Đến mùa lúa chín, màu vàng óng ả phủ trên các cánh đồng. những người nông dân vui sướng đón một mùa bội thu.
Trường học cho học sinh nghỉ một tuần giúp cha mẹ gặt lúa, mỹ miều gọi là “Nghỉ gặt” . Mặt khác, bố trí bài tập về nhà mỗi ngày cho các em. Đó là tranh thủ lúc gặt lúa nhặt các hạt lúa còn sót lại, khi đi học phải nộp một giỏ hạt lúa.
Học sinh nghe thấy được nghỉ một tuần thì nhảy cẫng lên, reo hò ầm ĩ. Chu Tiểu Vân bị ảnh hưởng bởi bầu không khí này, vỗ tay hoan hô.
Lúc ấy, học hành vẫn thoải mái, gần như không có bài tập. Chỉ có một kì thi cuối kỳ. Gặt lúa còn được nghỉ một tuần, đâu có vất vả như học sinh ngày nay! Mỗi ngày một đống bài tập, tháng nào cũng có bài kiểm tra. Vì thế, trẻ con bị cận thị sớm, áp lực học hành thi cử đè nặng.
Phương Văn Siêu dặn Chu Tiểu Vân ở nhà tập thổi kèn ác-mô-ni-ca nhiều hơn, còn đàn ác-cooc-đê-ông tạm thời chưa kéo tốt được. Kèn ác-mô-ni-ca dễ tập hơn, trước ngày tết thiếu nhi luyện tốt bài đi thi là được.
Chu Tiểu Vân đồng ý. Giờ cô đã biết chuyện thầy Phương định cho mình đi thi văn nghệ nhân dịp quốc tế thiếu nhi trên huyện. Cô khá hứng thú với cuộc thi này, kiếp trước cô chưa từng có cơ hội đi thi đấu.
Có cơ hội được thử sức, Chu Tiểu Vân vui lắm. Cô thấy không nhất thiết phải đoạt được giải thưởng. Được tham gia thi đấu với cô mà nói đã là một trải nghiệm khó quên trong đời, xem ra sau này cần chăm chỉ luyện tập nhiều hơn.
Nhà Chu Tiểu Vân có năm sáu mẫu đất. Nếu cả hai vợ chồng cùng gặt phải năm sáu ngày mới xong. Nhưng việc bán thịt lợn của Chu Quốc Cường đang đông khách, nghỉ thì tiếc lắm. Hai vợ chồng bàn tính nếu ông đi bán thì Triệu Ngọc Trân ở nhà gặt. Hết phiên chợ, ông tiếp tục ra đồng gặt, như vậy không ảnh hưởng đến việc buôn bán.
Kế hoạch là thế, nhưng nhiều lúa như vậy bao giờ mới gặt xong? Triệu Ngọc Trân quyết định gọi em trai đến giúp.
Cậu của Chu Tiểu Vân là Triệu Cương, năm nay mới có người yêu, chưa kiếm được việc làm. Tuần trước đã gặt xong lúa ở nhà. Nghe chị gái đến nhờ giúp đỡ, cậu không nói hai lời đạp xe đến từ sáng sớm.
Hai chị em gặp mặt nói chuyện rôm rả. Tuổi hai người xêm xêm nhau, tình cảm rất tốt, vừa làm việc vừa nói chuyện, không cảm thấy quá mệt. Khi ấy, gặt lúa phải dùng liềm cong cong như trăng khuyết, rất sắc bén. Lúc gặt, phải khom lưng, cắt từ gốc lúa. Cúi lưng cả ngày trời sẽ mỏi lắm.
Trẻ con trong nhà đều ra đồng chơi. Nói là giúp thực ra chẳng có việc gì to tát. Cái liềm sắc như vậy, ai dám cho trẻ con cầm, nhỡ đâu cắt vào chân thì nguy. Nhưng, ôm lúa cột thành bó thì được. hồi ấy, gặt lúa gặt cả cây, đến khi đập lúa xong thì thân lúa giữ lại để nhóm lửa nấu cơm.
Đại Bảo ôm từng bó lúa để vào xe đẩy, hăm hở chạy qua chạy lại. Tiểu Bảo ôm ít hơn nhiều, Nhị Nha cầm mấy cây, nói là đang chơi đùa thì đúng hơn.
Nhiệm vụ của cô là phụ trách hậu cần. Ở nhà cho gà vịt ăn, Đến trưa, cô đun nước sôi, rót vào ấm quân dụng màu xanh, mang ra đồng cho mọi người uống giải nhiệt.
Lúc về nhà, nhân tiện dẫn Tiểu Bảo và Nhị Nha đang bò ra đất nghịch hạt lúa rơi vãi về. Về phần Đại Bảo, khoẻ như cậu nhóc mười ba, mười tốn tuổi, để lại còn giúp đỡ được chút ít, cô nghĩ thầm, để anh ấy ở lại đi.
Đến trưa, Chu Quốc Cường đạp xe ba bánh trở về. Ông dặn con đem hai cân thịt lợn còn lại đem kho cho cậu em vợ thưởng thức. Nói xong, vội vàng chạy ra ruộng cắt lúa.
Phòng bếp nhà Chu Tiểu Vân chia làm đôi. Cô ở một bên vo gạo, bắc nồi nấu cơm, trong lúc chờ cơm chín mang thịt lợn đi thái.
Chu Tiểu Vân dùng dao không quen tay lắm. Dao làm bằng sắt rất cùn, lực tay của cô không chống đỡ được mấy phút đã mỏi nhừ. Miễn cường cắt thịt lợn thành từng miếng lớn. Đại Bảo không ở nhà không có ai nhóm lửa, Chu Tiểu Vân dùng rơm rạ làm mồi, cho thêm mấy cành cây, một lúc sau, ngọn lửa bùng lên.
Trong nồi mỡ sôi xèo xèo, Chu Tiểu Vân đổ thịt vào nổi đảo qua đảo lại cho xem. Đợi đến khi thịt hơi ngả màu, cho thêm xì dầu, gừng xắt sợi, đường, bột canh, dấm, động tác lưu loát không hề gián đoạn. Nếu có người lớn đứng cạnh, cô không dám thể hiện như thế.
Nhất là ở trước mặt mẹ, Chu Tiểu Vân giả vờ ngốc một tí. Dù sao phải giấu nghề chứ, làm tốt quá thì không giống trẻ con.
Nói tóm lại, Chu Tiểu Vân giấu giếm tương đối thành công. Triệu Ngọc Trân chỉ thấy con gái ngoan khéo léo là trợ thủ tốt, không hề nghi ngờ.
Củ cải và thịt kho thơm lừng bốn phía, “câu” hai con sâu nhỏ tham ăn Tiểu Bảo và Nhị Nha qua đây.
Nhị Nha kéo vạt áo chị, giọng con bé nũng nịu êm tai: “Chị ơi, em đói rồi.”
Chu Tiểu Vân nhìn Nhị Nha làm nũng, trong lòng ấm áp. Cô không tự chủ xem Nhị Nha như Nữu Nữu để thương yêu: “Được rồi, Nhị Nha, để chị lấy cơm cho em ăn trước, không vội, nóng đấy.”
Tiểu Bảo không cam lòng tỏ ra yếu thế, sán lại gần: “Chị, em cũng muốn ăn.”
“Được được, cả hai đứa cùng ăn nhé.”
Chu Tiểu Vân xới cho các em mỗi đứa một bát cơm đầy, lại múc một bát đầy thịt và củ cải.
Thời gian này đúng mùa củ cải ăn ngon nhất. Vườn rau nhà Chu Tiểu Vân trồng hai luống củ cải. Củ cải ăn vừa ngọt vừa nhiều nước,kho chung với thịt ngon vô cùng, miếng thịt cũng mềm hơn. Tiểu Bảo ăn lấy ăn để, hết một bát cơm đầy với hơn nửa bát thịt củ cải mời dừng.
Lúc này bát ăn cơm là kiểu bát sứ trắng to, không đẹp nhưng được cái bền, giá rẻ. Sau này, chất lượng sống tốt hơn từ từ bị đào thải, thay vào đó là loại bát mỏng nhỏ, có hoa văn đẹp mắt.
Tiểu Bảo có thể ăn hết một chén cơm lớn khiến Chu Tiểu Vân rất kinh hỉ (ngạc nhiên + vui mừng), khuôn mặt hồng hào đã có tí thịt. Xem ra có thể từ từ tăng thêm khẩu phần ăn!