iện mạo văn học Mỹ trong những thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 20 có những thay đổi sâu sắc. Giới nghiên cứu phê bình văn học Mỹ nhất trí với nhau ở một điểm là cần phải thay đổi cái nhìn chính thống trong những nhận định về văn học Mỹ. Vậy điều gì đã làm nên những thay đổi này? Có thể nói đó là sự xuất hiện của các nhà văn da màu, mà đại diện xuất sắc là các nhà văn nữ. Năm 1995, tony Morrison đạt giải Nobel về văn chương. Nhưng trước đó khá lâu từ những thập niên 70, 80 văn học Mỹ đã có thêm sinh khí mới với những sáng tác của các nhà văn, nhà thơ da đen như Alice Walker, Maya Angelou, những nhà văn gốc Mỹ la tinh như nhà văn được giải Pulitzer Oscar Hijuelos, Rdolfo Anaya…
Cùng lên tiếng với nhóm các nhà văn trên là những nhà văn gốc Châu Á. Vào giữa thập niên 70, Maxine Hong Kingston với Tripmaster Monkey đã đặt một cột mốc cho dòng văn học này, và nối tiếp con đường của bà là Amy Tan với The Joy Lụck Club – Phúc lạc hội (1988). Tác phẩm gây nên một tiếng vang lớn buộc độc giả và giới nghiên cứu phê bình phải nhìn lại những tác phẩm của những nhà văn Mỹ gốc Châu Á, Amy Tan với các tác phẩm tiếp theo của bà The Kitchen God's Wife – Phu Nhân Táo Quân (1991), The Hundred Secret Senses – Trăm miền ẩn thức (1995), The Bonesetter's Daughter – Con gái thầy lang (2000), cùng những sáng tác cho thiếu nhi The Moon Lady, tạm dịch là Hằng Nga, và The Chinese Saimese Cat, tạm dịch Co mèo xiêm Trung Quốc, trong vòn hơn một thập kỷ qua đã làm nên một hiện tượng trong văn học Mỹ. Các nhà phê bình đã thống nhất với nhau trong nhận định là cùng với Maxine Hong Kinsgton, Amy Tan đã khai phá một con đường mới, mở ra những giá trị nghệ thuật và nhân bản sâu sắc trong nền văn học đương đại Mỹ. Thêm vào giá trị văn học Mỹ những giá trị của một nền văn hoá phương Đông vốn thâm trầm mà sâu sắc.
Amy Tan sinh ngày 19 tháng Giêng năm 1952 ở Oakland, bang California. Tuổi thơ của bà trôi qua chủ yếu ở San Francisco, nhưng bà lại tốt nghiệp phổ thông ở Montreux, Thuỵ Điển và bà nhận được bằng thạc sĩ về ngôn ngữ của San Jose Sate University. Với tác phẩm đầu tay Phúc Lạc Hội, Amy Tan đã nhận được giải thưởng The National Book Award và L.A. Times Book Award năm 1989. Các tác phẩm sau này được đánh giá rất cao (Good và Excellent) trong dư luận bạn đọc.
Các sáng tác của Amy Tan, với những vấn đề của người phụ nữ, đặc biệt là những người phụ nữ gốc Á nhập cư ở Mỹ, tiếc thay mới được dịch ra tiếng Việt tác phẩm The Joy Luck Club – Phúc lạc hội (nhà xuất bản Trẻ). Nhưng chỉ riêng tác phẩm này đã gây nên được dư luận trong đông đảo bạn đọc Việt Nam vì những vấn đề nó đặt ra.
Nhà xuất bản Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh mạnh dạn giới thiệu những sáng tác mới nhất của Amy Tan vì các tác phẩm này gần gũi với thị hiếu thẩm mỹ cũng như cách cảm nghĩ của người Việt Nam. Thiết nghĩ có lẽ nền văh hoá Trugn Hoa và Việt Nam có nhiều điểm gần gũi tương đồng. Nhưng một nhận định như thế e có thu hẹp giá trị trong những tác phẩm của Amy Tan, bởi lẽ các tác phẩm của bà được dịch ra 20 thứ tiếng với hàng chục triệu bản in và được yêu thích trên toàn thế giới. Dù là người da trắng, người da đen sống ở Nam Phi, hay người Trung Hoa lục địa thì cũng đều tìm thấy trong sáng tác của bà những nồi niềm của chính mình, của ông bà mình, anh chị mình.
Đặc biệt khi người đọc là phụ nữ, là con gái, em gái, là mẹ hay là vợ thì lại càng cảm thấy tiếng lòng của mình trong mỗi sáng tác của Amy Tan. Có thể nói nhân vật bao giờ cũng là trung tâm, cũng đẹp theo nghĩa rộng của từ này, trong các tác phẩm của Amy Tan là Phụ Nữ, nhất là trong vai trò mẹ và con gái.
Nhà xuất bản mong nhận được ý kiến đóng góp phê bình của đông đáo bạn đọc
Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh