Đại Tranh Chi Thế

Quyển 1 - Chương 19: Xuất du

Thấy nàng cũng đã rời khỏi, Khánh Kỵ không khỏi mất hứng. Nhìn thấy trời đã sáng rõ, liền trở về chỗ ở, cởi bỏ khôi giáp, mặc áo ngắn rồi rửa lại mặt, thị nữ Bạch Ny lập tức đưa lên một cành liễu đã ngâm qua nước.

Khánh Kỵ vừa nhìn thấy loại bàn chải đánh răng thượng cổ đơn sơ này, liền nhớ tới "Phát minh vĩ đại" của chính mình, hắn vội vàng hỏi: "Bạch Ny, trong thành này có người thợ thủ công nào tay nghề khéo léo, làm được những vật tinh xảo không?"

Bạch Ny nhẹ nhàng nói: "Thợ thủ công thông minh khéo tay trong thành thì không ít, nhưng không biết là công tử muốn làm đồ vật gì?"

Khánh Kỵ mở bức tranh do chính tay mình vẽ ra, giải thích cho nàng một lượt, lại sợ nàng cứ chiếu theo hình dạng trong tranh vẽ, làm ra thật sự là lớn như vậy, khi đó đành phải để cho hà mã đánh răng, nên phải đặc biệt thuyết minh độ dài ngắn lớn nhỏ. Bạch Ny vừa nghe là hiểu, hoan hỉ nói: "Thứ này công tử cũng nghĩ ra được sao? Ai cũng đều dùng cành dương liễu đánh răng, không thể tưởng được lại có thể dùng vật như vậy, thật tốt quá, vậy nô tì đi tìm thợ thủ công làm luôn."

Bạch Ny nói xong cầm tấm da thú phi thường vui mừng chạy ra ngoài, Khánh Kỵ chợt nhớ tới cô gái mới vừa rồi cùng hắn đối chiến, quay đầu lại hỏi người thị tỳ tên là Di Vi: "Đúng rồi, người ở hộ bên phải Thành phủ là ai?"

Di Vi đáp: "Là nhà của một gia tộc họ Nhâm, nghe nói cũng là đại thương nhân, gia tài rất nhiều, có điều bình thường người trong nhà cũng không ở chỗ này."

Khánh Kỵ à một tiếng, thấy từ miệng nàng cũng không hỏi ra được tin tức gì khác, liền không hỏi nữa. Hắn kiên trì dùng cành dương liễu chải răng, chỉnh trang lại trang phục, liền đi ra nhà ngoài.

Lúc này Triển đại phu cùng Khổng Khâu cũng đã rời giường, hai người đang ở dưới tàng cây du trong viện thảnh thơi thảnh thơi "Tập thể dục theo đài". Duỗi toàn thân vận động một hai ba bốn, ôm gối vận động một hai ba bốn, nhìn thấy hắn đi tới, mỉm cười tiếp đón hắn, rồi hai vị phu tử* lại tiếp tục vài động tác nữa mới dừng lại. (Phu tử: Sư phụ)

Bọn họ đang luyện Đạo dẫn thuật, sau khi được Đại Hán Hoa Đà chỉnh sửa ưu hóa lại, trở thành Ngũ cầm hí. Thời kì Xuân Thu, đây là phương pháp tập thể dục rất bình thường của dân gian, cũng không hiếm gặp. Chờ cho hai người luyện xong, ba người ở dưới tàng cây cười nói một hồi, quản sự tới báo rằng thức ăn đã chuẩn bị xong, ba người liền trở vào trong sảnh.

Dùng bữa xong, Triển đại phu nói với Khánh Kỵ: "Theo Triển mỗ được biết, Bạch phủ cũng không cho người đi gặp mục thủ* nơi này để tố cáo công tử, có điều ta nếu đã ở đây, không đi thông báo một tiếng không khỏi có chút thất lễ, Triển mỗ lúc nữa phải đi một chút. Công tử cứ ở trong phủ nghỉ ngơi, nếu cảm thấy buồn chán, có thể đi tới các vùng lân cận, ra khỏi cửa đi về bên trái, đi đến cuối là có chợ." (Mục thủ: Quan địa phương)

Khánh Kỵ gật đầu xác nhận, Khổng Khâu hỏi qua tên của mục thủ nơi này, đột nhiên cũng là người quen cũ, không khỏi mừng rỡ, liền cùng Triển đại phu dắt tay nhau đi. Hai người đi rồi, Khánh Kỵ ngẫm lại chính mình đã tới đây một thời gian, thật đúng là vẫn chưa cẩn thận nhìn ngắm một tòa thành trì nào, liền dẫn theo vài tên thị vệ ra khỏi Thành phủ, chậm rãi đi dọc theo con đường nhỏ dưới tàng cây liễu, thưởng thức phong cảnh Tất Thành.

Tất cả các kiến trúc trọng yếu của Tất Thành đều tập trung ở vùng này, kho lương, phủ khố (nơi chứa binh khí hoặc văn thư quan trọng), phủ đệ của quan khanh đại phu đều được xây ở chỗ này. Tất Thành có nhiều đình đài của các thương nhân quý tộc, những biệt thự có vườn của những người giàu có từ đô thành chi chít như sao trên trời, khiến cho địa phương này trở nên đẹp không sao tả xiết.

Một con phố dài đi mãi cũng hết, liền thấy được khu dân cư, chợ búa, quán trọ, cửa hàng, dân cư cũng nhiều lên. Khánh Kỵ nhìn thấy một cửa hàng bán binh khí, lững thững đi vào nhìn ngắm, binh khí dài ngắn rực rỡ đủ màu sắc, có điều trên tường nhiều nhất là tước dài ngắn khác nhau. (tước: đao con - TG)

Khánh Kỵ tùy tay gỡ một thanh tước từ trên tường xuống, rút ra khỏi vỏ ngắm nghía, chất liệu chọn làm chuôi đao là sắt, lưỡi đao lạnh lẽo, vô cùng sắc bén, trên vỏ đao còn có trang trí hoa văn cổ xưa ưu mỹ. Thời kỳ Xuân Thu, đao đồng của Trịnh quốc, rìu Tống quốc, tước Lỗ quốc, kiếm Ngô Việt nổi danh, đúng là những vũ khí chất lượng tốt nhất. Khánh Kỵ lấy ngón tay thử độ sắc nhọn của lưỡi đao, cảm thấy vô cùng vừa lòng, liền mua thanh tước này, tùy tay cất vào trong ngực áo.

Lại đi một lát, bỗng nhìn thấy bên đường có một hộ săn bắn đang bán da thú, trên sạp của hắn có mấy bộ lông chồn tuyết, màu lông trắng như tuyết tuyệt đẹp, Khánh Kỵ vốn đã đi qua rồi, đột nhiên nảy sinh một ý niệm trong đầu, liền dừng chân, quay trở lại.

Hắn nghĩ, Thành Bích phu nhân giao du rộng với nhiều nhân vật nổi tiếng Lỗ quốc, lại có Quý Tôn Thị làm kẻ đứng sau, nếu mình muốn làm lay động các quan lại Lỗ quốc, nữ nhân này đúng là một con đường tốt để tiến thân. Của cải nhà bà rất nhiều, các đồ vật quý hiếm chỉ sợ đều đã gặp qua, đừng nói hiện giờ mình là một thân đào vong, không có vật gì quý, cho dù là có, chỉ sợ là bà ta cũng không để trong mắt. Lễ vật này sẽ có đôi chút xảo diệu, động não một chút làm một cái áo lông chồn, tất có chỗ dùng.

Khánh Kỵ quay trở lại quán, ngồi xổm xuống nhẹ nhàng vuốt ve lông chồn, sợi lông mềm mại, ấm áp, Khánh Kỵ hai hàng lông mày không khỏi nhướng lên. Hộ săn bắn kia quan sát sắc mặt, thấy vị công tử này tựa hồ có ý mua hàng, vội vàng chào đón, hết sức khoe khoang nào là lông chồn tuyết ưu tú như thế nào, lại giảng giải chồn tuyết nhạy bén khó săn như thế nào, thật không nhìn ra một đại hán dũng mãnh mà lúc nói chuyện lại có thể thao thao bất tuyệt như vậy.

Khánh Kỵ thấy biện pháp mời chào bán hàng của cổ nhân thì rất hứng thú, không khỏi cười ha ha, liền mua hết mấy bộ lông chồn tuyết rồi cho thị vệ ôm vào trong ngực. Khánh Kỵ quay người lại, nhìn ngay thấy một vị công tử quý tộc đang cưỡi con ngựa màu đỏ mận đi qua trước mặt, không khỏi ngẩn ra.

Vị công tử kia thân mặc áo bào lụa hồng, đeo thắt lưng to bản (của quan lại và trí thức thời xưa), tuổi ước chừng trên dưới ba mươi, phía trước có một thần thiếp (nô lệ - TG) nắm cương ngựa, chậm rãi đi trong phố xá sầm uất. Người này thật ra không có gì đặc biệt, Khánh Kỵ chú ý tới chính là con ngựa mà hắn đang cưỡi, vị công tử kia ngồi trên lưng ngựa, lót dưới mông là một chiếc đệm bằng vải đay, hai bên sườn còn có một cái gì đó giống như lỗ tai buông xuống, tránh cho ma sát vào đùi, trên lưng ngựa không có yên cương, cũng không có bàn đạp.

Lúc này trên đời còn chưa có yên ngựa bàn đạp, hắn kế thừa ký ức của Khánh Kỵ hẳn là phải biết rồi, có điều là từ đầu hắn đã hấp hối nửa sống nửa chết, sau khi thương thế tốt hơn một chút lại phải suy tính các bước phát triển sau này, không lúc nào cần phải dùng đến ngựa, cũng không nghĩ về phương diện này, lúc này thấy rồi mới đột nhiên nghĩ tới.

Khánh Kỵ một bên suy nghĩ một bên đuổi theo con ngựa kia, cùng đi hơn mười bước, vừa định gọi rồi lại thôi. Ngô Việt lấy thuyền làm xe, lấy chèo làm ngựa, cho dù có nghiên cứu ra yên cương bàn đạp thì cũng có ích lợi gì? Còn không phải là làm mẫu cho kẻ khác sao.

Không chỉ nói Ngô Việt, chính là toàn bộ thiên hạ, đại bộ phận các vùng miền đều là xã hội nông canh, địa phương nuôi ngựa không nhiều lắm. Yên ngựa, bàn đạp cũng không có kỹ thuật gì phức tạp, chỉ cần vừa nhìn là có thể làm ra được, hiện giờ những dân tộc du mục như Bắc Địch, Tây Khương, Khuyển Nhung sở dĩ làm hại còn chưa gay gắt, chính là bởi vì trên đời còn chưa có yên cương bàn đạp, hai tay của kỵ sĩ còn chưa được giải phóng.

Hiện tại khí giới chiến đấu của các quốc gia Trung Nguyên còn tương đối nguyên thủy, phương tiện thủ thành lại lạc hậu, một khi phát minh ra yên cương bàn đạp, lập tức những tộc người đó sẽ biến thành một đám ác lang, sớm trở thành họa lớn mấy trăm năm mùa màng của Trung Nguyên, hơn nữa làm hại chỉ sợ còn hơn hậu thế. Trừ phi chính mình có thể chiếm được những địa phương nuôi ngựa trước, nếu không có bổn sự như vậy thì cứ giấu đi giả ngu là tốt nhất.

Khánh Kỵ nghĩ tới đây, liền đứng lại không bước theo nữa, lúc này, bên cạnh là một cửa hàng có cửa chính không lớn, trên tấm bảng đen thui như mực treo trên cửa viết bốn chữ "Bạch Dương Hề Xá". Trước cửa có một chiếc bếp lò nhỏ được đắp bằng bùn, ở dưới đang cháy tí tách, bên trên để một cái chậu xù xì đen thui, đang luộc thịt chó, nước thịt sôi sùng sục, mùi thơm nức mũi. Một đại hán phanh ngực, lộ ra bộ ngực rậm rạp, một tay cầm vò rượu, một tay dùng đũa gắp thịt, ăn cực kỳ ngon lành.

Khánh Kỵ liếc mắt nhìn hắn một cái, đang định bước đi tiếp thì một người nam nhân từ trong căn phòng ánh sáng lờ mờ chạy vội ra ngoài. Người này tầm hai mươi có lẻ, eo nhỏ chân dài (không phải mỹ nữ đâu, đừng lộn), dáng người gầy, thân trên để trần, tướng mạo cũng thanh tú, mắt sáng mày dài, mũi thẳng, có điều trên mặt lại có vết máu.

Trong tay hắn cầm một thanh trường kiếm mài sáng quắc, nhưng vỏ đã nứt nẻ cũ nát, phẫn nộ mắng: "Buồn cười, lập tức trả lại tiền cho ta. Lấy một nữ nhân mang bệnh lừa ta, còn nói là một thân xử nữ, Anh Đào ta dễ bị lừa như vậy sao?"

"Hả?" Đại hán đang uống rượu ở cửa nhảy dựng lên, chặn đường đi của hắn, hét lớn: "Cái quái gì đấy? Muốn chơi mà không trả tiền sao?"

Ngay sau đó từ trong phòng lại lao ra một tên mập mạp, kêu lên: "Anh Đào, Bạch Dương Hề Xá chúng ta cũng không phải là dễ dàng bị khi dễ, Hề di nương là nữ tử mới tới nơi này, ngươi mở bao (1) rồi lại muốn chuồn phải không? Mọi người xem đi, ta giữa ban ngày ban mặt làm sao có thể có nửa câu bịa đặt, các người xem thứ này của Lạc Hồng..." Mập mạp vênh mặt đưa ra một bộ y phục dính đầy máu, khoe ra với quần chúng đang xúm lại.

Anh Đào mãnh liệt mắng: "Đi con mẹ Lạc Hồng của ngươi đi, coi ta là kẻ ngu à! Lạc Hồng ra nhiều như vậy, rong huyết (2) phải không? Hơn nữa, Lạc Hồng còn làm văng lên mặt ta, con bà nó, lão tử dùng đầu lưỡi mở bao à? Có bệnh mà còn đi làm, làm mặt lão tử bị văng đầy máu."

-------------------------------------

(1) Mở bao: Như pók tem ý, hì hì.

(2) Rong huyết: Chảy máu do bệnh chứ không phải do phá thân xử nữ.