Ba tháng đầu của thai kỳ là một khoảng thời gian tuyệt vời, đầy những thay đổi của cả bạn và em bé. Trong phần này, chúng tôi đề cập đến mọi vấn đề từ sự phát triển của thai trong 3 tháng đầu (hoặc 13 tuần đầu) cho đến những thay đổi ở cơ thể bạn xảy ra cùng lúc đó. Ở những phần sau, bạn sẽ tìm thấy những gì sẽ diễn ra ở lần khám thai đầu tiên và ở những lần sau đó. Chúng tôi cung cấp những thông tin về các xét nghiệm chẩn đoán có thể được thực hiện ở ba tháng đầu và cho bạn biết các lý do sử dụng chúng, cũng như những nguy cơ liên quan. Cuối cùng, chúng tôi giúp bạn biết khi nào bạn cần đi khám bệnh, khi nào bạn nên gọi cho bác sĩ của bạn và khi nào bạn có thể thở sâu và thư giãn. Chúng tôi đề cập đến mọi thứ mà bạn và em bé có thể gặp trong 3 tháng đầu ở những trang dưới đây.
Một sự sống mới định hình
Thai kỳ bắt đầu khi trứng và tinh trùng gặp nhau tại ống dẫn trứng. Tại giai đoạn này, trứng và tinh trùng kết hợp với nhau tạo thành hợp tử (một tế bào). Hợp tử phân chia nhiều lần tạo thành phôi. Phôi di chuyển theo ống dẫn trứng vào tử cung. Khi nó đến tử cung, cả bạn và em bé bắt đầu trải qua những thay đổi lớn.
Vào khoảng ngày thứ năm, phôi bám vào lớp niêm mạc giàu mạch máu của tử cung (gọi là hiện tuợng làm tổ). Một phần của phôi phát triển tạo thành phôi thai (em bé trong 8 tuần đầu) và phần còn lại phát triển thành nhau thai.
Em bé phát triển bên trong túi ối trong tử cung. Bạn hãy tưởng tượng như là em bé phát triển bên trong một bong bóng (túi ối), nhưng thay vì quả bóng được bơm đầy khí thì là đây là dịch trong (được gọi là dịch ối). Quả bóng được cấu tạo bằng hai lớp màng mỏng gọi là màng đệm và màng ối.
Khi mọi người nói ""vỡ túi nước" tức là họ đề cập đến vỡ màng ối. Các màng này lót ở thành trong của tử cung. Em bé bơi trong dịch ối và gắn với nhau bằng dây rốn. Cổ tử cung (là cửa của tử cung) sẽ mở ra (hoặc giãn) khi bạn đang chuyển dạ.
Nhau thai bắt đầu hình thành rất sớm, ngày sau khi phôi làm tổ trong tử cung. Máu mẹ và máu thai nhi tiếp xúc rất gần nhau bên trong nhau thai. Điều này giúp cho sự trao đổi các chất khác nhau (như chất dinh dưỡng, oxygen, và chất thải). Máu mẹ và máu thai nhi tiếp xúc gần nhau nhưng chúng không thật sự trộn lẫn nhau.
Giống như một cái cây, nhau thai tạo thành những nhánh lớn rồi phân chia thành những nhánh nhỏ dần. Những chồi nhỏ nhất của nhau gọi là nhung mao đệm; bên trong đó là những mạch máu nhỏ của thai. Khoảng 3 tuần sau khi thụ thai, các mạch máu này sẽ nối lại với nhau tạo thành hệ thống tuần hoàn của em bé và tim bắt đầu đập.
Sau tám tuần thai, phôi thai phát triển được xem như là thai. Vào thời điểm này, hầu hết cơ quan và cấu trúc quan trọng đã được hình thành. 32 tuần còn lại cho phép các cấu trúc của thai phát triển và trưởng thành. Mặt khác, bộ não dù cũng được hình thành sớm nhưng vẫn liên tục phát triển trong suốt thài kỳ (và ngay cả trong giai đoạn đầu của thời thơ ấu).
Khi chúng tôi đề cập đến tuần thai, tức là tuần lễ tính từ ngày kinh chót (chứ không phải tính từ ngày thụ thai). Vì vậy vào thời điểm 8 tuần thai, em bé thật sự là 6 tuần tuổi kể từ ngày thụ thai.
Vào cuối tháng thứ hai, tay, chân, ngón tay và ngón chân bắt đầu hình thành. Thật ra, thai đã bắt đầu thực hiện những cử động nhỏ, tự nhiên. Nếu bạn được khám siêu âm trong 3 tháng đầu thai kỳ, bạn có thể nhìn thấy các cử động tự nhiên này trên màn hình.
Não lớn rất nhanh, và tai, mắt xuất hiện. Cơ quan sinh dục ngoài cũng hình thành và có thể phân biệt được con trai hay con gái vào cuối tháng thứ hai mặc dù việc phân biệt giới tính này chưa phát hiện được trên siêu âm.
Vào cuối tháng thứ ba, thai đài khoảng 4 inch (tức 10cm) và cân nặng khoảng 1 ounce (khoảng 28g). Đầu có vẻ lớn và tròn và các mí mắt đóng chặt. Vào thời điểm này, ruột (dính nhẹ vào dây rốn vào tuần lễ thứ 10) nằm bên trong bụng. Móng tay xuất hiện và tóc bắt đầu mọc trên đầu em bé. Thận bắt đầu làm việc trong tháng thứ ba. Thai bắt đầu tạo ra nước tiểu khoảng giữa tuần thứ 9 đến tuần thứ 12. Trên siêu âm bạn có thể thấy nước tiểu bên trong bàng quang nhỏ của thai.