Cầm Thi vốn không dễ bị bắt nạt, nhưng vẫn bi khớp khi có ngay một gã đeo khoen ngay chân mày nhảy tới đứng sát mình.
Gã ta dúi vào tay Thi một ly rượu chân cao.
– Anh là Đắc. Chúc mừng sinh nhật... ông nội em, anh em mình tình thương mến thương nhé.
Vừa nói, gã vừa vòng tay như muốn ôm Thi, khiến cô gai cả người. Vẫn nghe cô Lan nói anh Hòa toàn chơi với dân quậy, nhưng cô không nghĩ họ quậy kiểu thế này.
Hòa đẩy gã bạn mình ra:
– Đừng làm con bé sợ mày. Biến ra chỗ khác giùm tao.
Đắc lủi nhanh còn hơn lúc xộc đến kế Thi. Cô quay lại và thấy Thoại Yến.
Con bé cũng cầm một ly rượu chân cao và ném về phía Cầm Thi cái nhìn dửng dưng, vô cảm.
Cầm Thi bước về phía nó, con bé giơ ly rượu lên:
– Chúc mừng chị.
Cầm Thi nhướng mày:
– Sao lại mừng chị? Bữa nay sinh nhật ông nội mà.
Thoại Yến dài giọng:
– Nhưng là ngày của chị. Không phải vậy sao? Lẽ ra chị đừng ra ngoài này.
Ở trong đó với các ông lớn mời sang chứ.
Cầm Thi nóng mặt vì những lời ganh ty của đứa em cũng cha. Nó làm cô tủi thân khi nghĩ tới phận côi cút của mình. Dường như ở đâu trong ngôi nhà to lớn này cũng không có nơi cho Thi.
Người lớn muốn cô ra sân chơi, người nhỏ muốn cô vào nhà cho khuất mắt.
Ai cũng ngại cô Tại sao thế nhỉ?
Thoại Yến uống nốt phần rượu còn lại trong ly và nói:
– Em đã chuẩn bị đàn, chuẩn bị tâm lý để chơi một tấu khúc thật hay cho ông nội nghe, cuối cùng bác Hai Kỳ lại cho múa lân, vừa bát nháo vừa trưởng giả, quê mùa. Em còn đất đâu mà dụng võ.
Cầm Thi nhìn Yến đầy ái ngại. Cô không ngờ con bé thích phô trương đến thế.
Thi nói:
– Vẫn còn rất nhiều cơ hội khác, em và Bảo Anh ở gần nội, sợ gì không có dịp để trổ tài. À, sao chị không thấy Bảo Anh?
Thoại Yến hơi bĩu môi:
– Bữa nay sinh nhật bồ nó, nó tổ chức cho con nhỏ trong bar. Hôm qua ba rầy, nó nói phải ưu tiên cho người yêu, ba đâu dám nói gì thêm, chỉ sợ bác Hai, ổng mà đâm bị thóc, thọc bị gạo thì cả nhà em sẽ bị mắng về tội con cháu bất hiếu.
Cầm Thi chua chát khi nghe cụm từ ''Cả nhà em'' thoát ra từ cặp môi xinh xinh của Yến một cách hết sức tự nhiên. Rõ ràng trong suy nghĩ Thoại Yến đã không xem cô là ruột rà. Điều đó không nên trách nó, mà hãy trách người lớn kìa.
Cảm giác có người nhìn mình bỗng xuất hiện lần nữa, khiến Cầm Thi nôn nao. Cô kín đáo nâng ly rượu lên môi rồi ngó quanh tìm kiếm.
Phải nói là ông Vĩnh Kỳ khá chu đáo khi tổ chức riêng cho đám con cháu bữa tiệc đứng ngoài trời. Không khí ở đây vui nhộn, trẻ trung khác hẳn với vẻ hình thức nặng nề bên trong.
Qua cái vành ly cong, Cầm Thi quan sát những người bạn của anh Hòa, chị Oanh.
Trông họ thật sang, thật đẹp, nhưng họ mãi đấu hót với nhau, chẳng ai chú ý tới một con bé ăn mặc cù lần khác “rơ” như cô. Điều đó có nghĩa là chả ai nhìn tới cô cả. Cầm Thi tưởng tượng ra cảm giác có người theo dõi mình đó thôi, chớ thật sự thì...
Giọng Thoại Yến vang lên:
– Vợ chồng bác Hai Kỳ rất thủ đoạn, chị nên dè chừng ổng bà đấy.
Thi hoang mang:
– Dè chừng về chuyện gì? Chị không biết.
Thoại Yến lấp lửng:
– Nhưng cô Út Lan biết. Ổng bả ghét em và Bảo Anh, thì chắc chắn chẳng ưa gì chị. Trong mắt ổng bã, anh Hòa, chị Oanh là số một, là con dòng trưởng, là cháu đích tôn, còn lại chẳng ai ra cái thá gì hết.
Hất mặt về phía Thoại Oanh, Yến nói tiếp:
– Đó chị xem, bạn của bả Oanh toàn dân trời ơi, vậy mà bác Hiên chê bạn em, bởi vậy tối nay em đâu thèm mời đứa nào. Cứ để cả nhà bác ấy tự biên, tự diễn rồi tự vỗ tay. Hừ! Hai người giành bằng được chuyện tổ chức mừng thọ cho nội chẳng qua để lấy tiếng, để nhận lộc, chớ hiêu thảo gì.
Cầm Thi ngạc nhiên trước sự cay cú của ThoạiYến. Dù không qua lại trò chuyện nhiều để hiểu nhau hơn, nhưng Thi nhớ rất rõ trước đây Thoại Yến rất khác. Bữa nay con bé có vẻ bất mãn ra mặt vợ chồng bác Hai Kỳ. Nhìn đôi mắt hằn học của nó ném về phía chị Thoại Oanh kìa. Chắc chắn giữa hai người đã xảy ra xích mích.
Đang lúc Cầm Thi trầm ngâm suy nghĩ thì Hòa bước tới.
Anh nói to:
– Ra nhảy với bọn anh nào Thi, Yến.
Thoại Yến hơi bĩu môi, mặt quay chỗ khác, Thi lắc đầu:
– Em không biết nhảy.
Hòa trợn mắt:
– Thật hả? Trời ơi! Cô út định biến em thành gái già giống cổ hả? Chậc!
Chậc! Chậc! Họa si gì mà như nữ tu vậy? Không lăn vào đời làm sao vẽ được?
Anh thấy em mà về sống với chú Sang, để thằng Bảo Anh dạy em vài ba chiêu hưởng thụ cuộc sống. Có như vậy tranh em vẽ mới có hồn, mới hiện thực.
Cầm Thi chưa kịp phản ứng, Hòa đã... nổ tiếp:
– Nè! Ai bày cho em vẽ chân dung ông... lão vậy? Phải cô Út không? Chả, hiểu cô Út và em nghĩ gì... ông nội còn khỏe mạnh thế kia đã vẽ sẵn chân dung để thờ.
Cầm Thi không im được nữa.
– Anh chỉ nói bậy không hà. Em vào nhà đây.
Hòa cười hì hì:
– Ấy! Đừng có giận. Anh nói chơi mà. Nè, Yến ra nhảy chớ. Nhạc sĩ mà nói không biết nhảy là không xong với anh đâu.
Thoại Yến nhếch mép:
– Anh nghĩ chị Oanh sẽ để yên cho em nhảy với người em thích sao?
Hòa hơi khựng lại rồi giã lả:
– Ối dào! Chuyện nhỏ! Em thích nhảy với đứa nào, chỉ anh coi, anh kéo nó tới cho.
– Mặt em đâu dầy đến thế.
Hòa tỉnh bơ:
– Trong tình yêu, mặt ai dày kẻ đó thắng.
Thoại Yến đanh giọng:
– Thi ra là vậỵ. Lần này chắc anh nói thật chớ không đùa.
Hòa chép miệng:
– Ai cũng đùa và đã biết cái giá của cái sự đùa đó. Giờ anh nói thật đây. Em và Thoại Oanh không nên đối đầu nhau nữa. Tất cả là do hiểu lầm mà ra.
Thoại Vến khinh khỉnh không thèm đáp trả làm Cầm Thi chợt thấy ngại cho anh Hòa. Cô vờ nhìn vào ly rượu vẫn còn nhiều của mình rồi quay đi.
Ngay lúc đó Thi bắt gặp một người. Anh ta đứng dựa gốc cột cuối hành lang và đang nhìn cô chăm chú.
Anh ta tựa vai vào gốc cột tròn bằng đá giã vân cẩm thạch xanh với bộ veston màu đen trông vừa bí hiểm vừa lạnh lùng. Tuy ở tư thế có vê uể oải, song.Cầm Thi lại có cảm giác anh ta là một khối sức mạnh đang nén chặt và sẵn sàng bung lên khi cần thiết.
Tự nhiên Cầm Thi nhấp một ngum rượu và thấy người nóng bừng, các mạch máu đập mạnh một cách bất thường. Chắc chắn anh ta là người nhìn Cầm Thi nãy giờ.
Cầm Thi lại nhấp một ngụm rượu vang và lần này cô không thấy mùi vị gì cả, tâm trí cô đang xoay vòng theo cầu hỏi:
''Hắn ta là ai?'' Mắt gã đàn ông không rời Cầm Thi trong lúc anh ta đang lơ đễnh gật đầu với một cô gái vừa sà tới bên cạnh.
Cầm Thi suýt kêu lên khi nhận ra cô gái đó chính là ''Con nhỏ'' mặt váy hai dây màu trắng ngồi sau chiếc Future hồi chiều. Con nhỏ từng mắng, thậm chí định đánh Thi. Không ngờ nó cũng là khách mời của buối tiệc mừng lễ thượng.
thọ này.
Cầm Thi nhìh gã đàn ông đang thong thả len qua những người khách, đi ngược về phía cô và Thoại Yến đứng. Cô bỗng dưng thấy thích thích dáng vẻ của anh ta với những cử động phối hợp nhịp nhàng và phong thái khoan thai, duyên dáng. Anh ta càng đến gần thì Cầm Thi thấy càng rõ gương mặt và đôi mắt của anh ta.
Là một sinh viên Mỹ thuật, Thi quen nhìn một người bằng cái nhìn của một họa sĩ, với gã đàn ông này cũng vậy. Gương mặt anh ta thật sắc nét vì vẻ cứng cỏi của quai hàm, đôi môi dày mím lại lạnh lùng nhưng lại vô cùng quyến rũ.
Điểm độc đáo. Cầm Thi linh cảm thấy từ anh ta là sự bất an của chính mình.
Anh ta là một người nguy hiểm, nhưng cũng là người khi đã mỉm cười với cô gái nào thì cô gái ấy sẽ bị mê hoặc ngay.
Tim Cầm Thi đập mạnh khi khoảng cách giữa hai người mỗi lúc một ngắn dần. Cạnh Cầm Thi, dường như Thoại Yến cũng có cảm giác tương tự. Nhưng ánh mắt của anh ta đâu có hướng về Thoại Yến, rõ ràng anh ta vẫn nhìn Cầm Thi như từ nãy đến giờ vẫn nhìn.
Nhưng tim Cầm Thi nhói lên một cái khi gã đàn ông đi tách qua hướng chỗ cô và Thoại Yến đứng. Thế là anh ta không tới dây, tự nhiên Cầm Thi thấy thất vọng vì đã tự kiêu ngạo rằng anh ta đi tới đây vì mình. Thật là đáng buồn cười.
Ai biểu Thi chủ quan làm chi rồi bây giờ có cảm giác bị bỏ rơi.
Thi chợt nghe tiếng thở ra hậm hực của Thoại Vến, rồi giọng Yến vang lên:
– Anh thấy d0ó, rõ ràng hắn muốn tránh mặt em mà.
Hòa phân bua:
– Làm gì có! Tại mấy nhỏ kia kêu nên Trình mới không tới đây.
Cầm Thi vờ không nghe câu chuyện của họ, cô vờ lơ đãng nhìn quanh rồi nhìn về phía gã đàn ông tên Trình.
Anh ta đang tay bắt mặt mừng với Thoại Oanh, bà chị họ của Cầm Thi cười nói tíu tít với vẻ phấn khích quá độ, trong khi thường ngày Thoại Oanh khá điềm tĩnh.
Điều đó chứng tỏ cảm nhận của Cầm Thi về nhân vật Trình là đúng. Anh ta là người đàn ống vô cùng nguy hiểm với các cô nàng dễ xúc động.
Giọng Thoại Yến chua cay:
– Chị Oanh dày mặt thật!
Hòa cau mặt:
– Em có nghĩ là mình hỗn không? Hừ! Anh không chen vào chuyện của bọn em đâu. Dầu gi Trình cũng là bạn anh. Anh không muốn bị khó xử.
Dứt lời, Hòa bỏ đi một nước. Thi đã hiểu tại sao Thoại Yến cay cú với Thoại Oanh rồi.
Anh Hòa ngại bị khó xử cũng đúng. Bỗng dưng Cầm Thi tò mò muốn biết về gã Trình vô cùng, nhưng nếu mở miệng hỏi Thoại Yến thì ngại quá.
Trình, Thoại Oanh và đám con gái vẫn môi cười rơm rả, trong khi Thoại Yến bồn chồn thấy rõ.
Thi chợt tội nghiệp Yến, cô nói:
– Mình vào nhà thôi Yến.
Thoại Yến vẫn không rời mặt khỏi chỗ Thoại Oanh và Trình, giọng gắt gỏng:
– Vào đó làm gi khi chỗ này là dành cho bọn trẻ. Nhạc mới bắt đầu, lẽ nào không... nhót vài ba bản hà chị?
– Tùy em vậy. Nhưng chị thì không.
Cầm Thi nhún vai và trở vào đại sảnh tìm bà Thoại Lan.
Bà Lan đang trò chuyện với một người đàn ông đeo kính gọng đồi mồi, hói trán trông rất thông thái.
Mải mê trao đổi nên bà không thấy Cầm Thi, qua câu chuyện nghe tiếng đặng tiếng mất, cô đoán hình như hai người đang nói về di chúc của ông nội.
Không biết ông nội đã lặp di chúc như thế nào mà trông cô Lan đầy nghĩ ngợi. Người đàn ông này là luật sư Hà. Chắc chắn ông ta rất rõ bản di chúc đó.
Cô Lan muốn tìm kiếm thông tin từ luật sư Hà nhỉ?
Cầm Thi thấy lòng nặng nề làm sao ấy. Ngoài vườn, Thoại Oanh, Thoại Yến đang tranh nhau một gã đàn ông. Nghĩ mà chán đời!
Cầm Thi thơ thẩn đi ra hành lang tới thẳng khu vườn trồng lan của ông nội.
Nơi đó bây giờ chắc chẳng có ai, cô có thể một mình vơi những giò phong lan rất đắt tiền và rất đẹp của ông nội.
Thật lòng Thi cũng chả hứng thú mấy với cây kiểng vì đó là thú vui tao nhã của các cụ, nhưng Cầm Thi đang quá lạc lõng trong khung cảnh tiệc tùng này, thôi đành trốn vào nơi chỉ có hoa và hương. Nhưng ngắm phong lan dưới ánh đèn nhập nhòe mãi cũng chán.
Cầm Thi thơ thẩn đi ngược trở lại hành lang dẫn vào đại sảnh. Trình từ trong bước ra, phong thái hết sức ung dưng tự tại. Trong khoảnh khắc những dây thần kinh của Cầm Thi chợt căng lên cãm giác đề phòng, dù chắc chắn Trình chưa thấy cô.
Cầm Thi chưa kịp quay đi để tránh mặt anh ta, Trình đã tới sát cô, mắt ánh lên gia thân thiện đầy quyến rũ, Trình cất giọng thật ấm:
– Chào Cầm Thi.
Cô lúng túng dù đã cố hết sức tự nhiên:
– Vâng, chào anh. Xin lôi, tôi... tôi...
Trình hơi nghiêng đầu:
– Thi không biết tôi là ai chứ gì?
Cầm Thi dè dặt:
– Vâng, tôi chưa được biết anh.
Trình nhấn mạnh:
– Tôi là Trình, chúng ta đã từng gặp nhau.
Cầm Thi buột miệng:
– Hồi nào?
Trình không rời mắt khỏi gương mặt Cầm Thi. Giọng anh ta lơ lửng:
– Mới lúc nãy thôi. Mắt chúng ta đa quen nhau nên vừa rồi em không ngạc nhiên khi tôi chào em.
Cầm Thi hờ hững:
– Trong đám đông, những cái nhìn vô tỉnh chạm mắt đâu có nghĩa gì. Hơn nữa, tôi thích quan sát nên đúng là đã thấy anh đâu đấy.
Trình dài giọng, riễu cợt:
– ĐÓ chắc là thói quen cũa một họa sĩ?
Cầm Thi bắt bẻ:
– Quan sát một người, lẽ nào là điều xấu đến đổi chỉ họa sĩ mới có thói quen quan sát?
– Không. Nhưng là đối tượng bị quan sát thì hơi bị kỳ.
Cầm cao giọng:
– Vậy sao? Theo tôi, anh cũng là người rất thích quan sát.
Trình bật cười:
– Nhặn xét tinh tế lắm. Cầm Thi rất khác hai cô Tôn Nữ trong gia đình này.
Cầm Thi có vẻ tự cao:
– Chả hay ho gì khi phải giống một người nào đó. Tôi không thích bản sao nên không bao giờ chép tranh, dù để luyện tay nghề.
Trình hơi nhếch mép:
– Vậy chắc Cầm Thi sẽ khó chịu nếu nghe tiếp những lời sắp nói của tôi. Thi không giống Thoại Oanh, Thoại Yến, song lại khá giống bà giám đốc Aline Chu.
Cầm Thi im lặng nhìn Trình. Phải mất mấy giây sau, cô mới ấp úng hỏi:
– A... Aline Chu nào?
Trình có vẻ ngạc nhiên:
– Thi không biết bà ta à?
Cầm Thi lắc đầu. Sự tò mò vừa được nén xuống bỗng dậy lên trong Thi, cô nói:
– Tôi có thấy lẵng hoa bà ta gởi mừng ông nội, nhưng người thì không thấy đâu.
Trình gật gù:
– Tiếc nhỉ! Không được gặp bản chánh của mình cũng uổng.
Cầm Thi nhíu mày:
– Anh nói vậy là sao? Ai là bản chánh của ai chứ?
Trình ung dung:
– Tôi đã nói rồi. Dĩ nhiên là Aline không thể là bản sao của một con bé con như em.
Cầm Thi ngẩng cao đầu:
– Sao tôi phải tin anh khi chả có bằng chứng nào chứng tỏ tôi là bà Aline gì đó giống nhau.
Trình thản nhiên:
– Tôi đâu có yêu cầu Thi phải tin tôi khi sự thật đúng là như vậy:
Nhìn Cầm Thi, Trình kéo dài giọng:
– Tại sao chúng ta không nói về mình mà lại nói về một người vắng mặt nhỉ?
Cầm Thi từ tốn:
– Tôi chẳng có gì để nói với một người lạ như anh hết. Xin phép...
Trình lì lợm bước theo Cầm Thi. Anh hỏi bằng giọng ngọt như mật.
– Em có tin là nãy giờ tôi đi tìm em khắp nơi không?
Cầm Thi khựng lại, cô trấn tĩnh:
– Những cô nàng vây quanh anh đâu mà anh lại tìm tôi?
Trình mỉm cười đầy ẩn ý:
– Em đúng là giỏi quan sát.
Cầm Thi nóng mặt. Thi đã hớ khi nói như vậy, nhưng cô vẫn chống chế:
– Quan sát là thói quen của tôi mà.
– Vâng. Tôi cám ơn thói quen đó.
Cầm Thi chưa kịp nói gì thì Thoại Oanh đã hớt hải chạy tới đứng kên bên Trình.
Nhìn Thi bằng cái nhìn bực bội, Oanh gằn giọng:
– Hai người làm gì ở đây vậy?
Không trả lời câu hỏi xách mé bất lịch sự của Oanh, Cầm Thi bước đi. Nào ngờ Trình đủng đỉnh bước theo cô. Rõ ràng anh ta biết Thoại Oanh đang hậm hực nhưng vẫn có ý chọc cho chị ấy nổi điên lên. Trình muốn cô và Oanh bất hòa giống như Yến đã bất hòa với Oanh.
Thật ra anh ta là ai? Có y đồ gì khi suốt buổi tối nay không rời mắt khỏi Thi?
Chả lẽ Trình tìm gặp cô chỉ để nói cô và bà Aline Chu rất giống nhau? Nếu đúng như vậy thì mục đích của anh ta là gì?
Cầm Thi đi thật nhanh tới chô cô Thoại Lan và ngồi xuống cạnh cô với điệu bộ tiểu thơ ngoan hiền.
Thi vừa mỉm cười gật đầu chào bà Mão, bạn của cô Lan xong thi cô cũng vừa nhận ngay lời khen:
– Con bé giống mẹ quá! Tôi cứ tưởng...
Bà Lan ngắt ngang lời bà Mão:
– Vâng. Tiếc rằng mẹ nó đoản mệnh...
Bà Mão khẽ nhíu mày rồi nói theo:
– Vâng. Đúng là hồng nhan yểu mệnh.
Cầm Thi hỏi tới:
– Cô biết mẹ cháu à?
Bà Mão gật đầu:
– Biết. Cô là bạn của cô Lan mà.
Bà Lan vỗ nhẹ vào tay bà Mão và hỏi lảng sang chuyện khác:
– Nè! Chị biết cậu thanh niên đang đứng với Thoại Oanh không?
Quay sang nhìn theo hướng mắt của bà Lan, bà Mão nheo nheo mắt:
– Triệu Khánh Trình, một tay buôn bán bất động sản rất trẻ vừa mới phất lên một vài năm nay.
Bà Lan thẫn thờ:
– Trông cậu ta giống một người nào đó thuộc về quá khứ. Mà có lẽ nào...
Bà Mão từ từ nói:
– Nó mang họ Triệu thì giống người giòng họ Triệu chớ giống ai. Đúng là con nhà nòi. Nãy giờ tôi thấy hết Thoại Oanh tới Thoại Yến tung tẩy nó rồi đấy.
Bà Lan kêu lên ấm ức:
– Tại sao lại mời nhà đó chớ! Anh Kỳ đúng là kỳ. Đã vậy bọn con gái lại còn... còn...
Không nói hết câu được vì giận, bà Lan cứ nhấp nhổm như ngồi trên lửa.
Tự nhiên Cầm Thi buột miệng:
– Trình là bạn anh Hòa mà cô.
Xoay người thật nhanh về phía Thi, bà Lan ríu giọng lại:
– Con đã trò chuyện với nó phải không?
Cầm Thi chơi mà không biết tại sao:
– Dạ đâu có.
Bà Thoại Lan nhẹ nhõm thấy rõ. Bà nhìn vào mắt Thi như để đo độ chân thật rồi dặn dò theo cung cách ra quyết định:
– Không được bạn bè, thậm chí trò chuyện với Triệu Khánh Trình. Nhớ đấy!
Cầm Thi ấm ức làm thinh. Cô Thoại Lan vẫn can thiệp vào những mối quan hệ bạn bè của Thi, nhưng thường khá tế nhị chớ chưa bao giờ bà lại thô bạo theo kiểu quyền hành, không cần giải thích lý do như vậy. Bà làm Cầm Thi tò mò quá, thắc mắc quá về gã đàn ông đầy bí ẩn và quyến rũ chết người kia.
Giọng bà Mão vang lên:
– Triệu Khánh Trình được đánh giá là người năng động, có tầm nhìn xa rộng trong giới kinh doanh địa ốc của thành phố này.
Bà Lan ném về phía Trình cái nhìn đầy ác cảm:
– Nhìn bên ngoài nó giống dân chơi hơn.
Bà Mão bật cười:
– Trời ơi! Chị mà cũng biết dân chơi à?
Bà Lan bĩu môi:
– Sào lại không biết? Thằng Hòa? thằng Anh nhà này là dân chơi chớ gì nữa.
ông bà nói “Mã tầm mã, ngưu tầm ngưu”. Bọn ăn chơi kết bạn với nhau là phải rồi.
Bà Mão nói:
– Thằng Hàa giúp anh Kỳ điều hành công ty tốt lắm đó, chị đừng có chê nó.
Vẫn giọng điệu khó chịu, bà Lan nói:
– Cũng mong đừng có công trình nào lún, bị sập, nếu không tời đời con cháu cũng mạt.
Bà Mão lắc đầu:
– Bà lúc nào cũng chua ngoa, ai chịu cho nổi. Khó chịu, chua ngoa, thảo nào tới giờ vẫn ế...
Cầm Thi liếc trộm cô mình, Thi sợ bà Lan sẽ nổi trận lôi đình vì cái từ “ế”.
của bà Mão. Nhưng bà cô vẫn làm thinh như không nghe bà Mão vừa nói gì mới lạ chứ.
Bà Lan đang chìm vào cõi riêng nào đó, chìm sâu tới mức không nghe, không biết đến xung quanh. Bà nghĩ gì vậy?
Cầm Thi biết gã tên Trình đã tác động lớn đến cô Lan, khiến cô trầm hẳn xuống. Mà tại sao? Không nên được tò mò, cô kín đáo tìm Trình. Nhưng anh đã đi đâu mất rồi.
Lòng Cầm Thi chùng xuống. Giữa cô và Trình chỉ là một thoáng mây nước gặp nhau, xong buổi tối này mỗi người sẽ một ngã vì vậy hãy thôi nghĩ về gã ta đi.
Bà Thoại Lan bỗng bật giọng:
– Cô nhắc lại. Con không được có bất kỳ mối quan hệ nào với cái tay Triệu Khánh Trình đó.
Cầm Thi phản ứng ngay:
– Con chưa hề quen biết anh ta. Cô không cần phải dặn dò kỹ đến thế.
Bà Lan nghiêm nghị:
– Cô chỉ muốn tốt cho con thôi.
Không muốn bà Mão thấy sự căng thẳng giữa hai cô cháu nên Cầm Thi dịu lại. Cô nhỏ nhẹ:
– Vâng ạ!
Rồi ngồi im lặng nhìn mọi người chộn rộn xung quanh. Với cô buổi tối đã chấm dứt trong khi bên ngoài, chỗ đám bạn của anh, Hòa, chị Oanh tất cả như vữa mới bắt đầu.
Nhạc đã được mở to và có lẽ chị Oanh với Trình sẽ bắt đầu buổi khiêu vũ.
Họ sẽ thoải mái nhảy với nhau tới sáng. Còn Cầm Thi sẽ sớm trở về nhà và đêm nay cô sẽ khó ngủ.
Trình bưng tách cà phê lên nhấm nháp. Anh nhìn ra tấm vách bằng kính trong suốt xuống tận con đường dưới chân cao ốc. Trời vẫn còn rất sớm, đèn đường đêm qua vẫn chưa tắt và bình minh vẫn còn lấp ló tận chân trời phía xa.
Trên vỉa hè, những người tập thể dục đã lũ lượt kéo tới công viên gần đó. Một ngày bắt đầu thật bình yên, nhưng với Trình hôm nay sẽ không bình yên.
Thương trường còn khốc liệt hơn chiến trường nhiều. Nhiệm vụ của anh là sẽ...
Chuông điện thoại reo. Trình chậm rãi nhấc máy, Giọng ông Dinh vang lên:
– Con không cần tham dự buổi đấu thầu sáng nay.
Trình thảng thốt:
– Tại sao vậy, thưa ba?
– Điều đó không cần thiết nữa. Ba muốn để con mụ Aline bơi một mình và chết chìm trong lòng tham không đáy của mụ ấy.
Trình im lặng. Mấy giây sau anh mới nói:
– Nếu con không có mặt, bà ta sẽ biết chúng ta bỏ cuộc.
Ông Dinh ngạo nghễ:
– Ba sẽ thay con, mẹ ta sẽ mắc bẫy vì sự có mặt của chính ba, tổng giám đốc công ty Kim Sơn. Con ra Vũng Tàu ngay bây giờ, công trình ngoài đó đang rất cần con.
Trình nhỏ nhẹ:
– Vâng, con hiểu a.
Uống hết phần cà phê còn lại, Trình vươn vai bước ra sát cửa kính để nhìn xuống phố. Anh đã manh nha biết ba mìh sẽ làm một... cú gì đó để bà Aline phải thất điên bát đảo, nhưng thật không ngờ ông lại chọn buổi đấu thầu này.
Thảo nào ông bắt anh phải săn tìm cho kỳ được thông tin của công ty Chương Thiện. Suốt mấy tháng nay, ông đã tung nhiều tin để giá khu đất ấy tăng vụt lên. Ông đã khiến nhiều tay buôn bán bất động sản tin chắc ông sẽ giành mua khu đất ấy bằng mọi giá.
Sẽ không ai ngờ tới phút chớt khi giá đất đã vượt định, ông sẽ buông tay. Bà Aline tham lam, hào thắng ấy sẽ lãnh đủ nếu cứ kiêu căng tranh mua với ông.
Nhắc tới Aline Chu, Trình chợt bâng khuâng nhớ Cầm Thi và bà cô già quái ác.
Tối hôm ấy, trước khi ra về, bà Thoại Lan đã chận anh lại. Bằng thái độ vừa ngạo mạn vừa coi thường người đối diện, bà mím môi:
– Đừng bao giờ tới gần Cầm Thi, nếu không tôi không để cậu yên. Nhớ đó!
Bà cô già cay nghiệt ấy thật quá đáng. Bà đã khiến anh sượng trân vì bất ngờ. Hừ! Bà ta làm như thế gian này đã hết con gái không bằng. Mà tại sao bà Lan lại nói thế với anh nhỉ? Cô phải vì bà biết Thoại Oanh, Thoại Yến đang đôi đầu nhau vì anh nên bà không muốn có thêm một cô cháu gái nữa rơi vào tình trạng ấy không?
Nghĩ cũng khổ, Trình đâu có muốn chị em họ bất hòa vì mình. Ai ngờ cả hai đều si mê anh. Chị em nhà ấy mỗi người một vẻ song họ đa cảm quá. Họ đã biết gì nhiều về Trình đâu mà đã yêu nhỉ?
Gọi điện bảo tài xế chuẩn bị đưa anh ra bến tàu cánh ngầm đi Vũng Tàu xong, Trình bật máy di động để kiểm tra các tin nhắn.
Một dòng nhắn tin hiện lên trên mặt hiền thì:
''Chúc anh một ngày tuyệt đẹp... Em luôn nghĩ tới anh. T.Ý':
Lại là con bé Thoại Yến. Trình không nhớ mình đã nhận được bao nhiêu lời chúc lần những tin nhắn hết sức vu vơ từ Thoại Yến nữa. Cô bé ấy có vẻ trầm tính và kín đáo chớ không sôi nổi, dạn dĩ như Thoại Oanh, nhưng Yến lại rất kiên trì trong việc làm mềm tim đàn ông.
Thay quần áo, xách cái balô nhỏ, Trình vào xe và ra bến tàu. Với máy tính xách tay, anh sẽ vừa ngồi tàu vừa làm việc. Hy vọng ngồi cạnh anh không phải một ông lão hay bà cụ dễ cau có mà là một nàng tiên cá đẹp tuyệt.
Còn độ năm phút nữa là tàu chạy, nhưng bên cạnh anh vẫn còn trống. Vậy càng tốt. Trình đặt cái balô của mìh xuống chỗ trông ấy rồi chờ từng phút tàu khởi hành. Nhưng chưa được phút nào, Trình đã nghe giọng con gái ngọt ngào bên tai:
– Xin lỗi. Chỗ này...
Trình ngước lên và buột miệng reo:
– A! Chào Cầm Thi.
Đôi mắt đen tròn của Thi bừng sáng tia ngạc nhiên lẫn thích thú.
Cầm Thi trầm giọng xuống để ngăn niềm vui bất chợt.
– Vâng. Chào anh.
Xốc cái balô trên vai, Cầm Thi đứng yên rồi đảo mắt nhìn quanh như để tìm một chỗ ngồi khác.
Trình hóm hỉnh:
– Ghế của em ở đây, thật là khổ cho tôi.
Bà Thoại Lan cấm tôi không được tới gần em. Giờ biết phải làm sao khi số...
ghế đã an bài.
Xách balô lên, Trình tủm tỉm:
– Nào, mời em!
Cầm Thi tự tin ngồi xuống. Gác cái ống bằng da dùng đựng bản vẽ vào lưng ghế đằng trước, cô nói:
– Cô Lan cũng cấm tôi không được lại gần anh, nhưng anh đâu phải sư tử, tôi chả gì phải sợ.
Trình nghiêng đầu nhìn cô:
– Thế em sợ gì?
Cầm Thi rùn vai:
– Không biết.
Dứt lời cô khoanh tay trên cái balô của mình ý như không muốn trả chuyện nữa. Tàu bắt đầu chạy, Thi lơ đãng nhìn những người ngồi cùng khoang với mình. Một lát nữa thôi, cô chỉ thấy mênh mông nước tận chân trời. Có một người bên cạnh để trò chuyện sẽ không cô đơn. Nhưng có nên không?
Trình bắt chuyện:
– Em đi thực tế à?
Cầm Thi gầt đầu thật nhanh:
– Vâng.
– Hôm nào tôi phải nhờ Thi vẽ hộ một bức chân dung như bức của ông cụ Bửu Cầm. Hy vọng em không từ chối.
Cầm Thi ậm ự:
– Anh còn quá trẻ, vẽ chân dung sẽ tổn thọ đó.
Trình nhướng mày:
– Ai nói với em vậy?
Thi cao giọng:
– Bạn anh. Anh Hòa chớ ai. Hôm mừng thượng thọ ông nội, anh Hòa trách tôi sao lại vẽ sẵn chân dung khi ông nội vẫn còn rất khỏe mạnh.
Trình bật cười:
– Cậu ấy cũng dị đoan nữa à? Tôi không ngại đâu, giờ còn trẻ không ngồi làm mẫu, nữa giờ tội nghiệp họa sĩ phải thêm nhiều nét nhăn trân mặt, đã vậy còn xấu xí nữa.
Cầm Thi nheo nheo hàng mi cong:
– Già chả ai đẹp đâu. Anh đừng lo xa quá vậy.
Trình liếc Thi:
– Khi trẻ đã đẹp, về già làm sao xấu được.
Cầm Thi thản nhiên:
– Tôi không phải chị Thoại Oanh hay Thoại Yến. Anh khỏi cần tán. Mà anh đã xuất chiêu gì để hai người ấy không nhìn mặt nhau thế?
Trình chép miệng:
– Nghe em hỏi, anh có cảm giác em đã đổi tôi từ họ Triệu sang họ Sở. Thế em nghĩ tôi đã làm gì hai cô bé ấy?
Cầm Thi nói:
– Không biết. Nhưng rõ ràng họ không nhìn mặt nhau vì anh mà.
Trình lầm bầm:
– Chị em nhà họ có ai nhìn tới ai.
Cầm Thi hơi quê vì nhận xét thằng đuột của Trình, cô lảng đi:
– Anh là người thế nào mà cô Lan cấm tôi quen biết chuyện trò với anh nhỉ?
Trình xoa cằm:
– Thay vì... phỏng vấn tôi, sao em không tự tìm hiểu để mai mốt vẽ chân dung tôi em sẽ thể hiện luôn cá tính mà em đã cảm nhận?
Cầm Thi ngang ngạnh:
– Ủa, tôi có nói sẽ vẽ anh à?
Trình... dụ dỗ:
– Nên vẽ đi. Tôi là người sáng giá đó.
Cầm Thi khịt mũi:
– Sợ tôi chỉ cảm nhận được mặt trái của anh thôi.
Trình ngạo nghễ:
– Nếu vậy càng tốt. Mặt trái của một người đâu phải dễ vẽ, tôi lại e em chưa đủ nghề để thể hiện đúng bàn chất của tôi đó chớ.
Những ngón tay có hoa ở đầu ngón của Cầm Thi ngọ ngoạy trên cái quay balô bằng vải jean xanh đen dính đầy màu sơn dầu. Thi muốn kềm lại, song chúng vẫn không chịu nằm yên. Đó là biểu hiện cô đang bất ổn về tâm lý. Vốn khá tự cao, Thi rất ghét ai chế hoặc nói khích tướng mình. Mỗi lần bi chê, Cầm Thi tức mất cả tháng. Trình nói như vậy khác nào chê cô còn non tay.
Cầm Thi mím môi:
– Anh khỏi cần nói khích. Tôi không thích vẽ anh vì không hứng thú mà đã không cảm hứng thì... Chậc! Tôi ghét miễn cưỡng lắm.
Trình ngắt lời Thi:
– Tôi sẽ tạo cảm hứng cho em. OK?
Cầm Thi kêu lên:
– Thú thật tôi chưa gặp người trẻ tuổi nào thích được... lên tranh như anh.
Trình ỡm ờ:
– Tại họ chưa gặp họa sĩ ưng ý thôi. Tôi sẵn sàng ngồi mẫu suốt cuộc đời để được em vẽ.
Cầm Thi chớp mi:
– Nè! Hỏi thiệt nghen. Giữa chị Thoại Oanh và con bé Thoại Yến, anh chọn ai?
Trình thản nhiên đáp:
– Tôi chưa bao giờ nghĩ phải lựa chọn một người phụ nữ nào đó, vì làm như vậy không nên. Tình yêu là thiêng liêng, là quý giá. Tự nó sẽ đến với mỗi người, không phải ta chọn hay tìm kiếm mà được. Tôi vốn thích đùa vui nên đã gây hiểu lầm cho một vài người không biết đùa. Thật là ân hận quá!
Cầm Thi mỉa mai:
– Anh cũng biết ân hận nữa à? Không biết thật hay đùa đấy?
Trình hơi nghiêng người về phía Thi:
– Em nghĩ như thế nào nó sẽ vận vào người như thế ấy.
Thi gật gù:
– Giờ thì tôi hiểu tại sao cô Lan dặn dò tôi phải đề phòng anh rồi.
Trình bí hiểm:
– Em chủ quan nên mới tưởng như vậy, chớ tôi dám cá em không hiểu tại sao đâu.
Cầm Thi im lặng. Cái di động rung lên trong túi áo Trình. Anh lấy ra nhìn số gọi tới rồi tắt máy.
Thi buột miệng:
– Đó là thói quen của anh đấy à?
Trình nhếch môi:
– Em muốn nói tôi bất lịch sự chớ gì?
– Tự anh... ngộ ra chớ tôi có nói gì đâu.
Trình khẽ lắc đầu:
– Em đúng là em, khác hẳn Thoại Oanh, Thoại Yến.
Cầm Thi cong môi:
– Lại so sánh!
Trình nhấn mạnh?
– Tôi nhận xét chớ không so sánh.
Cầm Thi mỉa mai:
– Giống như nhận xét về tôi và bà Aline chứ gì. Anh khiến tôi tò mò về bà Aline quá. Tôi muốn biết về bà ta.
Trình nhún vai:
– Thời đại bây giờ chả ai cho không thông tin đâu, nhất là thông tin về một người độc đáo như bà Aline Chu.
Cầm Thi hỏi ngay:
– Thế nào gọi là độc đáo?
Vẫn giọng điệu trêu ngươi người khác, Trình lấp lửng:
– Như em cúng là độc đáo đấy.
Cầm Thi ấm ức:
– Đây đâu phải là lời khen tặng.
Trình nhìn Thi:
– Nếu khen tặng, tôi sẽ bị người ta nói là khéo tán.
Cầm Thi khoanh tay:
– Thấy ghét!
Trình tủm tỉm:
– Dễ giận đến thế sao bé con?
Cầm Thi làm thinh như không nghe Trình vừa nói gì. Anh hạ giọng năn nỉ:
– Thôi hòa nhé!
Cầm Thi chớp mi. Anh ta mồm mép thế kia bảo sao con gái không tự nguyện chết vì anh ta. Nhưng chẳng lẽ anh ta không tự nguyện chết vì ai cả. Nếu có thì cô nàng đấy bản lĩnh ấy như thế nào? Chắc không dễ giận lẫy để được năn nỉ đâu nhỉ!
Cầm Thi vênh mặt:
– Anh tưởng làm tôi giận dễ lắm sao?
Trình dài giọng:
– A, thì ra là không giận...
Cầm Thi bĩu môi:
– Hơi đâu mà giận người dưng.
Trình nói theo kiểu kể chuyện:
– Hòa từng khoe với tôi cậu ấy có tổng cộng ba cô em gái nhưng Hòa chỉ đồng ý cho tôi quen với hai trong ba cô tiểu thư ấy. Tôi hỏi tại sao, Hòa chỉ lắc đầu không trả lời. Điều ấy làm tôi hết sức tò mò muốn biết về nhân vật thứ ba đầy bí hiểm này. Tôi theo Hòa đến nhà ông Vĩnh Sang đôi ba lần, lần nào cũng gặp mỗi Thoại Yến, còn cô bé có cái tên rất lạ là Cầm Thi thì tôi chỉ nghe tên chớ không lần nào thấy. Mãi sau này tôi mới biết Thi sống với bà cô Thoại Lan chứ không chung một mái nhà với Thoại Yến.
Im lặng để thu hút sự chú ý của Cầm Thi, vài giây sau Trình mới nói tiếp:
– Chỉ mỗi nghe tên thôi, tôi đã luôn bi ám ảnh về, người mà tôi không biết tại sao. Hôm ở buổi lễ thượng thọ của ông Bửu Cầm, tôi nhất định phải tìm cho kỳ được cô bé Cầm Thi.
Cầm Thi khịt mũi:
– Và anh đã gặp một con nhóc xấu xí, quê múa trong chiếc áo đầm model của thiên niên kỷ trước?
Trình nói:
– Chiếc áo đầm của thiên niên kỷ nào tôi không cần biết, chỉ biết màu trắng của nó như một điểm sáng lung linh khiến tối đứng đâu cũng nhìn thấy Cầm Thi.
Cầm Thi đan hai tay vào nhau:
– Nếu không nói anh khéo tán, tôi không biết phải dùng ngôn từ nào cho thích hợp.
Trình nheo nheo mắt:
– Đã nói tôi là người thích đùa. Em có thể nghĩ tôi đang đùa có sao đâu. Mà này! Em sẽ ở biệt thự Bạch Mai chớ?
Thi tròn xoe mắt:
– Anh cũng biết biệt thự đó nữa à?
– Dĩ nhiên! Biệt thự ấy là một trong những công trình kiến trúc đẹp của Vũng Tàu, tôi biết nó cũng vỉ nghề nghiệp thôi:
Cầm Thi nhếch môi:
– Gia đình bác Hai Vĩnh Kỳ rất thường ở đó. Biệt thự ấy lúc nào cũng mở cửa đón khách nhưng lại không có chỗ cho tôi.
Trình thắc mắc:
– Vậy em sẽ ở đâu?
Thi nói:
– Vũng Tàu là thành phố du lịch, ở đâu thoải mái thì ở.
– Tôi không nghĩ cô Lan để em tự do như vậy.
Cầm Thi im lặng nhìn qua ô cửa. Vẫn một màu xanh bất tận.
Giọng Trình êm như tiếng sóng xa:
– Em sẽ vẽ gì ở vùng biển này? Em có yêu biển không Cầm Thi?
Ngã đầu vào lưng ghế, Thi bồi hồi vì câu hỏi của Trình. Dường như đây là lần đầu có một gã con trai hỏi cô một câu kiểu lãng mạn như vậy.
Có yêu biển không? Câu hỏi nghe hay hay. Bên cạnh, rất gần cô, Trình cũng hay hay. Lần đầu gặp Trình, Thi đã đánh giá anh rất nguy hiểm và hiện giờ cô đang bị sự nguy hiểm ấy lôi cuốn, bởi vậy thay vì sẽ cởi mở với Trình, Cầm Thi vẫn thủ thế.
Cô lơ lửng:
– Tôi yêu mọi cái đẹp, dĩ nhiên là yêu biển rồi. Sao anh lại hỏi thế?
Trình nói:
– Tôi cúng yêu biển, dù trước mọi cái đẹp tới đều có chọn lọc.
Cầm Thi liếc về phía Trình và nhận ra nét mặt nhìn nghiêng của anh rất sắc sảo, mạnh bạo với những nét thẳng của sống mũi, nét gãy của quai hàm và nét rất đàn ông của hàm râu mới cạo vẫn mơ mờ mau xanh đen.
Bỗng dưng Cầm Thi bối rối khi thấy mình đã quá chú ý đến Trình. Ngay lúc đó anh quay lại nhìn cô. Cầm Thi hoảng hồn khi gương mặt hai người hầu như cách nhau có vài phân. Mạch máu của Cầm Thi đập mạnh đến mức cô như nghe được máu chuyển động hối hả trong người.
Mặt Trình đối diện mặt cô với những đương nét rõ rệt mà Thi biết là quyến rũ chết người. Gương mặt ấy đang mỉm cười trong khi mắt Trình chầm chậm lướt trên gương mặt Thi. Lẽ ra Cầm Thi nên quay đi, nhưng cô không thể làm nổi động tác đơn giản đó, cô đành ngồi yên đón nhận những tia lửa cháy bỏng trong cái nhìn của Trình, cái nhìn đã theo cô suốt buổi tối ấy.
Giọng Trình trầm xuống thì thầm:
– Trong sự chọn lọc của tôi không thể nào thiếu gương mặt của Cầm Thi.
Đây không phải lời tán tỉnh, đúng không phải câu nói đùa và tôi tin em hiểu điều này.
Cầm Thi trấn tĩnh lại, cô nói:
– Tiếc rằng tôi khống hiểu gì hết.
Rồi như muốn chứng tỏ mình không hề bị cái nhìn của Trình làm hồn xiêu phách tán, Cầm Thi thản nhiên nhìn trả.
Thái độ trẻ con của Cầm Thi khiến Trình vừa thích thú vừa buồn cười. Anh nheo nheo hàng chân mày rất đậm rồi bảo:
– Em đang phác họa chân dung tôi trong tim à?
Cầm Thi bĩu môi:
– Còn khuya!
– Vậy sao em nhìn tôi kỹ vậy?
Thi không trả lời được, cô im lặng một lúc mới nói:
– Tôi đang tự hỏi chị Oanh và nhỏ Yến khổ vì anh ở điểm nào?
Trình cao giọng:
– Em đã có giải đáp chưa?
Cầm Thi cong môi cao ngạo:
– Rồi. Với tôi điểm đó chả đáng.
Trình vẫn tủm tỉm cười:
– Vây sao? Tôi biết em không dám làm khác lời cô Lan đã dặn.
Cầm Thi nóng mặt:
– Anh thật tự cao và chủ quan.
Trình nghêng ngang:
– Nhưng tôi đã nói đúng tim em.
Một lần nữầ Cầm Thi phải mím môi:
– Tim tôi ở bên phải, dễ gì anh đoán đúng.
Trình chăm chú nhìn Thi khiến mặt cô đỏ ửng lên trông thật dễ yêu. Dù tim cô bên phải, anh vẫn dư sức nắm trọn trái tim Cầm Thi như anh đã nắm trọn trái tim của Thoại Oanh, Thoại Yến. Kinh nghiệm cho Trình biết các cô nàng bướng chừng nào càng dễ bị chinh phục chừng nấy. Song với Thi, Trình không thể nào thể. Một phần anh ngại bà Thoại Lan, một lần anh thấy không đành lòng. Cô bé ấy có một chút gì đó khiến cho anh không thể đùa như đã từng đùa với Oanh, Yến. Giọng Trình chợt nghiêm lại:
– Em sẽ ở đâu trong thành phố này?
Cầm Thi vẫn còn dỗi:
– Ở đâu chẳng liên quan đến anh.
– Đúng vậy. Tôi chỉ sợ mình ở chung một khách sạn hay nhà trọ thì khó ăn nói với bà cô Thoại Lan của em.
– Một lát tới bến, mỗi người mỗi ngã, anh sẽ không gặp tôi đâu mà lo.
Trình hỏi lại:
– Có chắc chắn không?
Cầm Thi vênh mặt:
– Sao lại không khi tôi biết nơi mình sẽ đến.
Trình nói:
– Nghe Hòa nói cô Lan giữ Cầm Thi kỹ như giữ trẻ con. Lẽ nào cô lại để Thi một mình với chiếc balô ra tận đây. Thành phố này cũng phức tạp lắm. Không gặp thì thôi, đã gặp rồi mà không quan tâm tới em, tôi thấy mình không phải với Hòa.
Cầm Thi nhún vai:
– Tôi không nói, anh không nói chỉ trời... biển biết mình gặp nhau thì có gì phải sợ.
Dứt lời, Cầm Thi ngó lơ ra phía trước. Chắc vẫn còn xa mới tới bờ. Cô không thể nói cho Trình biết tại sao cô có mặt trên con tàu cánh ngầm này:
Thật ra cô chả phải đi... thực tế để vẽ tranh như Trình tưởng. Cô đang bỏ nhà đi bụi một chuyến đây. Cũng tại cô Lan. Cô luôn giữ Cầm Thi kỹ như giữ trẻ con nên Thi hạ quyết tâm đột phá cho cô Lan có cái nhìn khác về Thi.
Nói vui míệng rằng:
''Bỏ nhà đi bụí', song thật ra trước khi đi Cầm Thi đã...
xin cô Lan. Dĩ nhiên bà cô làm giặc làm giả và nhất nhất không chịu.
Cầm Thi bảo nếu lúc nào cô cũng bị bà giữ kỹ như thế thì cô sẽ bỏ học vì cô bị gò bó quá không thể nào có tự do để sáng tạo. Họa sĩ không có tự do sáng tạo thì bỏ nghề là phải. Nghe Thi đòi bỏ học, bà Lan đã nhượng bộ. Thế là sáng nay Cầm Thi bay như chim sổ lồng. Cô sẽ có những ngày hè bay bổng với bạn bè.
Bọn chúng sẽ ra đây trong vài ngày tới, cả lũ sẽ tha hồ quậy và Cầm Thi không muốn có thêm một người nào chen vào cuộc chơi của bọn cô cả.
Chính vì vậy Thi đã dè chừng, càng dè chừng hơn khi Trình tỏ ý muốn biết chỗ cô ở.
Trình hỏi:
– Em sẽ ở đây bao lâu?
Cầm Thi lơ lững?
– Có thể là hết hè, cũng có thể ngày mai tôi về nếu biển ở đây không tạo cho tôi niềm cảm hứng nào.
Trình khịt mũi:
– Nghe em nói tôi có cảm giác bên cạnh mình là một nghệ sĩ lớn, một ngôi sao sáng chói mắt.
Cầm Thi ức lắm, cô trả đũa:
– Còn bên cạnh tôi là một cái loa phát thanh. Hừ! Nếu biết có anh trên con tàu này, tôi đã không lên.
Trình xoa cằm:
– Giờ em muốn xuống cũng không muộn. Tồi rất sẵn lòng vất em xuống biển để làm bạn với nàng tiên cá. Em nghĩ sao?
Cầm Thi bĩu môi:
– Hừ! Đó là mặt trái mà nếu vẽ anh, tôi sẽ quẹt ba nhát cọ là sẽ có một gương mặt hết sức ấn tượng.
Trình riễu cợt:
– Em... siêu dữ vậy sao? Tôi không tin.
Cầm Thi nghênh ngang:
– Cứ đợi đấy. Ba nhát cọ chỉ ba giây chớ lâu lắc gì. Tôi chuyên môn vẽ mặt cho cổ động viên bóng đá mà. Nếu không tin, tôi sẽ vẽ liền cho anh thấy.
Trình nuốt hận vào lòng:
– Ranh con chua ngoa!
Cầm Thi thản nhiên:
– Ngọt ngào như chị Oanh hay nhỏ Yến chắc bị anh nuốt mất quá.
Trình bừng bừng nổi khát khao chinh phục mà vừa rồi anh đã gạt phăng đi khi nghĩ tới bộ mặt ngoa ngoắt của bà Thoại Lan.
Cầm Thi bướng bướng, ngông nghênh, khác với các cô nàng đã gục ngã ngay khi anh mỉm cười với họ. Cô bé đã khiến anh không rời mắt ngay cái nhìn đầu tiên. Vậy thì đắn đo ngần ngại gì mãi vậy Triệu Khánh Trình?
Giọng tỉnh rụi, Trình khen:
– Em khá lắm nhóc ạ!
Cầm Thi so vai:
– Khá nổi gì khi trong mắt anh, tôi chả tài cán chi hết? Anh vờ vịt bảo tôi vẽ anh, nhưng anh tin tôi không đủ sức làm điều đó.
Trình tủm tỉm cười. Anh thích thấy Cầm Thi giận dỗi mà không biết tại sao.
Nghe Hòa nói mẹ Cầm Thi mất ngay khi sinh ra con bé. Bà Thoại Lan đã nuôi Thi từ thuở còn trong nhà bảo sanh. Cô bé không có sống với cha ngày nào nên tình cảm cha con rất lợt lạt. Cầm Thi được bà Lan cưng như trứng, vậy mà hôm nay bà cho con bé một mình ở xứ biển này mới lạ chứ. Có khi nào con nhỏ bỏ nhà, làm một chuyến phiêu lưu như Dé Mèn không?
Cầm Thi rút trong balô ra một cái nón vải mềm, cô đội lên đầu che phủ nửa mặt, mắt nhắm như muốn..... thông báo:
Tôi không nói chuyện với anh nữa.
Trình cũng ngã người tựa vao ghế. Anh nhìn đồng hề và đoán chừng nửa tiếng nữa sẽ tới bến.
Thời gian trôi nhanh hơn anh tưởng. Nếu nãy giờ không có Cầm Thi bên cạnh, chắc anh buồn lắm.
Biển lặng sóng yên bình nhưng trong lòng Trình lại cồn cào dậy sóng.