Cách ít ngày, Thiên tử lại muốn dạo chơi nơi khác, liền từ biệt bọn Huỳnh Vĩnh Thanh mà đi ; ba người cầm lại không đặng, nên phải bày tiệc tiễn hành, lại sắm lễ trình nghi, để cho Thiên tử dùng làm phí lộ.
Thuở ấy lại có một người anh em bạn thiết của Lôi Đại Bàng tên là Lý Toàn Trung, hai đàng kết bạn vơi nhau từ nhỏ đến lớn, tâm đầu ý hiệp, đãi nhau hơn anh em ruột. Từ ngày Lôi Đại Bàng mắc lên núi học võ, cho nên hai đàng xa cách nhau ; đến sau lại nghe Lôi Đại Bàng vì bạn mà báo cừu, có lập lôi đài, ý muốn gặp nhau một phen, ngặt vì trong mình có bịnh nên đi không đặng. Đến khi nghe Lôi Đại Bàng bỏ mạng tại lôi đài, thì trong lòng đau đớn thương xót vô cùng, muốn đi báo cừu giùm, ngặt vì cha mẹ quản thúc hằng ngày, chưa dám khinh động ; nay cha mẹ đã qua đời hết rồi, cho nên coi mình như không có, mới tính xuống Tân Hội thành, lập một cáì lôi đàị đặng coi có người nhà họ Hồ ra thì báo cừu. Tính như vậy rồi dặn dò gia nhơn giử gìn nhà cửa, đem hết mười tám món binh khí theo tuốt xuốug Tân Hội thành.
Nguyên vì Lý Toàn Trung lúc nhỏ đã thọ giáo với Lôi Lão Hổ, sau lại nhờ Lý Tiểu Hườn dạy thêm, cho nên học đặng mười tám món binh khí, món nào cũng giỏi, song sỡ trường hơn hết thì có một cặp bãng đao, nặng nổi mười cân ngoài, và một cặp phi báo, dùng hai món ấy thiệt là thần xuất quĩ nhập, lại thêm trong mình luyện cứng như sắt. Hai cánh tay có sức mạnh hơn mấy trăm cân, hình thù thấp nhỏ, thiên hạ đều gọi là Thiết Tứ Tử, bởi ỷ mình võ nghệ cao cường nên mới quyết ý báo cừu cho bạn hữu.
Khi xuống đến Tân Hội thành rồi, thì không có quen biết với ai, nhơn nhớ lại lúc cha mình còn sanh tiền thì vẫn có quen với một viên Thủ bị họ Huỳnh, nay hiện đang còn làm Thủ bị tại Tân Hội thành, bèn tính đến đó đặng có xin niêm biểu, và xin binh lính gìn giử lôi đài giúp oai.
Nghĩ rồi liền đi thẳng vào thành, tìm quán nghỉ ngơi.
Qua bửa sau mới hỏi thăm đường tìm đến nhà quan Thủ bị, dùng thẻ điệt danh thiệp cậy nhờ người giử cửa đem vào báo bẩm.
Trong giây phút người ấy trở ra thỉnh vào.
Lý Toàn Trung xóc sửa khăn áo theo tên giử cửa đi ngay vào nhà thính, cúi đầu làm lễ ra mắt quan Thủ bị rồi chờ dậy đứng lại một bên.
Nguyên quan Thủ bị nầy họ Huỳnh tên Quốc An, khi thấy Lý Toàn Trung thì hỏi rằng:
- Hiền điệt đến đây có việc gì?
Toàn Trung nói:
- Thúc phụ chưa rõ, nguyên vì cháu với Lôi Đại Bàng từ nhỏ có kết giao sanh tử với nhau, lúc nọ Lôi Đại Bàng có lập lôi đài báo cừu cho bạn, rủi bị Hồ Huệ Càng đánh chết, rất nên đau đớn, từ ấy đến nay cháu lấy làm thống hận, giờ khắc chẳng hề quên.
Nói đến đó thì nước mắt xuống như mưa, nói không đặng nữa, Huỳnh Thủ bị hiểu ý bèn nói rằng:
- Việc nhỏ mọn như vậy có đũ chi mà lo, để mai chú khiến quân sĩ lập cho cháu một cái lôi đài, và chú cấp thêm ít chục tên quân mạnh cho cháu dùng, có khó chi.
Lý Toàn Trung mầng rỡ, bèn tạ ơn rằng:
- Nếu đặng như vậy tôi rất đội ơn, dầu có thác xuống cửu tuyền tôi cũng còn cảm đức.
Rồi đó Huỳnh thủ bị bèn khiến quân bày tiệc rượu thết đải Toàn Trung ăn uống với nhau cho đến khuya mới đi nghỉ.
Qua bửa sau, Huỳnh Thủ bị khiến quân cất một cái lôi đài rộng lớn, bề cao ba trượng, gần bên lôi đài lại cất một tòa tráng đình xưởng, hai bên bày ra cờ ngủ sắc, binh khí sáng ngời, lại chọn ba bốn mươi binh, tính tráng bảo thủ chung quanh rất nên oai dỏng, trên đài có treo một tấm biễn đề ba chữ lớn: "Tiết hận đài", hai bên có hai câu liễn năm chữ:
Thi ngó tân thủ đoạn
Tiết hữu cựu oan cừu
Phía bên tả có treo một tờ cáo thị như vầy:
Tân Hội dinh Thủ bị Huỳnh,
Vi hiểu dụ sự, xét rõ Lý Toàn Trung là người nghĩa khí thâm trượng, nhơn cái cừu của Lôi Đại Bàng chưa trả nên phải đến đây trả cừu, đặng có rửa hờn cho bạn, thoảng có con cháu hoặc là bậu bạn của Hồ Huệ Càng, thì hãy lên đài tỷ thí, hai đàng sanh tử chẳng ai truy cứu, song chẳng đặng lén đem binh khí theo mình, cứ dùng tay chơn đánh với nhau, chẳng luận là người bực nào đều đặng lên đài tỹ thí, duy trừ ra có ba đạo là Nho, Thích và Đạo mà thôi, hạn trong một trăm ngày trở lại như có ai là bạn của Hồ Huệ Càng thì hãy lên đài, nay cho hay trước, vì trong quyền khước giao gia, thì thế chẳng dung tình, ai nấy phải hiểu, nay lời hiễu dụ.
Năm.....tháng..... ngày.
Lúc ấy kẽ qua người lại, nghe nói việc đả lôi đài, thì mừng vui chẳng xiết, kẻ dắt bà con, người dắt anh em vào thành mà coi, còn nhũng kẻ bán đồ ăn thập vật thảy đều tựu tới đông đầy như nhóm chợ, vui chẳng xiết chi.
Lý Toàn Trung chọn đặng ngày mồng mười tháng tám là huỳnh đạo, kiết kỳ. Lúc ấy nhằm tết Trung thu khí trời mát mẻ, Lý Toàn Trung nai nịt hẳn hòi, rất nên oai mảnh, đầu đội thanh sô nhuyễn bao cân, mình mặc hồ sa hiệp bào, trong mang hồng cẩm tiểu chiến bào, trưóc ngực có mang hộ tâm kiến, dưới bận củng màu lục, chơn đeo nhỉ ma bài, cỡi ngựa theo quan Thủ bị thẳng tới lôi đài. Quân binh ra nghinh tiếp, Lý Toàn Trung liền nhảy thót lên đài.
Những kẻ đứng coi thảy đều le lưỡi và khen rằng:
- Đài cao đường ấy, mà nhảy lên đặng, hèn chi dám lập lôi đài tỷ võ.
Lý Toàn Trung đứng trên đài ngó xuống nói rằng:
- Tiểu đệ vốn là người ở tại phủ nầy, nhơn kết bạn sanh tử với Lôi Đại Bảng, sau Đại Bàng tỹ võ với Hồ Huệ Càng, Hồ Huệ Càng ám toán mà giết đi, đến nay oán cừu chưa trả, nên tôi phải đến đây báo cừu giùm cho bạn hữu, thoảng như có bà con thân thuộc của Hồ Huệ Càng, bất luận là người bực nào, đều đặng tỷ thí, song chẳng cho lén đem binh khí theo mình, cứ dùng tay không mà đối địch với nhau, bằng bất tài thì xin chớ lên đài, e chết uỗng mạng, vì lúc quyền khước giao gia, thì thiệt khó dung tình, xin chư quân tử hãy xét lấy.
Nói rồi liền cởi áo sô bào ra ngồi làm thinh trên đài chờ người đến tỷ võ.
Thiên hạ đến coi đông như kiến cỏ, đầy đàng lấp nẻo, chen lấn nhau chẳng khác như coi hội.
Mặt trời gần chen lặn, mà chẳng có một người nào dám nhảy lên đài.
Lý Toàn Trung phải trở về nhà mà nghỉ.
Huỳnh Thủ bị bèn hỏi rằng:
- Hôm nay cháu giết đặng mấy người rồi?
Toàn Trung nói:
- Chẳng có một người nào hết, cháu tưởng chẳng có người giỏi, nên chẳng có ai dám lên đài.
Nguyên Huỳnh Thủ bị cũng là người vô dụng, tánh hay háo thắng, nên nghe Lý Toàn Trung nói vậy thì mầng thầm, khen ngợi Toàn Trung là giỏi cho nên thiên hạ nghe tiếng mà sợ, chẳng dám lên đài tỷ thí.
Liền khiến bày rượu thết đải.
Qua bửa sau Lý Toàn Trung cũng cứ việc đi đến lôi đài diệu võ giương oai, nhảy phóc lên đài, đứng nói như trước một hồi, song cũng chẳng thấy động tịnh chi hết, luôn luôn như vậy hơn năm mươi ngày, cũng chẳng thấy ai, những kẻ đi coi đều ngả lòng, thủng thẳng thưa bớt lần lần.
Nói về xứ ấy, nơi phía ngoài thành, có một làng kia kêu là Cổ Hòe thôn, trong làng ấy lại có một người họ Lâm tên Phát Diển, mới mười bảy tuổi, một trắng như ngọc, môi đỏ tợ son, hình tướng dịu dàng như con gái, cha mẹ mất sớm chẳng có anh em, ở nhờ nơi nhà người cậu. Từ nhỏ theo thầy học tập, võ nghệ cao cường, hình thù tuy nhỏ, mà sức mạnh vô cùng, gân cốt cứng như sắt nguội. Hai con mắt thường ngó mặt trời mà luyện, rất nên tỏ rạng, ban đêm chiếu ánh có ngời, ban ngày cũng thấy sao trên trời đặng, thiên hạ thấy vậy nên kêu là Kim Nhản Bưu, vốn là bạn thiết của Hồ Huệ Càng. Lúc nghe Hồ Huệ Càng bị khi, thời học chưa giỏi, nên giúp không đặng ; sau nghe đặng Hồ Huệ Càng đắc thắng thì mầng lắm.
Nay Lý Toàn Trung đến lập lôi đài, bèn nghĩ thầm rằng: Nó còn biết báo cừu cho bạn hữu của nó, ta lại há đi chẳng biết vì bạn mà ra oai hay sao?
Nghĩ rồi liền từ biệt cậu, tuốt vào thành Tân Hội, tìm quán nghĩ ngơi.
Nói về Lý Toàn Trung lập lôi đài ra hơn tám mươi ngày mà chưa gặp tay đối thủ, thì tưởng có khi những thân bằng của Hồ Huệ Càng đã biết rằng Hồ Huệ Càng trước quấy, nên chẳng dám lên đài tỷ thí nữa.
Chẳng dè ngày ấy Lâm Phát Diển thấy khí trời mát mẽ, bèn hỏi thăm đường tìm tới lôi đài ; đứng dưới đài ngó lên, thấy Lý Toàn Trung đang ngồi trên đài, oai phông lẩm lẩm, sát khí đằng đằng.
Lâm Phát Diễn bước lần tới bên đài, xem hết bốn phía, rồi vỗ tay nhãy thóc lên đài...
Lý Toàn Trung giựt mình ngó lại, thấy người tuổi tác còn nhỏ, và tướng tá cũng chẳng phải người trong bọn nghề võ, sao lại nhảy lên đài đặng, bèn hỏi rằng:
- Ngươi là hậu sanh, lên đây làm chi, chỗ này là chổ tỷ võ, hãy xuống cho mau.
Lâm Phát Diễn nạt rằng:
- Mi là bọn cẩu tài, giết chẳng hết, cho nên mi còn đến mãi, vậy chớ mi không biết ông hay sao?
Lý Toàn Trang hỏi:
- Mi là đứa con nít, ai biết mi là thằng gì, hãy nói tên cho mau. Lâm Phát Diễn nói:
- Ngươi hãy ngoáy tai mà nghe, ta đây là bạn hữu Hồ Huệ Càng, tên là Lâm Phát Diển, ngươi là đồ vong mạng, hãy nói tên cho mau đặng ta có đưa ngươi về âm phũ cho rồi.
Lý Toàn Trung giận nói:
- Ta là nghĩa đệ của Lôi Đại Bàng, tên Lý Toàn Trung, dốc đến đây báo cừu tiết hận, như mi có biết danh ta thì hãy xuống cho mau, bằng chẳng vậy thì ắt chết trong nháy mắt.
Lâm Phát Diển chẳng nói chi hết, cứ hươi quyền đánh nhầu.
Lý Toàn Trung cúi đầu né khỏi, rồi cũng huơi quyền đánh lại.
Một đàng như long, một đàng tợ hổ.
Lý Toàn Trung bèn đùng thế Hắc hỗ du tâm, tay hửu ráng hết khí lực, đở hất tay Phát Diển ra, còn tay tả thì sè ngay năm ngón ra, cứng như dùi sắt, nhắm ngay nách Phát Diễn mà đâm.
Phát Diển lánh mình né khỏi.
Rồi đó hai đàng huơi quyền đánh nhầu với nhau, một qua một lại một tới một lui, một đàng thì vì bạn mà báo cừu, một đàng cũng vì bạn là tiết hận ; hai đàng đều học tập công phu từ nhỏ đến lớn, quyền thế lẹ làng, người thì tốt tướng kẻ thì xấu hình, hai đàng đánh nhau tối tròi mịt đất, ban đầu còn thấy kẻ lại người qua, kẻ ngăn ngưòi đở, đánh thét đến sau thì chẳng còn thấy người, duy thấy một cục đen đen như lùm khói bay qua bay lại đó mà thôi ; những kẽ đứng coi thảy đều khen dậy.
Ấy là:
Cờ giỏi lại gặp tay giỏi nữa
Tướng tài còn có kẻ tài hơn
Hai đàng đánh nhau cho đến trời tối, bèn dừng tay lại nhau rằng:
- Hôm nay tròi đã tối rồi để mai sẽ đánh nửa mới xong.
Một đàng thì nói nhường cho mi một ngày, còn một đàng thì nói dung cho gả ở đời một đêm nữa.
Hai đàng ai về nhà nấy cơm nước nghỉ ngơi.
Sáng ta bửa sau hai đàng đều nai nịt, sắm sửa tựu đến lôi đài.
Thuở ấy gần thành nơi phía Đông, có một người họ Trần tên Ngọc tự là Phụng Hiếu, nhơn ở với mẹ chí hiếu cho nên thiên hạ gọi là Trần Hiếu Tử, gia tài bá vạn, tuổi ước ngoài ba mươi, vợ là Ngô thị chưa có con, tánh người hay khinh tài trượng nghĩa, cứu khỗn phò nguy, hay thương xót người cô quả, ai có việc chi nguy cấp thì vui lòng cứu giúp, phàm ai có việc chi khó phân khó giải, hể có va đến thì việc ắt hòa, nay nghe đồn trong thành có lập lôi đài báo cừu cho bạn hữu ; bèn dăn vợ coi nhà, đi thẳng vào thành, tìm đến lôi đài mà phân giải.
Ngày ấy Lâm, Lý hai người đang ở lôi đài, vừa muốn ra tay, bỗng nghe dưới đài có tiếng kêu rằng:
- Nhị vị tráng sĩ, xin dừng tay lại cho tôi nói một điều.
Hai người liền dừng tay lại, Trần Phụng Hiếu bèn leo lên đài, xá hai người rồi nói rằng:
- Hôm nay nhị vị vì bằng hữu mà báo cừu tiết hận, thiệt là nghĩa khí thâm trọng, nhưng theo ý tôi thì xin nhị vị hãy hoà với nhau thì hay hơn.
Hai người nghe bèn hỏi rằng:
- Chẳng hay trưởng giả tên họ chi?
Trần ngọc nói:
- Tôi họ Trần tên Ngọc tự là Phụng Hiếu.
Hai người nghe nói bèn nói một lượt rằng:
- Té ra người là Trần Hiếu Tử, vậy mà hai tôi không biết thiệt là thất ễ, tôi vẫn nghe danh đã lâu, ngày nay đặng gặp, thiệt đã phỉ nguyền ; nếu trưởng giả đả có lòng đến đây phân giải, thì hai tôi đâu dám chẳng tuân.
Trần Phụng Hiếu cả mầng, rồi đó Lý Toàn Trung bèn khiến người dẹp hết lôi đài, rồi thĩnh Trần Hiếu Tử trở về nhà Thủ bị, và thuật hết các việc cho Huỳnh Thủ bị nghe.
Huỳnh Thủ bị cũng chuộng cái danh Trần Hiếu Tử ; liền bày tiệc rồi cầm Trần Hiếu Tử lại ăn uống chuyện trò cho đến khuya mới tan.
Sáng bữa sau từ biệt nhau ai về nhà nấy.