Không phải chờ lâu, anh đã nghe giọng Cầm Thi.
Trình tha thiết:
– Anh đây! Anh đang ở quán Hoàng Lan gần nhà em. Anh rất muốn gặp em.
Cầm Thi im lặng vì bất ngờ. Phải mấy giây sau cô mới ấp úng:
– Không được đâu. Cô Lan...
Trình ngắt lời Cầm Thi:
– Cô Lan vừa mới rời nhà. Em đến với anh đi Cầm Thi. Anh sẽ chờ em tới lúc gặp mới thôi.
– Tôi không tới đâu. Anh đừng chờ phí công.
Trình lì lợm:
– Vậy anh sẽ đến nhà ngay bây giờ.
– Không được. Tôi...
Thi chưa hết lời, Trình đã cúp máy. Anh băng qua đường và hối hả bước lên lề.
Anh nhìn vào các song sắt của cánh cửa cổng nhà Thi rồi khẽ nhắn chuông.
Từ trong Cầm Thi cuống quýt chạy ra.
– Đã bảo không được, sao anh còn tới. Cô Lan sẽ về ngay.
Trình đứng ngoài nói vọng vào:
– Anh sẽ chào cô Lan chớ có gì đâu.
Cầm Thi giậm chân:
– Anh thích người ta bị mắng lắm hả? Cô Lan không ưa anh, anh biết rồi mà.
Trình đắm đuối:
– Nhưng em ưa anh. Thế là đủ. Anh sẽ ngồi cho cô Lan mắng, cỡ nào anh cũng chịu, miễn sao cô cho phép anh yêu em.
Cầm Thi nóng cả người, cô nói:
– Vớ vẩn! Anh mà biết yêu sao? Đừng đùa dai nữa. Tôi mặc kệ anh đó.
Dứt lời, Cầm Thi vào nhà. Đứng trong phòng khách, sau tấm màn, Thi sốt ruột nhìn ra. Trình đúng là lì có đẳng cấp, anh làm bụng dạ Thi rối ben lên.
Điện thoại reo, cô nhấc máy và nghe giọng Trình.
– Anh rất muốn nói chuyện với em. Đã không được nhìn tận mặt nhau, anh mong em đừng gác máy.
Trái tim Cầm Thi mềm nhũn, nhưng cô vẫn cố lạnh lùng.
– Anh muốn gì?
Trình thì thầm:
– Gặp nhau, anh sẽ nói.
Cầm Thi mím môi:
– Bây giờ không nói thì thôi, không có chuyện gặp nhau đâu.
Trình vẫn mềm mỏng:
– Đừng cố gắng lừa dối mình. Anh không tin em đã quên đêm ngoài biển ấy.
Cầm Thi nắm chặt ống nghe:
– Đêm ấy chả có gì đáng nhớ hết.
– Anh biết em sẽ nói như thế vì em đã không thể quên. Tại sao chúng ta phải làm khổ nhau vì những người khác thế này? Anh nói thật, nếu không được quen biết và yêu em, anh vẫn không thể nào đến với Thoại Oanh và Thoại Yến.
Cầm Thi buột miệng:
– Tại sao?
Trình thẳng thắn:
– Vì họ không thuộc tuýp phụ nữ anh khao khát. Họ rất khác anh và em.
Cầm Thi chớp mi. Cô có cảm giác lâng lâng, thích thú dù cô không muốn thế. Qua lời Trình nói, làm như Cầm Thi sinh ra đời là để giành riêng cho anh ta không bằng.
Giọng Trình vẫn trầm xuống đầy lôi cuốn:
– Có thể em chưa tin lời anh, nhưng thật sự Thi chính là cô gái anh hằng ao ước. Trước đây anh không hề tin người ta có thể yêu ngay cái nhìn đầu tiên, nhưng bây giờ anh đã tin.
Cầm Thi ấm ức:
– Nhưng suốt thời gian qua, anh biến mất như chưa hề tồn tại.
Trình thở dài:
– Anh khó khăn biết bao nhiêu mới có số điện thoại cũng như địa chỉ nhà em, em biết không? Hòa không ủng hộ anh nên cậu ta giấu kín nơi em ở. Thú thật, anh phải làm “Trinh sát” theo dõi cô Lan để biết nhà em, rồi từ đó hỏi tổng đài số điện thoại. Cũng may anh gặp cô Lan từ công ty đi về, càng may hơn khi cô ấy không biết anh theo dõi, nếu không chắc anh bị mắng ngoài đường rồi.
Cầm Thi tủm tỉm cười, cô hỏi bằng giọng dịu dàng hơn:
– Anh cực khổ thế để làm gì?
– Để được nhìn thấy em và nghe em nói dù là những lời làm anh đau.
– Đó chỉ mới là khúc dạo đầu, nếu anh không quên tôi đi, anh sẽ còn đau cao vời, đau dài hạn, đau kinh niên.
Trình cười nhẹ:
– Anh sẵn lòng chịu đau, chỉ sợ anh đau một, em lại đau hai, đau ba.
Cầm Thi bĩu môi:
– Còn lâu. Mà này! Cổng rào nhà tôi không phải chỗ cho anh đứng dựa để gọi điện thoại đâu nhé.
– Vậy em hãy để anh vào nhà.
– Còn lâu! Tôi cúp máy đây.
– Ấy đừng! Anh sẽ vào quán Hoàng Lan đây. Đừng cúp máy.
Cầm Thi thản nhiên:
– Tôi cúp máy đây. Chào!
Đặt ống nghe xuống, Thi ra cửa sổ nhìn và thấy Trình vẫn còn đứng ở cổng.
Lòng chợt ray rứt, Thi băn khoăn không biết những lời của mình vừa rồi có thật sự làm Trình đau không.
Hừ! Anh ta có hiền từ gì trong chuyện trai gái. Đau như kiến cắn liệu ăn nhằm chi đâu mà lo hả nhỏ Cầm Thi ngốc nghếch.
Thi bồn chồn đi tới đi lui trong phòng. Cô đúng là ngốc nghếch nếu cứ tin lời Trình. Anh ta quá thừa kinh nghiệm để tán tinh con gái. Với Trình, một nụ hôn đầu nghĩa lý gì, chỉ có Thi là ra ngẩn vào ngơ khi nhớ tới nụ hôn đầu đời ấy thôi. Một nụ hôn trong một không gian đầy lãng mạn chỉ có hai người không có nghĩa là một tình yêu mà có thể chỉ là một thoáng bâng khuâng xao lòng. Nếu thế thì Trình phải khô sở tìm cho bằng được Cầm Thi? Chẳng lẽ anh yêu cô thật?
Đứng tựa vào tường, Thi nhắm mắt và nghe chừng như tiếng sóng biển đêm nào vọng về ì ầm lẫn với giọng trầm như ru lòng người của Trình. Với Cầm Thi, đêm ấy là kỷ niệm không thể nào quên, thế nhưng cô phải ép mình để quên, điều đó đúng là khốn khổ.
Điện thoại reo, Cầm Thi để mặc cho nó reo hết hồi dài tới hồi ngắn dồn dập.
Cuối cùng chịu không nổi, cô đành nhấc máy lên và nghe giọng cô Lan chát chúa:
– Làm gì mà để chuông reo sốt cả ruột vậy?
Cầm Thi ấp úng:
– Con.....con đang trong toilette.
– Thật không? Hay là có ai ngoài con trong nhà?
Cầm Thi liếm môi:
– Dạ làm gi có... đứa nào ạ:
– Liệu đấy! Cô không muốn nghe bất cứ lời ong tiếng ve nào về con hết. Nhớ đó!
– Vâng.
Cầm Thi nuốt nghẹn xuống. Cô chỉ muốn hét thật to cho hả, cho vỡ tung bốn bức tường xung quanh mình vô cùng. Nước mắt ứa ra, Cầm Thi nức nở. Khóc, không phải là thói quen của cô, Cầm Thi rất ghét mau nước mắt vì nước mắt không giải quyết được gì cả, thế nhưng hôm nay cô nhận ra một điều, được khóc cũng là hạnh phúc nếu giọt nước mắt rơi xuống làm người ta vơi bớt buồn đau:
Điện thoại lại reo. Cầm Thi chai lỳ nhìn nó. Nếu là Trình thì sao?
Đợi tới hồi chuông thứ ba, Thi nhấc máy. Cô nghe giọng Trình thi thầm:
– Em đang làm gì? Phải đang chờ nghe điện thoại của anh không?
Cầm Thi vẫn im lặng. Bản chất bướng của cô chợt bùng lên, Cầm Thi cố nén, nhưng những lời vừa rồi của cô Lan cứ ong óng trong đầu làm cô bức bối hết sức. Cô Lan đã không hề tin cô, vậy sao cô còn cố quên Trình cho khổ.
Giọng Trình da diết:
– Nói gì với anh đi Cầm Thi.
Thi chợt nghẹn lời:
– Nói gì bây giờ. Anh chỉ giỏi làm khổ người ta.
Trình hốt hoảng:
– Sao lại khóc?
Cầm Thi không trả lời, mà đặt một câu hỏi:
– Tôi đang muốn rời khỏi nhà ngay bây giờ. Anh đưa tôi đi được không?
Trình bị bất ngờ đến mức lặng thinh mất mấy giây mới lên tiếng:
– Thi muốn đi đâu, anh sẽ đưa em đi.
– Vậy thì đợi, tôi sẽ ra.
Gác máy, rửa mặt, soi gương bằng đôi mắt đỏ, Cầm Thi thay quần áo rồi nhấc điện thoại gọi cho cô Lan. Dù trong lòng đang run vì sự bốc đồng táo tợn của mình, Cầm Thi vẫn cố giữ giọng bình thản:
– Con đi vẽ đây...
Thi chưa nói hết cầu, bà Lan đã ngắt ngang:
– Trà Mi về quê rồi, con đi với ai?
Thi nói một hơi:
– Con đi một mình. Thôi con ngừng ạ.
Khóa cửa, Thi quay lại đã thấy Trình ngồi trên xe ngay lề đường. Hai người lặng lẽ nhìn nhau, Cầm Thi không tìm thấy trong mắt Trình sự giả dối nào. Cô tin cậy ngồi sau lưng anh.
Trình hỏi:
– Em muốn đi đâu?
Cầm Thi nói:
– Tôi chỉ muốn đi khỏi nhà, còn tới đâu tùy ở anh.
Trình cười nhẹ:
– Sao tự nhiên chưa đầy mười phút, em lại thay đổi hoàn toàn thế nhỉ?
Cầm Thi từ tốn:
– Tại tôi muốn có thêm một kỷ niệm nữa với anh để mỗi khi nhớ về tôi, nỗi đau của anh sẽ nhân đôi.
– Ý tưởng độc đáo, nhưng động lực nào khiến em muốn có thêm kỷ niệm nữa? Phải từ cô Thoại Lan không?
Thi thảng thốt:
– Sao anh biết?
Trình nói:
– Lúc nãy đứng bên ngoài nhà em, anh nghe chuông điện thoại reo rất lâu.
Sau cú điện thoại ấy, em đã khóc và muốn rời khỏi nhà. Ngoài cô Lan ra, chả lẽ còn có ai khác muốn nhốt em vào chiếc lồng son kiên cố đó.
Cầm Thi ậm ự:
– Anh giỏi suy đoán lắm.
– Và giỏi làm khổ người ta nữa chứ.
– Chớ hổng phải sao? Đã bao nhiêu con gái khổ vì anh rồi.
– Nhưng anh chi khổ duy nhất vì em. Suy ra em giỏi hơn anh.
Cầm Thi chép miệng:
– Giỏi làm chi ở cái sự khổ.
Trình nghiêng đầu ra phía sau:
– Khổ vì yêu, nên lắm chứ.
Cầm Thi phản đối:
– Tôi lại thấy không nên chút nào.
Trình thở dài:
– Tiếng ''em'' mềm mại ngọt ngào biết bao, sao lại không xưng với anh mà lại xưng tôi nghe xa lạ quá chừng.
Cầm Thi thản nhiên:
– Tiếng ''em'' anh nghe nhiều từ những người khác rồi, riêng tiếng ''tôí' là hàng độc quyền của Cầm Thi, không thích nghe tôi sẽ im lặng đó.
Trình gật gù:
– Em lúc nào cũng độc đáo hơn người, anh chịu thua em ngay cái nhìn đầu cũng phải.
Cầm Thi tủm tỉm cười. Cô vòng tay ngang eo Trình và siết nhẹ.
Giọng Trình vang lên trầm lắng:
– Cám ơn em đã tin tưởng khi vòng tay ngang lưng anh.
Cầm Thi phụng phịu:
– Tôi chỉ sợ té thôi.
Trình nói khẽ:
– Ngồi sát vào anh sẽ không té đâu.
Thi cong môi:
– Đừng có dụ khị.
Trình cười:
– Anh bị em dụ thì có.
Cầm Thi bấu mạnh vào eo Trình, anh chụp tay cô, chiếc xe chao đi, Cầm Thi chúi đầu vào lưng anh. Mùi hương đàn ông từ Trình thoảng vào mũi khiến cô xôn xao nhớ tời đêm trên biển, đêm ấy cô đã tựa hân vào lòng anh.
Trình vẫn giữ bàn tay cô trong tay mình.
– Ước gì em cứ mãi bên anh như vày.
Cầm Thi vẫn áp mặt vào lưng Trình:
– Hết chín mươi chín phần trăm điều ước không bao giờ thành hiện thực.
Trình lạc quan:
– Còn một phần trăm mong manh ấy sẽ rơi vào anh và em. Tin đi, sẽ không trở ngại nào ngăn được anh yêu em.
Cầm Thi nóng mặt vì lời yêu của Trình. Anh làm cô choáng mất, ngồi phía sau anh, Thi cứ lâng lâng như đang bay. Mặc kệ sự cấm đoán không căn cứ, nguyên do của cô Lan, Cầm Thi muốn được sống thật lòng, yêu bằng trái tim đang khao khát tình với người yêu mình. Cô muốn nói với Trình là:
''Em yêu anh'', nhưng vẫn chưa dám. Suy cho cùng Cầm Thi vẫn còn sợ nhiều thứ, nhất là những gì liên quan đến sự cấm đoán.
Trình bồi hồi:
– Không cần biết sau này anh phải đau... cao vời, đau dài hạn, đau kinh niên ra sao, với anh giây phút này là mãi mãi.
Cầm Thi thì thầm:
– Sẽ là mãi mãi... nếu anh thật lòng.
Trình ngừng xe trước quán cà phê Trung Nguyên. Gởi xe xong, anh tự nhiên cầm tay Thi đi vào.
Quán ấm cúng, sang trọng phù hợp cho những người cần sự riêng tư, yên tĩnh như Trình và Thi bây giờ.
Trình âu yếm nhìn Cầm Thi thật lâu khiến cô nóng cả người.
Ngọ ngoạy trong chiếc ghế bành to, Thi vênh mặt hỏi:
– Tôi có gì lạ à?
Trình ung dung:
– Em rất đẹp khi ở bên anh. Đó là vì có tình yêu.
Cầm Thi khịt mũi:
– Lại suy đoán. Nhưng lần này anh sai rồi. Tôi vui là vì có cảm giác tự do khi thoát khỏi ngôi nhà tù túng của mình. Khi vui người ta sẽ dễ nhìn hơn khi buồn.
Nhưng khi yêu và được yêu gương mặt người ta rất lạ, rất khác với nỗi buồn lẫn niềm vui.
Thi bắt bẻ:
– Lạ như thế nào?
Trình không rời mắt khỏi Cầm Thi:
– Như em bây giờ, mắt long lanh, má hồng hồng và...
Cầm Thi tò mò:
– Và sao?
Trình tủm tỉm cười:
– Và môi thì phụng phịu như chờ được hôn.
Cầm Thi đỏ mặt, cô tấm tức:
– Anh... anh mà nói bậy nữa là tới cho anh ngồi một mình đó.
Trình thích thú nhìn vẻ bối rối rất đáng yêu và trẻ con của cầm Thi. Cô bé đã làm anh đắm đuối yêu mà không biết vì sao.
Anh chợt nhớ tới hai câu thơ nổi tiếng của ông Xuân Diệu:
“ Vì sao gặp gỡ buổi đầu tiên Tôi đã đày thân giữa xứ phiền”.
Anh hy vọng nỗi phiền muộn sẽ không theo mình vì anh tin anh và Cầm Thi khác với hai câu sau của đoạn thơ:
“Há lẽ vô tình qua trước cửa Biết lằng gặp gỡ đã vô duyên”.
Khi yêu, người như anh cũng đâm ra lẩn thẩn vì nghĩ tới duyên phận, duyên số. Mà chắc chắn anh và Cầm Thi có duyên với nhau.
Cầm Thi giận dỗi:
– Anh cười gì... người ta vậy?
Trình hóm hỉnh:
– Anh cười cho đỡ sợ lúc nghĩ tới cảm giác bị ngồi một mình, không có em kế bên.
Cầm Thi lườm Trình một cái thật dài rồi cũng cười vì cách nói của anh. Dễ ghét anh thế bảo sao không... sát gái.
Trình chợt trầm giọng xuống:
– Em có thấy chúng ta đang rất vui không?
Cầm Thi chớp mi, Trình nói tiếp:
– Bên em, anh luôn có cảm giác bình yên, cảm giác này anh đã đánh mất từ khi mẹ anh qua đời.
Cầm Thi tròn mắt:
– Mẹ anh... mẹ anh cũng không còn sao? Vậy mà tôi không biết. Thật vô tình quá.
Trình ngặm ngùi:
– Bà mất cách đây năm năm. Và anh đã biết thế nào là tử biệt, sinh ly.
Cầm Thi bồi hồi:
– Mẹ tôi mất nhưng tôi chưa từng trải cảm giác đó, vì tôi không biết bà như thế nào, bà từng tồn tại ra sao bên cạnh mình. Thật ra, cô Lan y như mẹ ruột của tôi, chính vì thương tôi, cô mới khe khắt, lo lắng, chăm sóc từng chút đến mức tôi thấy bị mất tự do.
– Anh hiểu tâm trạng của em. Đang ân hận vì đã cãi lời cô Lan phải không?
Cầm Thi so vai:
– Nói theo kiểu ngang ngang của anh Hòa là thỉnh thoảng cũng nên làm vài cú đột phá để về già còn có kỷ niệm mà kể với con cháu thời son trẻ quậy phá của mình. Tôi đang đột phá đây.
Trình gật gũ:
– Chắc chắn khi em kể với con cháu những kỷ niệm thời son trẻ sẽ cô anh ngồi kế bên để thêm mắm dặm muối về mẹ, về bà của chúng.
Cầm Thi chưa kịp phản pháo thì người phục vụ đã mang cà phê tới.
Mùi cà phê thơm lừng khiến Cầm Thi khoan khoái chống tay chun mũi hít hà. Trước vẻ hồn nhiên như trẻ con của cô, Trình chợt chạnh lòng khi nghĩ:
Lỡ như sau này anh và Cầm Thi không là gì của nhau ngoài là một kỷ niệm đẹp mà ai cũng giữ trong lòng không dám kể cho con cháu nghe thì sao?
Bỗng dưng anh chồm về phía trước nhìn cố thật lâu thật kỹ đến mức mắt Cầm Thi ánh lên tia ngạc nhiên.
Ngay lúc đó, Thi nghe có người gọi mình bằng âm điệu hết sức mừng rỡ.
Ngẩng lên, Thi bất ngờ khi gặp bà Quỳnh.
Đang cười thật tươi với Cầm Thi, mặt bà tối sầm lại khi nhận ra người ngồi chung bàn với cô là Trình, người bà chả có chút cảm tình Vốn là người tự cao, nhiều thú đoạn bà phớt lờ như không biết Trình, bà quay ngoắt đi và chỉ mở lời với Cầm Thi.
Giọng vồ vập mà không biết vì sao, bà Quỳnh tíu tít như trẻ con được quà.
– Trời ơi, mừng quá! Thế là cô cháu mình được gặp lại nhau rồi.
Cầm Thi lúng túng đứng dậy, cô không biết nói gì ngoài câu xã giao đầu môi:
– Cô vẫn khỏe ạ?
Bà Quỳnh cười:
– Cô khỏe và chờ nghe điện thoại của Cầm Thi quá trời. Sao? Dạo này Thi vẽ ở đâu?
Đi ngang nhà thờ Đức Bà, cô có ý tìm, nhưng không thấy cháu.
Cầm Thi nói:
– Dạo này cháu vẽ ở nhà và hầu như không đặt chân ra đường.
Nét mặt thật vui, bà Quỳnh hóm hỉnh:
– Hôm nay chắc là một ngoại lệ?
Cầm Thi đỏ mặt, cô không trả lời. Bà Quỳnh lấy trong xách tay ra một tấm danh thiếp. Đưa cho Thi, bà nói:
– Hãy gọi điện ngay cho cô. Sẽ có nhiều điều lý thú đang chờ đợi cháu. Thôi, cô không làm phiền cháu nữa.
Không hề nhìn tới Trình, bà ngạo nghễ bước đi. Thái độ trịch thượng, bất lịch sự của một người phụ nữ đầy chững chạc như bà làm Cầm Thi áy náy.
Cố bối rối:
– Xin lỗi anh về thái độ của cô ấy.
Ai ngờ Trình rất bình thản. Đặt tách cà phê trên tay xuống bàn, anh nói:
– Bà ta là như thế mà. Sao em lại xin lỗi anh?
Cầm Thi rơi từ ngạc nhiên này sang ngạc nhiên khác:
– Ủa, anh biết cố ấy sao?
Trình nhướng mày:
– Anh mà không biết mới là kỳ. Vậy mà em vẫn hỏi anh về bà ta làm như em không biết gì về con người đó không bằng.
Cầm Thi ngớ người ra:
– Tôi vẫn hỏi anh về cô Quỳnh à? Tôi hỏi anh hồi nào, khi tôi chỉ vừa vô tình quen cố ấy đây thôi.
Rồi không đợi Trình trả lời, Cầm Thi lật tới lặt lui tấm danh thiếp màu đen có chữ trắng thặt ấn tượng:
– Aline Chu Thúy Quỳnh. Ủa! Không lẽ bà ta là... là bà Aline Chu anh thường nhắc tới?
Trình nhún vai:
– Tên Tây, tên ta và chức phận rành rành trên nền đen chữ trắng, em còn thắc mắc gì nữa.
Cầm Thi ngồi sững trên ghế rồi buột miệng:
– Tôi chả thấy mình giống bà Aline ở điểm nào hết.
Trình nhếch mép:
– Anh cũng mong như vậy, nhất là về tâm hồn. Em là thiên thần, còn bà ta là ác quỷ đấy.
Thi hoang mang:
– Anh có quá lời không? Bên ngoài đúng là cô Quỳnh khá lạnh lùng và cao ngạo, nhưng ở phụ nữ thành đạt nào dường như cũng phảng phất những nét tự cao, khinh khỉnh ấy. Chả lẽ họ là ác quỷ hết?
Trình nhấn mạnh từng tiếng:
– Chỉ riêng Aline Chu là ác quỷ thôi. Chắc em chưa quên bọn vô lại ở xóm Chài? Chúng là do bà Aline bỏ tiền ra thuê đó.
Cầm Thi nghi ngờ:
– Anh đã có bằng chứng gì về việc làm này của cô Quỳnh sao?
Trình gật đầu:
– Chính miệng bà Aline khẳng định, bà ấy tuyên bố đó là sự trả thù. Em có thể hỏi lại bà ta mà.
Thi buột miệng:
– Thật đáng sợ!
Trình thắc mắc:
– Em quen Aline Chu trong trường hợp nào?
Cầm Thi chớp mi rồi kể cho Trình nghe mình đã ra tay nghĩa hiệp cứu bà Quỳnh.
Vừa nghe Trình vừa cười, khiến Cầm Thi ấm ức lắm. Cô khoanh tay hất mặt nhìn ra đường.
Trình kêu lên:
– Trông em lúc này giống bà quỳnh quá.
Cầm Thi liền chưa mũi, nhe răng nhát Trình:
– Ta là ác quỷ đây. Ngươi đừng đến gần ta đấy nhé.
Trình nheo đôi mắt đa tình:
– Nếu em là ác quỷ. Anh sẽ là... yêu quỷ:
Cầm Thi lườm Trình:
– Anh thật không biết xấu hổ là gì.
Bưng tách cà phê lên, Cầm Thi trầm ngâm:
– Anh bảo tôi giống bà Quỳnh, còn bà ấy lại quà quyết tôi rất giống cô Trúc Bi, em gái bà ấy. Lần đó bà Quỳnh đã thảng thốt và rưng rưng nước mắt khi nhìn tôi.
Trình nhíu mày:
– Em có nhầm không? Bà Quỳnh làm gì có cô em gái nào tên Trúc Bi. Em bà ấy tên là Diễm Chi.
Cầm Thi kêu lên:
– Ủa... Diễm Chi hả? Sao giống tên của mẹ tôi quá.
Trình nghe như có luồng điện cao thế chạy ngang người mình. Anh tê liệt ý thức mất mấy giây mới máy móc lặp lại:
– Diễm Chi... Có đúng mẹ em tên Diễm Chi không?
Cầm Thi có vẻ phật ý:
– Sao lại không? Chẳng lẽ tôi lầm tên người đã sinh ra mình.
Trình vuốt mặt. Anh nhớ tới lời Hòa hôm nào:
''Đừng yêu Cầm Thi mà phải hối hận''.
Trời ơi! Lý nào Cầm Thi là con của chú Luần và cô Diễm Chi? Nếu số mạng đã cho anh gặp và yêu Cầm Thi thi đúng là trớ trêu, oan nghiệt.
Vốn là người nhạy cảm, thông minh, Cầm Thi nhìn gương mặt thất thần của Trình và buột miệng:
– Anh cho rằng mẹ tôi là em gái của bà Aline Quỳnh sao?
Trình cố trấn tĩnh lại:
– Nếu đúng mẹ em tên họ đầy đủ là Chu Diễm Chi.
Cầm Thi lắp bắp:
– Không thể nào... Không thể nàọ.... Trình khó nhọc:
– Anh cũng mong như vậy.
Thi nhếch môi:
– Vì cô Quỳnh là kẻ thù của gia đình anh sao?
Trình khẽ lắc đầu:
– Không phải thế đâu.
Cầm Thi hoang mang nhìn vào màu nâu đen của tách cà phề. Đầu óc cô lúc này cũng tối đen như màu cà phê trong tách.
Rõ ràng có một điều gì đó mà mọi người đã giấu Cầm Thi. Cô chợt nhớ lần đầu tiên nghe cái tên Aline Chu trong tiệc mừng sinh nhật của ông nội, Thi đã hỏi cô Thoại Lan ''Aline Chu là ai?'' Cô Lan đã trả lời là ''Không biết'' Lúc đó Cầm Thi đã linh cảm cô Lan nói dối, bây giờ điều đó không còn là linh cảm nữa. Đúng là cô Lan đã nói dối. Tại sao cô Lan lại nói dối, quả thật Thi không hiểu được.
Trái tim Cầm Thi như bị ai bóp chặt, cô nhìn Trình:
– Nếu mẹ tôi đúng là em gái của bà Quỳnh thì tại sao cái chết của bà lại liên quan tới chú Luận của anh. Lẽ nào mẹ tôi và chú anh từng yêu nhau và từng gọi ngăn cấm nên bà đành lấy ba tôi?
Trình ngập ngừng:
– Anh... không biết.
Cầm Thi bắt bẻ:
– Không biềt hay không thể trả lời? Tại sao chuyện gì người ta cũng giấu tôi hết vậy? Sự có mặt của tôi trên đời này mang ý nghĩa gì? Đó là niềm vui, hạnh phúc cho cha mẹ tôi hay là vết nhơ, là tội lỗi của chính họ?
Trình xót xa nhìn Cầm Thi, ánh mắt tối sầm của Thi cho biết cô đang hoang mang nghi ngờ chính mình. Anh yêu cô biết bao, càng yêu Trình càng đớn đau, tuyệt vọng vì lo sợ....
Cầm Thi ngắt giòng suy nghĩ của Trình:
– Anh đang bất an. Thật ra anh giấu tôi điều bí mật gì?
Trình gượng cười:
– Anh yêu em. Đó là điều bí mật lẽ ra anh nên giấu vì nới em cũng không thèm tin.
Cầm Thi giận dôi:
– Tôi không phải trẻ con đâu mà anh gạt. Lúc nào cũng nói lời yêu, nhưng anh không thành thật chút nào.
Trình im lặng, anh thà để Cầm Thi trách còn hơn. Nhất định anh phải gặp Hòa, để hỏi cho ra chuyện quan trọng này rồi tới đâu thì tới.
Dịu dàng, Trình nói:
– Dù có thế nào chăng nữa, anh vẫn mong em tin và nhớ lấy một điều không có người đàn ông nào yêu thương em hơn anh đâu. Giờ anh đưa em về, không thôi cô hoại Lan sẽ nổi trận lôi đình. Anh không muốn em bị mắng, càng không muốn em bị mắng vì anh.
Cầm Thi hơi ngạc nhiên vì thái độ của Trình. Không hiểu anh sợ Thi bị mắng thật hay anh đã có cái nhìn khác về cô. Cầm Thi bỗng như người đang đứng trên cao bị đẩy xuống vực.
Thi nhếch môi, giọng lạnh tanh:
– Vâng, chúng ta về, nhưng tôi sẽ tự lo cho mình, không dám phiền anh.
Trình nhìn Cầm Thi, giọng ưu tư:
– Em đang nghĩ gì về anh, anh hiểu nhưng anh không tệ như thế đâu. Đưa em tới nhà xong, anh sẽ đến gặp Hòa để làm rõ một số vấn đề.
Trái tim Thi nhói đau, cô hỏi:
– Những vấn đề liên quan tới tôi à?
Chồm người về phía Thi, giọng Trình trầm xuống:
– Những vấn đề liên quan tới chúng ta.
Cầm Thi se sắt:
– Vậy tại sao không cho tôi đi cùng?
Trình lắc đầu:
– Anh thấy không tiện.
Thi nuốt tiếng thở dài:
– Tôi hiểu rồi.
Đứng lên trước, Cầm Thi lững thững bước ra cửa. Trời bắt đầu về chiều.
Nhạc trong quán vang lên giai điệu bài “Chiều một mình qua phố”.
Cầm Thi không một mình, nhưng đáng sợ sao cô thấy mình lẻ loi còn hơn cả một mình.