Chạy đến một xóm kia, ráng chạy nữa không nổi, xảy thấy bên đường có một tòa cổ miếu, bèn mò vào đó nghĩ chơn, phần thì mới đánh lộn; phần thì chạy rất xa, cho nên trong mình mười phần mệt mỏí, lại thêm đói bụng chịu không nỗi, bên ăn năn trách lấy mình, sao có nóng nảy mà giết công tữ, nên phải chịu khổ sở như vầy, rồi lại nghĩ rằng:
- Tuy vậy mà ta cũng mầng, vì ta đã trừ đặng một mối hại cho địa phương.
Suy tới nghĩ lui một hồi rồi nằm queo nơi dưới bàn thần mà ngũ.
Nguyên chổ ấy kêu là làng Trung Lạc thôn, còn cái miếu ấy là miếu Quan vương, rất nên linh hiển, song hể bọn trung thần, hiếu tử, nghĩa sĩ, liệt nữ, đến đó cầu vái việc chi đều linh nghiệm cả, chỉ có những bọn gian tà đến vái thì không linh nghiệm chi hết, ngặt vì miễu đường hẹp nhỏ, nên chẳng có ông Từ, duy nhờ có người trong làng hôm sớm đèn nhang cúng cấp mà thôi.
Kim Cang nằm ngũ tại đó, qua đến canh ba, ngó thấy một vị thần nhơn, râu mọc xồm xàm, đến kêu biểu đi.
Kim Cang không biết việc chi, bên theo vị thần ấy đi đến một chổ, thấy có lầu đài điện võ nguy nga, lại có một vị thần thánh ngồi trên, mặt đỏ hồng hồng, coi kỷ lại thì là Quan phu tử đời Hớn.
Kim Cang bèn bước tới quì xuống nói rằng:
- Tôi là Kim Cang xin ra mắt.
Quan đế cho đứng dậy.
Kim Cang mới dám đứng đậy và ngước mặt lên.
Quan đế bèn nói rằng:
- Ta thấy ngươi có lòng nhân nghĩa, chẳng biết kể thân mình bị hại mà cứu người ta, ấy là phò nguy cứu khổn, thiệt cũng đáng khen, nên ta đòi ngươi đến đây mách bảo cho ngươi hay. Vã nay trào đình có lòng chiêu hiền nạp sĩ. Vậy ngươi phải đến nhà Huỳnh Vĩnh Thanh mà ở, thì làm sao ngươi cũng có chổ xuất thân, thoảng như ngày sau ngươi có đắc chí rồi, thì phải cho hết lòng đền nợ nước, hãy ghi lấy, nhớ lấy.
Kim Cang cúi đầu tạ ơn.
Quan đế dạy rồi, liền khiến hai tên Thanh y đồng tử đưa Kim Cang về.
Đi dọc đàng thấy có một cái ao cá, nước trong leo lẻo, mười phần u nhả.
Kim Cang những mảng ham coi, chẳng kịp đề phòng, bị Thanh y đồng tử xô tuốt xuống ao.
Kim Cang hoảng kinh la lên một tiếng, vùng giựt mình thức dậy mới biết là chiêm bao, mồ hôi ra ướt dầm.
Bèn ngồi nghĩ lại một mình rằng:
- Lời Đế quân dặn ta thì ta phải ghi nhớ vào lòng.
Nghĩ rồi đứng dậy lạy tạ ơn thần.
Lúc ấy trống đã trở canh năm, bèn chờ cho trời sáng đặng có kiếm đàng mà đi ; khi trời gần sáng Kim Cang ý muốn đứng dậy ra đi, ngặt đói quá tay chân bũn rũn, đi không nỗi, bèn ngồi núp lại nơi dưới bàn thần trong giây lát rồi sẽ đi. Chẳng dè chổ ấy cách nhà Huỳnh thị lang chẳng bao xa. Nơi Huỳnh phũ có việc cúng thần, gia nhơn đem lể vật đến miếu, vái lạy xong rồi, để đó đưa nhau ra ngoài.
Nói về Kim Cang khi thấy có người đến cúng, ý muốn trông cúng cho rồi đặng có xin đồ ăn cho đở đói, chừng thấy bọn gia nhơn đi hết, thì ngỡ là cúng rồi mà đi, bèn ló đầu lén dòm thấy đồ tam xên hơi còn lên ngui ngút, thèm thôi đà chảy nước dải, nhịn không đặng, liền đứng dậy lấy hết đồ tam xên, ăn uống no say rồi cũng chun xuống bàn thần mà ngồi như trước.
Trong giây phút gia nhơn Huỳnh phủ trở vào, thấy rượu thịt đồ để cúng đó đâu mất hết, bèn nói với nhau rằng:
- Không lẻ mà thần ăn hết đồ tam xên đi, chắc là có người nào ăn cắp đây chớ chẳng không.
Bèn thử kiếm khắp hết bốn phía.
Dòm xuống dưới bàn thần, thấy có một người đại hớn ngồi đó, liệu chắc người ấy ăn cắp mà thôi, liền xúm lại kéo quách Kim Cang ra mẳng rằng:
- Đồ ăn mày, mi ở đâu dám đến đây, ăn cắp lễ vật của ta, là đạo lý chi vậy?
Kim Cang mắc cở xẽn lẻn bèn nói cố lỳ rằng:
- Nay vì tôi đói bụng quá chịu không nỗi thấy đồ để sẳn, nên ăn ba miếng đở lòng, thiệt rất cám ơn, cám ơn.
Gia nhân nói:
- Mi cám ơn ai, đã ăn cắp của người ta mà ăn rồi, bây giờ lại nói cám ơn cái gì. Mi hãy đi với ta lại nhà đây, rồi mi nói làm sao với công tử đó thì mi nói.
Vừa nói vừa kéo tuốt Kim Cang về đến Huỳnh phủ, tốp thì đứng giữ còn tốp thì chạy vào báo cho Công tử hay.
Huỳnh Vỉnh Thanh liền bước ra hỏi rằng:
- Người nào ăn cắp giống gì ở đâu, mà bây làm rộn ta vậy.
Kim Cang bước tới thưa rằng:
- Tôi đây.
Huỳnh Vỉnh Thanh nhắm nhía Kim Cang, thấy tướng mạo khôi ngô thì biết không phải là người vô dụng, bèn hỏi rằng:
- Túc hạ tên họ là chi, vì làm sao ra thân như vậy, như bụng còn đói thì ăn thêm cho no, không hề chi mà ngại.
Nói rồi liền day lại hối gia đinh dọn rựọu thịt ra.
Kim Cang biết kiếu rồi ngồi lại ăn, ăn uống no nê rồi dứng dậy hỏi Công tử rằng:
- Nảy giờ tôi chưa hỏi quí nhơn, chẳng hay quí danh người là chi?
Huỳnh Vỉnh Thanh nói:
- Tôi họ Huỳnh tên Vỉnh Thanh, ông tôi xưa là Huỳnh Định Ban làm đến chức Thị Lang.
Kim Cang liền cúi đầu và nói rằng:
- Kẻ tiểu nhơn có mắt mà không có ngươi, chẳng biết Công tử, xin Công tử thứ tội.
Công tử nói:
- Túc hạ đã lánh họa mà trốn đến đây, vậy thì đem hết đầu đuôi nói cho tôi biết, thì tôi sẽ có thế liệu giùm.
Kim Cang bèn đem việc cứu Vương Ngọc Bích cùng việc đánh Trương công tử, đầu đuôi các việc thuật lại cho Huỳnh công tử nghe.
Huỳnh công tử khen rằng:
- Nếu vậy thì túc hạ cũng là người nghĩa khí đáng kính, đáng khen ; nay bốn phía dều có treo đồ hình bắt túc hạ, vậy thì túc hạ chớ có đi đâu làm chi, hãy ở đây với tôi dạy giùm sắp gia nhơn trong nhà, cho chúng nó tinh thông võ nghệ, tôi liệu Trương Đề đài chẳng dám đến đây tra vấn chi đâu.
Kim Cang cả mừng, bèn an lòng ở đó.
Nói về Trương Đề đài tìm kiếm hơn mấy tháng mà không ra tông tích, ngày kia nghe đặng ở tại nhà Huỳnh Vỉnh Thanh bèn khiến gia nhơn đem lễ vật và danh thiếp tuốt đến Huỳnh phủ xin giao Kim Cang ra.
Gia nhơn vâng lệnh đi đến Huỳnh phủ vào ra mắt Công tử, dâng danh thiếp cũng lễ vật lên, rồi mới tỏ ý chủ mình dạy biểu.
Công tử nói:
- Nhà ta có Kim Cang nào ở đâu, ngươi hãy về bẩm lại với chủ ngươi, ta không biết Kim Cang nào hết.
Gia nhơn không biết làm sao phải trở về bẩm lại với chủ.
Trương Đề đài cả giận nói rằng:
- Thằng Huỳnh Vĩnh Thanh nó tưởng ta sợ nó lắm sao.
Nói rồi liền truyền lịnh cho ngũ dinh điễm tề binh mã, hùng oai cử cử, sát khí đằng đằng, kéo đến trước phủ Huỳnh thị lang, rồi kêu lớn rằng:
- Bớ Huỳnh Vỉnh Thanh, hãy đem kim Cang ra giao cho sớm, nếu để diên trì đợi cho ta xét đặng, thì ta e cho cái tập ấm của mi cũng là bất tiện.
Gia nhơn chạy vào phi báo, Huỳnh công tử nói rằng:
- Trối thây nó, ta nhắm lủ nó chẳng dám vào đây đâu mà sợ.
Công tử nói vậy mặc dầu, chớ Trương đề đài ở ngoài cứ hối quân kêu réo om sòm, cớ nói hoài như trước.
Kim Cang dằn không đặng, bèn nói với công tử rằng:
- Cũng vì việc của tôi, làm rộn ràng cho công tử, thiệt lòng tôi rất chẳng đặng an, vậy xin để cho tôi ra đó đánh với nó, như đánh nó chạy hết thì sẽ tính kế khác ; bằng đánh chẳng lại thì tội phải tìm đường thoát thân trốn đi xứ khác.
Công tử cản trở đôi ba phen không đặng, nên phải để cho đi.
Kim Cang liền xách trường thương lướt ra khỏi cửa nạt lớn lên rằng:
- Người là đứa hổn quan, thả con làm điều ngang trái, đang giữa ban ngày dám đoạt con gái người ta có tội hay chăng? May ta cứu đặng con gái của kẻ lương dân, thằng con bất hiếu của ngươi nó lại còn dám tranh trở với ta, nay ta giết nó rồi, thì đã trừ đặng một mối hại lớn cho dân trong xứ, ấy là may cho bá tính lắm đó, sao ngươi còn dám tìm ta làm chi, hãy trở về cho mau, lo việc bổn phận cho hết lòng mà đền nợ nước.
Trương đề đài nghe nói cả giận, phần thì thấy nhấy người cừu trước mặt, liền hối quân ví bắt.
Kim Cang phấn khởi thần oai đánh riết một hồi, binh đinh đều chạy ráo.
Trương đề đài thấy vậy liền thôi thúc vô dinh, các quan đều áp đến một lượt vây chặc Kim Cang.
Kim Cang tả xông hữu đột mà ra chẳng khỏi, phần thì quan binh đông lắm, phần thì mệt mỏi, nên bị quan binh bắt đặng.
Trương đề đài cả mừng, bên khiến dẫn tuốt về nha ; dụng nghiêm hình tra khảo, Kim Cang chẳng thèm chịu khai, Trương đề đài không biết làm sao, phải giao lại cho quan Huyện là Lý Liên Đăng tra hỏi cho rõ chơn tình, chừng đặng lời khẫu cung thì sẽ thĩnh vương mạng mà xử trảm.
Nói về Huỳnh Vỉnh Thanh, khi thấy Kim Cang bị bắt, thì trong lòng chẳng an, chừng dọ nghe đặng đã giao cho Tri huyện rồi, bèn nghĩ thầm rằng:
- Lý Liên Đăng với ta kết giao cũng hậu, chi bằng ta đến đó lấy điều lợi hại mà tỏ với va, hoặc may có cứu đặng cùng chăng.
Nghỉ rồi liền khiến gia nhơn sắm kiệu, đi đến trước nha, gửi danh thiếp vào.
Quan Huyện xem thấy danh thiếp, liền vội vã sắm sữa áo mảo, mở rộng cửa trung môn, bước ra nghinh tiếp, phân ngôi chủ khách mời ngồi rồi hõi rằng:
- Chẳng hay Công tử đến đây có việc chi chăng?
Huỳnh Vĩnh Thanh nói:
- Nếu chẳng có việc chi thì tôi đâu dám đến đây, nhơn vì Kim giáo sư ỡ tại bên phủ của tôi, không biết có cừu oán chi với quan Đề đài mà người dắt binh mã đến phủ tôi bắt đi, nay nghe lại thì người đã giao cho đại nhơn thẩm đoán, chẳng hay đại nhơn đà thẳm đặng minh bạch rồi chưa.
Lý tri huyện nói:
- Tôi nghe Kim Cang với Vương Toàn giao hảo, nhơn vì Vương Toàn và Trương công tủ có khích với nhau, cho nên Kim Cang mới đánh chết Công tử của Trương đề đài là Trương Hiệu Quí, rồi mới đầu vào quí phủ mà dối làm giáo sư ; đến nay việc nhơn mạng là việc trọng đại, không lẻ bỏ qua cho đặng, vậy thì ngày mai xin Công tử hãy qua đây và tôi cũng cho quan Đề đài hay, đặng tựu đến đây, hội nhau mà thẩm vấn, ước đặng cùng chăng?
Huỳnh Vĩnh Thanh nói:
- Tôi cũng nhờ đại nhơn lấy tình mà biện lý.
Nói rồi từ giả ra về.
Qua bửa sau Lý tri huyện sai người đi thỉnh Trương đề đài qua dinh hội thám, quan Đề đài bèn sai Diệp Du Phũ đi thế cho mình. qua đến nha Tri huyện, kế thấy Huỳnh Vỉnh Thanh cũng đến.
Tri Huyện bèn khiến quân dẫn Kim Cang ra tra thẩm.
Chẳng dè Kim Cang thấy có Huỳnh công tử đến thì e liên lụy cho người, bèn bắt từ dầu chí đuôi mà khai thật ra hết.
Tri huyện không biết làm sào, nên phải lục theo lời khai mà hồi phúc cho quan Đề dài, đặng chớ lịnh xử quyết.
Huỳnh Vỉnh Thanh cũng không biết nói làm sao, phải từ biệt ra về.
Nói về Thiên tử với Châu Nhựt Thanh dạo chơi đã khắp chổ vui, ngày kia vùng nhớ lại bọn Huỳnh Vỉnh Thành, bèn dắt nhau trở về mà thăm.
Khi về đến nơi gia đinh chạy vào thông báo.
Huỳnh Vỉnh Thanh vội vả mặc áo chạy ra quì tiếp, Thiên từ bèn lấy mắt nháy Vĩnh Thanh, chẳng cho quì, vì e thiên hạ biết.
Khi vào nhà ngồi yên rồi Thiên tử nói với Huỳnh Vỉnh Thanh rằng:
- Tự hậu đừng làm như vậy nữa, cứ lấy theo lễ chú cháu xưng hô với nhau mà thôi?
Vinh Thanh vâng lời, rối khiến gia đinh dọn tiệc.
Trong lúc ăn uống chuyện vản với nhau, Huỳnh Vĩnh Thanh bèn đem việc Kim Cang mà nói cho Thiên tử nghe.
Thiên tử nghe nói cã giận, bèn nói rằng:
- Những loài như vậy đã thác cũng còn chưa hết tội thay, chớ như Kim Cang là nguời trung dỏng nghĩa khí, lẻ nào lại để cho nó giết hay sao?
Để mai trẫm sẽ truyền một tờ mật chỉ cho Trang tuần phủ, khiến va bắt quách Trương đề đài mà tra hỏi, chừng trẫm về trào rồi trẩm sẽ phát lạc.
Nói rồi liền viết một tờ mật chỉ.
Sáng ra bữa sau, khiến Nhựt Thanh đem giao cho Trang tuần phũ.
Nhựt Thanh lãnh chỉ tuốt qua dinh Trang tuần phủ, khiến người vào thông báo.
Trang tuần phủ liềhn thay đổi y quan, và khiến quân dọn bàn hương án rồi quì xuống tiếp chỉ.
Nhựt Thanh mở ra đọc rằng:
Vâng trời nương vận, Hoàng đế chiếu rằng: Trẩm dạo chơi khắp xứ Giang Nam, đã nhiều phen nêu gương trung hiếu, lại lắm lúc trừ diệt gian manh ; nay dọ dặng Trương đề đài thả con làm dữ ban ngày đi cướp giựt con gái của người, nay con hắn đã chết, chẳng cần truy cứu lắm chi, song phải bắt Trương đề đài mà giải về kinh, chờ trẩm về trào trẩm sẽ phát lạc, còn Lý Liên Đăng thì ghi tên vào sổ Đạo đài, hể có khuyết thì bổ liền, còn Kim Cang thì phải thả ngay và huỷ luôn cái án ấy đi, các việc cứ theo tờ chiếu mà làm, khanh hãy tuân lấy.
Khi Nhựt Thanh về rồi, Trang tuần phủ bèn cứ theo Thánh chĩ. nhứt nhứt làm xong.
Nói về Kim Cang đặng ra khỏi ngục rồi, bèn tạ ơn Tri huyện, rồi trỡ về Huỳnh phũ tạ ơn Công tử.
Huỳnh Vĩnh Thanh nói:
- Ấy là đương kim thiên tữ tha túc hạ ra, hãy vào tạ ơn Thánh thượng.
Kim Cang liền bước vào cúi đầu lạy tạ ơn vua, rồi day lại lạy Nhựt Thanh.
Thiên tử bèn cho đứng dậy rồi đem những võ kinh tướng lược hỏi thử kim Cang.
Kim Cang nói xuôi như nước chảy.
Thiên tử cả mầng, liền phong làm chúc Du phủ, lại cho một tờ thủ chiếu, dạy đem qua dinh Trang tuần phủ mà trình, hể có khuyết thì đặng bổ liền.
Kim Cang cúi đầu tạ ơn, và cũng tạ ơn Nhựt Thanh và Huỳnh công tử rồi mới từ biệt ra đi.
Rồi đó Huỳnh Vỉnh thanh khiến gia nhơn bày tiệc rồi sai người đi mời Trương, Lý hai vị Công tử qua nhà ăn uống và trò chuyện mà chơi.
Trương Lễ Tuyền và Lý Vân Sanh nghe mời, liền rũ nhau đến một lượt, vào cúi đầu quì lạy ra mắt Thiên tử, rồi mới ngồi vào tiệc rượu khoản đãi Thiên tử với Nhựt Thanh.
Lúc đang ăn uống, chúa tôi dàm luận việc văn chương thi phú với nhau, hai đàng đều đối đáp như lưu.
Thiên tử nhơn nghĩ ba người đều là phú quí trung nghĩa cả ba, bèn khiến đem văn phòng tứ bửu ra, rồi viết ra mấy chữ lớn cho Huỳnh, Trương, Lý ba người.
Ba người bèn xem lại xem thấy chữ viết rất hay, nét sắc như dao cắt. Viết rồi liền trao cho Huỳnh Vỉnh Thanh.
Vỉnh Thanh tiếp lấy xem thì thấy viết bốn chữ lớn như vầy: "Giang Nam nghĩa sĩ". Lại có để năm, tháng, ngày và có phê bốn chữ nhỏ: Thiên tử ngự bút.
Còn của Trương Lễ Tuyền một chữ thọ lớn cũng có phê ngự bút ; của Lý Vân Sanh thì bốn chữ lớn "Nghĩa bá Giang Nam", cũng có phê ngự bút, mỗi tấm đều lấy ngọc ấn đóng vào.
Ba người cúi đầu tạ ơn, mươi phần vui đẹp, rồi khiến người đi kêu thợ mộc đến mướn khắc ba tấm biển y theo ba câu chữ ấy rồi treo nơi trước cửa.
Ngày ấy ăn uống đến khuya mới mản tiệc.
Huỳnh vĩnh thanh bèn thỉnh Thiên tử ra trước sân mà ngoạn nguyệt xem trăng, lúc đang xem chơi vui vẽ, bỗng nghe có tiếng đờn kìm, như ai như oán, như khóc như than, song bị gió thổi ào ào, nghe không đặng rõ, không biết từ đâu lại có lời bi ca như vậy.