Đại Quốc Tặc

Chương 163: Nằm trên băng chờ cá chép

Từ xưa quan văn và võ tướng luôn bất hoà.

Quan văn giữ lễ nghi, trọng giáo dục, cảm hoá, phần lớn thích đứa nhỏ nghe lời nhu thuận, cung kính với người lớn, khiêm nhường.

Võ quan lại khác, bọn họ biết mình thô lỗ, cho rằng đứa nhỏ nhu thuận nghe lời thì được nhưng không thể yếu đuối nhút nhát, bọn họ thích một đứa nhỏ thông minh lanh lợi hơn.

Thường Thanh là Lại bộ Thượng thư, nhân vật số một của nhà họ Lại, Lại bộ còn đứng đầu lục bộ.

Y nói thế nào, quan văn nhất định sẽ phụ hoạ theo.

Mà văn võ bất hoà, Thành Quốc Công mở miệng thì võ tướng đều hùa theo.

Trong khoảng thời gian ngắn biến thành văn võ đấu miệng.

Hoàng thượng cũng đau đầu theo.

Văn võ bất hoà không phải lão không vui nhưng liên tục như vậy, đấu đi đấu lại quả thực làm lão ngủ không yên, âu yếm mỹ nhân cũng không có hứng thú.

Lập tức ngắt lời hai bên đang tranh cãi kịch liệt, cho gọi Giang Long và Phương Việt mang đám hài tử đến đại điện.

Đến đại điện, Phương Việt mang bọn học trò đứng phía bên trái.

Giang Long mang bọn hài tử đứng bên phải.

- Lý do cuộc tỷ thí lần này các vị ái khanh đã rõ, một số học sĩ uyên bác, đại nho danh môn cùng nhiều tiên sinh trong kinh thành đều nói đọc thoại bản là mê muội mất cả ý chí, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc học hành của các sĩ tử. Trẫm đã nhận được không ít lời thỉnh cầu niêm phong nhà máy in Thông kim bác cổ.

Lão Hoàng thượng không vòng vo đi thẳng vào vấn đề.

- Nhà máy in Thông kim bác cổ có sản nghiệp của Thành Quốc Công, nên Trẫm cho mời vào cung hỏi xem việc này nên xử lý thế nào.

Y nói hài tử đọc thoại bản đối với việc học ngược lại rất có ích.

Sau đó thỉnh cầu trước khi đóng cửa nhà máy tiến hành so tài với nhóm hài tử của bọn họ một trận. Trẫm suy trước tính sau, cuối cùng đã đáp ứng.

- Hoàng thượng thánh minh!

Văn võ cả triều đều đồng thanh hô.

Lão Hoàng thượng nhẹ nhàng khoát tay.

- Cuộc tỷ thí lấy lấy số lượng từ học được và hiểu biết đạo lý để luận thắng bại, bây giờ chúng ta sẽ kiểm tra.

Người đâu, lấy giấy bút!

- Tuân chỉ!

Ngoài Văn Uyên các có thái giám lên tiếng trả lời, chỉ chốc lát mấy tiểu thái giám mang bàn thấp, trên bàn bày giấy và bút mực nối đuôi nhau mà vào.

Bọn nhỏ bắt đầu ngồi xuống bắt đầu nghiên mực.

Điểm này Giang Long và Phương Việt đã dạy bảo nên bọn nhỏ không phạm sai lầm.

Mặc dù dưới tay hai người có một vài tiểu hài tử ba bốn tuổi ngồi đó nhưng cũng bày ra bộ dáng đàng hoàng.

Rất nhiều văn thần võ tướng âm thầm gật đầu hài lòng.

Sau khi bắt đầu viết chữ, có thể viết bao nhiêu thì viết.

Sau khi cầm bút, hài tử hai bên bắt đầu có khác biệt.

Phương Việt dạy hài tử tư thế ngồi ngay ngắn, cầm bút đúng quy tắc.

Mà Giang Long dạy là muốn cầm thế nào thì cầm, muốn ngồi thế nào thì ngồi.

Các nhóm quan lại bắt đầu nghị luận rầm rì.

Kèm theo ánh mắt khinh thường nhìn Giang Long.

Khi viết chữ, tư thế ngồi, phương pháp cầm bút đều có yêu cầu cứng nhắc.

Ngồi ngay ngắn, cầm bút chính xác, có khắc khổ một chút mới viết ra được chữ tốt.

Giang Long cũng biết điểm này, tuy nhiên những hài tử này còn nhỏ, hắn không ép buộc.

Rất nhiều võ tướng âm thầm nhíu mày, thích những hài tử bên phía Phương Việt hơn.

Chỉ có Thành Quốc Công đưa mắt nhìn về phía Giang Long, thấy hắn tự tin.

Trong lòng nhẹ nhàng thở ra.

Sau nửa nén hương, những hài tử bên phía Phương Việt bắt đầu có người nhíu mày, suy tư, buông bút.

Cái gì đã học qua nhớ lại đều viết ra cả.

Nhưng bọn hài tử bên phía Giang Long vẫn múa bút thành văn, xem ra còn rất nhiều chữ muốn viết.

Qua một hồi, toàn bộ hài tử bên Phương Việt buông bút xuống.

Nhưng bên Giang Long, ngoại trừ một hai đứa lớn ba bốn tuổi ngẫu nhiên tỏ mò nhìn quanh, còn lại vẫn miệt mài viết.

Sắc mặt Phương Việt càng ngày càng khó coi.

Thường Thanh cầm đầu nhóm quan văn sắc mặt cũng ngày một âm u.

Phần lớn võ tướng chỉ có Thành Quốc Công cười ha hả trò chuyện.

Lại thêm nửa nén hương nữa, bọn hài tử bên Giang Long mới dần dần buông bút xuống.

- Người đâu, tới kiểm tra xem.

Hoàng thượng mở miệng.

Phương Việt không phục, tự mình lại xem xem rốt cuộc Giang Long dạy bọn nhỏ có thể viết ra bao nhiêu chữ.

Khi nhìn qua liền nản lòng.

Tuy rằng y dạy bảo hài tử tư thế ngồi, phương pháp cầm bút nhưng dù sao bọn chúng còn ít tuổi, chữ viết hai bên đều xiêu vẹo.

Nhưng bàn về số lượng từ, Phương Việt không dám nhìn thẳng.

Người sáng suốt thấy vẻ mặt Phương Việt đã biết kết quả thắng thua.

Một lát sau có quan văn tới thống kê chữ.

Viết được nhiều chữ nhất là một hài tử bên Giang Long, là một hài tử bình dân tên Dương Kiến, năm nay vừa tròn sáu tuổi.

Tổng cộng viết được tám trăm ba mươi ba chữ.

Những người còn lại viết được khoảng sáu trăm đến gần tám trăm chữ.

Bên Phương Việt, hài tử viết ra nhiều nhất chỉ có hai trăm chữ.

Nghe được kết quả sau cùng, rất nhiều đại thần đều giật mình.

Chênh lệch này quá lớn.

Võ tướng càng được dịp chế diễu quan văn, nói bọn họ tri thức uyên bác mà không dạy được hài tử.

Thương Thanh sắc mặt khó coi nhưng không bất mãn với Phương Việt.

Y cũng cũng dạy hài tử trong nhà, nhưng luận về hiệu suất còn chưa bằng Phương Việt.

Thật sự là bọn hài tử bên Giang Long biểu hiện quá mức kinh người rồi.

Nếu không phải biết Hoàng thượng không thiên vị Giang Long, y đã nghi ngờ trong chuyện này có quỷ.

Bảy ngày làm phần lớn hài tử học được khoảng sáu trăm đến tám trăm chữ.

Đứa nhiều nhất thậm chí viết được tám trăm ba mươi chữ!

Hoàng thượng ngồi trên ghế rồng xem bọn hài tử viết chữ ngoài mặt không biểu hiện gì nhưng trong lòng vô cùng kinh ngạc.

Sau khi nhìn một chút phát hiện có gì đó kỳ quặc.

Phương Việt dạy bọn hài tử viết Bách gia tính ( trăm họ dân chúng).

Đây cũng là bài đầu tiên quan trọng nhất của các hài tử vỡ lòng.

Đại đa số dân chúng không biết chữ, cho dù có được đi học nhưng không được vài năm, nên đây là một bài học phi thường thực tế.

Học được Bách gia tính, ít nhất biết viết tên mình như thế nào.

Ngay cả mấy đứa ba bốn tuổi, Phương Việt cũng dạy Bách gia tính.

Mà Giang Long dạy những hài tử này viết chuyện xưa.

Viết chuyện xưa rõ ràng rất lưu loát, không giống Bách gia tính, một chữ phải cách một đoạn, khó khăn hơn một chút.

Lão Hoàng thượng này không phải người thường, chỉ chốc lát đã nhìn ra mấu chốt vấn đề.

Kết quả của việc này vừa ứng với thuyết pháp của Giang Long, xem thoại bản đối với việc học của đám hài tử là có lợi.

Ít nhất có thể trong thời gian học như nhau biết nhiều chữ hơn.

Tuy nhiên… Hoàng thượng có thể tỏ thái độ như vậy sao?

Đương nhiên không thể!

Cho trường tư dùng thoại bản cho bọn nhỏ học vỡ lòng?

Đây chẳng phải là trò cười sao.

Rất nhiều hài tử bình dân được cha me cho học trường tư, không mong muốn con minh tham gia thi cử, chỉ muốn hài tử viết được tên của mình, rồi học con số để tính sổ sách, chỉ học một năm hoặc nửa năm là không đóng nổi học phí.

Nếu đem tài liệu chính thống đổi thành thoại bản, chẳng lẽ hài tử đi học về lại kể cho cha mẹ chúng nghe chuyện xưa sao?

Lão Hoàng thượng dần dần nhíu mày lại.

Thường Thanh là tâm phúc của Thái tử, đương nhiên sẽ không để cho Giang Long nổi danh.

Lúc trước đã nghĩ đến kết quả Phương Việt thua, nhưng xem Hoàng thượng lúc này có vẻ không muốn cho Giang Long thắng.

Mắt hơi đổi, y lập tức bước ra khom người nói:

- Khởi bẩm Hoàng thượng, lần tỷ thí này ngoài so tài số lượng chữ viết được còn xem bọn hài tử thông hiểu đạo lý đến đâu.

Hà Kính lập tức đứng ra phụ hoạ.

- Đúng vậy, trẫm có nói như vậy.

Lão Hoàng thượng tuy gật đầu nhưng trong lòng cười khổ.

Lão mới xem qua nhưng thứ Giang Long dạy bọn hài tử viết trên giấy, đều là chuyện xưa, chuyện xưa vốn là giảng đạo lý một cách ẩn ý đấy.

Cho nên cho dù thi tiếp, bọn hài tử được Giang Long dạy vẫn thắng thôi.

Chỉ có điều không ai nhìn ra khoé miệng lão có chút khổ sở.

Kế tiếp, bọn nhỏ học được đạo lý gì thì trình bày, không hạn chế.

Phương Việt hít sâu một hơi, hai tay nắm chặt, tự nhận không thể đấu nổi Giang Long.

Nhưng gã không muốn thua một cách không rõ ràng.

Xoay người lại, ánh mắt uy nghiêm đảo qua trên người bọn hài tử.

Thấy ánh mắt gã những hài tử này đều bị dù doạ, theo bản năng rụt cơ thể lại.

Phương Việt cũng dạy cho bọn hài tử đạo lý, bọn nhỏ đương nhiên hiểu được trung với vua, hiếu thảo với cha mẹ và người bề trên, phải tôn trọng biết ơn thầy dạy.

Tất cả đạo lý đấy mọi người đều biết.

Hơn nữa Hoàng thượng rõ ràng thích phương pháp dạy như vậy của gã.

Bởi vì có thể dạy cho đứa nhỏ tận tâm trung thành với vua từ bé.

Phương Việt lấy thứ tự, gọi từng hài tử, bọn nhỏ nói rất đúng đạo lý này.

Đợi cho bọn hài tử bên Phương Việt trả lời xong, bọn hài tử bên Giang Long đều giơ cao tay phải lên.

Lão Hoàng thượng vẻ mặt khó hiểu.

Giang Long khom người giải thích:

- Thảo dân nghĩ hài tử đến lớp học cũng có quyền lên tiếng, giống như nghe giảng không hiều có thể hỏi lại, lão sư nói sai có thể chỉ ra. Tuy nhiên muốn lên tiếng nhất định phải giơ tay lên xin phép trước.

Đợi đến khi lão sư đồng ý gọi, bọn chúng mới có thể đứng lên nói.

Lời vừa nói xong các quan văn lập tức nghị luận.

Bọn họ dạy đứa nhỏ chính là muốn cho ai nói thì người đó được nói.

Hài tử học bị động, không có quyền phát ngôn.

Quan điểm này của Giang Long bọn họ không thể nói là không tốt được.

Lão sư dạy sai, học trò không được nói sao? Như thế thì lòng dạ lão sư cũng quá hẹp hòi rồi.

Đương nhiên trong lòng không tán thành lắm, vì theo bọn họ, lão sư có uy nghiêm riêng, không thể để học trò khiêu khích được.

- Ngươi nói đi!

Lão Hoàng thượng chỉ một nam hài nói.

Nam hài lập tức đứng lên, trên mặt không có nửa điểm sợ hãi. Thực tế là nó tuổi còn nhỏ quá, đâu biết sợ là gì, còn ngẩng cao đầu ưỡn ngực nói:

- Hồi Hoàng thượng, thảo dân kể Nhị thập tứ hiếu cho mọi người nghe, chuyện xưa thứ nhất, nằm trên băng chờ cá chép…

Chuyện này nói về một nam hài tên là Vương Tường, rất hiếu thảo, mẹ y chết sớm, kế mẫu Chu thị sinh Vương Lãm. Chu thị thiên vị con ruột, thường cho Vương Tường ăn gạo sống, cơm thô. Nhưng Vương Tường vẫn hiếu kính. Cha mẹ sinh bệnh, Vương Tường cực nhọc ngày đêm không nghỉ ngơi, chăm lo thuốc men chu đáo.

Kế mẫu muốn ăn cá chép tươi mà trời rét đóng băng không có chỗ mua. Vương Tường mặc cho trời lạnh thấu xương, cởi trần nằm trên sông băng, băng tan ra, một con cá chép nhảy lên, y vui mừng đem về cho kế mẫu.

Chuyện này làm kế mẫu cảm động. Sau khi kế mẫu chết, Vương Tường đau buồn, an táng chu đáo theo lễ làm Vương Lãm kính trọng, đối với huynh trưởng càng thêm tôn kính, trở thành hai huynh đệ có tiếng xa gần.

Nói xong lời cuối cùng, nam hài này tỏ thái độ nói mình nhất định phải giống Vương Tường, hiếu kính song thân.

Nghe một hài tử có thể nói ra đạo lý như vậy, văn võ đại thần đều ngạc nhiên kinh sợ.

(***) Nhị thập tứ hiếu ( theo wikipedia):

1. Ngu Thuấn (虞舜): hiếu cảm động trời

2. Lưu Hằng (刘恆, tức Hán Văn Đế): người con nếm thuốc

3. Tăng Sâm (曾参): mẹ cắn ngón tay, tim con đau xót

4. Mẫn Tổn (闵损): nghe lời mẹ với quần áo đơn giản

5. Trọng Do (仲由): vác gạo nuôi cha mẹ

6. Đổng Vĩnh (董永): bán thân chôn cha

7. Đàm Tử (郯子): cho cha mẹ bú sữa hươu

8. Giang Cách (江革): làm thuê nuôi mẹ

9. Lục Tích (陆绩): giấu quýt cho mẹ

10. Đường phu nhân: (唐夫人) cho mẹ chồng bú sữa

11. Ngô Mãnh (吳猛): cho muỗi hút máu

12. Vương Tường (王祥): nằm trên băng chờ cá chép

13. Quách Cự (郭巨): chôn con cho mẹ

14. Dương Hương (杨香): giết hổ cứu cha

15. Châu Thọ Xương (朱寿昌): bỏ chức quan tìm mẹ

16. Dữu Kiềm Lâu (庾黔娄): nếm phân lo âu

17. Lão Lai tử (老莱子): đùa giỡn làm vui cha mẹ

18. Thái Thuận (蔡顺): nhặt dâu cho mẹ

19. Hoàng Hương (黄香): quạt gối ấm chăn

20. Khương Thi (姜诗): suối chảy cá nhảy

21. Vương Bầu (王裒): nghe sấm, khóc mộ

22. Đinh Lan (丁兰): khắc gỗ thờ cha mẹ

23. Mạnh Tông (孟宗): khóc đến khi măng mọc

24. Hoàng Đình Kiên (黄庭坚): rửa sạch cái bô đi tiểu của mẹ

Nhị thập tứ hiếu (chữ Hán: 二十四孝) là một tác phẩm trong văn học Trung Hoa kể lại sự tích của 24 tấm gương hiếu thảo do Quách Cư Nghiệp (có sách ghi Quách Cư Kinh 郭居敬, bính âm: Guō Jūjìng) vào thời nhà Nguyên biên soạn. Ông nổi tiếng là một người con hiếu thảo, và sau khi cha mất ông đã xuất bản quyển này. Hầu hết các người con hiếu thảo là nam giới báo hiếu cho mẹ già. Các câu chuyện được kể lại xảy ra từ thời Thuấn Đế đến đời ông.

Vương Tường: nằm trên băng chờ cá chép

Vương Tường (tên tiếng Trung: 王祥), (185-269), tự Hưu Chinh (休征/休徵), người Lang Gia thời Đông Hán tới Tây Tấn (nay là Lâm Nghi, Sơn Đông). Ông sống trải qua các thời kỳ Đông Hán, Tào Ngụy và Tây Tấn. Thời Đông Hán, ông ẩn cư 20 năm. Thời Tây Tấn làm quan tới chức thái úy, thái bảo, tước phong tới Huy Lăng hầu. Ông là anh em cùng cha khác mẹ với tổ 5 đời của Vương Hi Chi(303-361) là Vương Lãm. Ông từng làm quan cho Tào Ngụy và cùng nhiều quan chức của Tào Ngụy đưa tiễn Đặng Ngải và Chung Hội lên đường tấn công Thục Hán. Vương Tường sau này đã khuyên Tư Mã Chiêu chọn con trai cả của ông là Tư Mã Viêm làm người kế vị. Điều này đã giúp tránh xảy ra nội chiến giữa những người con của ông này.

Ông được lưu tên trong sử sách Trung Hoa như là một trong nhị thập tứ hiếu do ông là người con có hiếu. Mẹ ông mất sớm, ông ở cùng cha đẻ và mẹ kế người họ Chu. Mẹ kế vốn ghét ông, thường dèm pha ông làm cha ông cũng ghét luôn cả ông. Tuy nhiên, ông là người tính tình khoan hòa nên vẫn một lòng hiếu thảo với cha mẹ. Mùa đông, nước đóng băng, mẹ kế muốn ăn cá chép tươi nên ông đã cởi trần nằm trên băng để tìm bắt bằng được 2 con cá chép mang về. Thấy ông hiếu thảo như vậy nên cả cha đẻ và mẹ kế đều cảm động mà đổi sang yêu quý ông.

---------oOo----------