1. Tổng quan về IELTS
Bài thi IELTS gồm 4 phần và được hoàn thành theo thứ tự sau:
Listening
Buổi thi bắt đầu vào buổi sáng với bài Listening kéo dài khoảng 30 phút. Gồm có 4 phần nhỏ với tất cả 40 câu hỏi.
Bạn sẽ phải vừa nghe vừa ghi lại câu trả lời vào đề bài. Cuối phần nghe bạn sẽ được cho thêm 10 phút để ghi lại câu trả lời vào giấy làm bài (answer sheet).
Reading
Kéo dài 60 phút. Bạn sẽ phải đọc 3 bài, mỗi bài khoảng 500-700 từ.
Phần này cũng có tổng cộng 40 câu hỏi. Một điều đáng chú ý là bạn sẽ không có thêm 10 phút để chép lại câu trả lời vào giấy làm bài như ở phần Listening. Vì thế bạn sẽ phải vừa trả lời câu hỏi và chép lại câu trả lời vào answer sheet, tất cả trong vòng 60 phút.
Writing
Kéo dài 60 phút. Gồm 2 phần nhỏ. Phần 1 bạn sẽ phải viết 1 bài report tối thiểu 150 từ về một biểu đồ, bảng số liệu hoặc một quy trình.
Phần 2 bạn sẽ phải viết một bài luận (essay) tối thiểu 250 từ, đưa ra ý kiến về một vấn đề.
Speaking
Ba kỹ năng trên bạn sẽ thi gói gọn trong một buổi sáng. Còn Speaking thì thường sẽ thi vào chiều hôm đó. Hoặc nếu muốn thì bạn cũng có thể chọn bất cứ ngày nào trong vòng 5 ngày sau buổi thi ba kỹ năng trên để tới thi Speaking.
Phần Speaking gồm có 3 phần nhỏ.
Phần 1 – chào hỏi, giám khảo sẽ hỏi thăm bạn về gia đình, nhà cửa, quê hương, bạn bè, hàng xóm láng giềng, những chuyện xảy ra hằng ngày.
Phần 2 – giám khảo sẽ đưa bạn một tờ giấy, trong đó có ghi một chủ đề và 3-4 câu hỏi. Bạn sẽ có 1 phút để suy nghĩ, sau đó thì bạn sẽ phải nói một mình trong vòng 1 tới tối đa 2 phút. Nếu sau 2 phút mà bạn vẫn còn nói thì giám khảo sẽ ngừng bạn lại.
Phần 3 – bạn và giám khảo sẽ bàn luận về một chủ đề, thường có liên quan tới phần 2.
Chi tiết về các phần thi bạn có thể tham khảo kỹ hơn tại: http://www.ieltsessentials.com/know_the_test/test_format.aspx
2. Mục tiêu IELTS 7.0
Mục tiêu của chúng ta ở đây là IELTS 7.0, chứ không phải 8.0 hay 6.0. Cách nhau 1 điểm dẫn đến những đòi hỏi về kỹ năng rất khác nhau. Do đó bạn cần phải tập trung vào yêu cầu của 7.0, tập trung vào những việc mà tôi trình bày dưới đây để lấy điểm 7.0.
Sẽ có những kỹ năng trong tiếng Anh mà bạn nghĩ là mình nên cải thiện nhưng hoàn toàn không cần thiết cho IELTS 7.0. Ví dụ như việc luyện ngữ âm (innotation) cho giọng uyển chuyển, nghe cho giống với giọng bản xứ là việc quá xa xỉ với mức 7.0. Bạn không cần phải lên xuống giọng cho hay để lấy 7.0. Tôi có biết một anh nói tiếng Anh giọng rất ngang nhưng Speaking 7.0, Overall 8.0; một cậu bạn nói giọng cũng chẳng “Tây” lắm, nhưng Speaking 7.5, Overall 7.5. Điểm chung mà 2 người cùng có là phát âm đúng và diễn đạt tốt.
Một lưu ý nữa là nếu bạn có muốn học hỏi kinh nghiệm, hãy tìm những người có điểm IELTS cao hơn hoặc bằng mục tiêu của bạn. Bạn muốn có IELTS 7.0, hãy học hỏi từ những người có điểm IELTS >= 7.0, tuyệt đối đừng nghe người đạt 6.5 trở xuống. Điều này thoạt nghe có vẻ rất hiển nhiên nhưng tôi đã gặp không ít người mục tiêu IELTS 6.5 lại đi hỏi thăm những người bạn chỉ đạt IELTS 6.0 cách ôn luyện… Học hỏi từ một người IELTS chưa đạt 7.0 thì kết quả IELTS của bạn cũng sẽ chỉ tương tự họ.
3. Kế hoạch tổng hợp
Giả sử trình độ tiếng Anh thời trung học của bạn chỉ đạt 5 phẩy. Bạn không biết nhiều về ngữ pháp, đòi hỏi căn bản là bạn biết nhận diện tiếng Anh, không nhầm tiếng Anh với tiếng Pháp, tiếng Ý; khi đưa một văn bản tiếng Anh và một cuốn từ điển Anh-Việt bạn có thể tự đọc hiểu sơ sơ, thế là đủ.
Từ mức đó, để lấy được IELTS 7.0, bạn cần một lượng tiếng Anh đầu vào là:
Số liệu trên do tôi ước lượng dựa vào một số trang web:
http://effortlessenglishclub.com/how-to-learn-english-very-fast. Tác giả AJ Hoge ước tính bạn cần 8-14 tiếng đầu vào (input) hằng ngày, trong khoảng 2-3 tháng, tức là khoảng 1.100 giờ, thì có thể nâng trình độ của mình từ trung cấp (intermediate) lên thành thông thạo (fluent) (vì đối tượng người học của tác giả AJ là intermediate, không phải là beginner).
http://www.antimoon.com/how/input-howmuch.htm. Tác giả Tomasz P. Szynalski người Ba Lan ước tính: từ beginner thành fluent, bạn cần đọc 60 trang và nghe 6 giờ tiếng Anh (dạng interview) mỗi tuần trong vòng 3 năm. Tính ra, bạn sẽ cần học khoảng hơn 1,5 tiếng mỗi ngày. Tổng cộng là khoảng 2.000 giờ trong vòng 3 năm, để từ beginner lên fluent.
Tổng hợp thông tin từ các trang
http://en.wikipedia.org/wiki/Common_European_Framework_of_Reference_for_Languages, hoặc http://en.wikipedia.org/wiki/University_of_Cambridge_ESOL_Examinations, ta được bảng sau:
CEFR | Group name | IELTS |
C2 | Proficiency | 8.0 – 9.0 |
C1 | Advanced | 7.0 – 8.0 |
B2 | Upper intermediate | 5.5 – 6.5 |
B1 | Intermediate | 4.0 – 5.0 |
A2 | Elementary | 3.0 – 3.5 |
A1 | Beginner |
Các nhà vô địch Đường lên Đỉnh Olympia thường phải học khoảng 4-5 lớp ở ACET, tương đương 400-500 giờ học tiếng Anh. Thêm với giờ tự học (không quá nhiều vì mỗi ngày học hơn 4 tiếng ở ACET là đã đủ mệt rồi) có lẽ là khoảng 700 giờ. Điểm IELTS của các nhà vô địch thường là 6.5.
Cộng với kinh nghiệm cá nhân thì 900 giờ học ở trên (500 giờ Reading và 400 giờ Listening) là hợp lý và cũng là mức tối thiểu bạn phải hoàn thành để đạt được IELTS 7.0 (từ trình độ elementary).
Có thể bạn đang thắc mắc… Như vậy, đơn giản là cứ học (tiếp xúc với tiếng Anh), vậy là đã đủ để đạt được kết quả, sao phải học một loạt phương pháp dài dòng (đến 50 trang) ở trên làm gì?
Bạn đúng một nửa, là cứ đọc nhiều, nghe nhiều, học cho đủ giờ là bạn đã sẵn sàng chinh phục IELTS 7.0.
Còn về phương pháp, đó là công cụ giúp bạn có thể hoàn thành 900 giờ học đó nhanh, hiệu quả và nhẹ nhàng nhất.
Nếu không thì việc bạn có thể hoàn thành 900 giờ học trên là điều gần như không thể. Không có một phương pháp hiệu quả và một nguồn tiếng Anh phù hợp như trên, việc bạn bỏ cuộc chỉ là vấn đề thời gian thôi.
Nếu tự học thì bạn định sẽ hoàn thành 500 giờ, bạn sẽ học Reading như thế nào? Bạn sẽ nghe lời khuyên của các siêu nhân: BBC, thanhnien English edition? Việc bỏ cuộc chỉ là vấn đề thời gian.
Còn 400 giờ Listening? Bạn định theo coursebook, mỗi cuốn chỉ có tối đa 2 CD, tương ứng với tối đa 2 giờ nghe? Nếu ý chí sắt đá, bạn sẽ cần dự trữ khoảng 200 cuốn coursebook. Bạn sẽ “tắm ngôn ngữ” chứ? Có lẽ bạn sẽ phải “tắm” tới 40.000 giờ để lấy được IELTS 7.0.
Bạn có đủ dư dả để theo học ở trung tâm ACET. Điều đó là quá tốt. Nhưng 99.99% là bạn sẽ học buổi đầu tiên nghiêm túc nhất. Tất cả những buổi học sau sẽ giống như gánh nặng, bạn vừa học vừa muốn ra chơi, bài tập làm qua loa cho xong, rốt cuộc, bạn sẽ chỉ tiếp thu được khoảng 50% buổi học. Bạn nghĩ các nhà vô địch Olympia cũng học làng nhàng như vậy cho xong 4-5 lớp là lĩnh điểm IELTS 6.5?
Dĩ nhiên là không, họ có khả năng tập trung trên lớp hơn chúng ta, và ngoài giờ trên lớp họ còn tự “cày” thêm nữa. Do đó khi theo ACET, bạn cần chuẩn bị 1 trong 2 điều, 1 là chăm chỉ như các nhà vô địch Olympia hoặc 2 là học phí đủ cho 10 khóa học.
Lộ trình Reading
Đơn giản là đọc các nguồn cần, nguồn thích, và mọi thứ bạn có thể đọc.
Tốc độ trung bình tôi tính ở trên là 5 trang A4 mỗi giờ. Đây chỉ là trung bình thôi nên dĩ nhiên khi mới bắt đầu, bạn sẽ đọc chậm hơn rất nhiều, có thể chỉ đạt một trang A4 mỗi giờ. Đừng thắc mắc và tự ti “sao mình đọc chậm thế”, vì sau đó, dần dần, bạn sẽ đọc nhanh lên nhiều. Tốc độ sẽ hơn hẳn 5 trang A4 mỗi giờ.
Lộ trình Listening
Theo phương pháp Nghe và dò script trong khoảng 20 tiếng nghe đầu tiên, cách tính hơi đặc biệt một chút: nếu bạn cần nghe một bài 5 phút 4 lần, thì cũng chỉ tính là 5 phút.
Sau đó, cũng như Reading, nghe thoải mái các nguồn cần, nguồn thích và mọi thứ có thể.
Các hoạt động khác
Học Vocabulary và Grammar xen kẽ nhau hằng ngày, theo phương pháp “Mục tiêu 15 phút” (xem phương pháp này cụ thể hơn ở phần Phụ lục).
Bạn chỉ cần xem và ôn lại những từ thông dụng, thường gặp trong khi đọc, mà bạn đã biết nghĩa, không cần phải tra những từ lạ.
Bạn cần bao lâu để lấy IELTS 7.0?
Bao lâu là tùy vào trình độ hiện tại của bạn và thời gian bạn học mỗi ngày.
Nếu trình độ bạn đang ở mức elementary và mỗi ngày bạn học 3-4 tiếng thì bạn sẽ cần khoảng 900/3 = 300 ngày, gần 1 năm để lấy IELTS 7.0.
Phần ba của cuốn sách sẽ chỉ ra những chiến lược và kỹ năng bạn cần chuẩn bị và cần biết để đạt được điểm số tối đa với trình độ tiếng Anh hiện tại của mình.
Nếu bạn chờ đợi sẽ có các câu mẫu, văn mẫu cho phần Speaking hay Writing, thì bạn nên quay lại phần Nâng cao trình độ tiếng Anh ở trên. Việc này liên quan tới trình độ tiếng Anh chứ không phải chiến lược hay kỹ năng làm bài của bạn.