206. Những điều cần biết về trẻ sơ sinh.
Chúng ta nên nhận định rằng, trẻ sơ sinh không phải chỉ là đứa con trai hay con gái được thu nhỏ lại. Trẻ sơ sinh khác với chúng ta KHÔNG CHỈ Ở CỠ NGƯỜI MÀ khác vì các nội tạng, tỷ lệ của các bộ phận và cách phản ứng riêng đối VỚI THẾ GIỚI CHUNG QUANH.
ÐẦU
- Ðầu của trẻ sơ sinh khác với người lớn ở phần tỷ lệ của đầu đối với cơ thể. NÓ TO HƠN GẤP HAI LẦN SO VỚI TỶ LỆ SAU này. Vậy mà như thế là nó đã nhỏ đi nhiều lắm rồi, vì khi được 2 tháng trong bụng mẹ, cái đầu và phần thân thể còn lại bằng nhau. Khi mới sinh ra, phần cơ thể đã lớn hơn nhiều nhưng so sánh với cấu tạo của một người lớn, thì tỷ lệ giữa đầu và người của Bé vẫn gấp đôi tỷ lệ này ở người lớn.
Ngoài ra còn phải kể tới phần da còn nhăn nheo, đỏ, bóng vì mỡ, xương hàm dưới ngắn, cổ nhỏ yếu, vai hẹp, bụng phồng, chân tay ngắn, xương mềm làm cho nó còn giống một cái bào thai hơn là một đứa trẻ.
TÓC
- Một số trẻ sơ sinh ra đời với bộ tóc đen và dày, mọc từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Lớp tóc này sẽ RỤNG HẾT ÐỂ ÐƯỢC THAY THẾ BỞI MỘT LỚP MỚI.
DA
- Da Bé có nhiều nốt đỏ. Những nốt này sẽ mất màu khi ta chạm tới và sẽ chết dần về sau này. Trên má và mũi Bé có những điểm màu trắng. Những điểm này cũng mất dần sau vài tuần tuổi.
MÓNG TAY, CHÂN
- Các móng tay, chân của Bé đều dài. Chớ vội cắt móng cho Bé vì bạn dễ làm bật móng của Bé KHIẾN CHỖ ÐÓ BỊ NHIỄM TRÙNG.
VÚ
- Có điều lạ là hai vú của trẻ sơ sinh đều hơi phồng lên và có thể tiết ra vài giọt sữa. Dù là Bé trai hay Bé gái. Người lớn nên nhớ, không được lấy tay ấn vú Bé cho sữa ra vì như vậy sẽ có hại cho các tuyến vú. Hiện tượng có sữa như vậy do rối loạn hoócmôn, sẽ tự hết trong một THỜI GIAN NGẮN, KHÔNG CẦN ÐIỀU TRỊ.
TRỨNG CÁ VÀ CHẤT LỎNG Ở BỘ PHẬN SINH DỤC
- Ở bé trai, trên trán và 2 cánh mũi có thể có một vài đốm nhỏ màu vàng. Ðấy là những mụn trứng cá của tuổi sơ sinh. BộPHẬN SINH DỤC CỦA BÉ GÁI CÓ THỂ CÓ một ít chất nhầy chảy ra, có khi lần một ít máu. Hiện tượng này là bình thường, cũng do hoócmôn sinh ra không có gì đáng lo ngại.
BÌU
- Khi mới sinh, cái túi da đựng đôi tinh hoàn của Bé trai có chứa một lượng dung dịch không liên quan gì tới các tinh trùng sau này, nhưng cũng làm cho cái bìu ra vẻ căng, to thu hút sự chú ý. Lượng dung dịch này sẽ tiêu diệt hết trong vòng vài tuần.
PHÂN
- Trước khi Bé được bú bữa đầu tiên trong đời, Bé đã đi ra phân rồi. Phân này còn gọi là "cứt su", vào khoảng từ 60 tới 200g, là lượng chất thải có trong ruột Bé từ khi Bé còn nằm trong bụng mẹ. Phân là một chất nhầy, màu xám. Sau 3-4 ngày, "cứt su" sẽ được thay thế dần bằng phân do sự tiêu hóa sữa tạo ra. Phân này màu vàng nhạt hoặc vàng thẫm.
TÍNH MIỄN NHIỄM
- Nếu khi mang thai bà mẹ đã được tiêm phòng các bệnh đậu mùa, bạch hầu, bệnh bại liệt, bệnh uốn ván thì các cháu bé mới bệnh cũng được miễn nhiễm các bệnh đó. Ngoài ra các cháu còn miễn nhiễm tự nhiên với các bệnh sởi và quai bị nếu mẹ cháu đã bị qua. Tuy vậy, tính miễn nhiễm này sẽ mất đi khi cháu bé được từ 13 đến 18 tháng tuổi.
NHAU
- Trong vòng từ ngày thứ 6 tới ngày thứ 10, cuống nhau đính với rốn của Bé sẽ khô và rụng ra, đoạn tuyệt với vết tích cuối cùng của cuộc đời trong bụng mẹ. Từ đó Bé mỗi ngày một nở nang: lớp lông tơ phủ trên người Bé rụng dần, những chấm đỏ trên da cũng hết khiến toàn lớp da có cùng một mầu, mịn màng và sáng sủa. Ðể yên trí là sức khỏe của Bé hoàn toàn tốt, bác sĩ có thể kiểm tra toàn diện cho Bé về nhịp tim, nhịp thở, mầu da và những phản ứng về cảm giác.
Ngoài ra để biết Bé sơ sinh hoàn toàn bình thường không, người ta còn thử một số phản ứng của Bé như phản ứng Moro: đặt Bé nằm ngửa, dang tay chân ra và để đầu hơi ngửa ra đàng sau, tự nhiên Bé sẽ thu tay chân và người lại như những động tác, khi ôm lấy mẹ. Khi sốc Bé Ở TƯ THẾ ÐỨNG, TỰ NHIÊN Bé hơi ngả người ra phía trước trong tư thế người đi, khi sờ vào môi Bé, Bé sẽ quay đầu về phía bị đụng như để tìm bầu vú, sờ nhẹ vào lòng bàn tay hay bàn chân, các ngón tay và ngón chân sẽ gập lại như muốn nắm vật
Những phản ứng Moro sẽ biến đi sau 3 tháng, phản ứng co tay sau 6 tháng, phản ứng co chân sau 10 tháng, phản ứng bú mẹ sau 4 tháng.
207. Trẻ em sinh thiếu tháng.
TRƯỚC KIA Ở MỘT số nước, tất cả các cháu Bé khi mới sinh ra cân nặng dưới 2.500 g đều bị COI LÀ SINH THIẾU THÁNG HAY ÐẺ NON. Đó là một sai lầm vì nhiều cháu, tuy nặng dưới 2500g, nhưng đã được hình thành đủ ngày, tháng trong bụng mẹ. Trẻ sinh thiếu tháng là những đứa trẻ hình thành trong bụng mẹ không tới 37 tuần kể từ ngày đầu của lần kinh nguyệt cuối cùng của bà mẹ. Các cháu sinh thiếu tháng có các bịểu hiện da nhăn, thấy rõ ở tai, vú, gan bàn chân.
Càng thiếu tháng, số cân càng nhỏ. Các hệ thống hô hấp, tiêu hóa, điều chỉnh thân nhiệt... đều chưa hoạt động tốt. Do đó sinh mạng của cháu Bé rất mong manh. Hơn nữa, cơ thể của cháu rất dễ bị nhiễm khuẩn và nhiễm trùng. Cháu lại không đủ sức để bú tí.
Về hình dáng, cháu bé sinh thiếu tháng có chiều dài dưới tiêu chuẩn, đầu to không cân đối với thân, ngực nhỏ, bụng phình, da đỏ, mỏng, nhăn nheo, còn phủ một lớp lông tơ. Tiếng khóc của Bé yếu ớt và nhịp thở không đều.
Nếu sức khỏe của Bé không đến nỗi nào, thì có thể nuôi BÉ VỚI CHẾ ÐỘ ÐẶC BỊỆT Ở gần mẹ. Trong trường hợp Bé yếu quá, cần phải nuôi dưỡng ở MỘT TRUNG TÂM CÓ CHUYÊN KHOA VỀ CÁC trẻ thiếu tháng.
Nếu bạn phải nuôi một cháu bé thiếu tháng tại nhà, cần phải theo đúng những lời chỉ dẫn của cơ quan nuôi dưỡng trẻ. Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất đối với Bé. Nếu không có sữa mẹ, phải nuôi Bé bằng sữa bột thì sữa này cũng phải là sữa đặc bịệt, có lượng chất dinh dưỡng cao.
Ngay từ những ngày đầu, phải chú ý sao cho Bé được cung CẤP ÐỦ LƯỢNG VITAMIN A, C, D
ÐỂ tránh bị suy dinh dưỡng. Bé cũng cần được cung cấp thêm chất sắt vào các bữa sữa: thoạt đầu 8 bữa mỗi ngày (quan sát coi Bé bú đã đủ chưa), rồi dần dần giảm xuống 7, 6 bữa/ngày.
Bé cần được các chuyên viên săn sóc, theo dõi liên tục trong những tuần lễ đầu về số cân nặng, chiều dài, đo vòng sọ. Quan sát các động tác người, tay, chân; khả năng hoặc phản ứng về các cảm giác nhìn, nghe... Nói chung, các cảm giác về cơ thể và về tinh thần của Bé đều cần được chú ý đặc bịệt.
Nếu được săn sóc đúng mức, một trẻ thiếu tháng có thể phát triển như đứa trẻ bình thường sau 2, 3 năm.
208. Trẻ sinh đôi.
Các trẻ sinh đôi, sinh ra thường nhẹ hơn các trẻ sinh bình thường, hoặc trong hai cháu thì có một cháu nhỏ hơn.
Việc săn sóc các cháu cũng cần thiết như đối với các cháu sinh thiếu tháng vậy.
CÓ MỘT điều chắc chắn là cơ thể các cháu bị thiếu chất sắt vì các cháu phải chia nhau lượng hợp chất sắt lẽ ra chỉ để dành cho một người.
Bởi vậy, ngay từ những tuần lễ đầu tiên, phải chú ý cho thêm các thuốc bổ có hợp chất sắt vào sữa để các cháu bú.
209. Kháng thể của người.
Gammaglobulines là những kháng thể có nguồn gốc từ cơ thể người, có tác dụng chống được vi khuẩn và virút trong vòng vài tuần lễ, được dùng làm thuốc tiêm vào bắp thịt để phòng hoặc làm giảm một số bệnh. Có những loại gam ma globuhnes chuyên dùng chống các bệnh như: sởi, gan, ho gà, uốn ván vv... và một loại chung được dùng để tăng cường khả năng đề kháng của cơ thể. Cũng có một loại Gam ma globuline được dùng làm thuốc chống dị ứng.
210. Hemophilus là gì?
Hemophilus influenzae là tên một loại vi trùng thường gây ra một số các bệnh trẻ em như: bệnh viêm mũi-họng, viêm phổi, đau mắt, viêm TAI GIỮA VÀ NHẤT LÀ BỆNH VIÊM MÀNG ÓC. CÓ NHIỀU CHỦNG LOẠI, NHƯNG LOẠI HEMOPHILUS B là loại gây ra những bệnh nặng nhất.
Người ta đã điều chế được vắc xin chống Hemophilus và các bà mẹ nên cho con chích loại vắc xin này để phòng bệnh; nhất là các cháu nhỏ đã vô tình tiếp xúc với những người đang bị bệnh đau màng óc (coi bảng các vắc xin nên chích ngừa để phòng bệnh).
211. Kiểm tra sức khỏe của Bé vừa lọt lòng.
Là phương pháp kiểm tra sức khoe của trẻ mới sinh mang tên giáo sư bác sĩ người Mỹ Virginia Apgar. Nội dung kiểm tra gồm 5 việc: kiểm tra nhịp tim, nhịp thở, màu da, phản ứng với sự kích thích bên ngoài, tiếng khóc. Mỗi loại kiểm tra cho điểm từ 1 tới 2 điểm. Bé nào đạt từ 8-10 điểm là có sức khỏe tốt khi mời chào đời.
212. Phục hồi sức khỏe sau khi khỏi bệnh.
NGÀY NAY, NHỜ SỰ TIẾN BỘ CỦA NGÀNH Y DƯỢC mà việc chữa khỏi bệnh phần lớn không đòi hỏi những thời gian dài như ngày xưa nữa. Những chứng bệnh thông thường khỏi trong vài ngày. Trẻ lại trở lại với các sinh hoạt bình thường, lâu lắm là một tuần sau khi khỏi bệnh.
Nói chung, các cháu thường bị bệnh trong vòng 4~5 ngày. Trước đây, mỗi lần bệnh thường là 2 tới 3 tuần lễ.
Do thời gian bệnh ngắn, nên việc săn sóc sau khi khỏi cũng nhẹ nhàng. Tuy vậy, cũng nên chú ý tới sự thay đổi về tâm lý trong một số cháu như:
- Sau khi bệnh, lại mút tay và có xu hướng làm nũng, đòi hỏi được chiều chuộng hơn.
- Ðối với anh chị em, cảm thấy mình được bố mẹ chú ý săn sóc và chiều hơn, nên dễ tạo ra sự ghen tị.
Nói chung, sau thời gian nằm viện, xa cách gia đình, xa cách với các sinh hoạt bình thường, cháu nhỏ bây giờ cũng cần có một thời gian để thích ứng với nhịp sống chung như trước.
Cũng có một nhận xét: sau mỗi lần bệnh, các cháu lại lớn LÊN MỘT CHÚT. ĐÓ LÀ SỰ "bệnh vỡ da".
213. Phương pháp cho trẻ em vận động để tập thở.
Bằng phương pháp làm cử động tay, chân, các khớp xương và cột sống, người ta đã làm cho các bệnh ho tái phát, bệnh hen ở TRẺ EM, CÁC BỆNH HÔ HẤP Ở TRẺ SƠ SINH, ÐỠ HẲN.
Phương pháp hỗ trợ sự hô hấp này còn làm cho các ống dẫn KHÍ ÐƯỢC THÔNG, SẠCH.
Ở bệnh viện, phương pháp này được dùng hàng ngày hoặc nhiều lần trong ngày do các chuyên viên thực hiện cho các cháu rất nhỏ, tới các cháu lớn. Các bậc cha mẹ cũng có thể học được kỹ thuật của phương pháp NÀY ÐỂ ÁP DỤNG CHO CÁC CHÁU Ở nhà.
Khi gặp các trường hợp trẻ em gặp tai nạn, bị ngạt hoặc ngưng thở, phải nhờ người gọi ngay tới nơi cấp cứu. Trong khi chờ đợi, không được để phí thời gian, mà chính bạn phải là người thực hành hô hấp nhân tạo cho các cháu ngay.
Phương pháp hữu hiệu nhất là miệng hút miệng còn gọi là "hà hơi thổi ngạt" (xem hình vẽ), áp dụng cho mọi trường hợp như ngã xuống nước, bị điện giật, bị ngạt hơi ga hoặc mắc vật cứng ở CỔ, XE ÐỤNG V.V... ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT LÀ PHẢI LÀM NGAY, không được chậm trễ: mọi người chỉ cần bị ngưng thở vài phút cũng đủ gây ra những tổn thương ở não không thể phục hồi được nữa.
KHI NẠN NHÂN Ở trạng thái sau đây, cần phải thực hiện hô hấp nhân tạo ngay:
1. Mặt, môi xanh tím chứng tỏ cơ thể thiếu ôxy.
2. Ngất rất nhanh.
3. Ngưng hô hấp.
Việc bạn cần làm cho nạn nhân:
1. MỞ KHUY áo cổ và ngực của nạn nhân, không để cổ và ngực bị bó chặt.
2. Ðể ngửa đầu nạn nhân ra phía sau để đường hô hấpađược mở rộng và để lưỡi không bị tụt ra sau, chặn đường đi của không khí vào phổi.
3. Hít một hơi thật dài, rồi há miệng to đủ để ngậm được kín miệng nạn nhân (hình B); nếu nạn nhân là một cháu bé mới sinh thì ngậm kín cả miệng và 2 lỗ mũi của cháu (hình C).
Khi hà hơi vào cháu bé, cháu càng ít tuổi, càng phải hà từ từ. Với Bé sơ sinh, hà cả vào đường miệng và đường mũi.
4. Mỗi lần hà hơi xong, lại ngồi thẳng lên để hít thở cho được nhiều.
5. Hà hơi thổi ngạt như vậy cho tới khi nào thấy ngực cháu bé phập phồng, chứng tỏ cháu đã tự thở được mới thôi.
6. Trong thời gian thực hiện thở nhân tạo giừ đầu nạn nhân NGẢ RA ÐẰNG SAU. CỐ THỰC HIỆN NHỊP THỞ TỪ 20 - 40 LẦN MỖI PHÚT.
KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN THỞ NHÂN TẠO
- Việc thực hiện hô hấp nhân tạo sẽ gặp khó khăn khi đường dẫn khí qua cổ nạn nhân bị vướng. Nếu vì lưỡi nạn nhân co vào, che cổ họng thì ngửa thêm đầu nạn nhân ra phía sau.
Nếu có vật ngáng mắc trong cổ nạn nhân, phải cố lấy ra (coi lại phương pháp Heimlich) rồi nhanh chóng "hà hơi thổi ngạt".
NHỮNG DẤU HIỆU CHỨNG TỎ CHÁU BÉ ÐÃ TỰ THỞ ÐƯỢC:
1. Sắc mặt cháu hồng lên, không tái nữa.
2. NGỰC PHẬP PHỒNG.
XOA BÓP TIM
- Nếu cháu bé đã ngưng thở mấy phút thì tim cũng ngưng đập. Cần phải thực hiện phương pháp xoa bóp tim ngoài lồng ngực. Vì phương pháp này cũng có tác hại cho nạn nhân, nên chỉ thực hành khi chắc chắn tim nạn nhân đã ngưng đập.
Nếu không có người giúp đỡ, một người vẫn có thể vừa hà hơi cứu ngạt, vừa xoa bóp tim, hà hơi, xoa bóp tim, rồi lại hà hơi cứ THAY ÐỔI NHƯ THẾ.
PHƯƠNG PHÁP XOA BÓP TIM
- Nạn nhân nằm ngửa. Người cứu nạn dùng gan bàn tay ấn thẳng góc mạnh lên ngực của nạn nhân, ở phần ba dưới cửa xương ức về phía trái. Mỗi phút ấn 60 lần. Tránh không ấn quá về phía xương sườn của trẻ em vì xương còn yếu, có thể bị gãy. (Xem hình vẽ).
Phương pháp này cũng áp dụng cả với người lớn nhưng phải hà hơi và ấn tay mạnh hơn.
15. Thuốc an thần
NÓI CHUNG THÌ KHÔNG NÊN dùng các loại thuốc an thần, thuốc gây ngủ, nhất là cho các cháu bé. Thường các cháu bé không ngủ được là do các tiếng động chung quanh hoặc vì nguyên nhân tâm lý khác mà người lớn phải tìm hiểu để tạo điều kiện cho các cháu ngủ tốt.
Việc sử dụng các thứ thuốc này chỉ có tính chất tạm thời, thật cần thiết trong một hoàn cảnh bắt buộc. Không được lạm dụng thuốc và sử dụng trong thời gian dài.
Những loại thuốc an thần đều không lợi cho sự hô hấp, làm các động tác cơ bắp khi thở ra hít vào bị yếu đi. Do đó, không được dùng cho các cháu mới sinh được vài tuần, vì thời gian này nhịp thở của các cháu chưa được đều. Ðối với các cháu lớn bị bệnh đường hô hấp cũng vậy. Ngay cả thuốc làm dịu cơn ho cũng phải dùng có chừng mực đúng theo sự chỉ định của bác sĩ.
216. Liệu pháp vi lượng đồng cân.
Phương pháp trị liệu này càng ngày càng được áp dụng nhiều cho các trẻ em, dựa vào nhận xét: có những loại thuốc gây ra những triệu chứng bệnh lại làm khỏi chính những triệu chứng đó ở MỘT NGƯỜI BỊ BỆNH. NGƯỜI TA CHƯA giải thích được cơ chế làm khỏi bệnh của các thuốc này, nhưng đã áp dụng có kết quả trong việc chữa trị. Các chất này được dùng với liều lượng rất nhỏ, rất loãng để khỏi độc, thường có nguồn gốc thảo mộc như acomt, belladone, arnica..., là loại nguồn gốc động vật như apis, cantharis; hoặc là những hóa chất như bạc, thủy ngân, ăng-ti-moan, phốt-pho, đồng v.v...).Thường người ta điều chế thành các viên thuốc dễ tan trong miệng, để các cháu bé ngậm.
Phương pháp này thường áp dụng để chữa trị một số bệnh mà các loại thuốc thông thường ít hoặc không có hiệu quả như bệnh xoang hay bệnh hen.
Các bác sĩ nhi khoa có kinh nghiệm có thể chỉ áp dụng các chất thuốc này để chữa trị hoặc phối hợp với cả các thứ thuốc khác.
217. Nước tiểu.
Các bà mẹ nên tới hỏi ý kiến bác sĩ nếu cháu bé có những bịểu hiện sau:
- Bé đã hơn 3 tuổi mà vẫn hay đái dầm, kể cả ban ngày.
- Bé đi tiểu luôn luôn, đi tiểu thấy đau, nước tiểu đục hoặc mầu đỏ.
Những hiện tượng đó có thể là triệu chứng của các bệnh về niệu đạo (ống tiểu). Tuy vậy, chúng ta cũng nên nhớ rằng một số thực phẩm có tác dụng nhuộm mầu nước tiểu như củ cải đỏ một số kẹo có phẩm mầu, một số dược phẩm như chất xanh-méthylène, quinine. Hiện tượng sốt CŨNG KHIẾN CHO NƯỚC TIỂU CÓ MẦU THẪM HƠN MỌI NGÀY.
Lấy mẫu nước tiểu như thế nào?
1. Ðể tìm albumin trước khi chích vắc xin, mẫu nước tiểu không cần phải thật tinh khiết, chỉ cần sạch (không lẫn phân). Với các cháu mới sinh, có thể quấn băng thấm để cháu tiểu vào băng. Với các cháu lớn HƠN, CÓ THỂ LẤY Ở BÔ.
2. Nếu cần xét nghiệm tìm vi khuẩn như trường hợp muốn bịết có phải là viêm niệu đạo không, mẫu nước tiểu cần phải lấy thật cẩn thận. Trước tiên, phải lau sạch bộ phận đi tiểu của cháu bé. Sau đó phải lấy mẫu nước tiểu khi cháu đang tiểu (lấy mẫu ngay ở TIA NƯỚC TIỂU). ĐỐI VỚI CÁC CHÁU nhỏ, buộc vào bộ phận đi tiểu của cháu một bao nylon sạch hoặc túi đặc bịệt có bán tại cửa hàng thuốc. Sau 1 giờ, nếu cháu bé chưa tiểu, phải thay túi khác.
218. Cấy phân - xét nghiệm phân.
Khi cháu bé bị đi tướt, bác sĩ có thề yêu cầu lấy mẫu phân của cháu mang đi xét nghiệm để tìm ra vi trùng gây bệnh cùng loại thuốc thích hợp để diệt loại vi trùng này.
Việc tìm vi rút trong phân là một việc làm khó và phải thực hiện trong vài ngày.
219. Phẫu thuật cho Bé.
Nếu con bạn cần phải qua một cuộc phẫu thuật, bạn KHÔNG NÊN HAY NÊN LÀM NHỮNG ÐIỀU GÌ?
KHÔNG NÊN giấu cháu bé tới phút CUỐI MỚI CHO CHÁU BỊẾT TỐI NAY CHÁU KHÔNG NGỦ Ở nhà. Hoặc nói dối cháu rằng đưa cháu đi chơi, đi coi chiếu bóng v.v..., và mô tả bệnh viện như là một nơi giải trí mà cháu sẽ được hưởng nhiều điều thật thú vị!
NGƯỢC LẠI, CŨNG KHÔNG NÊN tỏ vẻ lo ngại về một tai nạn có thể xảy ra và để cháu bị đưa tới bệnh viện một mình, không có bố mẹ đi kèm, rồi tin tưởng vào những liều thuốc mê, thuốc giảm đau trong bệnh viện mà không tới thăm nom để động viên, an ủi cháu. Cũng không nên cho cháu bịết trước lâu quá, HÀNG MẤY TUẦN TRƯỚC NGÀY GIẢI PHẪU.
NÊN
- Bạn hãy giữ bình tĩnh, có thái độ bình thường cho tới trước ngày phẫu thuật độ 2 ngày mới tìm cách nói cho cháu bịết, cháu cần phải tới bệnh viện để "khỏi đau bụng", để trị cái cục nào đó thường làm cho cháu đau v.v...Cháu bé càng nhỏ, thì càng báo chậm, nhưng nên nói tới việc này để cháu có thời gian chuẩn bị sẵn sàng về tư tưởng.
Bạn có thể nói cho Bé bịết, trong một vài ngày Bé ở BỆNH VIỆN, NGƯỜI TA SẼ SĂN SÓC CHÁU tại giường như thế nào, giải thích cho Bé tại sao các bác sĩ và y tá lại mặc đồ trắng, che mũi, miệng, đeo găng tay. Hãy nói với Bé về cái giường đẩy, về tác dụng của thuốc mê và cho Bé biết, khi Bé tỉnh dậy sẽ THẤY NGAY BỐ MẸ Ở BÊN CẠNH. Hãy kể cho cháu biết, trong số người thân trong gia đình: bác A, chú B, cậu X, v.v... ngày xưa cũng phẫu thuật như cháu nên bây giờ rất khỏe v.v...
Hãy mang tới bệnh viện cho cháu những đồ chơi quen thuộc của cháu: con búp bê, ống nghe bệnh cho búp bê, bút vẽ v.v...
Trong những bệnh viện tư và một số bệnh viện đặc bịệt, người ta thường cho phép người nhà ngủ với các cháu trong những đêm đầu TIÊN Ở BỆNH VIỆN. HÃY CỐ Ở LẠI VỚI CÁC CHÁU CÀNG nhiều càng tốt. Nếu các cháu khóc khi bạn về, hãy hứa với các cháu bạn sẽ sớm trở lại và đưa cho cháu giữ chiếc khăn quàng hoặc đôi găng tay của BẠN ÐỂ LÀM TIN.
Khi cô y tá tới để đưa cháu vào phòng phẫu thuật, nên giữ bình tĩnh, động viên và an ủi cháu. Hãy để cháu giữ lại trong trí hình ảnh thân thương của bạn trước khi đi và tin rằng, KHI CHÁU TRỞ LẠI SẼ LẠI GẶP BẠN BÊN GIƯỜNG.
KHI TRỞ VỀ NHÀ sau một thời gian ở BỆNH VIỆN, HÃY GÂY LẠI TÌNH CẢM ÊM ấm, yêu thương lẫn nhau giữa cháu và các anh chị em của cháu.
220. VACCIN (VẮC-XIN).
Chú ý: Việc chích ngừa chỉ có hiệu quả nếu chích đủ liều lượng và đúng kỳ hạn. Bởi vậy, khi đưa cháu đi chích ngừa, bạn hãy nhớ hỏi ngày chích ngừa lần sau và ghi ngày đó vào cuốn sổ sức khỏe của cháu để khỏi quên. Nếu tới kỳ hạn lần sau mà bạn không đưa cháu tới hoặc tới chậm quá, không đúng ngày thì có thể lại CHÍCH LẠI TỪ ÐẦU.
THỜI GIAN CHÍCH NGỪA (tiêm phòng bệnh)
Tháng thứ 3 - 4 - 5 hoặc 4 - 5 - 6: Chích ngừa bạch hầu uốn ván - ho gà, bại liệt.
Tháng thứ 6, 7: B.C.G.
Lúc 1 tuổi: Sởi, quai bị, thủy đậu.
Lúc 5 - 6 tuổi: Chích phòng lần thứ 2: bạch hầu - uốn ván - ho gà.
Lúc 10 - 11 tuổi: Chích lần 2 phòng bệnh bại liệt.
Chích lần 2 phòng thủy đậu cho các cháu gái.
Lúc 16 tuổi: Chích lần 3 phòng bại liệt.
CHÍCH PHÒNG VÀO ÐÂU? Thường, NGƯỜI TA CHÍCH Ở LƯNG, GIỮA CỔ VÀ VAI, HOẶC Ở HẦN TRÊN CÁNH TAY, HOẶC Ở ĐÙI
Những trẻ em nào không chích được vắc-xin phòng bệnh?
Bác sĩ sẽ quyết định điều này, có thể là những trường hợp các cháu bị bệnh về thận, bệnh thần kinh v.v... Hoặc hoãn chích tạm thời cho các cháu đang bị dị ứng. Những cháu có ít albumin trong nước tiểu, có không liên tục, nếu không có dấu hiệu của bệnh thận cũng cần hoãn.
BẢO QUẢN VẮC-XIN
Vắc-xin phải bảo QUẢN Ở NHIỆT ÐỘ GẦN 00C. Ở 5-600C, không lưu giữ được lâu. Tuy vậy, không được để vắc-xin đông lại, cho NÊN NẾU ÐỂ Ở TỦ LẠNH, CHỈ để gần ngăn nước đá chứ không cho vào ngăn nước đá.