Mẹ cô – Ruth đập vào ngón tay đeo nhẫn để nhắc cô nhớ lại cái hẹn với bác sĩ, 4 giờ chiều. Cô phải vắt chân lên cổ mà chạy với bao công việc trong một ngày ngắn ngủi. Cô vội vã nhặt mấy trái táo Fuji cho Fia, táo Granny Smith cho Dory và giống Braeburn cho Art.
Ở quầy bán thịt cô lại phải cân nhắc. Dory không ăn bất cứ thịt con gì có mắt, còn sau khi xem bộ phim Babe do một con heo đóng vai chính, Fia lại cố ăn chay trường. Cả hai đứa đều không ăn cá, vì đồ biển là "không đẹp". Khi chúng tuyên bố như thế Ruth đã nói với chúng, "Chỉ bởi vì một cái gì đó không đẹp mà đời sống của nó là vô giá trị hay sao? Vậy nếu một cô gái thắng giải trong cuộc thi sắc đẹp thì cô ấy tốt hơn một cố gái không đoạt giải hả?" Fia vênh mặt lên đáp "Dì đang nói chuyện gì vậy? Cá đâu có đi thi sắc đẹp".
Ruth đẩy xe lấy hàng của cô về phía quầy bán cá. Cô thích ăn tôm chưa lột vỏ và nbg cũng là sự chọn lựa đầu tiên của cô. Tuy vậy Art không ăn tôm. Anh tuyên bố là mùi vị chủ đạo của bất cứ loài động vật giáp xác, hoặc loài nhuyền thể não lã ở đường tiêu hoá của chúng. Cổ đi đến bên những con cá vược nước mặn Chilean. "Con này", cô bảo người đàn ông đứng bên quầy. Sau đó cô cân nhắc "Con này, đưa cho tôi con to hơn". Cô có thể mời mẹ cô ăn tối, bởi vì họ sẽ cùng đi gặp bác sĩ. Bà Lưu Linh bao giờ cũng than phiền là cô không thích tự nấu ăn.
Ở quầy tính tiền, Ruth trông thấy một người phụ nữ đứng phía trước cô đang chọn ra một bó hoa tulip màu trắng ngà và màu hồng đào, ít nhất thì cũng trị giá 50 đô. Cô ngạc nhiên là nhiều người mua hoa như là một vật dụng trong nhà như thể hoa cũng cần thiết như giấy vệ sinh vậy. Hoa tulip được ưa chuộng hàng đầu! Loại hoa này hoé rồi rụng cánh sau vài ngày. Người phụ nữ này có một bữa tiệc quan trọng trong tuần không? Khi Ruth mua ho, cô phải kiểm định giá trị của nó trong vài ngày để đánh giá những gì cô đã mua. Hoa cúc trông vui mắt, rẻ tiền nhưng lại toả ra cái mùi hăng hắc khó chịu. Hoa baby thậm chí còn rẻ hơn nhưng như Gideon đã chỉ ra nó là loại hoa ở bậc thấp nhất trong cây cỏ rẻ tiền mà các vị công nương ngày xưa hay dùng để trang trí những miếng lót ly tách có thêu ren mà họ thừa kế của bà nội. Hoa huệ mùi hương thật tuyệt diệu và có dáng vẻ đẹp như tạc nhưng ở đây bán rất đắt, gần 4 đô la một cành. Ở siêu thị hoa chỉ mất một đô la cho một cành thôi. Cô thích hoa cẩm tú cầu trồng trong chậu. Chúng toả ra cảm giác ấm áp của sự trở về và mặc dù đắt nhưng loài hoa này có thể trưng được một hai tháng nếu như bạn nhớ tưới nước đều đặn. Có thể cắt hoa trước khi nó chết, rồi lại để cho nó khô đi trong một cái bình gốm thế là bạn có thể trưng nó như một loài hoa bất tử cho đến khi có một người như Art ném đi, nói rằng cây hoa thực sự đã chết.
Ruth không cùng lớn lên với cỏ hoa trong nhà. Cô không thể nhớ được là có bao giờ mẹ cô mua hoa hay không. Cô không hề nghĩ đó là cả một sự mất mát cho đến ngày cô đi chợ mua đồ ăn với dì Gal – tên tiếng Anh của dì Cao Linh – và mấy đứa con của dì. Ở chợ Saratoga cô bé Ruth 10 tuổi đã say mê theo dõi họ đẩy xe qua bất cứ gian hàng nào mời gọi họ vào lúc ấy, tất cả những món ngon lành mà Ruth chưa bao giờ được ăn: sữa chocolat, hạnh nhân, snack, bánh sandwich kem, bánh kẹo nhân Hostess Twinkle nổi tiếng. Rồi họ dừng lại ở một quầy nhỏ nơi dì Gal mua những bông hoa hồng tỉ muội tuyệt đẹp dù rằng chẳng có ai chết hoặc có ai kỷ niệm ngày sinh cả.
Nhớ lại kỷ niệm này Ruth quyết định phô trương một chút, cô mua một cành lan với một chùm hoa màu trắng ngà. Phong lan trông rất thanh cao mà lại không cần chăm bón nhiều. Bạn không cần phải tưới bón thường xuyên, chỉ cần mươi ngày một lần. Mặc dù giá khá đắt nhưng trong khoảng 6 tháng hoặc hơn nó ngủ lịm đi một thời gian trước khi làm bạn ngạc nhiên với một chùm hoa mới. Chúng không bao giờ chết – bạn có thể đếm những kiếp tái sinh của nó mãi mãi. Một giá trị vĩnh hằng.
Trở về căn hộ, Ruth cất rau quả đi, đặt cây phong lan lên bàn ăn rồi quay lại phòng xép. Cô thích nghĩ là một khoảng không gian hạn chế sẽ khơi nguồn cho trí tưởng tượng vô hạn. Tường quét sơn màu đỏ với những vết lốm đốm vàng kim loại, sáng kiến của Wendy. Ánh sáng trên đầu được làm dịu lại bởi ngọn đèn bàn với một cái chụp đèn mica màu hổ phách. Trên cái kệ sơn màu đen có những cuốn sách tham khảo thay cho những lọ mứt. Một cái bàn gỗ phẳng để cô đặt lên chiếc máy vi tính xách tay, một thùng đựng bột mì đã được dời đi để lấy chỗ để chân.
Cô mở máy tính cảm thấy mệt rã rời ngay trước khi bắt đầu công việc. Cô đã làm việc gì trong 10 năm qua? Cũng một việc. Thậm chí chủ đề của những cuốn sách mà cô giúp đỡ cho ra đời cũng chẳng khác nhau bao nhiêu, chỉ có những TỮ CHUYÊn ngành là thay đổi. Cô hít một hơi thật sâu rồi gọi điện cho một khách hàng mới, Ted. Cuốn sách của ông Tinh thần Internet là về cácnguyên tắc đạo đức được tạo ra bởi mạng lưới vi tính toàn cầu, một đề tài ông chắc chắn là đang nóng hổi nhưng nó sẽ mất đi tính thời sự nếu như nhà xuất bản không tung ra thị trường thật sớm. Ông ta đã nhấn mạnh điều đó trong một vài tin nhắn điện thoại khẩn vào dịp cuối tuần khi Ruth đang ở Tahoe. "Tôi chẳng có thể làm gì trong việc dàn xếp thời hạn với nhà xuất bản", bây giờ thì Ruth cố gắng giải thích.
"Đừng nghĩ đến sự cưỡng chế" ông bảo cô. "nếu cô hợp tác viết cuốn sách này với tôi, cô phải tin vào những nguyên tắc của nó. Bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra và trong một chừng mực nào đó nó còn tốt lành ở trên đời. Hãy làm một ngoại lệ. Sống một cách khác thường. Và nếu cô không thể làm điều đó có thể chúng ta sẽ cân nhắc lại coi cô có đúng trong dự án này hay không. Nghĩ về điều đó đi, rồi nói chuyện đó vào ngày mai".
Ruth gác máy. Cô suy nghĩ về những điều này. Mặt tốt của cuộc đời, cô thì thầm, là công việc của người đại diện của cô. Cô sẽ nhắc nhở Gideon rằng khách hàng của cô rất huênh hoang và muốn thay đổi thời điểm ra sách. Cô muốn cứng rắn trong lần này. Làm những điều khách hàng muốn, trong khi thảo luận với cô những cam kết khác, sẽ buộc cô phải quay như chong chóng. Mười lăm năm về trước cô có thể làm điều đó – những ngày mà cô còn hút thuốc lá và coi sự bận rộn ngang bằng với cảm giác cần thiết. Không phải bây giờ. Thả lỏng các cơ bắp, cô nhắc nhở mình. Cô hít một hơi thật sâu và thở ra trong khi cô nhìn chằm chằm vào kệ sách có những cuốn sách mà cô hoặc đã biên tập hoặc cùng biên soạn.
Sự sùng bái tự do cá nhân. Sự sùng bái lòng thương người. Sự sùng bái lòng tị hiềm.
Cơ chế sinh học của hấp dẫn tình dục. Cơ chế vật lý của bản chất con người. Bản đồ địa lý của tâm hồn con người.
Yếu tố âm dương của người độc thân. Yếu tố âm dương của người có gia đình. Yếu tố âm dương của người li dị.
Những chuyện sách nổi tiếng nhất là Đánh bại sự tuyệt vọng với chó. Sự trì hoãn trong tiến bộ của bạn và Vào địa ngục cùng tội lỗi.
Cuốn sách cuối cùng trở thành một sách bán chạy gây ồn ào dư luận, đã được dich ra tiếng Đức và tiếng Do Thái.
Với tư cách đồng tác giả, "Ruth Young" được in bằng cỡ chữ in nhỏ hơn sau chữ "với", thế đấy, nếu như nó có xuất hiện. Sau 15 năm làm việc cô có gần 35 cuốn sách trong sự nghiệp của mình. Hầu hết những tác phẩm đầu tay tập trung ở lĩnh vực hợp tác với khách hàng trong địa hạt giao tiếp. Tài năng của cô thể hiện trong lĩnh vực giao tiếp nói chung, rồi những vấn đề giao tiếp, những cung cách ứng xử, những vấn đề của cảm xúc, sự liên kết giữa đầu óc và thân thể và sự thức tỉnh tâm linh. Cô làm công việc này đủ lâu để có thể nhìn thấy mối liên quan từ "kim luân", "khí", "tinh lực", "năng lực sống", "sinh lực", "hấp lực sinh học", đến "các lĩnh vự của năng lực sinh học" và cuối cùng lại trở lại "kim luân". Ở các hiệu sách, phần lớn các ngôn từ kêu rổn rảng của các khách hàng của cô được đặt ở những chỗ có nhiều ánh sáng hay những chỗ nổi bật nhất – Tự cải thiện, Tốt đẹp, Cảm hứng, Thời đại mới. Cô ước gì có thể tác động đến những cuốn sách này để nó có thể được phân loại thành Triết học, Khoa học, Sức khoẻ. Phần lớn những cuốn sách cô giúp cho ra đời đều rất thú vị, cô thường nhắc nhở mình, rằng làm cho nó hấp dẫn là nhiệm vụ của cô. Mặc dù cô thường nói công việc của cô còn rất dở để tỏ ra khiêm tốn thì việc những người khác chẳng có ấn tượng sâu sắc gì về công việc của cô lại làm cô khó chịu. Ngay cả Art hình như cũng không nhận thức được công việc của cô khó khăn như thế nào. Nhưng có lỗi của cô một phần. Cô thích làm cho nó có vẻ dễ dàng hơn, cô thích để cho người khác tự nghĩ rằng cô đã làm một công việc kỳ diệu không tin được – đãi cát tìm vàng. Nhưng họ chẳng bao giờ hiểu điều đó, tất nhiên. Họ không hiểu được chuyện làm một nhà ngoại giao khéo léo, khai thác một áng văn chương hay từ một đám hổ lốn lộn xộn thật khó khăn như thế nào. Có phải thuyết phục khách hàng rằng việc cô gia công sửa chữa chỉ làm cho chúng trở nên khúc chiết, thông minh và quan trọng hơn. Cô phải mẫn cảm với sự thật là các tác giả xem tác phẩm của họ như các hình thức tượng trưng của sự bất tử, tin rằng lời lẽ của họ trên các trang in sẽ sống lâu hơn thân xác phàm tục của họ. Khi cuốn sách được xuất bản, Ruth phải ngồi lặng lẽ ở phía sau một bên cánh gà trong khi các khách hàng nhận được bằng chứng của tài năng rực sáng. Cô thường tuyên bố rằng cô không cần những chuyện đó mới cảm thấy một sự thoả mãn nghề nghiệp, nhưng điều đó không hoàn toàn đúng. Cô cần thêm một sự công nhận và không phải như cái sự công nhận mà cô nhận được hai tuần trước, ở trong bữa tiệc mừng sinh nhật lần 77 của mẹ cô.
Dì Gal và dượng Eđmun dẫn đến một người bạn từ Portland, một người phụ nữ đứng tuổi mang một cặp kính dày đã hỏi Ruth làm nghề gì để kiếm sống. "Tôi là một cộng tác viên sách" cô trả lời. "Tại sao con lại nói thế?" bà Lưu Linh rầy la. "Nghe xấu lắm. Cứ như thể con là một tên phản bội hay tên gián điệp".
Lúc ấy dì Gal nói bằng một giọng đầy uy lực. "Nó là một người viết thuê, một trong những người viết thuê khá nhất đấy. Chị có biết những cuốn sách ở ngoài bìa có một hàng chữ nhỏ "theo lời kể" không? Đó là việc của con Ruth làm. Người ta kể cho nó nghe những câu chuyện của họ và Ruth viết lại từng từ, từng từ chính xác như người ta đọc cho nó chép". Ruth không thể chen vào câu chuyện để sửa cái lỗi này.
"Giống như người ghi tốc ký trong toà án", người đàn bà nói. "Tôi nghe là họ ghi rất nhanh và rất chính xác. Cô có học qua một khoá huấn luyên đặc biệt nào không?"
Trước khi Ruth có thể trả lời thì dì Gal đã liến thoắng:
"Ruthie, con phải kể câu chuyện của dì! Rất hấp dẫn, cộng với tất cả sự thực. Nhưng dì không biết liệu con có ghi kịp không. Dì nói nhanh lắm!"
Bấy giờ bà Lưu Linh nhảy vào:
"Không chỉ đánh máy, còn nhiều việc khác nữa!"
Ruth bị cảm kích vì sự can thiệp không chờ đợi này, cho đến khi mẹ cô nói thêm "Nó còn sửa chính tả nữa!"
Ruth ngước mắt lên từ những ghi chép của cô về cuộc đàm phán điện thoại với tác giả cuốn Tinh thần Internet, nhắc nhở cô bằng tất cả các cách là cô vẫn còn may mắn chán. Cô được làm việc tại nhà, thu nhập khá và ít nhất thì các nhà xuất bản cũng đánh giá cô rất cao, cả độc giả nữa, họ gọi điện cho cô, nói chuyện về các vấn đề có liên quan khi đài lên lịch một buổi phỏng vấn với các tác giả. Cô bao giờ cũng bận rộn, không giống như những người viết tự do khác phải lo lắng về những hợp đồng ít ỏi và khó kiếm của họ.
"Quá bận rộn, quá thành công" mẹ cô vừa nói mới đây khi cô bảo là cô chẳng có thời gian rảnh đến thăm bà. "Không rảnh", bà Lưu Linh thêm, "bởi vì mỗi phút đều hái ra tiền. Mẹ phải trả cho con bao nhiêu, 5 đô hay 10 đô để con đến chơi với mẹ?" Sự thực là Ruth không có nhiều thì giờ nhàn rỗi, không, theo ý kiến của cô. Thời gian rảnh rỗi là khoảng thời gian quý giá nhất, khi bạn có thể làm cái mà bạn thích, hoặc ít nhất cũng làm chậm dòng chảy của cuộc đời đủ để nhớ ra cái gì làm cho cuộc đời bạn có ý nghĩa và hạnh phúc. Thời gian rảnh của cô thường bị cướp đoạt bởi một việc gì khẩn cấp và sau đó lại trở nên không cần thiết. Wendy cũng nói một điều gì tương tự "Thời gian rảnh rỗi không còn tồn tại nữa. Nó được lên lịch với số tiền gắn chặt vào nó. Bồ đang chịu một áp lực thường xuyên phải kiêm tiền và những cái như sự nghỉ ngơi, thư giãn và nhà hàng khó lòng chen chân vào". Sau khi nghe bạn nói, Ruth không còn thấy bị cưỡng chế về thời gian nữa. Không phải là lỗi của cô nếu cô không có đủ thời gian làm những gì cần thiết. Vấn đề này có tính phổ biến. Cô sẽ giải thích cho mẹ cô vậy.
cô lấy ra những ghi chép về chương 7 trong cuốn sách mới nhất của Agapi Agnos, Chấn chỉnh những đứa bé chưa ngoan, rồi đánh dấu số thứ tự của Agapi. Ruth là một trong số ít người biết Agapi tên thật là Doris DeMatteo, rằng bà ta chọn biệt danh này vì agapi có nghĩa là "tình yêu" còn agnos lại ám chỉ sự "quên lãng", cái mà bà nhìn nhận lại như hình thức của sự ngây thơ. Đó là cái cách mà bà ký tên dưới mỗi cuốn sách của mình "Tình yêu và thơ ngây – Agapi Agnos". Ruth rất thích làm việc với bà. Bà Agapi là một nhà tâm thần học và bà không làm ra vẻ quá quan trọng. Bà biết một phần lớn sự hấp dẫn của bà là tài năng đặc biệt của Zsa Zsa Gabor của bà, là giọng nói, là tính cách lẳng lơ tuy thông minh hóm hỉnh mà bà thường bộc lộ khi trả lời phỏng vấn trên truyền hình hoặc đài phát thanh.
Trong cuộc nói chuyện điện thoại, Ruth điểm lại chương đưa ra 5 điều không nên làm và 10 điều cần làm đối với các bậc cha mẹ.
"Này cưng à" Agapi nói "tại sao lại cứ phải đưa ra danh sách 5, 10 vậy? Chị không thể nào hạn chế mình trong những con số thông thường ấy được".
"Đó là bởi vì người ta sẽ dễ nhớ những con số chẵn 5 và 10" Ruth đáp/ "Em đã đọc một bài ở đâu đó về chuyện này. Có phải không nhỉ? Chắc là để đếm trên đầu ngón tay". "Nghe có ý nghĩa lắm đó cưng! Chị biết đó là một lý do".
"Bậc cha mẹ, vô tình hay cố ý, luôn áp đặt một thuyết về vũ trụ lên một đứa trẻ…" Agapi dừng lại. "Em muốn nói gì ư?" Đó là một dấu hiệu Ruth cho Agapi biết cô muốn bổ sung thêm ý gì đó. Ruth hiếm khi ngắt ngang lời của một người khác.
"Chúng ta cần phải định nghĩa khái niệm "vũ trụ" ở đây" cô nghe mình nói, "có thể là một trong nghĩa nào đó. Chúng ta không muốn để mọi người hiểu là chúng tôi đang nói về vũ trụ".
nữa không?" "Bạn đọc sẽ hiểu là chúng ta đang nói đến các hành tin hoặc thuyết Big Bang".
"Era đúng là một tay khuyển nho! Nhưng mà đúng, em viết định nghĩa đi, nhưng nhớ thêm một cái gì về cái cách mà mỗi chúng ta phù hợp với gia đình mình, với xã hội và cái cộng đồng mà chúng ta có quan hệ giao tiếp. Nói về những quy luật khác nhau cùng việc chúng ta tin là chúng ta có nó như thế nào – đâu là định mệnh, số phận, vận may, cơ hội, sự tự khẳng định vân vân và vân vân. Ôi Ruth, cưng ơi, nghe có vẻ hấp dẫn và dễ dàng nắm bắt lấy".
"Không thành vấn đề".
"Được rồi, thế là chúng ta giả định rằng ai cũng hiểu khái niệm vũ trụ. Chúng ta tiếp tục bằng cách nói rằng các bậc cha mẹ đã chuyển giao cái vũ trụ này cho co nem họ thông qua hành vi phản ứng hàng ngày của họ đối với những sự kiện xảy ra mỗi ngày, thường là rất tầm thường, Em sao vậy cưng?"
"Cho ví dụ về sự tầm thường".
"Chẳng hạn như bữa ăn hàng ngày. Có lẽ bữa tối thường xảy ra vào lúc 6 giờ và nó nmẹ là người cầm cân nảy mực, bữa tối là một nghi thức, không có sự kiện nào xảy ra, không nói chuyện, trừ những cuộc tranh luận. Hoặc bữa ăn trong gia đình, ăn những món ngon nhất có thể. Với những tương phản này bọn trẻ sẽ lớn lên, suy nghĩ của chúng về ngày và đêm là có thể tiên đoán được, mặc dù có thể không phải bao giờ cũng dễ chịu, hoặc là thế giới hỗn loạn hơn, đáng sợ hơn, hoặc liên hệ với nhau một cách tự do hơn. Một số đứa trẻ làm những việc tốt mặc cho những ảnh hưởng xấu đầu đời. Trong khi đó những trẻ khác lớn lên thành những người lớn tuyệt vời nhưng lại cần đến những biện pháp tâm lý trị liệu suốt đời rất đắt tiền".
Ruth nghe tiếng cười của họ trên băng. Cô chưa bao giờ phải cần đến tâm lý trị liệu như Wendy. Cô đã làm việc với rất nhiều nhà trị liệu, tận mắt thấy rằng họ là con người, cũng đẫy những khiêm khuyết, cũng cần sự giúp đỡ của người khác. Và trong khi Wendy nghĩ cũng bõ công quen biết một nhà chuyên môn tiếp cô hết sức nhã nhặn và lúc nào cũng chỉ với mình cô, hai buổi một tuần, mỗi buổi một tiếng thì Ruth không thể biết được là nên hay không nên bỏ ra 150 đô một giờ để chỉ nghe bản thân xả bầu tâm sự. Wendy thường nói Ruth nên nhận thấy có sự co lại trong sự ép buộc của cô với những con số đếm. Tuy vậy, với Ruith sự tính đếm có tính thực tiễn chứ không phải là sự ép buộc, có liên quan đến việc ghi nhớ các chuyện khác chứ không phải là việc tránh một số điều dị đoan vô nghĩa.
"Này cưng của chị" giọng nói của Agapi tiếp tục trên băng "Cưng có thể nhìn vào bìa hồ sơ có đánh dấu "Nghiên cứu những trường hợp hấp dẫn" rồi nhặt ra những ví dụ phù hợp cho chương này được không?"
"Được. Đó là điều em đang nghĩ đến, là làm sao có thể gộp một phần vào mục vũ trụ được phát trên tivi giọng như là một y tá nhân tạo không. Chỉ là một gợi ý bởi vì nó có thể cũng được việc như là một tam giác trong một tiết mục truyền hình hay là một cuộc phỏng vấn trên đài".
"Phải, phải, nghe tuyệt lắm. Cưng muốn chúng ta thực hiện ở chương trình nào?"
"Ồ, có thể bắt đầu với 50, chị biết đấy Howdy Đooy, The Mickey Mouse Club, tất cả đều dẫn đến The Simpsons và South Park…"
"Không cưng à, chị muốn nói những chương trình nào chị có thể xuất hiện. Sixty minutes, Today, Charlie Rose - ồ, chị thích xuất hiện ở chương trình này lắm, người đàn ông ấy mới gợi tình làm sao.."Ruth ghi chép và bắt đầu dựng dàn ý/ Không nghi ngờ gì là Agapi sẽ gọi cho cô tối nay để thảo luận về những cái bà ta đã viết. Ruth ngờ rằng bà là tác giả duy nhất tin rằng thời hạn cuối cùng chỉ là một cái hẹn có thật.
Đồng hồ đeo tay của cô điểm 11 giờ. Cô đập vào một ngón tay, gọi điện cho Gideon. Khi nghe tiếng ông, cô bắt đầu nói những yêu cầu của tác giả cuốn Tinh thần Internet. "Ted muốn tôi gạt tất cả mọi thứ khác sang một bên và đưa công trình của ông ta vào vị trí ưu tiên hàng đầu, trước thời hạn. Tôi đã rất nghiêm túc bảo với ông ta là tôi không thể làm điều đó nhưng ông ta ngụ ý tương đối rõ ràng là ông ta sẽ thay thế tôi bằng một người biên tập khác. Nói thật, tôi cũng sẽ nhẹ người nếu ông ta làm thế". Ruth nói. Cô đã chuẩn bị tinh thần cho việc này.
"Ông ta sẽ không bao giờ làm thê" Gideon đáp "Cô sẽ nhượng bộ, cô bao giờ cũng làm thế mà. Chắc chắn cô sẽ gọi cho nhà xuất bản Happer San Francisco vào cuối tuần, thuyết phục họ thay đổi lịch in ấn".
"Cái gì khiến ông nói thế?"
"Thừa nhận đi, người yêu của tôi, cô bao giờ cũng sẵn lòng giúp đỡ. Sẳn lòng lùi một bước. Và cô có thừa khôn khéo để làm cho những cái đâu gỗ tin rằng đó là điều tốt nhất họ có thể làm".
"Nhìn đi", Ruth nói "Đó là cú bóng mà ông phải thực hiện đó".
"Đúng. Cô là một giấc mơ khi người ta cần đến một sự cộng tác" Gideon tiếp tục. "Cô nghe một khách hàng nói ba láp, chả có lòng tự trọng gì ráo. Chúng đánh bại cô, còn cô thì nhận lấy cú đấm. Cô dễ tính quá" Tại sao Art không nghe được điều này nhỉ? Ruth muốn gào lên: coi nè, có những người không nghĩ là tôi khó tính. Rồi cô nhận ra Gideon đang nói là cô là một kẻ cả tin dễ bị thuyết phục. Tôi không phải như thế, cô cãi lại. Cô biết giới hạn của mình, nhưng cô không phải loại người xông vào những mối quan hệ phức tạp hoặc những mâu thuẫn không thật sự quan trọng. Cô không hiểu những người khoái cãi nhau và rất hiếu thắng, lúc nào cũng ôm lẽ phải vào mình. Mẹ cô là như thế, và điều gì đã xảy ra với bà? Chẳng có gì ngoài sự bất hạnh, bất mãn và bất ổn. Trong cách nghĩ của mẹ cô, cuộc đời chống lại bà mà không một ai có thể thay đổi điều đó bởi vì mọi việc đã được quyết định theo lời nguyền. Nhưng theo cách nhìn nhận của Ruth, bà Lưu Linh lao vào các cuộc đấu khẩu chủ yếu bởi vì tiếng Anh của bà quá kém. Bà không hiểu người khác hoặc là họ không hiểu bà thì cũng thế. Ruth thường có cảm giác cô là người chịu nhiều đau khổ vì điều đó. Điều tức cười ở đây là mẹ cô thực sự tụ hào là bà đã dạy cô tiếng Anh, một cái kiểu nói chuyện giật cục mà bà đã học được ở Trung Hoa và Hồng Kông. Và kể từ khi bà nhập cư sang Mỹ, 50 năm về trước, bà đã không hề cải thiện cách phát âm cũng như vốn từ vựng của mình. Trong khi đó thì bà Cao Linh, em gái của bà cũng đến Mỹ cùng một lúc với bà lại nói một thứ tiếng Anh gần như hoàn hảo. Bà Cao Linh có thể nói sự khác nhau giữa một cái váy phồng với một cái váy lụa suông trongsuốt, gọi tên những loại cây đặc biệt mà bà thích, cây sồi, cây thích, cây bạch quả, và thông. Với bà Lưu Linh, quần áo chỉ được miêu tả với những định ngữ "giá quá mắc", "quá trơn", "gây ngứa" và "bền". Với bà chỉ có hai loại cây "cho bóng mát" và "rụng lá suốt bốn mùa". Mẹ cô thậm chí không thể đọc được đúng tên của cô. Bà thường khiến cô cảm thấy nhục nhã khi bà réo tên cô cách cả mấy khối nhà "Lootie! Lootie!" Tại sao mẹ cô lại chọn một cái tên mà bà không thể phát âm đúng được để đặt cho con gái?
Nhưng điều này mới là tệ hại nhất, là đứa con độc nhất của một quả phụ, Ruth bao giờ cũng ở tình thế buộc phải làm phát ngôn viên cho mẹ. Vào lúc 8 tuổi, cô là người nói tiếng Anh cho "bà Lưu Linh Young" trên điện thoại, người thảo luận về các buổi khám bệnh với bác sĩ, người viết thư đến nhà băng. Một lần cô còn phải thảo một bức thư nhục nhã cho một vị mục sư.
"Lootie mang đến cho tôi bao rắc rối" bà Lưu Linh đọc cho Ruth viết như thể cô là người vô cảm "có thể tôi sẽ gửi nó về Đài Loan đến trường dành cho trẻ em cá biệt. Cha nghĩ sao ạ?"
Ruth đã sửa lại như thế này "Có lẽ Ruth sẽ học ở một trường ở Đài Loan nơi nó có thể học phong thái và cung cách của một quý bà. Cha nghĩ thế nào ạ?"
Bằng một cách thức kỳ cụg, bây giờ cô nhận định, mẹ cô là người dạy cho cô trở thành một người biên tập sách. Ruth phải làm cho cuộc sống đẹp hơn bằng việc chỉnh trang lại nó.
Vào lúc 3 giờ, Ruth đã hoàn thành việc trả tiền cho người thợ sửa đường ống. Art không về nhà cũng chả gọi điện thoại. Toàn bộ hệ thống nước nóng phải làm mới chứ không phải chỉ sửa dặm vá. Và bởi vì ống nước bị rò rỉ, người thợ đã phải ngắt hệ thống điện của toàn bộ căn hộ cho đến khi ông ta hút hết nước và chuyển cái bồn cũ đi. Ruth không còn làm được việc gì nữa.
Cô đã trễ, cô fax đề cương cho Agapi, rồi chạy lòng vòng trong nhà thu nhặt sổ tay, điện thoại cầm tay, những mẩu ghi chép. Khi đã ngồi trên xe rồi cô lái về hướng Presidio Gate rồi xuyên qua rừng bạch đàn đi về đường California. Mẹ cô sống ở khu Năm Mươi, dãy nhà phía tây, một phần của San Francisco được biết đến như quận Sunset gần với Land's End.
Cuộc hẹn với bác sĩ có vẻ như một buổi thăm bệnh thường lệ. Mẹ cô đã bỏ qua một vài cuộc khám sức khoẻ hàng năm trong mấy năm qua dù nó có cả những lần khám sức khoẻ miễn phí trong chương trình HMO. Bà Lưu Linh chưa bao giờ đau ốm. Ruth không thể nhớ lần cuối cùng bà bị cúm và bị cảm là vào lúc nào. Vào tuổi 77 mẹ cô cũng không mắc phải những vấn đề thông thường của bệnh già, viêm khớp, hàm lượng cholesterol cao, hay là bệnh loãng xương. Căn bệnh tệ hại nhất của bà – một chứng bệnh mà bà thường xuyên phàn nàn với Ruth, với những chi tiết hết sức đau đớn – là bệnh táo bón.
Dù vậy gần đây Ruth để tâm quan sát thấy vấn đề của mẹ không phải là mất trí nhớ mà chính xác là nói nhịu. Bà có thể nói "ruy băng" khi bà muốn nói "giấy gói hàng", "phong bì" khi bà muốn lấy "tem". Ruth phải lập một danh sách những việc cần nói với bác sĩ. Tai nạn tháng Ba năm ngoái cô cũng cần phải nhớ để nhắc bác sĩ. Bà Lưu Linh đã lạng chiếc xe của bà vào bánh sau một chiếc xe tải. May mắn thay bà chỉ đập đầu vào tay lái. Không ai khác bị thương. Xe hơi của bà bị hư hỏng.
"Nỗi sợ nghiền mẹ ra từng mảnh" bà Lưu Linh kể lai. "Da mẹ hầu như bị lột ra". Bà đổ lỗi cho một con bô câu bay trước cửa kính xe. Có thể là, bây giờ thì Ruth đưa ra nhận định, đókg phải là đường bay chấp chới của con chim, mà là do một cái gì trong não, một cú đột quỵ, một cục u trong đầu ngày càng nghiêm trọng hơn, một cú chấn thương sọ não, hoặc một vết nứt ở sọ. bất kỳ thiệt hại gì thì báo cáo của cảnh sát cũng như công ty bảo hiểm đêu nói đó là lỗi của bà Lưu Linh chứ không phải của con chim bồ câu. Bà Lưu Linh nổi cơn thịnh nộ dữ dội đến nỗi bà bỏ luôn phiếu bảo hiểm xe, rồi lớn tiếng than phiền khi công ty này từ chối không phục hồi quyền lợi của bà.
Ruth đã kể lại sự cố này cho Agapi Agnos, người đã nói rằng một sự thiếu quan tâm và cơn giận dữ có thể liên quan đến chứng trầm cảm của người già. "Mẹ em lúc nào cũng thất vọng và giận dữ trong suốt cuộc đời bà", Ruth bảo với Agapi. Cô không muốn nhắc đến những lời đe doạ tự tử của mẹ cô, điều mà cô nghe nhàm tai đến nỗi cô cố không tỏ ra phản ứng gì hết.
"Chị biết một vài chuyên gia trị liệu tuyệt vời từng làm việc với các bệnh nhân người Hoa, "Agapi nói. "Thật tốt với những khác biệt về văn hoá – Những ý nghĩ huyễn hoặc, sức ép của xã hội cũ, sự vận hành của khí".
"Tin em đi, Agapi, mẹ em không giống những người Hoa khác đâu". Cô vẫn thường ước ao phải chi mẹ cô giống dì Gal hơn một chút. Dì cô không bao giờ nói chuyện ma, điềm gở hoặc cách thức bà sẽ chết.
"Trong bất cứ trường hợp nào thì cưng ơi, em cũng phải tìm một bác sĩ khám cho bà, khám bệnh tổng quát. Mà em cũng phải thay chị quàng tay quanh người bà và trao cho bà một vòng tay nồng ấm – có sức chữa lành các vết thương". Đó là một ý tốt, nhưng Ruth hiếm khi nào ôm hôn mẹ cô. Khi cô có ý làm thế, vai mẹ cô cứng đờ như thể bà đã bị đóng đinh.
Trong lúc lái xe về khu nhà của bà Lưu Linh, Ruth đi xuyên qua làn sương mù mùa hè. Rồi tiếp đến là từng khối nhà một tầng của những năm 20 hiện ra, những mái nhà giản dị mọc lên trong những năm 30 rồi đến những căn hộ thiếu bản sắc của những năm 60. Đường chân trời nhìn về phía biển nhem nhuốc bởi những dây kẽm gai điện từ buông từ các cây sào xuống nhà, từ nhà ra câysào/. Từ các cửa sổ có thể thấy bức tranh về một vùng biển mờ sương.Những ống nước và máng nước gỉ sét, h`nh như được làm từ ống xả của các xe hơi cũ. Cô quẹo sang một đường phố, chạy dọc theo những ngôi nhà sang trọng hơn, những cố gắng kiến trúc tô chuốt theo phong cách Bauhaus[1] với những bồn cỏ nhỏ trang trí bằng những hàng rào cắt xén theo lối cũ, trông giống như cái chân kẹo bông của một loại chó xù. Cô lái xe đến căn hộ của mẹ, một ngôi nhà hai tầng thời Trung cổ mặt tiền chạm trổ sơn màu mơ chín, một cái ban công giả bao cửa sổ với lưới bọc sắt. Bà Lưu Linh từng chó chiều hướng tự hào về cái sân của bà. Bà tự tay tưới cây và cắt xén hàng rào, xếp đặt gọn gàng thành hàng những hòn đá trắng dọc theo lối đi. Khi Ruth còn sống với mẹ, cô thường phải xén cỏ ở khoảng sân trồng cỏ, mỗi chiều hơn 3 thước. Bà Lưu Linh bag cũng chỉ trích cô nếu có bất kỳ ngọn cỏ nào chìa ra lối đi. Bà cũng than phiền về những điểm vệ sinh màu vàng dành cho chó đi cầu ở bên kia đường. "Lootie, con phải bảo người đàn ông kia đừng cho chó bậy ra như thế". Ruth miễn cưỡng đi ngang qua đường, gõ vào cánh cửa rồi hỏi người hàng xóm xem ông ta có nhìn thấy một con mèo đen đốm trắng chạy qua không, rồi quay về thuật lại với mẹ rằng người đàn ông nói ông ta sẽ cố gắng làm theo ý bà. Khi cô đã xa nhà đi học đại học và thỉnh thoảng về thăm nhà, mẹ cô vẫn yêu cầu cô kêu ca với ông hàng xóm, ngay lúc cô vừa bước chân qua ngưỡng cửa. Chuyện về con mèo đi lạc đã trở nên cũ mèm, khó mà nghĩ ra được cái cớ nào khác hơn để gõ cửa nhà người hàng xóm nọ. Ruth thường trì hoãn việc này còn bà Lưu Linh thì mè nheo ngày càng dai dẳng hơn về những chỗ chó ỉa, cũng như là sự lười biếng của cô, sư.đãng trí cùng s. Thiếu quan tâm đến gia đình, vân vân. Ruth cố lờ mẹ đi bằng cách đọc sách báo hoặc xem tivi.
Một hôm Ruth có đủ can đảm bảo bà Lưu Linh rằng cô sẽ thuê một luật sư để kiện người hàng xóm và một người làm vườn để cắt cỏ. Một bạn học ở đại học đã gợi ý cho cô nói thế, bảo rằng Ruth thật điên khùng đã để mẹ quay mình như dế, làm như cô mới 6 tuổi không bằng.
"Bà ấy có trả tiền cho việc mày biến thành đối tượng để bả trút giận không?" bạn cô hỏi, cố xây dựng các giả thuyết. "Có, mẹ tao chi tiền học đại học cho tao", Ruth thừa nhận.
"Nhưng ông bố bà mẹ nào chẳng làm thế. Đó là nghĩa vụ. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ có quyền biến mày thành nô lệ của họ".
Thế là với hậu thuẫn đó, Ruth đối đầu với mẹ cô "Nếu điều đó làm phiền mẹ quá đáng như vậy thì mẹ đi mà giải quyết lấy".
Bà Lưu Linh chằm chằm nhìn con gái, im lặng trong vòng 5 phút. Rồi bà sôi sùng sục như một thùng nước lèo trên bếp "Mày muốn tao chết hả? Mày muốn không có mẹ để bảo mày làm chuyện này chuyện kia phải không? Được rồi, tao cũng chết sớm thôi!" và cứ như thế Ruth bị lật nhào, quay mòng mòng không còn khả năng giừ được thăng bằng nữa. Lời đe doạ tự tử của bà Lưu Linh cũng có nguy cơ như động đất. Ruth biết rằng vẫn còn có khả năng đó, rằng bên dưới một bề mặt yên tĩnh một đợt sóng ngầm có thể nổi lên bất cứ lúc nào. Và dù hiểu như thế nhưng khi chúng đổ ụp xuống cô vẫn hoảng lọan và muốn bỏ chạy trước khi cả thế giới lật nhào.
Nhưng thật lạ, sau sự cố trên, bà Lưu Linh không bao giờ đề cập đến việc con chó bậy lên cỏ nữa. Thay vì thê, mỗi lần Ruth về thăm, bà Lưu Linh lại tay cuốc, tay xẻng, xắn quần móng lợn lên dào những cái hố màu vàng diện tích hai inches vuông và lại gieo hạt. Ruth biết đó là kiểu bà hành hạ cô về mặt cảm xúc, nhưng nó vẫn làm lòng cô đau quặn lại trong khi cô giả vờ là không bị ảnh hưởng gì. Cuối cùng bà Lưu Linh cũng mướn một ai đó chăm nom cho những cái hố màu vàng, một người thợ xây đã xây một đường bao quanh hố, rồi kẻ trên sân một hình thoi vuông vức trắng và đỏ. Lối đi cũng có màu đỏ. Bao năm trôi qua hình thoi màu đỏ cũng đã phai màu dần. Màu trắng trở nên lấm lem. Một số chỗ trông như thể đã chịu hậu quả của núi lửa Lilliputian. Cỏ gai và cỏ bụi mọc lan ra xuyên qua các kẽ gạch. Mình phải gọi một ai đó đến dọn sạch chỗ này, Ruth thầm nghĩ khi cô bước vào nhà. Cô cảm thấy buồn vì mẹ cô không còn quan tâm đến hình thức bên ngoài nữa. Cô cũng cảm thấy có lỗi là cô đã không giúp mẹ cô chăm sóc việc nhà. Có thể cô sẽ nhờ người thợ của cô giúp mẹ cô lau chùi dọn dẹp và sửa chữa trong nhà.
Khi cô đến gần cầu thang lên lầu, người thuê nhà ở tầng dưới bước ra khỏi cửa ra dấu là chị ta muốn nói chuyện với cô. Francine là một phụ nữ gầy gò trạc 30 tuổi, mắc chứng biếng ăn nhưng lại có khuynh hướng mặc áo size số 8 có thể chứa một thân hình gấp đôi người mình. Chị ta thường lôi Ruth vào những việc chỉ có quan hệ với chị ta và chủ ngôi nhà này. Điện hay bị tắt, máy sưởi quá cũ và cần thay cái mới. Cầu thang phía sau thì ọp ẹp, có thể gây ra tai nạn – cả một hồ sơ tố tụng. "Không bao giờ thoả mãn", bà Lưu Linh bảo Ruth. Ruth biết là không nên đứng về phía người thuê nhà. Nhưng cô lo rằng sẽ có một vấn đề nào đó như chuyện hoả hoạn chẳng hạn và cô sợ đến chết khi cô đọc tựa đề "Phớt lờ những nguy hiểm chết người, một chủ nhà khu ổ chuột đã vào tù". Vì thế Ruth vụng trộm dàn xếp một số vấn đề cô có thể giải quyết được. Khi cô mua cho Francine một cái máy sưởi mới, bà Lưu Linh đã phát khùng lên. "Mày nghĩ tao sai còn nó đúng?" Như là một chuyện thường xuyên trong suốt thời thơ ấu của Ruth, cơn bột phát của bà Lưu Linh leo thang cho tới khi bà hầu như không nói được chi lặp bặp những lời cũ mèm, "có thể, tao chết ngay bây giờ".
"Cô cần nói chuyện với mẹ cô", bây giờ thì Francine nói bằng một giọng nghe như ngựa hí. "Bà ấy buộc tội tôi là không trả tiền thuê nhà. Tôi bao giờ cũng trả đúng hạn vào ngày mùng một hàng tháng. Tôi không hiểu bà ấy nói cái gì cả, nhưng bà ấy cứ tuôn ra hàng tràng như một cái máy hát bị hư".
Ruth có một cảm giác thật tồi tệ. Cô không muốn nghe điều này.
"Thậm chí tôi còn đưa cả cho bà ấy bằng chứng tôi đã trả rồi. Thế mà bà ấy lại nói, "Thấy chưa, cô vẫn còn có chi phiếu!" thật là quái đản, làm như bà ấy không hiểu cái gì hết".
"Tôi sẽ quan tâm đến điều này" Ruth lặng lẽ nói.
"Còn chuyện này nữa, mẹ cô quấy rầy tôi hàng trăm lần một ngày. Điều này làm tôi muốn phát điên lên".
"Tôi sẽ nói chuyện với mẹ tôi ngay".
"Tôi hy vọng thế bởi vì tôi đang định gọi điện cho cảnh sát xin một cái lệnh hạn chế".
Lệnh hạn chế? Ai là người điên ở đây?
"Tôi rất tiếc về những chuyện đã xảy ra", Ruth nói, nghĩ đến cuốn sách mà cô giúp cho ra đời viết về sự phản chiếu cảm xúc của trẻ em. "Chắc cô rất bất bình khi rõ ràng là cô chẳng làm việc gì sai trái…"
Điều này có tác dụng.
"Vậy thì được", Francine nói, biến vào trong nhà giống con cúc cu trong chiếc đồng hồ Thuỵ sĩ.
Ruth lấy chìa khoá mở cửa vào căn hộ của mẹ cô. Cô nghe bà Lưu Linh kêu lớn "Sao trễ quá vậy?" Ngồi trên chiếc ghế bành nhung màu nâu của mình, bà Lưu Linh trông giống hệt một đứa trẻ bồn chồn ngồi trong ngai vàng. Ruth nhìn mẹ một cái nhìn bao quát để xem có phát hiện được điều gì không ổn không, một cái co giật ở một bên mắt, chứng tê liệt nhẹ, có thể chỉ ở một bên mặt. Chẳng có gì, vẫn chỉ là bà mẹ già của cô. Bà Lưu Linh mặc một chiếc áo khoác len màu tím với một hàng nút màu vàng, cùng cái quần đen ưa thích chùm kín gót của bà có kích thước bằng bốn cái ống bơm màu đen. Tóc bà chải mượt ra sau và túm lại như Fia và Dory, chỉ có điều bà cuộn cái đuôi ngựa lại thành một búi gọn gàng được làm dày thêm với một cái độn tóc. Tóc bà nhuộm một màu đen huyền trừ chân tóc ở phía gáy chỗ bà không thể nhìn thấy được mới có một màu nhôm nhoam nửa đen nửa trắng. Nhìn xa nom bà trẻ hơn nhiều, chỉ khoảng 60 tuổi chứ không phải là 77 tuổi. Da dẻ của bà vẫn còn mịn màng và sáng bóng không cần đến kem nền hoặc phấn. Bạn phải đứng cách bà nửa mét mới nhìn thấy những nếp nhăn trên má. Không vết chân chim rõ hơn bên khoé miệng bây giờ thường khắc sâu hơn, nhất là vào lúc này.
Bà Lưu Linh càu nhàu "Con nói bác sĩ đến lúc 1 giờ",
"Con nói cuộc hẹn là vào lúc 4 giờ".
"Không! Một giờ! Con đã nói thế mà. Thế là mẹ chuẩn bị sẵn sàng nhưng con không đến".
Ruth cảm thấy máu chảy ra hết khỏi não cô. Cô cố dùng một chiến thuật khác. "Thôi để con gọi cho bác sĩ coi chúng ta có thể đến lúc 4 giờ không". Cô đi ra phía sau nhà nơi mẹ cô luyện thư pháp và vẽ tranh, đến căn phòng trước đây khá lâu từng là của cô. Trên mặt bàn làm việc của mẹ cô trải một tời giấy dầu lớn. Mẹ cô bắt đầu viết một bài thơ rồi lại ngưng lại ở giữa chừng. Cây cọ nằm trên tờ giấy, ngòi bút đã khô cứng lại. Bà Lưu Linh không phải là người cẩu thả. Bà chăm sóc các cây bút lông bằng một nghi lễ sùng tín, rửa ngòi bút bằng nước suối chứ không phải bằng nước máy nếu không chất chlorine sẽ làm hư ngòi viết. Có lẽ bà đang viết dở chừng thì ấm nước sôi và bà chạy đi làm việc. Có thể có chuông điện thoại reo trước rồi lại có một việc gì đó tiếp theo. Nhưng đến lúc Ruth nhìn gần hơn cô thấy mẹ cô cố gắng viết cùng một mẫu tự, viết đi viết lại, cứ mỗi lần lại dừng ở một nét. Chữ gì vậy? mà tại sao mẹ cô dừng lại ở giữa chừng?
Khi Ruth lớn lên mẹ cô vẫn làm nghề phụ giảng cùng với một vài nghề khác để tăng thêm thu nhập cho hai mẹ con cô, một trong những nghề đó là viết thuê các bảng hiệu, bảng quảng cáo bằng hai thứ tiếng Hoa – Anh. Bà viết bảng giá ngoài chợ và các tiệm kim hoàn ở Oaklahoma và San Francisco, viết câu đối chúc phúc trong các dịp khai trương các nhà hàng, câu đối viếng cho các vòng hoa dám ma, thông báo về chuyện sinh đẻ hay cưới xin. Nhiều năm qua, mọi người bảo Ruth rằng chữ viết của mẹ cô đạt đến trình độ nghệ thuật kinh điển hạng nhất. Công việc này đã làm cho bà có một địa vị ổn định và Ruth giữ một vai trò trong thành công này: cô đã kiểm tra chính tả phần chữ tiếng Anh.
"Đây là grapefruit", cô bé Ruth 8 tuổi một lần đã nói, phóng đại tầm quan trọng "không phải là grapefoot. Trái cây không có chân".
Đêm ấy bà Lưu Linh bắt đầu dạy cô cách thức viết chữ Hoa. Ruth biết rằng đó là hình phạt cho những gì cô nói trước đó.
"Nhìn đây" bà Lưu Linh ra lệnh cho cô bằng tiếng hoa, mài một thỏi mực vào một nghiên mực rồi dùng một bình xịt nhỏ vài giọt nước có pha muối có kích thước bằng những giọt nước mắt. "Nhìn đây", bà lại nói, chọn một cây bút lông từ một tá bút cắm trên giá trước mặt. Đôi mắt buồn ngủ của Ruth cố dõi theo bàn tay mẹ cô khi bà nhúng ngòi viết vào nghiên mực, rồi đưa nó lên gần như vuông góc với tờ giấy, cổ tay và khuỷu tay của bà lơ lửng trong không khí. Cuối cùng bà bắt đầu, giật cổ tay thật nhẹ để tay bà nâng lên hạ xuống như một con bướm đêm lập loè trên trang giấy trắng. Chẳng bao lâu những đường né khẳng khiu hiện hình "Giảm nửa giá!" "Khuyến mãi bất ngờ!" "Nghỉ vì công việc!"
"Viết chữ Hoa" mẹ cô một lần nói "hoàn toàn khác với viết chữ tiếng Anh. Con nghĩ khác. Con cảm thấy khác".
Và điều này là đúng, bà Lưu Linh là một người khác khi bà viết và vẽ tranh. Bà thật bình thản, có đầu óc tổ chức và dứt khoát.
"Người bảo mẫu dạy mẹ viết" một buổi tối bà Lưu Linh nói "Bà cũng dạy mẹ cách nghĩ. Khi con viết, bà dạy mẹ, con phải tập trung những xúc cảm lan man trong tim con". Để biểu diễn, bà Lưu Linh viết trên giấy chữ "tâm". "Nhìn thấy không, mỗi một nét có một nhịp điệu, sự cân đối và vị trí phù hợp của nó. Bảo mẫu của mẹ nói rằng mọi thứ trong đời đều phải thế".
"Vậy ai là bảo mẫu ạ?"
"Là người chăm sóc mẹ khi mẹ còn bé. Bà yêu mẹ nhiều lắm bằng một tình mẫu tử. Bảo có nghĩa là "quý giá" và cả cái tên này có nghĩa là dì Báu". Ôi cái dì Báu này thực ra là một con ma điên khùng! Bà Lưu Linh bắt đầu vẽ những đường ngang đơn giản. Nhưng diễn biến của chúng thực không đơn giản chút nào. Bà đặt bút lông xuống giấy thế là trông nó giống hệt một vũ nữ đang nghiêng người trong một vũ điệu. Ngòi bút nhẹ nhàng chấm xuống, nhún mình một cái và rồi như thể bị thổi bởi một làn gió bất ngờ nó lạng qua phải dừng lại,quay một nửa vòng sang trái và vươn lên. Ruth thở dài. Tại sao lại phải thử? Mẹ cô sẽ giận điên lên nếu cô không làm đúng cách.
Nhiều đêm liền bà Lưu Linh tìm cách giúp Ruth nhớ mặt chữ "Mỗi một nét cơ bản đều xuất phát từ một bức tranh cổ từ thưở xa xưa". Bà vạch một nét nằm ngang rồi hỏi Ruth có thấy trong đó một bức tranh không. Ruth liếc đi chỗ khác rồi lắc đầu. Bà Lưu Linh lại vạch một đường tương tự. Rồi cứ lặp đi lặp lại, mỗi lần lại hỏi xem Ruth nghĩ nó là cái gì. Cuối cùng mẹ cô để bật ra một tiếng khịt mũi, một hình thức dồn nén cả nỗi thất vọng lẫn khinh rẻ của bà.
"Đường này giống như một vệt sáng. Nhìn coi con có thấy như thế hay không?"
Với Ruth, nét sổ này trông giống như một cái sườn heo lọc sạch thịt.
Bà Lưu Linh tiếp tục "Mỗi một mẫu tự là một suy nghĩ, một cảm xúc có ý nghĩa lịch sử và ý niệm riêng của nó, tất cả đúc lại làm một". Bà lại vẽ thêm vài nét nữa, chấm xuống, phất lên, nét sổ, nét vươn lên, nét cong, nét móc. "Con thấy cái này chưa?" bà cứ nói đi nói lại, tink, tink, tink. "Nét này và nét này rồi nét này – làm thành hình dáng một cái đền trên thiên đình". Rồi khi Ruth nhún vai trả lời, bà Lưu Linh nói thêm "Một kiểu đình miếu cổ", cứ như là từ cổ có thể gảy đúng vào cái bánh răng Trunh Hoa trong não cô. Ping – ping! Ồ, con thấy rồi.
Sau đó bà Lưu Linh để cho Ruth thử viết cũng một con chữ, suốt thời gian đó nhồi nhét lý lẽ Trung Hoa vào trong bộ não bướng bỉnh của cô. "Để cổ tay của con như thế này, cứng nhưng vẫn mềm mại, giống như một nhánh cây non – á idà, đừng có gãy gập tay xuống như một gã ăn mày nằm ngoài đường cái. Vẽ cái này một cách duyên dáng như một con chim đậu xuống một nhành cây, chứ không phải như một đao phủ chặt đầu một tên đại gian ác. Cái cách mà con đưa nét vẽ - phải nhìn coi, tất cả mọi thứ đều chúc xuống. Có giống thế không..nhẹ nhàng trước, sau đó là cái đình. Thấy không? kết hợp với nhau chữ này có nghĩa là "tin tức từ thánh thần". Coi xem những tri thức này bao giờ cũng đến từ bên trên như thế nào? Coi xem mỗi từ tiếng Hoa có nghĩa như thế nào".
Với những câu tiếng Hoa, mẹ cô đã làm cho điều đó vô nghĩa, giờ đây Ruth lý luận như thế. Hoặc là bà đã làm thế?
Cô gọi cho bác sĩ và gặp một cô y tá. "Tôi là Ruth Young, con của bà Lưu Linh Young. Chúng tôi sẽ đến bác sĩ Huy để kiểm tra sức khoẻ định kỳ vào lúc 4 giờ nhưng tôi chỉ muốn đề cập đến một vài chuyện…" cô cảm thấy mình giống như một người lèo lá, một kẻ phản bội và một tên gián điệp.
Khi cô trở lại phòng khách, cô thấy mẹ mình đang tìm kiếm cái bóp của bà.
"Chúng ta không cần tiền" Ruth nói "Mà nếu cần thì để con trả".
"Không, không trả. Không có ai trả cả!" bà Lưu Linh kêu lên "Trong bóp có thẻ y tế. Nếu mẹ không đưa thẻ ra, ông ấy sẽ lấy thêm tiền. Tất cả đều miễn phí".
"Con chắc là người ta có hồ sơ về mẹ. Họ không cần xem thẻ đâu".
Bà Lưu Linh cứ lục lọi tìm cái ví. Bất thình lình bà vươn thẳng người lên, nói "Mẹ biết rồi. Mẹ để quên cái xách tay ở đàng dì Cao Linh. Có thể bà ấy quên bảo mẹ".
"Mẹ đến đấy hôm nào?"
"Ba hôm trước. Thứ Hai".
"Hôm nay là thứ Hai".
"Sao có thể là thứ hai được? Mẹ đến đàng nhà d ì ấy ba bữa rồi, không phải hôm nay".
"Mẹ đi xe lửa BART à?" Kể từ ngày bị tai nạn xe, bà Lưu Linh bao giờ cũng đi các phương tiện giao thông công cộng khi Ruth không có điều kiện làm tài xế cho bà.
"Ừ, và dì Cao Linh đón mẹ! Mẹ phải đợi hai tiếng đồng hồ. Cuối cùng thì bà ấy cũng đến. Với câu hỏi "Sao chị tới sớm thế, chị định đến vào lúc 11 giờ mà". Mẹ bảo dì ấy "Không, tôi không bao giờ nói sẽ đến vào lúc 11 giờ cả. Tại sao tôi lại nói là 11 giờ trong khi tôi có thể đến vào lúc 9 giờ?" Bà ấy làm như mẹ bị khùng, làm mẹ giận điên lên".
"Mẹ có nghĩ là mẹ để quên nó trên xe lửa không?"
"Để cái gì?"
"Túi xách của mẹ".
"Tại sao lúc nào con cũng đứng về phía bà ấy?"
"Con chẳng đứng về phía nào cả".
"Có thể bà ấy giữ cái túi mà không chomẹ biết. Bà ấy bao giờ cũng muốn lấy mọi thứ của mẹ. Ghen tị với mẹ. Lúc còon bé thì muốn kì bào của mẹ, muốn ăn dưa của mẹ, muốn mọi người chú ý đến". Tấn kịch giữa mẹ và dì đã diễn ra trong bao năm qua rất giống với những vở diễn trên sân khấu Broadway trong đó hai nhân vật diễn tất cả các vai trò, những người bạn tốt nhất và kẻ thù tồi tệ nhất, những kẻ âm mưu hân hoan vui sướng và đau khổ. Họ cách nhau một tuổi – 77 và 76 – và khoảng cách về tuổi tác dường như làm cho họ luôn ganh đua với nhau. Hai chị em sang Mỹ không cùng một lượt, rồi lấy hai anh em, con của một cặp vợ chồng chủ một hiệu tạp hóa. Chồng của bà Lưu Linh, Edwin Young học trường Y và vì lớn hơn, ông được "chỉ định" cho Lưu Linh người khôn ngoan hơn và thành công hơn. Tất cả sự quan tâm và ưu đãi của gia đình đều tập trung vào anh. Chồng của Cao Linh, Eđmun là người em học ở trường Nha, cậu nổi tiếng vì lười và cẩu thả, người lúc nào cũng cần có một ông anh lớn để mắt trông coi. Nhưng rồi người anh lớn Edwin chết trong một vụ đụng xe trong khi rời thư viện trường y San Francisco một đêm nọ. Lúc ấy Ruth mới được 2 tuổi. Dượng Eđmun kế tục, trở thành trụ cột trong gia đình, một nha sĩ đáng kính, thậm chí còn là một nhà đầu tư bất động sản vào những căn hộ cho thuê rẻ tiền một cách rất thành công. Khi người chủ hiệu tạp hóa mất, rồi đến bà vợ vào những năm 1960 thì hầu hết gia tài – tiền, nhà, cửa hiệu, vàng bạc châu báu và những bức ảnh gia tộc – đều về tay dượng Edmund, chỉ có một ít tiền mặt được gửi đến cho Lưu Linh gọi là an ủi cho cuộc hôn nhân ngắn ngủi của bà với Edwin. "Nhín cho tôi bấy nhiêu" bà Lưu Linh thường vừa kể vừa diễn tả bằng cách kẹp hai ngón tay vào nhau cứ như là bà đang cầm một con bọ chét. "Chỉ bởi vì tôi không có con trai".
Với tiền tử tuất của chồng cộng với tiền dành dụm bấy lâu, bà Lưu Linh mua một căn nhà hai hộ nằm trên đường Cabrillo và 47, nơi bà và Ruth sống ở căn hộ trên cùng. Cao Linh và Eđmun chuyển đến Saratoga, một thị trấn với những ngôi nhà có trồng cỏ phía trước và có hồ bơi hình cái bao tử. Thỉnh thoảng họ có bảo bà Lưu Linh đến lấy những đồ đạc mà họ vừa thay thế bằng những món đồ đắt tiền hơn. "Tại sao mẹ phải hứng lấy?" bà nổi giận đùng. "Để cho họ lại phải thương hại mẹ à? Rồi họ lại cảm thấy mình tốt đẹp – báu gì cho mẹ cái đồ thừa mà họ không cần!"
Năm này qua năm khác, bà Lưu Linh vẫn thốt lên những lời tiếc rẻ bằng tiếng Hoa "Úi da, nếu như cha con không đoản mệnh như vậy, ông ấy thậm chí còn thành công hơn cả dượng con nữa. Mà cha con lại không vô tình như họ!" Bà cũng nhấn mạnh rằng đáng lý Ruth phải được thừa hưởng cái nhẫn ngọc thạch của bà nội và chi phí học đại học cho cô. Có gì khác biệt cái việc Ruth là con g'ai và việc cha cô chết sớm chứ! Đó chỉ là suy nghĩ lạc hậu của người Hoa! Bà Lưu Linh nói chuyện này nhiều lần đến nỗi Ruth không thể không tưởng tượng về cuộc sống huy hoàng của cô nếu như cha cô còn sống. Cô có thể mua được những đôi giầy da thứ thiệt, đồ cài tóc cẩn đá quý và hoa hồng tỉ muội. Thỉnh thoảng cô nhìn vào ảnh cha và cảm thấy giận dữ vì ông đã chết. Rồi cô lại cảm thấy mình có lỗi và sợ hãi. Cô cố thuyết phục mình rằng cô yêu cha cô tha thiết dù cô chẳng nhớ gì về ông cả. Cô nhổ những cây hoa dại mọc ở giữa cái kẽ tường bên lối đi và đặt trước bức ảnh thờ ông.
của mẹ. Muốn cha con lấy dì ấy. Phải, con không biết đấy. Muốn Edwin chứ không phải Eđmun, bởi vì ông ấy thành công hơn, lớn tuổi hơn. Ngày nào cũng cười với ông ấy, khoe hết cả hàm răng, răng thì như răng khỉ ấy". Bà Lưu Linh quay ra, múa chân múa tay "Nhưng ông ấy đâu có chú ý đến bà ấy, chỉ chú tâm đến mẹ thôi. Dì ấy phát điên phát dại. Sau đó dì cưới Edmund và khi cha con chết, dì nói, Ồ may mắn là tôi đã không lấy Edwin. Thật ngu xuẩn làm sao mới nói câu đó. Mà lại nói ngay vào mặt mẹ chứ! Không bao giờ quan tâm đến chị mình, chỉ nghĩ đến bản thân mình thôi. Mẹ than phiền làm gì cơ chứ?"
Ruth cùng tham gia tìm kiếm với mẹ, thọc tay dưới lớp đệm trên ghế.
Bà Lưu Linh vươn thẳng cái thân hình cao gần mét rưỡi một cách kiêu hãnh "Còn bây giờ thì con xem! Tại sao Cao Linh vẫn muốn tiền của mẹ? Bà ấy điên rồi. Bà ấy bao giờ cũng nghì là mẹ có nhiều tiền giấu giếm ở đâu đó. Đó là lý do tại sao mẹ nghĩ bà ấy lấy cái ví của mẹ".
Trên cái bàn trong phòng ăn nơi bà Lưu Linh không bao giờ dùng đến là một đống những thư từ cũ. Ruth gạt sang một bên báo chí và tạp chí tiếng Hoa. Mẹ cô bao giờ cũng giữ vệ sinh nhưhg lại không ngăn nắp. Bà ghét sự dơ dáy mà lại không bận tâm đến sự luộm thuộm. Bà giữ lại thư từ và các phiếu mua hàng như thể đó là những tấm thiệp chúc mừng của bạn bè.
"Đây rồi!" Ruth kêu lên. Thật nhẹ cả người. Cô lôi ra một cái xắc tay nhỏ màu xanh lá cây nằm dưới một chồng tạp chí. Trong lúc bà Lưu Linh kiểm tra lại tiền và thẻ tín dụng của bà để trong ví, Ruth nhận ra những thứ được nhét đầy vào trong ví của bà: những bài báo của tờ Woodworking Today, Seventeen, Home Audio and Video, Runner's World, Cosmopolitian, Dog Fancy, Ski, Country Living – những tạp chí mà trong vòng một triệu năm mẹ cô sẽ không bao giờ đọc. "Tại sao mẹ có tất cả những cái này?" Bà Lưu Linh cười ngượng nghịu. "Đầu tiên mẹ nghĩ, cứ có tiền đã rồi bảo con sau. Bây giờ con đã hỏi thì mẹ sẽ cho con biết". Bà đi vào tủ bếp nơi bà giữ những phiếu mua hàng đã hết hạn, lôi ra một phong bì quá khổ.
"Tin tức từ các vị thánh thần", bà Lưu Linh thì thầm, "mẹ thắng 10 triệu đô. Mở ra coi đi".
chắc chắn bên trong là một cái phiếu đánh cá ngựa rất giống chi phiếu và một mẫu điền tên bóc ra từ một tờ tạp chí. Một nửa các tờ báo đã bị mất. Bà Lưu Linh chắc phải đặt mua đến 3 chục loại tạp chí khác nhau. Ruth có thể hình dung người đưa thư hàng ngày kéo lê một đống tạp chí, rồi tuồn qua khe cửa. Niềm hy vọng và suy luận của mẹ cô dồn lại thành một đống.
"Con ngạc nhiên không?" Nét mặt bà Lưu Linh biểu hiện một niềm vui bô bờ nom rất cảm động.
"Mẹ hãy nói với bác sĩ của mẹ về tin vui này".
Khuôn mặt bà Lưu Linh bừng sáng, bà nói thêm "Mẹ thắng tất cả là vì con".
Ruth cảm thấy nhột nhạt trong ngực. Cảm giác này mau chóng biến thành một nỗi đau. Cô muốn ôm chầm lấy mẹ, bảo vệ bà và cùng một lúc lại muốn mẹ vỗ về cô, trấn an cô rằng cô bình an, rằng cô không cảm thấy bất ngờ hoặc tồi tệ. Mẹ cô bao giờ cũng thể hiện ra ngoài như vậy, khó khăn, áp chế và kì cục. Bà Lưu Linh cũng đã yêu con gái cùng với một cách như thế. Ruth biết điều đó, cô cảm thấy như thế. Không ai có thể yêu cô hơn. Có thể là tốt hơn nhưng không nhiều hơn.
"Cám ơn mẹ. Điều này thật tuyệt vời. Chúng ta sẽ nói chuyện này sau, chúng sẽ làm gì đó với số tiền này. Nhưng bây giờ chúng ta phải đi. Bác sĩ bảo chúng ta vẫn có thể đến vào lúc 4 giờ và chúng ta không nên đến trễ".
Bà Lưu Linh lại quay ra cáu kỉnh "Lỗi tại con mà chúng ta đến trễ".
Ruth phải nhắc nhở bà mang theo cái ví mới tìm được rồi áo khoác và cuối cùng là chìa khoá. Cô cảm thấy mình lại là đứa trẻ 10 tuổi, dịch lại cho bà hiểu cuộc sống trôi chảy như thế nào, giải thích các quy luật, những ràng buộc, hạn chế, thời hạn đảm bảo cho đồng tiền quay vòng. Ngày xưa thì bà bất mãn lắm. Còn bây giờ bà đang sợ hãi.
Chú thích:
[1] Trường phái thiết kế nghệ thuật do Water Gropius khởi xướngvào năm 1919 ở Đức