Đại Đường Đạo Soái

Chương 585: Tài nữ giá lâm

Giai nhân bước tới uyển chuyển trang nhã, mặc y phục lụa màu

trắng, nhìn đã biết tiểu thư con nhà giàu có, lại không toát ra vẻ xa

hoa mà ngược lại có khí tức trầm mặc của vùng sông nước Giang Nam, dung

nhan tú lệ, hàng mày cong, đôi mắt thanh tú thông minh, răng trắng môi

hồng, cổ cao ba ngấn, ngoại trừ từ “quốc sắc thiên hương” không tìm được từ nào để diễn tả.

Hòa thượng trung niên có định lực kém cỏi

không nhịn được ngây người, đối mặt với giai nhân như thế thì ngay cả

Phật cũng không thể ngồi yên.

Tăng nhân lớn tuổi lại nhìn không chớp mắt, cười nói:

- Từ cô nương.

Giai nhân quốc sắc thiên hương này đúng là Giang Nam đệ nhất tài nữ Từ Tuệ.

Từ gia thế cư Giang Nam, là đại hộ của Giang Nam. Cha của Từ Tuệ - Từ Hiếu Đức là một thương nhân có tầm nhìn xa, hắn nhìn trúng cơ hội kinh doanh khi Đường triều khai mở Giang Nam, ý định làm một hồi kinh doanh lớn,

để cho Từ gia đi về hướng Đại Đường mà không chỉ ngồi ở góc Giang Nam

này.

Địa điểm đầu tiên mà Từ Hiếu Đức nhìn trúng là thủ đô Trường An. Trường An với tư cách đại đô hội đệ nhất thế giới thì cơ hội kinh

doanh là vô hạn. Chỉ cần có thể nắm chặt, mở một con đường buôn bán thì

sẽ có được vô số tài phú. Tựa như Giang Nam Hạ Lan gia, bọn họ khống chế ngành trà, con đường buôn bán tỏa khắp Đại Đường nhưng không hề nghi

ngờ con đường biển từ Hàng Châu đến Trường An là mang lại lợi nhuận

nhiều nhất.

Giang Nam có rất nhiều tài nguyên, đều là những thứ

mà Quan Trung nằm ở vùng Tây Bắc không có được, nếu có thể khai thông

con đường buôn bán giữa hai địa phương thì sẽ kiếm được lợi nhuận vô

hạn.

Chỉ là việc này nói thì dễ dàng nhưng trên thực tế lại muôn vàn khó khăn.

Đem xúc tu vươn hướng Trường An, không thể không nói là lớn gan.

Hạ Lan gia sở dĩ thành công, chủ yếu là bởi vì Hạ Lan gia có căn cơ ở

Trường An, lại có Đỗ Hà ngầm hỗ trợ. Từ gia với tư cách thương nhân từ

bên ngoài đến, muốn tạo ra một cơ nghiệp tại Trường An tuyệt không phải

chuyện dễ.

Với viễn kiến của Từ Hiếu Đức, tự nhiên sẽ nhìn ra điểm này.

Đại đa số người Giang Nam đều cho rằng Từ Hiếu Đức vô cùng cuồng vọng, chờ

mong hắn thất bại thảm hại nhưng Từ Hiếu Đức lại có tính toán riêng.

Đất Trường An rồng rắn hỗn tạp, không có chỗ dựa sẽ nửa bước khó đi. Nhưng

nếu có chỗ dựa mạnh sẽ như có bùa hộ mệnh, làm bất cứ chuyện gì đều có

thể được vài phần mặt. Không nói mọi sự thông thuận, nhưng quả thật có

thể đủ thông suốt.

Từ Hiếu Đức không có bất kỳ căn cơ nào ở

Trường An, cũng không có bất luận địa vị gì, lại càng không quen biết

bất kỳ con cháu quan to hay nhà quyền quý nào, chỉ có một đứa con gái

quốc sắc thiên hương tinh thông cầm kỳ thi họa. Từ Hiếu Đức dã tâm rất

lớn, hắn muốn xuất đầu liền từ nhỏ đã nuôi dưỡng con gái thành tài nữ,

hy vọng có thể gả vào hào môn, trở thành trợ thủ đắc lực cho mình.

Từ Tuệ tuổi gần hai mươi, sở dĩ đến nay chưa gả là bởi vì Từ Hiếu Đức

chướng mắt số vọng tộc ở Giang Nam, ý định đem Từ Tuệ vào trong nội cung làm tú nữ. Hắn tin tưởng bằng vào danh hào đệ nhất tài nữ Giang Nam của Từ Tuệ, bằng vào mỹ mạo cùng tài văn chương của nàng thì lấy được địa

vị quý phi là dễ dàng. Không biết làm sao Lý Thế Dân cùng Trưởng Tôn

Hoàng Hậu phu thê tình thâm, trong triều mấy năm này đều không có thu

xếp tuyển tú nữ.

Từ Hiếu Đức có chút ngồi không yên, dù sao nữ tử cổ đại hai mươi chưa lập gia đình là chuyện rất hiếm thấy, vì vậy quyết định lui mà cầu tiếp theo, đi vào Trường An tìm lấy một hôn sự để làm

chỗ dựa.

Từ Tuệ dĩ nhiên không biết hàm ý sâu xa của cha, chỉ cho là cha đem mình tới Trường An, thuần túy là để nhìn qua thế diện, xem

phồn hoa của Đại Đường.

Từ Tuệ bước tới hành lễ trước mặt vì hòa

thượng lớn tuổi. Vị nàytuổi gần lục tuần, là một trong những cao tăng

nổi danh Giang Nam, còn có một thân phận khác rất chói mắt, là cháu đời

thứ bảy của Thư Thánh Vương Hi Chi - Trí Vĩnh hòa thượng, hòa thượng

trung niên bên cạnh hắn là đồ đệ, tên gọi Biện Tài.

Nếu chỉ xem

Trí Vĩnh là cháu bảy đời của Vương Hi Chi thì là sai lầm lớn. Hành thư

thư pháp của Trí Vĩnh cũng là đương thời nhất tuyệt, có lẽ so ra kém hai vị nhị Vương danh chấn thiên hạ Vương Hi Chi, Vương Hiến Chi nhưng

thiên hạ đương thời không mấy người qua được hắn. Dù là một trong những

thư pháp danh gia đỉnh cấp Trường An, Sơ Đường Tứ đại thư pháp gia là

Ngu Thế Nam cũng là đồ đệ của Trí Vĩnh.

Từ Tuệ trên đường về

phương bắc lại gặp Trí Vĩnh. Từ Tuệ là Giang Nam đệ nhất tài nữ, tài văn chương kiệt xuất, Trí Vĩnh với tư cách hậu đại của Vương Hi Chi, tu

dưỡng văn hóa hàng ngày cực cao. Hai người một già một trẻ lại như giao

tình vong niên, trên đường chuyện trò rất hòa hợp.

- Đại sư, sắp

tới Trường An, Từ Tuệ còn có rất nhiều chỗ khó hiểu về thư pháp, hi vọng đạt được dạy bảo. Không bằng theo ta cùng ở khách sạn, mong mỏi chỉ

điểm.

Trí Vĩnh cười ha hả:

- Ta và ngươi gặp lại tức là

duyên phận, thí chủ thỉnh cầu vốn không nên cự tuyệt, nhưng bần tăng

thân mang chuyện quan trọng, thật sự không tiện quấy rầy, mong được tha

thứ.

Trên đường, Từ Tuệ rất tâm phục khẩu phục với tài học của Trí Vĩnh, nghe hắn rời đi thì lộ ra vẻ lưu luyến.

Trí Vĩnh cười nói:

- Ta và ngươi hữu duyên, có cuốn [Thư thái thiếp] làm lễ gặp mặt tặng cho cô nương.

Hắn lấy từ trong tay Biện Tài ra một quyển sách vải đưa qua, nói:

-[Thư thái thiếp] không nổi danh nhưng là tác phẩm đắc ý của tiền bối tại hạ Hiến Chi Công.

Hiến Chi Công tức là con thứ bảy của Vương Hi Chi, tên là Vương Hiến Chi,

được truyền thừa thư pháp của cha, cũng có danh xưng Thánh thư. Người

khác đối với danh tác của Nhị vương cầu còn không được, nhưng Trí Vĩnh

là hậu nhân của Vương Hi Chi, Vương Hiến Chi thì có không ít.

Trí Vĩnh đưa ra [Thư thái thiếp] tuy là tinh phẩm nhưng so ra vẫn kém hành thư đệ nhất thiên hạ [Lan Đình tập tự].

Cung Thái Cực!

Lý Thế Dân đang trò chuyện tâm đắc với Đỗ Hà. Lúc ban đầu, bọn họ còn nói

chuyện thư pháp, nhưng theo chủ đề không ngừng chuyển biến thì nói sang

một số chuyện khác.

Đột nhiên ngoài điện truyền đến tin tức Ngô Vương Lý Khác đang chờ ngoài Trường An.

Trong tình huống bình thường, các hoàng tử không thể tùy tiện vào kinh. Lý

Khác là Ngô Vương, là An Châu Đô Đốc. Hoàng tử ở đất phong cũng không

trực tiếp tham dự chính sự mà phải trải qua công việc địa phương. Muốn

vào kinh, cũng phải được Hoàng Đế cho phép. Nói như vậy, hoàng tử muốn

vào kinh chỉ có hai lý do, dưỡng bệnh hoặc là bái kiến cha mẹ.

Lý Khác lần này không có hai lý do trên nên phải ở ngoài thành Trường An ngoài chờ Lý Thế Dân cho phép.

Lý Thế Dân sáng mắt, cười nói:

- Tám phần là đưa cho trẫm [Lan Đình tập tự], ha ha.

Hắn vội nói:

- Sao còn đứng đó, mau truyền lệnh xuống, thỉnh Ngô Vương tới đây......

Đỗ Hà thấy Lý Thế Dân cười như trẻ con cũng thầm buồn cười, bản thân hắn cũng đang chờ mong Ngô Vương.

[Lan Đình tập tự], đệ nhất thiên hạ hành thư, chỉ cần là người yêu thích thư pháp thì không ai không nhỏ nước rãi.

Đỗ Hà tự nhiên cũng tránh không được chuyện này. Hắn sớm đã quyết định chủ ý, chỉ cần Lý Thế Dân có được [Lan Đình tập tự] thì chuyện đầu tiên là

phải mượn xem kỹ để sau đó phỏng theo ghi lại một phần, truyền lưu đời

sau.

Cũng đừng xem phỏng theo mà xem nhẹ, Vương Hi Chi cách đời

sau hơn một nghìn năm, bút tích hầu như không thể lưu truyền. Một số

hàng chính phẩm của Vương Hi Chi trên thị trường đều là do các đời thư

pháp danh gia căn cứ bút tích thực của Vương Hi Chi viết ra.

Bởi vì đã không có bút tích thực của Vương Hi Chi nên những hàng phỏng theo này đều được coi là chính phẩm.

Bất quá bây giờ là Đại Đường, cách đời của Vương Hi Chi chỉ có mấy trăm năm, trên thị trường vẫn còn hàng thật.

Nếu như hắn có thể phỏng theo [Lan Đình tập tự], truyền lưu đến 1500 năm về sau thì chắc chắn có thể so với các danh tác của Picasso, Van Gogh.

Chờ đợi là lo lắng.

Lý Thế Dân lần đầu tiên bực bội vì sự rộng lớn của Trường An, Đỗ Hà cũng có chút nóng vội, không thể chờ đợi được.

- Hiền tế, ngươi xem ba đứa con của trẫm như thế nào?

Lý Thế Dân đang lúc lo lắng, đột nhiên hỏi một câu.

Đỗ Hà giật mình:

- Cái này...... Ngô Vương cung mã thành thạo, rất có phong phạm nhạc phụ đại nhân.

Hắn có chút không hiểu Lý Thế Dân tại sao hỏi vậy nhưng Lý Thế Dân từng tự

mình tán thưởng Lý Khác nên trả lời như vậy sẽ không sai.

Lý Thế Dân vê râu cười nói:

- Mấy đứa con của trẫm hưởng phúc đã quen, mặc dù có tất cả năng lực,

nhưng chính thức được xưng tụng cung mã thành thạo, văn võ song toàn

cũng chỉ có Ngô Vương.

Đỗ Hà ngoài ý muốn nhìn Lý Thế Dân, đây là lần đầu tiên nghe được Lý Thế Dân tán thưởng con của mình như thế.

Đợi ước chừng nửa canh giờ, Lý Khác mới hổn hển bước vào điện Cam Lộ.

Đỗ Hà nhìn Lý Khác, lại nhìn một chút Lý Thế Dân, thầm nghĩ:

- Lý Khác coi như giống Lý Thế Dân nhất. Hai người ngoại trừ niên kỷ khác biệt, ngũ quan cực giống, quả thực chính là một khuôn mẫu in ra. Tuy

nói phụ tử giống nhau là bình thường, nhưng giống nhau như thế không

nhiều.

- Nhi thần bái kiến phụ hoàng.

Lý Khác vẻ mặt phong trần, cung kính cúi đầu, cũng gật đầu vấn an Đỗ Hà.

Đỗ Hà ôm quyền đáp lễ.

Lý Thế Dân hưng phấn như đứa trẻ sắp có được món đồ chơi yêu nhất:

- Con ta không cần đa lễ, lần này vào kinh, có mang đến [Lan Đình tập tự]?

Biểu lộ của Lý Thế Dân lúc này giống như fan hâm mộ đời sau tìm minh tinh ký tên. Khác biệt duy nhất là các fan đòi hỏi đều là hư vật, thỏa mãn trên tinh thần còn Lý Thế Dân đòi hỏi chính là một loại văn hóa, một loại

văn hóa khiến cho người si mê điên cuồng, thư pháp Trung Quốc.

Vương Hi Chi với tư cách đệ nhất nhân trong giới thư pháp Trung Quốc, [Lan

Đình tập tự] của hắn khiến cho bất kỳ ai yêu thư pháp cũng trở nên điên

cuồng.

Lý Khác có chút hổ thẹn nói:

- Nhi thần vô năng đến muộn một bước, lúc thần đuổi tới Vân Môn tự thì Trí Vĩnh đại sư đã mang theo đồ đệ rời đi. Nhi thần bám theo một đoạn, nhiều lần hỏi thăm nhưng không phát hiện tung tích của bọn họ, chỉ biết chắc chắn là bọn họ đi

tới Trường An.