Đại Đường Đạo Soái

Chương 403: Đỗ Hà thay đổi quyết sách Đại Đường (1)

Kết cục của Lý Thừa Càn như thế nào Đỗ Hà cũng không có hứng thú tìm

hiểu. Bởi vì tính cách luôn tự cho là đúng của hắn đã chú định hắn không phải là địch thủ của Đỗ Hà, trải qua nhiều chuyện như vậy, hắn muốn bảo trụ thái tử vị là chuyện không thể nào. Sở dĩ Lý Thế Dân còn chưa phế

thái tử, theo ý tưởng của Đỗ Hà hẳn là vì còn chưa tìm được đối tượng

càng thêm thích hợp.

Mấu chốt chính là không có thời gian khẩn

cấp, là một vị quân vương chỉ vừa bốn mươi tuổi, ít nhất Lý Thế Dân còn

cả hai mươi năm thời gian lo lắng lựa chọn, hiện tại phế lập chỉ sẽ kích thích dục vọng tranh đoạt giữa các hoàng tử, mất nhiều hơn được. Cho

nên mặc dù Lý Thừa Càn phạm vào không ít sai lầm, nhưng khi thời gian

còn chưa thích hợp, thái tử vị vẫn không dễ dàng thay đổi.

Tâm tư của Đỗ Hà chủ yếu vẫn đặt vào việc làm sao cứu viện Công Tôn Dạ Nguyệt, đối với dạng hiệp nữ hiếm có này, hắn thật sự không đành lòng nhìn thấy đối phương vì trừ diệt loại dâm tặc phát rồ như Thi Ngọc Hoa mà hi sinh tính mạng của chính mình.

Về kế hoạch cứu viện, bởi một lần mộng xuân kỳ cục kia, Đỗ Hà đã có ý tưởng, chỉ là cần phải giải quyết vấn đề về khâu nhỏ.

Đầu tiên hắn phải chuẩn bị một bộ áo lặn cho Công Tôn Dạ Nguyệt, một người

không thể ngâm mình trong nước thời gian quá dài, có áo lặn sẽ tránh

được vấn đề này.

Áo lặn cao cấp Đường triều được dùng da sa ngư

(cá mập) làm tài liệu chế tạo, bề mặt sáng bóng trơn trượt hơn nữa còn

giữ ấm, cũng không thua gì áo lặn ở hiện đại, mặc vào có thể giúp da

thịt tránh tiếp xúc với nước trong thời gian dài, có thể giúp Công Tôn

Dạ Nguyệt tiềm ẩn trong nước vào ban ngày, tránh né quân tốt tìm tòi,

buổi tối trở ra ngoài thông khí.

Về phần hoạt tường dực, đây cũng không phải là vấn đề.

Đỗ Hà có thể tự do ra vào hoàng cung, hơn nữa đi tới lui cũng không bị lục soát người, chỉ cần đem từng phần tài liệu của hoạt tường dực vận

chuyển vào hoàng cung, có thể lắp ráp thành hình trong khoảng thời gian

ngắn, chỉ riêng cần phải chú ý chính là Công Tôn Dạ Nguyệt cũng không

biết lắp ráp hoạt tường dực, càng không biết sử dụng đồ vật này.

Cho dù đây là hi vọng duy nhất, vẫn tràn ngập phiêu lưu, nhưng bất kể như thế nào vẫn an toàn hơn đi trên mặt đất.

Cho nên trước khi chấp hành kế hoạch, Đỗ Hà đem phương thức lắp ráp cùng sử dụng hoạt tường dực ghi vào trong mảnh vải, giấu trong khe hở ngay giả

sơn giữa hồ để Công Tôn Dạ Nguyệt theo đó học tập phương pháp lắp ráp

cùng sử dụng. Hắn cũng thỉnh thoảng lợi dụng cơ hội đến Hoằng Văn Quán

mượn sách, lúc không có người nào chung quanh sẽ tự mình chỉ điểm.

Trong lòng Công Tôn Dạ Nguyệt cũng biết đây là cơ hội sống sót duy nhất của

mình, vì vậy học tập càng thêm gắng sức, chỉ trong mười ngày đã nắm giữ

được kỹ xảo lắp ráp sơ bộ ban đầu. Nhưng muốn phi hành cũng phải chậm

rãi học tập, loại chuyện này không thể gấp gáp. Hơn nữa sự kiện lắp ráp

còn chưa được bình ổn, cho dù là buổi tối thủ vệ hoàng cung cũng không

có chút sơ hở, căn bản không có thời gian cho nàng thử nghiệm luyện tập.

Chuyện của Công Tôn Dạ Nguyệt là một tâm bệnh của Đỗ Hà, nhưng chân chính để cho hắn lưu ý vẫn là chuyện khai phát Giang Nam.

Dù sao chuyện của Công Tôn Dạ Nguyệt chỉ là việc tư, cứu viện nàng chỉ

xuất phát từ đạo nghĩa, phát triển Giang Nam mới là việc khẩn cấp trước

mắt, là nhiệm vụ trọng yếu nhất.

Vào cuối năm Đỗ Hà đưa ra kế

hoạch khai phát Giang Nam, nhưng việc này cũng là quyết định vận mệnh

tương lai của Đại Đường, cần phải tìm đủ thời cơ chuẩn bị. Sau khi yến

hội của Lý Thế Dân chấm dứt, là năm mới bắt đầu, chuyện phát triển hàng

đầu của Đại Đường vương triều trong năm mới chính là lời đề nghị khai

phát Giang Nam của Đỗ Hà.

Cho nên sau khi yến hội kết thúc không

lâu, Lý Thế Dân tìm Đỗ Hà, dặn dò hắn đưa ra một kế hoạch chi tiết về

việc phát triển Giang Nam.

Vốn đây là trách nhiệm của Phòng Huyền Linh cùng Đỗ Như Hối, bọn họ là tả hữu phó thượng thư của Thượng Thư

Tỉnh, tả hữu tướng của Đại Đường, chuyện cải cách tự nhiên phải do bọn

họ làm chủ. Nhưng Lý Thế Dân lại không dặn họ làm, trực tiếp đưa cho Đỗ

Hà.

Dụng ý của Lý Thế Dân làm như vậy đã thật rõ ràng, hắn muốn

hướng cả triều văn võ chứng minh ánh mắt của hắn chuẩn xác, hắn đề bạt

người hoàn toàn có đủ năng lực đảm đương trách nhiệm, bất luận là phương lược hay là những chi tiết nhỏ, hoàn toàn đều đủ thực lực cùng năng lực gia nhập vào Thượng Thư Tỉnh.

Đương nhiên cũng không thiếu được

nguyên nhân do biểu hiện ban đầu của Đỗ Hà về môn mã cầu, tiếp theo là

cuộc thi đấu dũng giả, cho đến đại duyệt binh. Chỉ cần là kế hoạch do Đỗ Hà đưa ra, ở bố cục khâu nhỏ chi tiết đều khiến người ta cảm nhận được

đặc sắc sáng ngời, loại đặc sắc này người khác thật khó có thể tưởng

tượng, vô cùng cao minh.

Lần này Đỗ Hà lại đưa ra đề nghị khai

phát Giang Nam, hơn nữa còn cung cấp ra hai đại chính sách phương châm

về việc phát triển con đường tơ lụa trên biển cùng hai mùa lúa nước, làm cho người ta phải than thở sợ hãi, từng chi tiết bên trong thật khiến

người phải sáng mắt.

Cho nên hắn quyết đoán đem chuyện lập kế hoạch này giao cho Đỗ Hà.

Hành động này có chút vượt mặt, nhưng Lý Thế Dân đối với phẩm hạnh của những vị lão thần dưới trướng lại hiểu rõ như lòng bàn tay mình.

Phòng Huyền Linh trí tuệ cùng năng lực cao siêu, công huân trác tuyệt, địa vị hiển hách, nhưng hắn biết dùng nhân tài, biết nhượng hiền, là một vị tể tướng lòng dạ rộng rãi, sẽ không lưu ý chuyện bị vượt quyền. Đỗ Như Hối luận khí độ tuy không sánh kịp Phòng Huyền Linh, nhưng cũng không đố kỵ hiền tài, huống chi Đỗ Hà còn là con trai của hắn.

Nguyên nhân

chính là vì hiểu được tính cách của hai vị hiền tướng, Lý Thế Dân mới

không cần băn khoăn giao trách nhiệm cho Đỗ Hà.

Đỗ Hà hiểu được

dụng tâm của Lý Thế Dân, biết được ý nghĩa lớn lao của việc khai phát

Giang Nam lần này, chỉ cảm thấy trên vai mình đè nặng tương lai của Đại

Đường, có cảm giác như muốn nghẹt thở.

Có người khi đối mặt áp

lực cực lớn sẽ không chịu nổi, lựa chọn trốn tránh, có người lại ngược

lại, áp lực càng lớn phát huy ra được tiêu chuẩn thực lực càng mạnh,

càng đánh càng hăng hái.

Đỗ Hà thuộc về loại người sau, hắn có

hơn kinh nghiệm ngàn năm đời sau, có một thân thông minh tài trí, sau

lưng còn một vị phụ thân tể tướng ủng hộ, đem những lực lượng này toàn

bộ phát huy ra, dù áp lực lớn thế nào cũng chẳng khác gì một bữa điểm

tâm, không đáng giá nhắc tới.

Không ngừng tổng kết kinh nghiệm

của cổ nhân cùng hậu nhân, căn cứ xu thế phát triển của Giang Nam tương

lai không ngừng tìm hiểu nghiên cứu, định ra được phương châm chi tiết.

Trinh Quán mười ba năm, tháng hai ngày hai mươi lăm.

Ngày này Đỗ Hà quyết định nộp lên bản kế hoạch thư phát triển Giang Nam.

Tiếng gà gáy sáng sớm vang lên, Đỗ Hà được Trường Nhạc hầu hạ sớm rời giường, sau khi hưởng dụng bữa điểm tâm tình yêu của trưởng công chúa Đại

Đường, tiếp nhận một quyển tấu chương thật dày do Trường Nhạc đưa tới.

Tấu chương rất dày, một xấp dày xếp lại cao bằng quả bóng đá, kéo ra cũng phải dài tới mười lăm thước.

Đây là bản kế hoạch thư do Đỗ Hà bỏ ra hơn hai mươi ngày nghiên cứu sửa

sang trong việc khai phát Giang Nam, mặc dù còn chưa hoàn toàn tinh tế

từng khâu nhỏ, nhưng cũng đã đạt tới hơn vạn chữ.

- Phu quân, cố lên!

Làm thê tử, Trường Nhạc hiểu thật rõ ràng Đỗ Hà đã bỏ bao nhiêu tâm tư trong việc khai phát Giang Nam.

Đỗ Hà tự tin cười nói:

- Yên tâm, tướng công của nàng chưa bao giờ biết áp lực là gì, khẩn trương là thứ gì!

Cất kỹ tấu chương, với những bước chân thật kiên nghị, Đỗ Hà đi ra phủ đệ.

Tương lai huy hoàng nhất của Đại Đường để cho hắn nắm giữ trong tay.

Ở Đường triều về tấu chương có hai loại phương pháp xử lý, một loại là

quốc gia đại sự, cần vua tôi đối mặt thương nghị, một loại là những việc nhỏ nhưng không thể không giải quyết, loại này bình thường sẽ do tể

tướng Phòng Huyền Linh, Đỗ Như Hối xử lý, bên dưới tấu chương ghi lại

phương pháp xử lý, hoặc là đề nghị, tiếp tục chuyển giao cho Lý Thế Dân

quyết sách.

Loại trước nhất định phải giải quyết trên triều đình, loại sau là nhiệm vụ sau khi hạ triều.

Phát triển Giang Nam là đại sự quan hệ tới hướng đi của Đại Đường trong tương lai, tự nhiên phải được giải quyết khi tảo triều.

Quan viên có tấu chương trước tiên phải đem tấu chương giao cho tổng quản

thái giám, sau đó tổng quản thái giám phụ trách thu tấu chương đặt lên

ngự án của Lý Thế Dân, lâm thời lật xem, lâm thời xử lý, đây là chế độ

lưu trình của Đường triều, không phải giống như trên ti vi, một câu “có

việc thượng tấu, vô sự bãi triều” chỉ như đi ngang qua sân khấu, đương

nhiên cho dù không viết tấu chương ở trên triều đình giáp mặt nói ra

cũng có thể, chỉ là phương thức thượng triều dâng tấu chương càng trang

trọng hơn một ít, cũng càng thêm tỏ rõ ý tứ.

Đi vào hoàng cung,

Đỗ Hà căn cứ theo lưu trình đem tấu chương giao cho tổng quản thái giám

đặc biệt phụ trách tiếp nhận tấu chương.

Tổng quản thái giám kinh ngạc nhìn độ dày của tấu chương, cười nói:

- Lão hủ thu nhận tấu chương đã có mười năm, phần tấu chương này của tiểu Đỗ đại nhân đúng là dày nhất.

Đỗ Hà lập tức cười nói:

- Không chỉ là dày nhất, phân lượng cũng là đủ nhất.

Khai triều bắt đầu!

Trước tiên thương nghị những chuyện khác, Lý Thế Dân ở trước mặt mọi người

cầm lấy tấu chương của Đỗ Hà, nhìn thoáng qua lạc khoản, mang theo nụ

cười chăm chú xem.

Tấu chương hơn vạn chữ, Lý Thế Dân nhìn một lúc lâu mới rời tay, trong mắt lóe lên nỗi vui mừng, nhìn mọi người nói:

- Ngay vừa rồi trẫm xem tấu chương của tiểu Đỗ ái khanh, trong tấu chương có quy hoạch những bước phát triển Giang Nam thật chi tiết. Chư vị ái

khanh thử cùng thương nghị một chút, nhìn xem có thể thực hiện hay

không!