chứ? Tôi xin phép được chúc cô ngày sinh nhật vui vẻ.
- Xin cám ơn anh.
- Giọng cô ta nhỏ nhẹ, nụ cười nở rộng trên môi, và khi cô đưa tay nhận gói quà tặng, chàng vừa cười vừa nói:
- Tôi xin báo cô biết, món quà nầy không phải do tôi chọn đâu, bác sĩ
Cornwallis nói cô rất thích sôcôla.
- Đúng thế. Rất cám ơn anh.
Khi eo hai thiếu nữ đến gần bàn, cô ta đứng lên, giới thiệu:
- Đây là hai cô em gái của tôi.
- Cô ta chỉ một cô, nói tiếp:
- Đây là Helen… và đây là bác sĩ Falconer. Chàng nhìn cô thiếu nữ vừa đu cô chị giới thiệu.
Tóc nàng màu nâu óng ánh, mắt đen, da trắng muốt như thạch cao, miệng rộng nhưng đôi mới đầy đặn. Người nàng cao, cao gần bằng chàng: chàng cao một mét bảy tám, còn nàng chắc cũng đến một mét bảy lăm, vóc dáng thật tuyệt… Nàng đẹp chứ không như cô chị.
Chàng giật mình quay mắt khỏi nàng khi nghe cô chị Beatrice giới thiệu tiếp:
Và đây là Marion…
Marion cũng cao, nhưng không cao bằng Helen. Cô ta xinh xắn nhưng không đẹp. Nét mặt trầm tĩnh, nhưng khi nói thì hai mắt long lanh:
- Tôi đoán ông đến dự tiệc thay cho ông Comwalis vì ông ấy đau chân… không phải đau khớp. Đúng, không phải đau khớp.
- Cô ta nói thêm, và tinh nghịch, lắc đầu; và chàng cũng đáp lai bằng dáng điệu như cô, cũng lắc đầu, vừa cười vừa nói:
Đúng, không phải đau khớp. Không gọi là đau khớp được - Chắc đây cũng là bài học cho ông đấy nhé, ông bác sĩ, bài học cho ông bỏ rượu mạnh.
- Vâng, tôi học bài học nầy nhanh lắm, cô… Marion ạ. Họ cười vang cho đến khi Beatrice lên tiếng:
- Helen, Leonard đến rồi kìa.
- Nghe thế, cô gái cao liền nói:
- Ồ, vâng, vâng.
- Khi nàng vội vã đi về phía ngôi nhà thì một người đàn ông cao, tuổi trung niên đang đứng chờ trên tầng cấp.
Marion lên tiếng làm cho John quay lại.
- Còn tôi, tôi cũng xin phép vào nhà để gia nhập giới nhà binh.
John Falconer bàng hoàng; thấy thế, Beatrice bèn nói:
- Cô ấy đã eo người cầu hôn, và cũng như vị hôn phu của Helen, anh ta cũng là quân nhân.
- Thế rồi cô ta nói tiếp:
- Tôi lấy làm tiếc là bây giờ không thể dẫn ông đi xem khắp nơi được… Nhưng kìa, cô Rosie đây rồi; Rosie sẽ dẫn ông đi xem cho biết, nó là em gái út của tôi. Rosie! - Cô ta cất tiếng gọi một cô gái đang bước nhanh đến chỗ một nhóm thanh miên đang vui cười với nhau. Cô gái quay lại, đi đến phía họ và hỏi:
- Vâng, eo chuyện gì thế, chị Beatrice?
- Đây là bác sĩ Falconer. Em dẫn ông ấy đi xem khắp nơi trong nhà được không?
- Vâng được, được.
- Cô gái nhìn John, nói tiếp:
- Em đã gặp anh ở phố rồi.
Eo phải anh là nhân viên của bác sĩ Cornwallis không?
- Tôi là người hợp tác.
Hợp tác à? ồ, xin lỗi anh. Em cứ tưởng anh là một trong số các nhân viên của ông ấy, người ta gọi họ là gì nhỉ? Là người tạm thay phải không?
Beatrice liền nghiêm giọng nói với em gái:
- Rosie. Hãy giữ mồm giữ miệng!
Không đáp lời chị, Rosie cười xoà nhìn John và nói:
- Ta đi thôi. Anh sẽ quen ngay đấy mà.
- Chắc thế, - chàng gật đầu, đáp. Cô gái thật xinh, chắc không quá l6 hay 17, vẻ rất yêu đời từ dáng đi cho đến lời ăn tiếng nói.
Khi hai người đi ngang trước hàng tầng cấp, họ trông thấy người chị cao xinh đẹp của cô đang cặp tay một người đàn ông rất bảnh trai trông thật dễ mến, cô gái liền thì thào bên tai chàng:
- Ý trung nhân của chị ấy đấy. Họ sắp lám đám cưới rồi. Anh ấy lớn tuổi nhưng đáng yêu.
- Sao? - Chàng ngạc nhiên khi nghe mình thốt lên như thế.
- Em nói họ sắp lấy nhau, và anh ấy đáng…
- Nhưng cô ấy còn trẻ quá, - chàng đáp nhanh.
- Không trẻ đâu, hai mươi rồi.
Dĩ nhiên anh ấy già hơn nhiều. Theo em thì cũng đến 40, già thật đấy, nhưng dễ thương. Em chưa đầy 18, mà giá eo lấy anh ấy cũng còn được nữa mà.
- Cô ta cười vui vẻ.
John lắc đầu như xem cô là đứa bé tinh nghịch, chàng nói:
- Ấy, tôi không tin đâu nhé. Tôi dám nói cô cũng đã đến 24 rồi.
Cô liếc xéo chàng, ánh mắt cười đùa:
-Ờ, còn đây là vườn hồng. Nhưng anh là bác sĩ, lại thông minh lanh lợi, chắc anh đoán biết thôi. - Cô ta lại cười, tiếng cười vui tươi trẻ trung, rồi cô nói tiếp.
- Còn đây là cây cối đã được tỉa cành. Em không thích loại cây cối cắt tỉa, chặt bớt như thế nầy. Còn anh?
Chàng suy nghĩ một chút rồi đáp:
- Không, vì cô đã hỏi nên tôi phải đáp không. Tôi thấy nó vặn vẹo trông kỳ cục. Cây cối đâu muốn được lớn lên như thế.
- Anh nói đúng. Anh đúng đấy.
Cô bước nhanh tới trước, nói tiếp:
- Còn đây, thưa ngài, là rừng thông. Chắc anh cũng thấy hai bên anh đều toàn là thông rồi đấy chứ.
Chàng cười toe toét, nhìn cô gái. Đúng cô ta là một tiểu yêu nhưng là một tiểu yêu dễ thương, nên tính tình của cô cũng đáng mến. Cô trông khác những người kia. Họ thật khác nhau. Chàng lại nghĩ đến cô gái sắp lấy chồng, rồi nghĩ đến người đàn ông gấp đôi tuổi nàng. Chàng nhớ chưa khi nào chàng gặp được ai giống nàng hết.
Họ bước ra khỏi khu rừng, vào trong một vùng cây cối xanh tươi chạy dài xuống bờ sông. Nhưng bỗng chàng dừng lại khi thấy một bức tường rất cao.
Chàng nhìn qua phải, không thấy nơi xuất phát của bức tường ở đâu hết vì bị cây cối che khuất. Nhưng chàng thấy bức tường hiện ra ở bờ sông. Cô ta đang đứng bên chàng, chàng nhìn cô rồi nói:
- Bức tường cao quá.
- Vâng, bức tường dùng chắn khu vườn của nhà bếp. Nhưng nguyên thuỷ không cao như thế đâu; nó mới được xây thêm mấy tấc nữa đấy.
- Tại sao thế?
- Ồ! Ồ, bác sĩ ơi, chuyện… … dài… dài dòng.
- Tốt, tôi thích những chuyện dài; tôi muốn được nghe.
- Thật không?
Cô nàng quàng một cánh tay quanh một thân cây nhỏ, chàng nghĩ cô sắp tung người quay quanh than cây, nhưng em chỉ tựa đầu vào cây và nói:
- Em gọi bức tường là "Bức tường than khóc", như bức tường của người Do Thái ở Jerusalem, hay ở đâu đấy.
Chàng cười, nói:
- Phải, ở đâu đấy.
- Ấy đấy, em không rành địa lý. Nhưng dù sao thì đấy là bức tường vườn nhà bếp của gia đình em và theo chỗ em biết thì nó là bức tường rào mảnh đất tốt nhất trong số đất đai khoảng 60 mẫu nầy.
- Trời! Sáu mươi mẫu à?
- Dạ, nhưng đó là khi chưa cắt ra. Mà tất cả là của ông nội em. Ông nội em là quân nhân, là lình nhà nghề. Nhưng ông rất đáng yêu.
- Mặc dù nàng vẫn tươi cười, nhưng giọng nàng đượm buồn khi nàng nói tiếp - Phải, đúng thế, ông là người đáng yêu. Và bà nội cũng đáng yêu. Ông nội thường la hét. Và bà nội thường ngoéo ngón tay với ông như thế nầy nầy - Nàng ngúc ngoắc ngón tay trỏ để diễn tả - và thế là ông ngoan ngoãn như một chú cừu; bà thường nói:
"Con sói lại hú rồi", và ông tường đáp một cách cáu kỉnh: "Không, anh không thế đâu. Không, anh không biết". Rồi bà vừa cười vừa nói: "Tốt, thế thì chắc là chú chó sủa". Thỉnh thoảng ông rít lên: "Nầy, thằng Needler là đồ điên". Hoặc là Needler hoặc là Oldham hoặc là Connor, và thế là bà nội lại chòng ghẹo:
"Chắc không thể là James MacIntosh trọc". Anh biết không, ông nội rất thương James MacIntosh.
- Nàng gật đầu chỉ về phía bức tường, nói tiếp:
- Robbie là con trai ông ấy.
Chàng không hiểu hết, nhưng chàng nghĩ phải hỏi cho ra lẽ.
Hai người lại đi, nàng nói tiếp:
- Ông nội em là trung tá hay đại tá gì đấy, hay là đại loại như thế, ông eo người hầu cận tên là James MacIntosh, ông ta theo ông nội em sang Ấn Độ.
Sang đấy, ông ta cứu ông nội em lần đầu. Cứu trong một trận đánh nhau hay một chuyện đại loại như thế. Ông nội lâm vào một hoàn cảnh khó khăn: Ông bị bao vây, bị một đám choai choai Tô Cách Lan bao vây - nàng dùng tiếng lóng của Tô Cách Lan và nhìn chàng cười toe toét - bắn vào ông. Thú thực em cũng nghĩ là ông ấy la hét ầm lên, ông ấy giống ông nội vậy. Chắc ông ấy đã chiến đấu quyết liệt cho nên vì thế chúng bỏ chạy. Nhờ thế mà ông ta đã cứu ông nội thoát nạn. Ông ta bị thương; cả hai đều bị thương; nhưng Jamie đã mang ông nội về. Lần hai nghiêm trọng hơn. Theo chỗ em biết, khi ấy James MacIntosh đã lên trung sĩ rồi. Lần nầy họ không ở ấn Độ mà ở chỗ khác, ở ngoại quốc, và ông nội chỉ huy một đại đội, hay đại loại như thế, và họ phải rút lui. Nàng quay qua nhìn chàng, mặt mày tươi cười.
- Anh thường nghe quân Anh chỉ tiến mà không lùi, phải không?
Chàng cắn môi không đáp. Thấy thế nàng tiếp:
- Rồi, trong khi rút lui, bọn Ghurka hay là bọn nào đấy… bọn Ghurka theo phe nào nhỉ?
- Còn tuỳ, - chàng đáp - tuỳ hoàn cảnh xảy ra.
-Ồ, nhưng mà không biết chúng theo ai, chúng bắn trúng chân ông nội.
Chúng tưởng ông nội chết, chúng đạp lên người ông. Nhưng James MaeIntosh thật vĩ đại - Nàng lại chuyển qua dùng thổ ngữ Tô Cách Lan. Ông ta làm gì biết không? Đến tối ông ra ngoài bãi chiến trường tìm cách cứu ông nội. Nhưng chúng phục kích đợi ở đấy và bắn bay cánh tay của Jamie.
Chàng nhướng to mắt, thốt lên:
- Trời!
- Vâng, thế đấy, đứt ngang đây.
- Nàng chỉ trên khuỷ tay.
- Ông ta thường có một cái móc. Ông có thể làm được rất nhiều chuyện tức cười với cái móc ấy.
Nhưng Jamie vĩ đại đã được ban huân chương, ông ta anh hùng thật. Ông nội không mất chân, nhưng phải dùng gậy để đi. James MacIntosh không mọc tay được. Nhưng ông ta được khu vườn rau tuyệt vời với tường cao chạy thẳng xuống sông. Bác làm vườn nói rằng đấy là miếng đất tốt nhất trong toàn thể dinh cơ nầy, cây ăn trái mọc dọc theo bờ tường tất tươi, vì có đủ ánh sáng mặt trời, và rau quả thuộc về họ. Và ở phần quang nhất của mảnh đất ấy có một ngôi nhà. Một ngôi nhà lớn hơn nhà bình thường, có đến tám phòng, như văn phòng làm việc vậy, như thế là lớn hơn nhà bình thường rồi chứ, phải không? Chàng gật đầu với nàng.
- Mà căn nhà lâu lâu lại bỏ trống. Vậy ông nội làm gì? Chỉ còn nước đem cho Jamie mà thôi. Ông bí mật đem cho ông ấy. Tất nhiên là bà nội biết, chỉ có bố không biết. Lúc ấy bố đã 19 tuổi và bố rất thèm đất đai; bây giờ vẫn còn thèm. Nhưng ông nội đã cho Jamie tất cả khu đất ở và trồng trọt với một cái sân để chăn nuôi; hay ít ra cũng gần bằng chừng ấy. Có hai vạt cỏ để nuôi một con ngựa và hai con cừu. Và theo nhiều người thì đây là khu đất tốt nhất trong toàn bộ dinh cơ, vì ở đây thông mọc khắp nơi, rễ tràn khắp mặt đất, họ nói thế, và họ phải khai hoang mảnh đất mới ở phía bên nầy để làm vườn rau mới. Có một vườn với nhà kiếng, một vườn nho và đủ thứ. Cần phải làm việc cật lực. Em biết bố em rất tức giận, nhưng chịu thôi vì ông nội đã cho rồi… … há!
- Nàng chắc lưỡi rồi hỏi:
- Làm quà tặng, phải không?
-Đúng, đúng, người ta phải cho gì để làm quà tặng.
-Đấy ông nội đã làm thế đấy. Rồi chiến tranh bùng nổ. Chiến tranh bùng nổ sau ngày ông nội chết. Anh thấy vì tường chạy thẳng ra đến sông, cho nên ông nội thường mang ủng cao su dùng đi câu để lội nước, đi vòng qua mút tường.
Dễ đi lắm. Em thường đi vòng như thế. Nếu không thì phải đi vào cổng chính để qua bên kia, mà cổng chính thì nằm ở bên con đường chính. Đi như thế xa, cho nên khi em còn bé ông nội thường nắm tay em lội nước đi qua bên nhà Robbie. Ồ, em quên nói cho anh nghe là Jamie lấy Annie, hai người sinh ra Robbie. Khi em mới chào đời thì anh ấy đã mười tuổi rồi. Em là con út trong nhà. Bà Annie làm bánh nướng phết bơ và mật ong rất ngon. Dĩ nhiên vì thế mà em thường bị bệnh và gặp lắm chuyện rắc rối. Em còn nhớ năm em lên ba có lần em đi vòng qua đó. Robbie đã lên 13 hay l2 hay gần gần như thế, nhưng em cứ lẽo đẽo theo anh ta đi vòng qua đó như hình với bóng. Anh ấy có vẻ già đối với em. Rồi lại có những hôm Mary May và Henrietta, tên hai con bò cái, đi vòng qua bức tường vào trong vườn ăn rau cỏ. Ôi trời, thế là ông nội dựng một bờ lan can và rào thép gai nối theo bức tường xuống tận mặt nước để giữ cho yên ổn. Dĩ nhiên là vẫn đi vòng xuống dưới nước để qua bên kia được; thỉnh thoảng Mary May lại lội nước sang. Rồi khi nó sinh con, nó dẫn con nó sang luôn.
- Nàng chợt im lắng, nhìn lên tường một hồi rồi lại cất giọng trầm buồn nói tiếp.
- Những ngày ấy thật tuyệt, thật tuyệt. Ngay cả những hôm trời tuyết trơn trợt và mưa, cũng xem như trời nắng ráo, vì có ông bà nội ở đây. Hai người thật đáng yêu. Thế rồi hai năm nay ở đây đã xảy ra nhiều chuyện.
- Cô quay qua nhìn thẳng vào mặt chàng nói tiếp.
- Bà nội mất, rất đột ngột. Ông nội đang ngồi ôm bà vào lòng thì bà mất; rồi hai tháng sau, ông cũng mất: Ông không thể sống thiếu bà. Từ khi bà mất, không bao giờ ông xuống nước. Thỉnh thoảng ông qua nhà Robbie bằng cổng trước ở ngoài đường, vì vậy Jamie đã chết trước đó một năm, mà ông nội thì lại rất nhớ ông ấy. Nhưng Robbie lại là người con rất có hiếu, anh ấy thoáng nghe ông nội kể chuyện ông và bố anh đã cùng tham gia chiến tranh, và ông nói bố Robbie là người rất can đảm. Rồi ba tháng sau má mất, cả ba người cùng chết trong một năm. Đã hai năm rồi, từ ngày ấy, đến nay mọi việc trong nhà không còn như trước nữa. - Cô nhìn xuống chân và nói:
- Cả ông nội lẫn bà nội không ai muốn chết; cuộc sống hai người rất hạnh phúc.
Nhưng còn má thì em biết má muốn chết. Ôi, đúng thế, đúng thế đấy.
- Cô ngẩng đầu lên, giọng cô nghe thì thào nho nhỏ:
- Em không nên nói những chuyện nầy làm gì, phải không?
- Tại sao lại không? Chuyện ấy đã ám ảnh em, mà anh là bác sĩ, bác sĩ xem như linh mục vậy, chắc em biết rồi; anh không bỏ qua những chuyện như thế nầy đâu.
- Không ư? Cô bần thần hỏi:
Thế rồi chàng hỏi:
- Tại sao bây giờ lại không như trước?
Cô cất bước đi, hơi trước chàng một chút, em đáp:
- Vì bây giờ chị Beatrice là chủ nhà, chị chiếm hết. Anh biết không, chị ấy mê cái nhà lắm. Chị ấy hãnh diện về cái nhà lắm. Không ai trong nhà có ý nghĩ như chị ấy và bố. Chị rất giống bố. Rồi xảy ra xích mích giữa bố với Robbie.
Nếu anh xuống đây với em thì anh sẽ hiểu… xuống sông thì rõ.
Hai người đi theo bờ tường, khi đến gần sông, bỗng cô hoảng hốt la lên:
- Ôi chết! Mary May! Ô đừng, Mary May. - Con bò cái đang đi vòng hàng rào gỗ và dây thép gai dưới nước.
Chàng liền thấy cô ta ngồi bệt xuống cỏ, tháo giầy ra, rồi rất tự nhiên cô kéo váy lên, lôi nịt vớ dưới đầu gối xuống rồi cởi vớ ra, bỏ tất cả vào giầy, buộc giây giầy lại treo lỏng dỏng quanh cổ rồi chạy xuống nước, vừa lội vừa nói:
-Nếu anh muốn đi theo em thì cởi giầy ra.
- Tôi thích leo tường hơn, - chàng nói theo.
- Được không?
- Được, được; tôi thường leo núi mà.
Chàng nhìn cô nắm lỗ tai con bò kéo nó trở lại. Mực nước lên quá đầu gối cô, xoả vào hai váy lót và mấp mé đến lai quần lót. Cô nói gì đấy với con bò rồi la lớn gọi:
- Robbie! Robble ơi!
Chàng nhìn bức tường. Rải rác có vài viên đá thòi ra. Chàng liền bấu vào đấy để leo lên, bức tường cũng không cao quá cho nên chàng trườn người bấu được vào đỉnh tường. Lúc nầy, chàng mới thấy mình đang ở ngay trên một chuồng lợn một chú lợn đang giương mắt ngạc nhiên nhìn lên chàng. Rồi chàng nhìn xuống con đường đi, thấy một thanh niên, anh ta nói lớn:
- Anh lần về bên phải. Có cái thang ở đấy.
Nhìn qua phải, chàng bò dần lên để tránh những tường đá lởm chởm đâm vào người cho đến một chỗ có nhiều cành táo phủ lên mặt tường. Chàng thấy có cái thang dựa bên tường.
Vừa khi chàng xuống đến mặt đất thì anh chàng trẻ tuổi vừa đưa tay nắm lấy con bò rồi nói với cô:
- Cô nên để mặc xác nó đấy.
- Và để cho bố em bắn nó à? Anh biết bố sẽ bắn liền mà. Chắc trăm phần trăm là bố em sẽ bắn. Lần trước bố đã báo cho anh biết rồi mà.
- Cứ để xem ổng có bắn không. Tôi có ý hay lắm nhé tôi đã thách ổng rồi mà.
- Anh không thể làm hàng rào dưới nước để ngăn chúng lội qua được à?
- Tại sao phải làm? Đấy là đường đi chung mà.
- Đừng ngốc, anh Robbie.
- Tôi không ngốc đâu, Rosie. Con sông là lối đi công cộng. Cô biết rõ rồi chứ.
- Thế sao? - Cô quay qua nhìn John, chàng đang phủi bụi trên người và phân vân không biết đũng quần của mình có còn nguyên được không cho đến khi về đến nhà, chàng đáp lời cô:
- Tôi chưa bao giờ nghe đến lối đi nầy, nhưng nếu bạn cô nói thế thì tôi tin chắc đúng thế.
- Xin chào ông, - Robbie lên tiếng.
- Xin chào Robbie, tôi đã nghe nói nhiều về anh.
- Ông là bác sĩ mới phải không?
- Vâng, tôi là bác sĩ mới.
- Tốt, tôi mong ông nhanh chân khi ai mời hơn chủ của ông.
- Ông Conrwallis không phải chủ của tôi, Robbie, ông ta là người hùn hạp với tôi.
- Ồ, các ông hùn hạp à. Ông có hùn vốn à? Tốt, tốt! Nầy ông, tôi rất sung sướng được gặp ông vào bất cứ lúc nào. Đợi tôi nhốt con bò xong ta vào nhà uống trà.
- Chúng tôi… tôi đang dự tiệc sinh nhật mà.
- Chàng đua ngón tay chỉ về phía bên kia bức tường…
- Ồ thế à? Mà họ vắng ông vài phút cũng chẳng sao đâu, mời ông vào thăm mẹ tôi phút đã. Mẹ tôi thường kêu ca đau đớn trong người; chắc bà vui mừng khi gặp ông đấy.
John đi dọc theo con đường dài đến ngôi nhà xinh xinh ở cuối khu đất, chàng nhận thấy quả đây là mảnh đất màu mỡ, chỉ nhìn cây cối tốt tươi quanh anh thì biết, vả lại, người chủ sở nhà bên kia không muốn để mất khu đất nầy cũng đủ chứng tỏ đất ở đây là đáng giá biết bao rồi. Đúng thế. Chàng nhìn thì thấy hết.
Nhưng chàng lại thấy mừng vì anh chàng trẻ tuổi trực tính nầy đã theo được con đường của bố anh ta. Anh ta xem có vẻ giống người cha của mình: Người bạn rất tốt cho ta trong lúc gặp khó khăn hiểm nghèo. Bà Annie MacIntosh dưới mắt chàng là một người rất phúc hậu: tròn trịa, hồng hào và vui vẻ.
-Ồ, chào bác sĩ, thật sung sướng được bác sĩ ghé nhà chơi, - bà nói ngay khi thấy chàng.
- Có lẽ chúng tôi sắp được lưu tâm đến rồi đấy. Người ta sắp chết vô hòm mới thấy ông già gân đáo đến nhà, và chỉ được ông ta khám khi đã kiệt sức.
John cười, chàng nghĩ kể cũng lạ khi mọi người đều gọi người hợp tác của chàng là: "ông già gân" trong khi ông ta mới quá 50. Thế nhưng khi nhìn bề ngoài ông ta, chàng cũng thấy ông xơ xác thật. Trận chiến đã tàn phá cơ thể ông, ngoài cái chân ra, ông còn bị nhiều chỗ nữa.
Khi chàng ngồi ở nhà bếp ăn bánh rán của bà MacIntosh, bánh nóng mới ra lò, người thanh niên nói với Rosie:
- Cô mang giầy và vớ vào đi; tôi thấy cô không ra vẻ một tiểu thư tí nào hết.
- Ôi trời đất! Vậy thì anh lo giữ mấy con bò để em khỏi tuột giầy tháo vớ nhiều lấn như thế nầy nữa.
John và Robbie nhìn nhau, cố giữ để khỏi bật trời.
- Bà có ngôi nhà thật đẹp, bà MacIntosh à, - John nói.
-Ấy, quả không tệ; trăm sự đều nhờ ông đại tá hết đấy, xin Chúa ban phước lành cho ông ấy. Xin cho ổng được an nghỉ. Mà tôi tin chắc ông ấy được an nghỉ, cả vợ ông ấy nữa. Ông ấy mất đi là một mất mát lớn. Phải thế không, cô Rosie?
- Dạ phải, thưa bà Annie. Cháu nhớ ông bà nội hàng ngày, vì hai người thật đáng yêu.
- Cháu không phải người duy nhất nhớ ổng đâu. Cháu không phải người duy nhất. Mà nầy, bác sĩ, ăn bánh nữa chứ?
- Thôi. Thôi. Cám ơn bà. Tôi phải về ăn bánh sinh nhật. Phải không, cô Rosie?
- Ồ phải, tôi nghĩ phải về thôi, - cô đáp, cúi người buộc dây giầy. Rồi vừa đứng dậy cô vừa nói tiếp. - Ta phải về bên ấy thôi, nào ta đi.
- Giọng cô tự nhiên như đang nói với một người bạn cũ.
- Cô về lối nào? Tôi không leo qua tường nữa mà cũng không lội nước nữa.
Cô cứ lội, nhưng tôi sẽ đi ra cửa chính ngoài đường.
- Ai nói với anh tôi lại lội nước? Tôi cũng đi ra lối ngoài đường với anh.
- Tốt, mà nầy, - Robbie nói với Rosie - Nếu bị ai bắt thì la lớn lên đấy nhé.
- Em chưa hề bị ai bắt hết.
- Tốt, mà đừng làm ra vẻ linh lợi lắm nhé. Thôi, đi đi John cảm thấy vui vui khi thấy hai người cư xử với nhau như thế. Trông họ như anh em hay như cha con. Nhưng nếu chàng đoán không lầm thì anh chàng Robbie nầy chắc nghĩ về cô gái khác hơn, nhưng vì chàng không biết rõ tình cảm của cô, vì cô còn nhỏ quá thực vậy, tuổi ấu thơ thường có niềm vui vô tư.
Năm phút sau, hai người đi qua một khoảng hở ở dãy hàng rào trong rừng thông để vào trong bãi cỏ, họ đi bên nhau như vừa đi dạo một vòng quanh nhà.
Rosie lên tiếng làm cho chàng chú ý đến chị cô ta:
- Nhìn kìa! Chị Beatrice đã bắt đầu ăn kẹo sôcôla của anh rồi đấy. Chị ấy rất thích sôcôla. Chị ăn sôcôla luôn mồm, nhưng lại không mập. Có phải vì chị không mê rượu vang hay mê bia không nhỉ? Chắc thế đấy. Anh cứ nghĩ đến hiệu quả thì biết. Ôi lạ thật!
Chàng thấy khi cô ta cất tiếng cùng cười với chàng, giọng cô như luồng gió mát. Chàng hy vọng cô ta cứ giữ như thế, ít ra cũng đi một lúc.