Tháng bảy 1944, Bá Linh đã lãnh khoảng ba mươi ngàn tấn bom nổ và bom lửa. Rất nhiều khu vực bị tàn phá hoàn toàn, mặt đất bị cày thủng thành những hỏa diệm sơn khổng lồ. Vài đường phổ chỉ còn sỏt lại các mặt tiền nhà cửa. Nhiều đường khác hoàn toàn bình địa lẫn mất trong các khoảng đổ nát đã được thu dọn.
Gần như mỗi đêm đều có báo động và bị dội bom. Người ta nghe những hồi còi rú lên lanh lảnh, những quả bom khổng lồ làm rung chuyển mặt đất, nhà cửa sụp đổ tan tành. Các xe cứu hỏa đổ xô từ đám cháy nầy đến đám cháy khác, nhưng không làm sao kham được, khi trời sáng lửa vẫn còn bốc cháy. Nhiều thiếu nữ của các đội cấp cứu đến các khu vực bị nạn, phát sữa, quần áo, tiếp nhận những tre con chạy lạc.
Giữa tai biến xảy ra hàng ngày ấy, người ta tổ chức di tản một phần dân chúng hoặc ra ngoại ô hay về các vùng quê hoặc đến khu rừng Forest Noire kế cận.
Những người, vì một lẽ nầy hay khác, bắt buộc phải ở lại Bá linh, nếu nhà cửa của họ đã bị tàn phá, sẽ được đưa đến trọ chỗ khác, nơi các người lân cận, hoặc trong các trại được che lên tạm thời, hoặc dưới các hầm nhà. Mỗi ngày nhà hữu trách đã làm đi làm lại không ngừng công việc ấy cho toàn cả nhiều khu vực.
Khẩu phần được ấn định chặt chẽ, nhưng các thẻ tiếp tế lại có thể mua được một cách dễ dàng. Người du khách đến Bá linh vào buổi trưa trông thấy những hoang tàn đổ nát làm y kinh ngạc, thành phố rộng lớn ấy hầu như đã bị san bằng, thế nhưng y chẳng hề có cái cảm giác rằng mình đang ở giữa một đô thị chết. Các nhà buôn không bị tàn phá vẫn mở cửa, người ta vẫn ăn uống trong các tửu quán. Đường phố chật ních người qua lại. Trong những lỗ trũng khổng lồ, trẻ con - mà ban đêm thường run lẩy bẩy vì sợ hãi dưới các hầm ẩn trú - đùa giỡn.
Người ta đang ở vào ngày 20 tháng 7. Buổi sáng, trời oi bức lạ thường. Hầu hết những người mặc áo vét tông đều cởi ra cầm nơi tay, luôn chấm mồ hôi trán. Quần chúng ở Bá Linh bao gồm một tỷ lệ lớn những công nhân ngoại quốc. Những người đi trên con đường Bendlerstrasse, ngang qua Bộ Chiến tranh thường khẽ hướng một cái nhìn lanh lẹn, thận trọng và không thể hiểu thấu được về các quân nhân gác cửa súng đạn, quân phục, trang bị đầy đủ, tuyệt hảo mà sự nóng nực kinh hồn hình như không có đối với họ.
Toàn thể Bộ gánh chịu, không nao núng, sự nóng bức khủng khiếp cũng như sức nặng của chiến tranh. Trong các phòng việc, các sĩ quan tham mưu và các công chức nói điện thoại từ giờ này sang giờ khác không nghỉ cả đến việc chống khuỷu tay lên bàn cho đỡ mỏi, không một nút cổ áo nào được mở ra. Các đả tự viên mặc áo sơ mi xám ủi thẳng nếp ngồi ngay ngắn trước các máy đánh chữ, giấy tờ của họ được sắp xếp một cách hoàn hảo. Thứ tự và sự tỉ mỉ ngự trị một cách tuyệt đối trong tất cả các từng lầu của trung tâm quân sự vĩ đại nầy. Các đặc tính này rất cần thiết theo truyền thống cho mọi cơ quan chỉ huy cao cấp. Những tin tức nóng bỏng về những trận đánh phải được tiếp nhận một cách bình tĩnh và chính xác.
Sự thực, Bộ dùng làm trạm trung gian giữa các mặt trận với Đại bản doanh (G.Q.G của Hitler, đặt tại Raslenburg ở Đông Phổ. Bộ nhận, giải mã, gạn lọc khối tin báo, rồi báo cáo về Đại bản doanh. Bộ nhận những lệnh tối cao của Đại bản doanh, và từ đó, soạn thảo ra hằng trăm mệnh lệnh tổng quát hay riêng biệt cho các Đạo quân. Những mệnh lệnh nầy được truyền đi mỗi ngày hai mươi bốn tiếng qua tám trăm đường dây điện thoại cùng với các máy viễn ký, máy điện bảo và đài phát thanh. Đôi khi, Bộ phải mắc thẳng đường dây: đích thân Fuhrer trực tiếp ban lệnh thẳng đến chiến trường.
Trong một văn phòng của Bộ, Đại tướng Fromm Tư lệnh Quân đội Nội địa, đang cứu xét những đơn xin tăng viện khẩn cấp từ các mặt trận. Quân số tăng viện chỉ có thế trích lấy ở Quân đội Nội địa. Tiền tuyến mỗi ngày mỗi đòi hỏi nhiều hơn. Một ít cho Tướng này, một ít cho Tướng kia.....
Tướng Fromm liệt kê những con số. San đó ông đề nghị về Đại bản doanh một "kế hoạch chuyển binh". Hầu hết mỗi lần như vậy, kế hoạch lại bị đảo lộn tất cả và trả về. Cũng vẫn vấn đề ấy lại được đề cập đến vào ngày hôm sau.
Trong một phòng kế cận, ba người đứng trong tư thế sẵn sàng chia tay nhau sau một cuộc hội kiến dài. Đó là Tướng Olbricht Tư lệnh phó Quân đội Nội địa, đứng sau bàn viết của ông ta, đối diện, Đại tá Von Stauffenberg, Tham mưu trưởng của Tướng Fromm, và trung úy Von Haeften. Hai sĩ quan này sẽ đi thẳng đến phi trường, nơi đó một chiếc Junkers sẽ chở họ đến Đại bản doanh ở Rastenburg.
Đại tá Von Stauffenberg đảm nhận công việc liên lạc, mỗi khi, vì lý do an ninh, công cuộc điện đàm xét thấy không thích hợp. Đó là một người vạm vỡ, ngực mang đầy huy chương. Trung úy Von Haeften đi theo ông ta. Mỗi người đều mang một chiếc cặp da to lớn, tay còn lại, Đại tá cầm một chiếc khăn túi để thấm mồ hôi tươm trên mặt. Người ta có thể nhìn thấy bàn tay ấy, bàn tay trái, chỉ còn có ba ngón. Bàn tay kia, nắm chặt quai chiếc cặp da đầy ắp là một bàn tay nhân tạo bằng kim khí.
Gương mặt, đầm đìa mồ hôi, trông thật khắc khổ, vì con mắt bên trái đã bị mất đi, đồng thời hằn lên những đường nhăn co rút. Ai cũng biết là sự nóng bức làm khó chịu rất nhiều, những người bị thương mà các vết thương còn mới hay chưa lành hẳn, Các vết thương của Đại tá Von Staufenberg vẫn còn làm mủ, nhứt là chỗ vừa bị cưa ở cánh tay phải. Đại tá đã dẫm phải một trái mìn ở Tunisie.
Vả lại, vị sĩ quan này từ vài ngày nay đã ở trong một tình trạng thần kinh căng thẳng hầu như không còn chịu đựng được nữa, Chiếc cặp da mang bên bàn tay phải nhân tạo của ông ta chứa một trái bom dự định cho nổ vào Hitler.
° ° °
Buổi sáng cùng ngày, một toán quân Đức, ước chừng một Đại đội, đang di tản chiến thuật ở Ba Lan, trên con đường từ Wolkowysk đến Bialystock. Đại lược, toán quân gồm các thành phần như sau, hai chiến xa Tigre 56 tấn thuộc Sư đoàn 5 Thiết giáp, những hạ sĩ quan và binh sĩ mang huy hiệu các Sư đoàn Bộ binh 296, 6, 383, và 45, thuộc Quân đoàn 35, những người của Sư đoàn 4 và 5 Không quân (Luftwaffe , và của Sư đoàn 18 phòng không, những hỗ trợ quân người gốc Ukraine và Bạch Nga.
Sư đoàn 5 Thiết giáp đã được tách ra khỏi Đệ tứ Đội thiết kỵ, ba tuần lễ trước đó, ở miền Bắc Ukraine, và tung ra trước quân Nga, khi đoàn quân nầy tràn qua Orcha và Mohilev ở Bạch Nga. Nó đã đụng địch ngày 26-6, bên kia con sông Béréxina, ở Stoudienka, ngay chỗ mà Nã phá Luân đã vượt qua sông vào năm 1812. Bị tấn kích từ hai bên sườn bằng những lực lượng thiết giáp tám lần mạnh hơn, nó đã phải bắt buộc rút lui, bỏ lại tại chỗ ba phần tư cấp số. Trong ba ngày, các đạo quân Đức chiến đẩu trong vùng ấy đã bị thiệt mất 25.000 người chết và 13.000 người bị bắt làm tù binh.
Từ ngày mùng 1-7, tàn quân của Sư đoàn 5 Thiết kỵ đã phải vừa di tản chiến thuật vừa đánh che cho các đơn vị khác rút trước sức tiến mãnh liệt của Thiết giáp Nga. Mỗi chiến xa đều chở theo trên mui một kho dự trữ từ hai đến ba thùng fut nhiên liệu, được châm thêm dần khi có dịp. Đến nỗi khi băng qua thành phố Slonin ba trong những chiếc cuối cùng còn sót lại, đã nổ tung trên một quãng đường hẹp giữa hai bức tường lửa. Tất cả các chiếc khác đều bị tiêu diệt. Chỉ còn lại có hai chiếc nầy.
Quân đoàn 35 đã bị biến thành mảnh vụn ở phia Tây Rogatchev trong những ngày 27 và 28-6. Những kẻ sống sót chạy thoát được đã lội qua sông Bérézina dưới hỏa lực đại liên Nga để chạy đến Bobruisk, nơi được bao bọc bởi thành lũy và phải được bảo vệ. Bobruisk bị vây và bị tấn công, họ đã tham dự vào trận chiến trong thành phổ trong suổt ba mươi sáu tiếng đồng hồ.
Pháo binh địch liên tục rót xối xả vào thành phố, không mảy may lo ngại là như vậy có thể giết hại luôn các chiến sĩ Nga. Bobruisk chỉ còn là một lò than nung đến trắng, nơi đó, ngày cũng như đêm, trời đều sáng tỏ, mặt mày của những người phòng ngự ẩn núp sau vài chiến xa, nhứt là sau các đống gạch ngói đồ nát và dưới những hầm nhà đều lem luốt, đen đúa.
"Chiến xa Nga bị kẹt trên đường phố, giữa các đống đổ nát, chúng tôi tiêu diệt chúng bằng cách thổi thẳng vào, trung sĩ Ernst Strobel, Liên đội 151 Bộ binh, Sư đoàn 236, Quân đoàn 35 đã kể lại. Một thành phố hoang tàn đổ nát không còn một cái gì có thể dùng làm vị trí phòng ngự. Khốn thay, nhiên liệu, quân nhu, đạn dược và lương thực đã cạn rất nhanh".
Tám giờ sáng ngày 29-6, tám ngàn quân Đức, tập trung lại tại phía Bắc thành phố, đã mở một cuộc phản công gần như tự sát và đã vạch được một hành lang máu giữa khối vô số quân Sô viết. Sáu ngàn người đã gục ngã dưới hỏa lực quét chéo của địch. Qua sáu ngày đánh nhau trong khu vực này, quân Đức đã mất 50.000 tử thương, 23.000 bị bắt làm tù binh, 1300 khẩu đại bác, 215 chiến xa.
Những người sống sót, từng toán nhỏ, đã tìm đường chạy về phương Tây, xuyên qua một vùng rừng rậm gần như hẻo lánh, họ thử vị trí hỏa đối với trận đánh bằng cách nghe ngóng tiếng đại bác, nhưng tiếng đại bác thì vang dội khắp mọi phía. Trong lúc ấy, trên mặt đường lại rải rác đó đây những xác xe hơi chiến xa, xác người và xác ngựa. Những người chạy thoát chợt hiểu là họ đã đi về phương Tây sau đội chiến xa tiền phương của Hồng quân Sô viết.
Họ đã mất mười ngày trời để đi từ Bobruisk đến Minsk, khoảng 175 cây số, khi thì theo con đường lớn trải đá, thường hơn theo con đường mòn kế bên, họ phải ẩn tránh trong rừng nhiều lần để cho các xe hơi và chiến xa có đánh dấu ngôi sao đỏ chạy qua. Họ đã sống sót nhờ vơ vét được thức ăn trên vài chiếc xe vận tải hư bỏ lại bên đường tàn vật của cuộc tháo lui, họ đã bị tấn công nhiều lần bởi những đội tuần tiễu của quân kháng chiến cũng đi tìm vơ vét các đồ vật này, may thay các đại đơn vị kháng chiến đã lần lần nhập theo Hồng quân Nga để cùng chiến đấu với họ.
"Rất nhiều toán đã tái hợp lại và chúng tôi đã thành lập một đội quân khá quan trọng, Trung sĩ Strobel kể thêm. Một Trung úy bị thương nơi mặt đã nắm quyền chỉ huy. Trong chúng tôi, có tin đồn là Minsk đầy ắp quân bạn, vũ khí, lương thực. Thành phố này phải chặn đứng cuộc tiến quân của Bọn Sô viết tại Bạch Nga. Chúng tôi đi về đấy như về một chỗ ẩn náu mà nơi đó chúng tôi khỏi còn phải sợ bị quân du kích kháng chiến tấn công nữa, chúng tôi có thể nghĩ ngơi trước khi chiến đấu lại trong những điều kiện bình thường. Chúng tôi đã quá mệt mỏi, nhưng không mất tinh thần. Sự kiện đã phải thoái nhượng trước áp lực nặng nề của quân Nga và đã phải di tản chiến thuật từ ba tuần qua đã không làm chúng tôi nản lòng. Chúng tôi đã biết là ở Nga khoảng cách không kể gì, và chúng tôi vẫn còn ở trên đất Nga. Đa số trong chúng tôi đã từng thấy chuyện như vậy. Vài người đã ở mặt trận Miền Đông từ lúc đầu".
Không dễ gì có một quan niệm hoàn toàn rõ ràng và chính xác về tinh thần của các đạo quân Đức ở măt trận Miền Đông vào tháng 7-1944. Tính chất của nó biến đổi tất nhiên với đơn vị và tình thế. Nhưng có điều người ta có thể chắc chắn là trong toàn bộ cuộc tấn công của Nga sô vào các tháng sáu, bảy không hề làm cho Quân lực Đức mất tinh thần. Những người ở mặt trận Miền Đông từ lúc đầu đã trải qua những biến cố kinh dị đến nỗi hầu hết đều luôn xem thường những hình ảnh khủng khiếp nhứt.
Mùa Đông 1941-1942, vô số Sư đoàn Đức quốc xã đã trải qua những bước nguy khốn nhứt, toàn thể Quân đội Miền Đông đã phải chịu đựng, trong một tình trạng thiếu thốn về quân nhu, quân dụng, giữa vùng đồng bằng và thẳng tắp của nước Nga, càng quét bởi cuồng phong, khí lạnh đến bốn mươi độ dưới số không. Ban đêm, những binh sĩ không ở ngay giới tuyến đã ẩn tránh vào các nhà cây (isba của người bản xứ để sưởi ấm. Song những nhà này rất hiếm mà người ta thì lại rất đông, thế cho nên, những người đã tìm được chỗ trong ấy phải đứng chen chúc nhau. Họ đã có thể ngủ như thế được nếu không bị rận cắn. Như trong các câu chuyên về những cuộc thám hiểm địa cực, người ta đã chặt margarine, xúc xích, bánh mì bằng búa. Những người chết được để tại chỗ, thi thể được hoàn toàn bảo tồn trong suốt mùa Đông. Những người sống sót từ thảm họa đó, vài tháng sau, đã lại có mặt trong một đạo binh vũ trang và trang bị hoàn hảo, mà mỗi Sư đoàn gồm từ mười lăm ngàn đến mười bảy ngàn người khỏe mạnh. Cuộc khởi thế công vào mùa hè 1942 trực chỉ về miền Caucase, tiếp đó, một hành trình đến bến vinh quang qua những phần đất giàu có nhứt thế giới, xanh tươi dưới một bầu trời huyền diệu với những buổi bình minh rạng rỡ, những buổi đi tắm và đi câu ở những con sông nước trong vắt như pha lê, và những người xâm lăng đã nghĩ rằng họ sẽ gặp lại, bên kia những biên thùy Âu Châu, các bạn hữu của họ, chiến thắng ở Phi châu vượt sông Nil, băng ngang qua nước Arabie, thiên anh hùng ca đẹp đẽ làm sao ấy !
Vùng núi non Caucase đã đánh dấu hạn giới của cuộc tiến quân và bước đầu của những khó khăn; trời sang đông một cách khủng khiếp, và đoàn quân đã phải lùi lại. Và đã có Stalingrad và những thất bại khác, và những cuộc di tản chiến thuật khác, thỉnh thoảng một vùng đất bị tái chinh phục. Thực ra, sự thoái lui của quân Đức ở Nga, sự kiện lớn lao không thể chối cãi được, quả đã làm xôn xao phần nào, nhưng đã không bao hàm bất cứ ở đâu tính chất của một sự thất bại. Quân lính của các đơn vị chiến bại, cả đến của các đơn vị đã bị đánh tan tành, không còn manh giáp, đều đã tìm thấy, sau một cuộc tháo lui dài hay ngắn, nhiều hay ít tàn khốc, một tuyến phòng thủ mới với những quân sĩ tinh nhuệ, và với đầy đủ khí cụ, nơi đó tàn binh được lựa lọc lại tái trang bị và tái sử dụng. Đó là điều mà những kẻ sống sót ở Bobruisk và nhiều nơi khác trông mong tìm thấy ở Minsk.
Minsk, thủ đô của Bạch Nga, thời bình là một thành phố xây cất đẹp đẽ, với những con lộ thẳng tắp, và 120.000 cư dân, Nhưng nó đã hiện ra như một khoảng trống đã bị thiêu rụi, một cảnh đổ nát đã bị san bằng còn rải rác vài đám cháy, trước những người đã tìm về nó với nhiều kỳ vọng. Hai giờ sau đó, những người này cùng với số còn lại của các Quân đoàn 12 và 27 đã lại phải xuất trận. Một lần nữa, sự tấn kích của quân Nga không còn có thể chống đỡ được. Cứ mỗi một chiến xa Nga bị tiêu diệt, thì mười chiếc khác hình như lại độn thổ chui lên. Sự thất bại ở Minsk đã làm cho Đức thiệt mất ước chừng 70.000 bị giết và 35.000 bị bắt làm tù binh.
Không thể chối cãi được, sau trận Minsk, ngọn gió thất bại đã nổi lên. Hàng hàng lớp xe, người cuồn cuộn chạy về phương Tây, dẫm lên nhau, chồng chất lên nhau. Nhiều thường dân cũng đã chen lấn vào trong đám đó, người ta còn nhìn thấy có cả phụ nữ và trẻ con : Những người Ukraine. Những thường dân này tẩu thoát khỏi quê quán của họ vì thừa biết những gì sẽ chờ đợi họ đối với sự việc họ đã thích ứng quá dễ dàng với sự chiếm đóng của quân Đức.
Khối xe cộ ầm ĩ tiến tới trên hai con đường từ Minsk đến Vilna và Minsk-Slonin, rồi dừng lại đôi khi bị kẹt trong suốt ba tiếng đồng hồ. May mắn thay, máy bay của Nga đã rất hiếm và vụng về, chúng thường bắn ngang đường chứ không dọc theo trục con lộ 1
Những dấu hiệu đần tiên của sự sống sót của quân Đức đã hiện ra ở biên giới Nga - Ba Lan.
Những bãi đậu xe đã được thiết lập, các trại đã được dựng tên với nhiều sĩ quan để tập trung làn sóng người mò mẫm đó.
Sự thoái quân tiếp diễn ở Ba Lan. Một cuộc rút lui nhanh chóng và xôn xao hơn, nhưng không phải là một sự bại trận. Những mảnh vụn của các đại đơn vị Bộ binh Đức (Wehrmacht đã rút lui mau chóng trước áp lực nặng nề của đoàn Thiết Kỵ Nga, nhưng, thỉnh thoảng, dòng sông người ấy lại chuyển sang hướng khác nhường chỗ cho một phân đội hay một liên đội thiết giáp, thường thì một liên đội "Waffen SS". Đội quân này ở lại tại chỗ, hay trở ngược lại để tung ra một trận đánh cầm chân địch.
Nhiều đồn Hiến binh được thiết lập dọc theo con đường. Những viên Hiến binh Đức được tuyển chọn trong số những quân nhân đanh ác, ham thích uy quyền. Các binh sĩ tháo lui nào đã toan xoay sở để chạy nhanh hơn đều phải suy nghĩ khi nhìn thấy bọn Hiến binh này. Tốt hơn nên gia nhập vào "một đơn vị đã được tổ chức lại", tự giới thiệu và tự đặt dưới quyền của vị sĩ quan chỉ huy.
Những làng mạc hiếm hoi mà người ta chỉ thấy trong các nông trại và các isba (isba : một loại nhà nhỏ bằng gỗ thông của dân quê nước Nga vài ông già, đôi khi vài trẻ nít. Những người lớn đã đi, mang theo gia sủc, không phải đi theo quân đội Đức - Hồi kết cục chưa đến - mà là đi vào rừng ẩn trốn để chờ kết quả của biến cố.
Nhiều đơn vị mới đã bắt đầu đến từ Varsovie và Đông Phổ, ngược dòng với đoàn quân đang di tản chiến thuật. Đã cho các đơn vị này thiết bị thành lũy, toán quân mà chúng ta vừa đề cập đến, nhận lịnh bổ trí, ngày 20 tháng bảy 1944, tại ven một làng (không có tên giữa Wolkowysk và Bialystock, cầm chân đội thiết kỵ tiền phương Nga. Đội thiết giáp này không còn đông đảo bằng lúc trước và ít hung hãn hơn, có lẽ vì thiếu đạn dược và nhiên liệu. Sự tiến quân Sô viết đã như sấm sét. Ngoài đại bác 88 của các chiến xa, toán quân hỗn hợp vừa "tập hợp lại" này còn có thêm ba đại bác 37 và hai súng cối 80 ly, cộng với vũ khi cá nhân.
Các chiến xa bố trí hai bên đường, cạnh các ngôi nhà. Một chiếc xe hơi Nga hiện ra ở khúc quanh, cách đó bốn trăm thước, một chiếc xe du lịch thường mang dấu hiệu ngôi sao. Một thoáng, nó không còn nữa. Hai xe đại liên đến đằng sau, trong khoảnh khắc, chúng đã nổ tan tành. Đến lượt một chiến xa Nga xuất hiện.
Bấy giờ, một tuyến ánh sáng chói lọi tóe ra từ mặt đất ở đầu làng. Mặt đất rung chuyển, đã có một sự chấn động trong không khí, ngột ngạt và đinh tai, và, trong một quãng thời gian dường như vô tận đối với những người không bị chết, phân nữa ngôi làng biến mất giữa một cụm khói đen xuyên qua bởi những tia chớp đỏ và vàng trong khi nhiều tiếng nổ khác tiếp theo. Một trong rất nhiều đạn dược (hoặc hỏa tiễn, hoặc chất nổ đã được chôn dấu dọc theo trục lộ Varsovie - Minsk - Smolensk đã nổ tung. Người ta không làm sao biết được sự hiện hữu cùng vị trí của các hầm kho dự trữ này từ khi các người có trách nhiệm canh giữ chúng bỏ chạy. Cũng không thể biết được có phải là sự phát nổ đã do một hỏa tiễn bắn ra từ chiến xa Nga hoặc do một sự bất cằn của các người phòng ngự hay một ngẫu nhiên nào. Sự phát nổ đã tiêu diệt một trong hai chiến xa và có khoảng năm mươi nạn nhân, chết và bị thương.
Trong số các người bị thương có Trung sĩ Ernst Strobel, đã được nói đến, kẻ sống sót từ những trận đánh Orel, Kiev, Mohilev, Bobruisk và Minsk, hắn ta đã kể lại các sự việc trên trong nhiều bức thư gửi từ Quân y viện Stettin về cho gia đình ở Cologne. Những bức thư này đã được thu nhặt, chỉ có trời mới hiểu được bằng cách nào, từ sau sự phá hủy hầu như toàn bộ thành phố Cologne bởi những cuộc oanh tạc của không lực Đồng Minh, và chung cuộc nằm trong hồ sơ của cơ quan tình báo của Đạo quân thứ I của Mỹ. Còn về phần Trung sĩ Strobel, hình như phải kể hắn ta vào số nhiều triệu người Đức mất tích.
Ngày 20-7-1944, nhiều toán quân Đức hay đồng minh của Đức, thường cũng tơi tả như toán quân mà chúng ta vừa theo dõi, đã đánh tháo khắp nơi ở phòng tuyến Miền Đông, từ biển Baltique (Baltique là biển phụ của Đại tây dương ở giữa các nước Suède, Finlande, Russie, Lithuanie, Allemagne, và Daneinark đến dãy núi Carpathes. Sự thất bại của Phần Lan ở Carélie đã làm Đội quân thứ XX của Đức đóng tại Laponie hoàn toàn bị cô lập bên kia bắc cực khuyên (cercle polaire arctique những nước vùng Baltique hầu như bị bao vây ; trên hai mặt trận vùng biển Ballique và ba trận tuyến ở Bạch Nga. Chiến thuật gia Joukov, điều động một khối người và chiến xa đông đảo phi thường nhứt vào cuộc chiến, đã tiến gần năm trăm cây số trong không đầy ba tuần lễ.
Ở Rastenburg, những xếp lớn của O.K.W. (Oberkommando der Wehrmacht : Bộ Tổng tư lệnh tối cao Quân lực Đức Quốc Xã không có vẻ gì là mất tinh thần vì những biến cố quân sự ở phương Đông cả : "Không có một cuộc tấn công nào có thể tiếp diễn mãi mãi, chúng ta biểt rõ điều đó hơn ai hết. Sẽ có một lúc mà người ta phải dừng lại để đợi tiếp tế và chấn chỉnh lại các hàng ngũ. Lúc đó sẽ là lúc mà chúng ta phản công lại".
Ý đồ của Bộ Tổng tư lệnh tối cao như sau : "khóa chặt" vùng đồng bằng Ba lan bằng cách tập trung quanh Varsovie một đại quân thiết kỵ và tập họp bên này và bên kia pháo đài đó những đơn vị đang tháo lui, tăng viện thêm vài toán quân mới để giúp bọ trấn giữ phòng tuyến mới. Đại bản doanh đả tự về Bộ những huấn lịnh về cách tổ chức và điều động các lực lượng này.
Kế hoạch của Bộ Tổng tư lệnh tối cao không đủ để làm yên lòng những vị chỉ huy Bộ, cũng như những tướng lãnh chỉ huy mặt trận Miền Đông, họ đã biết quá nhiều về mặt trận này, Trừ ra, điều ngoại lệ, những quân nhân này đã nghĩ đến điều sau : "Có lẽ, dĩ nhiên, cuộc tấn công của Sô viết chẳng bao lâu nữa sẽ chậm lại, nhưng chỉ trong chốc lát, vùng đồng bằng Ba lan có thể giữ được trong một thời gian nào đó, nhưng mà không phải toàn cả trận tuyến, không có một lý do gì để cho thế đông hơn phi thường của Nga về quân số cũng như về khí cụ, mà cuộc tấn kích đang tiếp diễn vừa phát lộ với chúng ta ngưng hiện hữu ở một lúc nào đó, ngược lại, nó phải tăng trưởng, mặt trận Miền Đông không phải là trận tuyến duy nhứt cần xem xét, tình thế trở nên nguy ngập ở phía Tây". Một số tướng lãnh nọ đã kết luận : "Sớm muộn gì, sự thất trận cũng không thể tránh được. Chỉ có một quyết định về phương diện chính trị mới có thể thay đổi được diễn tiến của tình thế".
° ° °
Trong phi cơ trực chỉ Rastenburg, Đại tá Von stauffenberg giữ chặt chiếc cặp da trên đùi. Phần nhiều những người tổ chức cuộc mưu sát đã nghĩ là tốt hơn nên bắn Hitler, và chính Von Slauffenberg cũng đồng ý với họ. Song vì ông ta mang một cánh tay giả và bàn tay kia chỉ còn có ba ngỏn, cho nên ông đã phải từ bỏ ý định dùng súng. Vả lại, vài người trong tổ chức đã quả quyết là Hitler luôn luôn mang trong người một áo giáp bằng thép để ngừa đạn. Von Stauffenberg đã được chọn thi hành cuộc mưu sát mặc dù các vết thương của ông chưa được lành hẳn, vì chính ông ta đã tình nguyện với sự xác tín và lời nài nỉ nhiệt thành, để được đích thân thanh toán Hiller. Ông đã đoán chắc một cách bản vô thức trên giường bịnh rằng ông đã được thiên khải ban lệnh giải phóng đất nước. Bởi đó cho nên các người chủ chốt của cuộc âm mưu, đã vận động thành công để ông đảm trách nhiều phần vụ cho phép ông ta luôn lui tới Đại bản doanh.
Rất ít người ở Đức quốc được tới gần bên Fuhrer (Fuhrer, từ ngữ Đức, có nghĩa là lãnh tụ, biệt danh dùng để gọi nhà Độc tài Đức quốc xã Adolf Hitler từ năm 1933 . Sự thực hiện cụ thể một cuộc mưu sát không dễ gì, cả đối với người có nhiều kẻ cộng mưu trong hàng cao cấp. Nhiều người chuẩn thực hiện khác đã có nhiều kinh nghiệm về vấn đề nầv. Ngay ngày nay, người ta không làm sao biết được, với một sự chính xác tuyệt đối là bao nhiêu cuộc mưu sát đã được trù hoạch đối với Hitler, bao nhiêu đã thực sự được tổ chức, trước cuộc mưu sát ngày 20 tháng bảy 1944. Thế nhưng, vài chứng cứ, dù chúng chỉ chứa đựng một phần sự thực, đã cho chúng ta thấy nhiều nỗi khó khăn của một việc làm như vậy.
Cuối năm 1943, một tướng lãnh và một Đại tá thuộc Đại bản doanh đã mưu tiêu diệt Hitler trong một buổi lễ trình diện các chiến cụ tân tạo. Phải cần đến ba người tình nguyện, mà một mang trong người một trái bom. Khi Fuhrer tới, hắn ta sẽ nhảy đến ôm chặt lấy Hitler và bấm ngòi nổ. Xui xẻo thay, buổi lễ trình diện đã được hoãn lại nhiều lần, như là chính Hitler hav một người hầu cận nào đã dự cảm được tai họa sắp xảy ra, cuối cùng một cuộc oanh tạc đã thiêu hủy toàn kho chiến cụ tân tạo ấy.
Mưu toan nầy tái thực hiện ngày 20 tháng hai 1944 bởi một Đại tá tên Josef Hoffmann, tùy viên tại Dinh Tể tướng. Lại một buổi lễ trình diện chiến cụ. Người tình nguyện đi vào cõi chết chính là con trai của Đại tá.
Lần này, Hitler đã chấp thuận đến, người người đang chờ đợi, một sĩ quan trong đội cận vệ đến loan báo : "Năm phút nữa Fuhrer sẽ đến nơi". Trung úy Hoffmann điều chỉnh cơ chế của ngòi nổ ở vị thế : chậm mười phút - hy vọng là Fuhrer sẽ để ít ra cũng năm phút để xem xét. Vài sĩ quan biết chuyện đã tìm cách lảng tránh ra xa chừng nào hay chừng ấy, viên trung úy khả nổ. Ngay lúc ấy, một sứ giả mới lại đến và loan báo "Buổi thanh tra của Fuhrer được triển lại ba tiếng đồng hồ".
Người ta đã chỉ cố vừa đủ thì giờ để đem cho nổ trái bom ở trong một hầm (hay một khoảng đất trống trong Dinh Tể tướng. Chứng cớ thu thập được về cuộc mưu sát nầy là của trung úy Hoffmann, đã bị Nga bắt làm tù binh. Dường như người ta không quan tâm đến việc kiểm chứng tỉ mỉ tính chất chính xác của nó, một sự kiện đích xác, gần như hầu hết các chuyến kinh lý và sự xê dịch của Hitler đã bị hủy bỏ hay triển hạn. Người ta đã chẳng hề đoán chắc được là sẽ nhìn thấy ông ta ở một nơi nào đó vào một thời khắc nào đó. Những người có trách nhiệm về an ninh của những nhân vật được suy đoán là có thể bị ám hại đã muốn như vậy.
Cuộc mưu sát xác thực nhứt và được biết đến nhiều hơn hết, ngoài cuộc âm mưu ngày 20-7-1914, có thể cũng là cuộc mưu sát được tổ chức công phu hơn hết là cuộc mưu sát ngày 13-3-1913.
Hitler thân hành đến mặt trận Miền Đông trong vùng Smolensk, tại Bộ chỉ huy của von Kluge, Tư lệnh Liên quân Trung bộ. Khi Hitler lên phi cơ trở về Đức, Tướng von Tresckow, trong bộ tham mưu của von Kluge đã nhờ Đại tá Brandt, trong đoàn tùy tùng của Fuhrer, mang về dùm một gói quà gồm hai chai Cognac cho Đại tướng Slitff thuộc Đại bản doanh ở Hestenburg.
- "Rất sẵn sàng" Đại tá Brandt trả lời.
Sự thực, gói đồ chứa một trái bom, ngòi nổ đã được điều chỉnh : chậm ba mươi phút. Hitler ít khi di chuyển bằng phi cơ, máy bay riêng của ông gồm một căn buồng bọc thép có thể tháo rời ra và một chiếc dù tự động che chở cho cả căn buồng trong trường hợp khẩn cấp. Song trái bom đủ mạnh đề tiêu hủy trong nháy mắt toàn thể chiếc máy bay. Sự chậm trễ có thế ấn định trong mười phút, ba mươi phút hoặc một giờ. Sự bắt mồi của ngòi nổ làm vỡ một ống thủy tinh nhỏ chứa đựng một chất thuốc gậm mòn, chất lỏng nầy sẽ ăn mòn từ từ sợi dây kim khí giữ cái lò so kích hỏa. ích lợi của cách thiết bị nầy, sáng chế của Anh cát lợi, là tránh việc sử dụng dây dẫn hỏa, mà khi cháy sẽ phát ra tiếng sè sè dễ bị phát giác. Các phi công Anh đã thả dù các quả bom ấy xuống nước Đức cho các nhân viên của Intelligence Service (Trung ương tình báo Anh quốc có nhiệm vụ phá hoại, và quân Đức đã bắt được vài quả.
Những người âm mưu ở Smolensk (von Kluge biết việc này, song không muốn xen vào một chuyện gì cả đã nôn nóng chờ đợi tin báo của chiếc phi cơ hộ tống về tai nạn xảy ra. Không có gì cả. Chẳng bao lâu sau, một điện tín bằng mật hiệu được đánh đến Bộ Chỉ huy ở Smolensk : "Phi cơ của Fuhrer đã hạ cánh an toàn ở Rastenburg đúng giờ đã định".
Xuất hạn dầm dề, Von Tresckow gọi điện thoại cho Đại tá Branđt.
- Cuộc hành trình êm đẹp - Đại tá nói : Tôi quá bận rộn nên chưa đem rượu đến cho Đại tướng Stieff được nhưng xin Đại tướng yên tâm, tôi sẽ đem đi ngay khi có thể.
- Đừng đem đi nữa - von Tresckow nói - Ông cố gắng giữ giọng mình bình thản. Tôi gọi để báo cho anh biết là đã có một sự nhầm lẫn, gói đồ đó không phải là gói quà dành biếu Đại tướng Stieff. Anh giữ đó dùm tôi. Ngày mai, tôi sẽ cho Trung tá Schlabrendorff mang đến anh gói quà biếu Đại tướng.
- "Đồng ý", Brandl đáp.
Von Schlabrendorff đến Rastenburg theo chuyến máy bay thư tín thường lệ, lấy lại quả bom, đưa cho Brandt một gói hai chai Cognac thực sự. Ồng đáp xe lửa về Bá linh, và trong một toa có giường đóng kín cửa, ông tháo gói giấy ra. Thuốc gặm nhắm đã cắt đứt sợi dây kim khí, song, ngòi nổ lại lép. Von Schlabrendorff báo cho các người chủ chốt cuộc âm mưu, tất cả đều đổ xô về Bá linh, biết là mọi việc lại phải bắt đầu từ con số không. Thể nhưng, biết đến khi nào người ta mới tìm lại được một cơ hội ngàn năm một thuở như vậy.
Đại tá von Stauíĩenherg không phải biết là quả bom mà ông mang trong cặp giống hệt với quả bom đã thất bại ngày 13 tháng ba 1943, song điều đó không làm ông mất tin tưởng. Ngòi nổ đã được nghiên cứu kỹ và thử đi thử lại nhiều lần. Vả lại, nên bằng lòng với vật hiện có, vì nó có cái lợi là không kềnh càng và hoàn toàn không gây tiếng động.
Các nhà bác học Đức chắc chắn đã có thể sáng chế ra một máy tạc đạn tối tân hơn, nếu được đặt làm. Song đã rất nhiều người sầm sì về một cuộc mưu sát có thể xảy ra trong nay mai, những sự tiết mật trở nên càng ngày càng thêm nguy hiểm. Những người âm mưu đã cảm thấy chung quanh họ và cả ngay trong tổ chức của họ nữa, đôi mắt cú vọ của cơ quan Gestapo (Geheim staats poleizei : Cơ quan cảnh sát đặc biệt .
Một cuộc âm mưu thực sự không mãi mãi giống như ỷ niệm đơn giản mà người ta thường có về nó : vài người liên kết với nhau bởi cùng một ý đồ và cũng chấp nhận những sự rủi ro có thể xảy ra, chuẩn bị cuộc mưu sát trong bóng tối và thi hành nó vào lúc đã chọn kỹ. Thực ra, một vùng tranh tối tranh sáng cực nguy hiểm luôn luôn hiện hữu giữa những người trong cuộc và bên ngoài. Vài người, được dò ý, không nói chịu hay không, hoặc giả bộ như không hiểu, sau đó họ có nói đi nói lại không, làm thế nào biết được? Những nhân viên mật vụ cò mồi bày mưu đặt kế, các mưu kế nầy luôn luôn tương tự nhau và gần như lúc nào cũng hiệu nghiệm. Như thế, tên Reckzeh, bác sĩ y khoa, vào tháng chín 1943, đã len lỏi vào một đoàn thể đối lập với chế độ dã thuyết giảng về sự cần thiết của một sự chống đối tích cực đối với Hitler, chiếm được sự tín nhiệm của đoàn thể nầy, do đó biết được nhiều điều tâm sự bí mật, sau đó hắn ta đi thẳng đến cơ quan Gestapo làm báo cáo, tức thì nhiều người có khuynh hướng đối lập bị bắt, vặn hỏi, tra khảo, hành quyết. Đó, làm sao biết chắc được là ai tiết lộ, ai không ?
Vào tháng bày 1944. Từ nhiều tháng qua, Himmler đã cho bộ hạ lung tin là không phải ông ta không biết có nhiều quân nhân đang chuẩn bị một cuộc mưu sát. Làm sao mà ông ta không biết được khi mà chính ông ta cũng đã được thăm dò ý kiến ! Hai người trong nhóm âm mưu, Bác sĩ Popitz, cựu Tổng trưởng tài chánh Phổ và Luật sư Langbehn do sáng ý riêng của họ và tưởng là mình hành động một cách siêu việt, đã tiếp xúc với thủ lãnh tối cao của cơ quan Gestapo,
"Quả thực Fuhrer của chúng ta lúc nào cũng phi thường, họ nói đại khái, song tình hình chung tiến triển một cách bất lợi, Vài lá bài tốt mà Đức quốc hãy còn nắm giữ phải được tung ra lúc nầy. Tỷ dụ, cần phải đề-hòa-nghị với người Anh bằng cách nhiệt thành trình bày với họ là nguy cơ Cộng sản sẽ đe dọa Âu châu trong trường hợp Đức quốc bị hoàn toàn chế phục. Nhưng họ sẽ không muốn nói chuyện với Fuhrer. Nên cần phải có một người thông minh và khéo léo, đồng thời có đầy đủ uy quyền, vân vân". Tóm tắt, câu kết luận, ít nhiều minh bạch đã như sau : "Trong trường hợp một cuộc đảo chánh thành công, Ngài có chấp nhận nắm giữ quyền hành không ?" Himmler đã chăm chú nghe, và đã chỉ trả lời úp mở, đại khái. Ồng ta đã không ra lịnh bắt giữ hai ông khách ngay ngoài cửa văn phòng. Ông ta lại còn kín đáo dành vài sự dễ dàng cho Langbehn để ông nầy chu du Âu châu, đồng thời cho người theo dõi - và lại cho người theo dõi những người theo dõi nầy, vì ông ta không mãi mãi muốn Langbehn bị bắt giữ, vặn hỏi, bị ép buộc phải nói, một cách ồn ào và tàn bạo.
Himmler đã muốn vừa biết tất cả về cuộc mưu đồ làm loạn vừa đồng thời giăng một màn lưới quanh cuộc âm mưu để có thể hốt trọn ổ bất cứ lúc nào, và trong lúc ấy, chờ đợi và bình giá những cơ hội của sự thành công... và nhân đó vung tay hành động. Schellenberg, trưởng ban thông tin của cơ quan Gestapo, từ lâu đã lựa lời đường mật rót vào tai vị chỉ huy của mình cùng nọc độc ấy. "Chỉ có Ngài là cỏ thể kế nghiệp được Fuhrer".
Đã đành, những kẻ âm mưu không biết ý đồ thầm kín của Himmler song điều mà họ bắt buộc phải cảm thấy, đó là sự siết chặt từ từ của màn lưới vô hình bao quanh họ, những cuộc bắt bớ mà Himmler đã ra lịnh thi hành để duy trì sự thông hiểu hầu làm chủ được cuộc mưu đồ làm loạn và cũng để tránh tự làm liên lụy : sự bắt giữ nhiều cộng sự viên của Đô Đốc Canaris (Xếp lớn của cơ quan tình báo Đức Abwehr , bị tình nghi chính đáng ; sự bắt giữ, hồi tháng giêng 1944, Helmuth von Moltke, mà tại tư gia ông nầy, nhiều người âm mưu đã hội họp, tại Kreisau, ở Silésie. Và bây giờ, chính Bác sĩ Karl Goerdeler, cựu thị trưởng Leipzig, tể tướng dự liệu trước của chính phủ giải phóng, đã cảm thấy càng ngày càng bị theo dõi và đe dọa một cách nghiêm trọng.
Cuộc âm mưu cũng vậy, đã diễn tiến đúng theo những định luật lịch sử của nó : Bắt đầu từ một lúc nào đó, những người âm mưu đã không còn được tự do lựa chọn thời khắc của mình nữa, họ đã bị bắt buộc, hấp tấp hành động, nếu không muốn bị bắt bớ và sát hại.
Một động cơ khác đã thúc giục những kẻ thù của Hitler : Nếu chạm trễ thêm nữa, hành động sẽ không mang lại gì cả. Người ta đã ước định là sau khi thải trừ được Hitler, chính phủ lâm thời sẽ nắm giữ quyền hành và sẽ nói với Anh Mỹ như sau :
"Chúng tôi đã giải phóng Đức quốc ra khỏi ách Quốc xã. Chúng tôi thỉnh cầu hòa bình nơi các ông. Hãy tỏ ra quảng đại"....
Và người ta chỉ hy vọng được nghe khi cuộc "hành quân" đã được thi hành khá sớm trước khi Đức quốc hoàn toàn bị đè bẹp. Lúc ấy có thể Anh Mỹ sẽ tự vấn là tốt hơn thà chấp nhận sự đầu hàng còn hơn phải cố gắng đeo đuổi chiến tranh. Và họ có thể sẽ bỏ quan niệm buộc Đức đầu hàng vô điều kiện. Trái lại, những sự hiến dâng hòa bình đưa ra quá trễ sẽ không còn nghĩa lý gì và sẽ không bao giờ được chiếu cố tới. Rất đáng tiếc khi cuộc mưu sát đã không có thể xảy ra trước cuộc đổ bộ ở Normandie.
Đại tá Stauffenberg không phải là không biết gì về những điều tất yếu ấy, không có ai nôn nóng hành động bằng ông ấy cả. Tại chức gần ba tuần qua ở Bộ, đây đã là lần thứ ba mà ông ta mang quả bom theo. Ngày 11 tháng bảy, ông ta đã mang theo khi bay đến Bercbtesgaden, nơi mà Hitler đã đến trong vài ngày, ông ta đã được tiếp, đã trải qua nửa giờ trong cùng một phòng với Hitler, tuy nhiẻn ông ta đã không bấm ngòi nổ. Tại sao như thế ? Tại vì, cả Himmler và Goering (Thống chế Goering : tư lệnh không lực Đức quốc xã: Luftwaffe, mà người ta đã quyết định tiêu diệt một lượt với Hitler, đều vắng mặt.
Cơ hội lại đến ngày 15 tháng bảy và Von Stauffenberg đã đáp máy bay cùng với quả bom, lần này đến Rastenburg. Một lần nữa, không có cả Himmler và Goering trong phòng họp. Sự kiện tạm tin được sau điều thất vọng trước, trường hợp không được dự liệu trước. Quyết định sao đây ?
Von Stauffenberg đã rời căn phòng và gọi điện thoại cho các người đồng mưu ở Bá linh :
"Alô ! Cho tôi văn phòng của Đại tướng Olbricht".
Với một ngòn ngữ ám ước (tôi đã không tìm thấy những danh từ và ám ngữ đã được dùng ở đâu cả von Stauffenberg, lúc bấy giờ, đã giải thích là : Cả Goering và Himmler đều không có ở đấy. Vẫn phải hành động chứ ?
Một giọng nói đã trả lời :
"Đúng vậy".
Ủy khúc : Giọng nói đó không phải là giọng nói của Đại Tướng Olbricht, mà là của Trung úy Von Haetlen, lúc đó chỉ có một mình trong văn phòng và đã cả gan quyết định. Người ta bắt đầu thấy là tổ chức của cuộc mưu sát đã không hoàn hảo, tuy nhiên thông qua. Von Stauffenberg đã trở lại phòng họp - để nhận thấy là Hitler đã đi rồi. Cơ hội thứ nhì lại hỏng.
"Cơ hội sẽ không thể và bắt buộc không được lỡ dở nữa". Đại tá nghĩ ngợi khi ngồi trên máy bay buổi sáng ngày 20 tháng báy 1944. Hai sự kiện, trong nhiều sự kiện khác, đã biểu lộ sự khẩn thiết phải hành động cấp thời. Thứ nhứt, Tướng von Tresckow đã vừa gọi đến Đại tá thông báo sau đây : "Phải đề phòng một cuộc chọc thủng của quân Nga về hướng con sông Vistule. Nếu sông Vistule bị vượt qua, Bá linh có thể bị xâm hại trong vòng mười ngày." Thứ hai : ngày 17 tháng bảy, Obergruppenfuhrer SS là Arthur Nebe, trưởng ban Hành chánh của Cảnh sát Hình sự, một phần tử của cuộc âm mưu, đã báo cho biết là lệnh bắt Goerdeler đã được đánh máy và chỉ còn chờ chữ ký của Himmler.
(Thực ra, Himmler đã để cho làm lệnh bắt nầy, đã từ chối hay tránh khéo không ký và đã để tênh hênh trên bàn giấy. Như thế, ông ta đã làm cho các người âm mưu sợ hãi và thúc giục họ hành động, để sau cùng, trong trường hợp cuộc đảo chánh thành công, có thể nói dễ dàng : "Các ông thấy chứ, tôi đã che chở Goerdeler" Arthur Nabe đã không nghĩ ra một sự kỳ diệu như vậy trong trò chơi hai mang .
Cơ hội sẽ không phải và không thể lỡ dở được nữa. Himmler và Goering hiện diện hay vắng mặt, Von Slauffenberg vẫn quyết định bấm nút quả bom. Điều quan trọng là giết Hitler, và Hitler sẽ chắc chắn có mặt ở đó vì chính ông ta đã cho đòi Đại tá đến.
° ° °
Buổi sáng cùng ngày, các trưởng ga ở Silésie và Ba Lan nằm trên đường Oppeln - Czestochwa - Piotrkow tuần tự được thượng cấp báo cho biết về sự sắp đi qua của một chuyến xe lửa đặc biệt của nhà nước vè hướng Varsovie, và yêu cầu họ đóng cửa nhà ga và báo cáo giờ chuyến xe lửa đó đi qua.
Chỗ đi đến thực sự của chiếc xe lửa nầy là Rastenburg. Bên trong một toa xe, một người đàn ông sáu mươi mốt tuổi, ngồi một mình, vẻ mặt xa vắng, đôi mắt ưu sầu : Benito Mussolini (Nhà độc tài Ý đồng minh của Hitler, danh xưng của ông ta là Duce có nghĩa là lãnh tụ ; Graziani, Tổng trưởng quốc phòng Chính phủ tân phát xít, và Dollmann, đại diện của Himmler ở miền Bắc nước Ý, trò chuyện trong toa kế cận.
La Mã đã về tay Đồng minh từ ngày 4 tháng 6. Quân Đức đã rút lui và cố thủ ở tuyến "Ligne Gothique". Mussolini đã có thể tư vấn điều nào tốt hơn đối với ông, nếu quân Đức cầm cự được lâu hơn, hay là họ bị đánh bật ra. Theo chứng cứ của tất cả những người thân cận ông thời đó và như chính ông đã viết, cảm giác mà ông đã trải qua lúc bấy giờ, trên hết mọi việc, đã là một sự chán ngán vô bờ bến.
Ngày 10-6-1940, khi tuyên chiến với nước Pháp- Oggi e il giorno della nostia decizione irrevo- cabile... - Mussolini đã quăng một hòn đá, nó lăn đi, nhảy vọt lên, và khiêu động một sự băng tuyết. Bản thân ông ta đã biết qua tất cả mọi việc mà Lịch sử có thể làm cho một vị Quốc trưởng được biết từ quyền lực Đế quốc đến nhà tù và sự đi đày. Ngày 25-7-1940, khối đa số trong Đại Hội đồng phát xít, những người đã từng chịu ơn ông, đã truất phế ông.
Vua Victor Emmanuel đã cho gọi ông ta rằng:
"Ông là người bị thù ghét nhứt ở nước Ý. Ông chỉ còn độc nhứt có một người bạn thân : "Tôi ! ".
Và Mussolini đã bị bắt giữ ngay sau phiên họp.
Ngoài đường phố, những cựu hoan hô viên của ông tung hô : "Hoan hô Badoglio ! Hoan hô hòa bình !" Chánh phủ Badoglio đã phải mất nhiều tuần lễ để làm cho phe Đồng minh hay đa nghi chấp nhận sự đầu hàng bí mật - vô điều kiện - của Ý đại lợi. Hòa bình ký hoặc cho dân tộc Ý : sự đầu hàng vừa mới được công bố thì nửa phần nước Ý chưa được Đồng Minh chiếm đóng đã bị Đức xâm lăng. Chiến hạm Roma đã bị các oanh tạc cơ Stukas (tên gọi trong đệ nhị thế chiến, loại oanh tạc cơ Junkers 87 khi tấn công thì đâm thẳng xuống đánh đắm, những đội quân Ý đã bị Bộ binh Đức và bọn SS (Schutzstaffeln der National sozialistischen Deustchen Arbreiter Partei: đội quân phòng vệ đảm trách việc an ninh cho Hitler và Tập đoàn quân tước khí giới.
Thân cá chậu chim lồng, ông đã luôn luôn bị đưa từ nơi này đến nơi khác, Mussolini đã từ tình trạng chán nản tìm tại được sinh lực. Ở Vùng đảo Pooza trong tòa nhà Maddalena, ông đã hồi tưởng lại và truy gọi "Chiếc bóng vĩ đại", đã mơ tưởng đến một "ngày trở về" chói lọi như ánh chớp. Cuối cùng ông lại rơi vào một sự chán nản vô vọng. Một cuộc đột kích thần sầu đã được thực hiện, và đã giải thoát Mussolini khỏi nơi bị giam giữ: lâu đài Gran Sasso. Lúc này bọn SS, đến giải thoát ông, đã hỏi ông muốn về đâu. Ổng Duce bị truất phế trả lời : "Đời chính trị của tôi đã hết, tôi còn có thể về đâu nữa ngoài quê tôi, ở Rocca della Caminate. Mong người ta bỏ tôi ở đấy trong âm thầm, quên lãng..."
Phi cơ bay về Áo quốc. Và vài ngày sau, Hitler tiếp đón người bạn thân vừa được giải thoát và đã kéo ông "về với thực tế". Nghĩa là ông phải từ bỏ ý nghĩ lui về hưu dưỡng theo kiểu Cincinnatua (người La Mã nổi danh bởi phẩm hạnh đơn giản và khắc khổ. Làm Chấp chánh quan năm 460 trước Thiên Chúa, sau đó ông ta đã hai lần trở thành nhà độc tài và cuối cùng trở về đời sống nông dân với cái cày; mảnh ruộng phải chấp nhận cơ cấu của chính, phủ "Cộng hòa phát xít", hô hào chiến đấu đến thắng lợi, theo đuôi chủ nghĩa bài xích Do Thái sự; trung thành với phe Trục (gồm Đức quốc xã với Hitler, Phát xít Ý với Mussolini và Nhựt Thiên Hoàng Hiro Hito , sự "kiên trì" tất cả những điềư mà Mussolini không phải là không có lý do, đã không còn tin tưởng nữa. Quân Đức đem ông trở về Ý, ở Gargnano, trên bờ hồ Garde, trong một biệt thự được "bảo vệ" ngày đêm bởi bọn SS. Thực ra, ông từ chối cai trị, ông đã ham muốn điều đó một trăm lần hơn, ông làm sao có thể không biết được tình thế thực tế của nước ông. Người ta lập ra những đội dân quân Phát xít Xã hội (facistes sociallistes mới, nhưng trong các nhà máy ầm ĩ các cuộc nổi dậy cộng xã (cộng sản xã hội = socialo communiste . Người Đức, kể đã tước khí giới quân chính quy Ý, tuyển mộ thành lập những toán quân Tân phát xít (néofascistes , nhưng khi các người tình nguyện này đi phép về nhà, những du kích chống phát xít lại ám sát họ. Cứ mỗi khi có một người tình nguyện hay một binh sĩ bị ám sát chết, thì thường dân phải trả lại bằng mười mạng. Và trong lúc ấy, các thành phố và thôn xóm Ý phản Đức lại bị nghiền nát bởi các cuôc oanh tạc của Đồng Minh. Trong một tình thế như vậy, phải làm gì nếu không chờ đợi hồi kết cục của cơn ác mộng ?
Mussolini đã không còn có thể cản ngăn cả việc quân Đức cho xử tội (bởi một toà án chính trị Tân phát xít đặc biệt hợp tại Vérone và đã hành quyết người cha của các cháu ông, rể của ông : Bá tước Ciano (Tổng trưởng Ngoại giao của Mussolini trước khi bị truất phế . Một nữ ký giả Ý đã đoan chắc là bà ta đã nghe Mussulini than rằng : "Từ buổi sáng hôm ấy của tháng giêng 1944, ông chết dần và đối với ông ngày giờ sao mà dài một cách tàn khốc".
Đó cũng chính là người đã đi đến Đại bản doanh (G.Q.G. ở Rastenburg vào buổi sáng ngày 20 tháng bảy 1944. Điều mà ông ta đến yêu cầu Hitler là sự làm cho dịu bớt chế độ chiếm đóng : giảm bớt những sự trưng tập, trả lương khá hơn cho những nhân công Ý làm việc ở Đức, bớt hà khắc trong việc trừng phạt các cuộc mưu sát. Bởi vì các cuộc mưu sát binh sĩ Đức gia tăng. Thống chế von Kesselring vừa ban bố một lịnh :"Sự hiện hữu của quân kháng chiến trong địa phận Ý, đặc biệt là miền Trung nước Ý mới đây đã phát triền đến độ cấu thành một nguy cơ nghiêm trọng cho các chiến sĩ và các đường giao thông của họ, và cả cho kỹ nghệ phục vụ chiến tranh và tiềm năng kinh tế. Công cuộc chiến đấu chống quân du kích phải được theo đuổi với tất cả mọi phương tiện sẵn có và với sự nghiêm khắc cực độ nhứt".
° ° °
Vùng Normandie (miền Bắc nước Pháp giáp với biển Manche và nước Bỉ , trời mưa tầm tã. Vùng đồng bằng bao quanh thành phố Caen đã biến thành một biển sình. Trong nhiều tuần lễ, những bom, hỏa tiễn của phi cơ, trái phá của tàu chiến, trọng pháo của pháo binh, cùng với xích sắt của chiến xa đã đè bẹp, nghiền nát cỏ cây rậm rạp trong vùng. Bây giờ nữa, người ta có thể thấy những chiến xa to lớn điều động trên mặt biển sình, từ từ, khai hỏa từng đợt, dần dần tách rời nhau, giống như những chiến hạm khi vừa dứt một cuộc hải chiến...
Trận đánh nầy được phát động bởi Montgomery (Thống chế Anh quốc ngày 18 tháng bảy, sau một cuộc oanh tạc không tiền khoáng hậu với mười hai ngàn tấn bom, chưa kể những sự bắn phá của các chiến hạm, Trên khoảng trủng vĩ đại đó, xe thiết giáp Đồng minh tiến tới, sau bức màn đôi của trọng pháo dưới tàu và trên bộ. Lúc bấy giờ chúng ở ngav dưới hỏa lực bắn dọc của chiến xa Đức. Các chiến xa này đã chạy hết tốc lực ra khỏi vùng bị nghiền nát, chờ dứt cơn đại hồng thủy thép, đoạn, táo bạo và khéo léo, trở lại cũng nhanh như lúc chạy, khai hỏa vào cạnh sườn đoàn chiến xa và xe cộ Anh đang băng qua cánh đồng.
Và trận chiến thật sự đã xảy ra : hơn một ngàn chiến xa Đồng minh đối với ba trăm chiến xa Đức. Ngày đầu tiên, đồng minh đã thiệt mất ba trăm chiến xa. Đức mất năm mươi. Bình minh ngày hôm sau, trời vần vũ, mưa đã bắt đầu rơi. Trời như vậy có nghĩa : không có không quân. Quân thiết kỵ Đức có cảm giác chiến đấu ngang ngửa. Trận đánh chìm sâu vào vũng lầy, tan loãng ra...
Bên cánh kia của trận tuyến, quân Mỹ đã bị chặn đứng. Ngày 4 tháng bảy, họ đã rời vị trí tập họp tại phía Nam vùng Cotentin để tiến tới về hướng Nam. Song, trong nhiều ngày, tất cả mọi thính giả ở Âu Châu đã có thể nghe được, qua máy thâu thanh của họ, vẫn một địa danh của Pháp, được phát âm một cách kỳ quặc bởi một xướng ngôn viên Mỹ: La Haye du Puits. Những toán quân của Bradley đã đụng phải sự chống cự của Đức ở đấy. Đoạn chúng tiến lên được một chút dọc theo những con đường La Haye du Puits - Lessay và Caretan - Périers.
Trận đánh không giống như trận ở khu vực Caen một chút nào cả. Các đại bác chống chiến xa, đại liên; súng cá nhân Đức đã được mai phục sau mỗi hàng cây của cả trăm hàng rào cây phân cách những cánh đồng nhỏ trong khu rừng thưa ấy. Thế nên khi một chiến xa Mỹ tiến lên để vượt qua một hàng rào, thường lồng lên bị lật ngửa phơi bụng và rất dễ dàng bị tiêu diệt. Những binh sĩ màu kaki (màn vàng hung của vải kaki, quân phục tác chiến của Mỹ thời đệ nhị thế chiến màu nầy , với những chiếc xuồng nhỏ bằng cao su để vượt qua các con rạch, đã nghe đạn bay vù vù từ những xạ thủ vô hình. Một cuộc chiến tranh của Mọi Da đỏ, hay của bọn Chouans (từ chữ Jean Chouan lãnh tụ dấy loạn. Bọn người dấy loạn ở vùng Vendée và vùng Bretagne, thời Đại Cách Mạng Pháp dưới mưa. Cũng lúc ấy, thời tiết càng lúc càng xấu, đã là một ân huệ cho quân Đức : không có các oanh tạc cơ rà sát đất, soi bói, bắn ra những tia giết người và những loạt hỏa tiễn sáng chớp nữa. Trên phòng tuyến Lessay - Péteirs - Saint Lô, quân Mỹ đã bị chặn lại.
Sự trì hoãn nầy kéo dài bao lâu nữa, rất dễ đoán trước: Chỉ bằng với thời tiết xấu. Tất cả những tướng lãnh Đức ở trận địa Miền Tây đã tin chắc như thế, chính von Kluge cũng vậy... Thống chế von Kluge, cựu Tư lệnh Quân đoàn Trung bộ ở Nga đã đến Bộ chỉ huy của Rommel, ở La Roche Guyon, đúng hai tuần lễ trước, ngày 5 tháng bảy.
- Ông hẳn biết là tôi thay thế Thống chế Von Rundsteđt. Tôi muốn nói chuyện với ông ngay lập tức.
Được Hitler cho ở chung và thuyết dụ trong mười lăm ngày, Von Kluge đã tin là, nếu quân Đồng minh đã không bị hất ngược ra biển ở Normandie, là vì sự nhu nhược của von Rundstedt và Rommel.
- Ông không còn được Fuhrer hoàn toàn tín nhiệm nữa bởi vì ông đã quá bi quan và cá nhân chủ ngbĩa, ông ta nói với nguyên tư lệnh Afrika Korps. Từ rày về sau ông phải hết sức vâng lời tôi. Tôi có lời khuyên ông như thế.
- Ông có điên chút nào không ? Rommel hỏi lại - Riêng tôi, tôi khuyên ông đừng nên có một sự phán đoán nào về tình hình phương Tây trước khi có một kinh nghiệm bản thân của vấn đề.
Von Kluge đã đi quan sát tình hình. Lúc trở về, bốn mưoi tám tiếng đồng hồ sau, đã tự ý đến xin lỗi Rommel :
- Tất cả đều đúng y như lời ông nói. Tôi đã bị Fuhrer và Keitel (Thống chế Keitel, Tham mưu trưởng của Hitler đánh lừa. Mặc dù những sự thông báo mà ông nhận được, Fuhrer đang sống trong mộng. Mỗi khi người ta báo cho ông biết một chuyện gì tiến hành không thuận tiện, ông liền tìm một vật tế thần. Tôi đã phải ngờ tất cả các chuyện đó, bởi vì điều tương tự đang xảy ra ở mặt trận Miền Đông...
Sau đó, vẻ mặt ưu sầu, von Kluge trở về Bộ Chỉ huy, một lần nữa. Ông lại là Tổng tư lệnh miền Tây, ở Saint-Germain. Và, ngày 20 tháng bảy 1944 đó, từ sáng sớm ông đã lại có mặt tại La Roche Guyon. ở lâu đài của các Quận công de la Rochefoucauld mà Rommel đã đặt Bộ chỉ huy của "Quân đoàn B" của ông. Những cuộc oanh tạc đã phá hủy tất cả hệ thống soi sáng trong vùng, trời vừa hửng sáng. Dưới ánh sáng của các ngọn đèn cầy, vị Tổng tư lệnh Miền Tây đọc bức giác thư của Rommel đề ngày 15 tháng bảy 1944. Đây là đại ý của văn kiện nầy : "Tình thế ở mặt trận Normanđie càng ngày càng thêm khó khăn, nó hướng về một nguy cơ nghiêm trọng. Trước sự tàn khốc của các trận đánh, trước các khí cụ mạnh phi thường được tung ra bởi đối phương, trước sự hữu hiệu của các vũ khí của không lực địch, hoàn toàn giữa thế chủ động trong vùng chiến đấu, những sự thiệt hại của chúng là cao đến nỗi hiệu năng chiến đấu của các sư đoàn giảm sút nhanh chóng. Trước sự thiệt mất 97.000 người (gồm có 2.360 sĩ quan trong số có 28 tướng lãnh và 354 đơn vị trưởng, , chúng tôi chỉ nhận được có 6.000 quân tăng viện... Cũng thế, sự thiệt hại về khí cụ cũng rất kinh khủng...
"Về việc tăng viện, nó đã trở nên bấp bênh bởi sự tàn phá hệ thống đường ray xe lửa và bởi sự can thiệp của phi cơ địch trên các trục lộ, đến nỗi người ta không còn có thể đưa đến trận tuyến Normandie, những lực lượng mới xứng đáng với lên gọi của chúng. Trái lại, quân số mới với hằng khối khí cụ được dồn đến, ngày cũng như đêm, bên phòng tuyến địch...
"Trong những điều kiện đó, phải phòng là không bao lâu nữa - từ mười lăm ngày đến ba tuần lễ địch quân sẽ chọc thủng được phòng tuyến rất mỏng manh của ta và tiến sâu vào địa phận đất Pháp. Hậu quả sẽ không lường được".
Cuối cùng, Rommel đã viết tay thêm vài hàng : "Tôi khẩn thiết kính xin Ngài giải quyết ngay tình thế đó. Với tư cách Tư lệnh Quân đoàn tôi cảm thấy có bổn phận phải trình rõ ràng lên Ngài điều đó". Và ông ta đã ký tên : Rommel, Feldmarschall (Thống soái Đức .
Bức giác thư được gửi, không phải đến von Kluge, mà đến Hitler, Nó đã nằm trong tay von Kluge vì Rommel đã gửi theo hệ thống quân giai. Von Kluge nắm giữ văn kiện đó đã ba ngày rồi, và ông ta chưa chuyển đi vì hai lý do. Thứ nhứt một biến cố mới đã xảy ra. Rommel, bị thương nặng, hiện đang nằm trong bịnh viện ở Bernay. Ngày 17 tháng bảy, xe của ông bị ba oanh tạc cơ Đồng minh phát giác và xạ kích trên đường từ Vimoutiers đến Livarot. Rommel đã bị hất tung ra khỏi chiếc xe, bất tỉnh, người đầy máu. Không chắc là ông ta sống được. Von Kluge đã phải hấp tấp rời Saint Germain để đích thân đến nắm quyền chỉ huy Quân đoàn B, trong khi chờ đợi người thay thế Rommel.
Lý do thử hai là von Kluge không thể chuyển bức giác thư mà không thêm vào đó vài hàng bình chú. Và, việc thảo vài hàng bình chú nay đặt ra vấn đề tế nhị cũng như nguy hiểm cho vị Tổng tư lệnh Miền Tây.
Không hề có chút tiểu thuyết hóa nào, trái lại rất dè dặt, căn cứ vào những đại sự kiện xác thực mà trong một chuyện như câu chuyện này là những tài liệu duy nhứt mà sử gia có thể giữ lại một cách đứng đắn, chúng ta dễ dàng phát họa lại tình thế của von Kluge y như chính ông ta đã có thể nhận thấy vào buổi sáng ngày 20 tháng bảy 1944. Để cho thuận tiện hơn, chúng ta giả thiết là đích thân ông ta miêu tả ở ngôi thứ nhứt :
"Như thể, Rommel đã thảo tối hậu thư của ông. Không phải ông ta đã làm mà không báo cho tôi biết trước. Ngày 12 tháng bảy, như tôi đã hỏi ông : "theo ông chúng ta có thể giữ Normanđie được bao nhiêu lâu nữa ?" , ông ta đã trả lời : "Hãy đặt câu hỏi với các vị tư lệnh Quân đoàn và với các tướng lãnh nắm quyền chỉ huy. Nếu những câu trả lời đúng như tôi dự liệu, thì chúng ta hãy báo cáo công cuộc điều tra lên Hitler và quả quyết yêu cầu ông chấm dứt chiến tranh ở Miền Tây. Chúng ta phải chờ đợi sự chống đối dữ dội của ông ta đối với mọi lời khuyến dụ hay khuyến hàng. Bây giờ, những người quyết định loại trừ ông ta ra khỏi chính quyền sẽ thi hành chương trình của họ".
"Rommel đã thẳng thắng nói cho tôi biết về những cuộc đàm thoại của ông với các vị mật sứ mà những người âm mưu ở Bá linh đã phái tới gặp ông. Tôi đã nghe ông nói với sự dè dặt. Tôi cho là các "chức trách" của vị tổng tư lệnh của tôi không cho phép tôi tham dự vào cuộc âm mưu. Tôi cũng đã không dấu diếm với Rommel tôi là người tán thành sự tiệt trừ chính thể chuyên chế Quốc xã, song hoạt động chính trị không phải là công việc của tôi. Tôi cũng cần thêm rằng Rommel đã liên lạc với các người âm mưu, đã làm đầy đủ, với một sự trung thực tuyệt đối, các nhiệm vụ Tư lệnh Quân đoàn B của ông. Sự tàn khốc của các trận đánh đã chứng minh khá đầy đủ điều đó. Đáp lại một trong nhiều câu hỏi của ông, tôi đã nói là quyết định của tôi tùy thuộc vào kết quả vấn đề lục gửi đến các giới chức thẩm quyền tại trận tuyến".
"Rommel đã đích thân làm cuộc điều tra đó vào những ngày 12,14 và 15. Những câu trả lời mà ông đã thu nhặt được, ông đã trình báo trong bức giác thư mà tôi đang đọc, đã hoàn toàn thậm bi quan, cả đến những câu trả lời của các vị chỉ huy SS Dietrich và Hausser. Bức giác thư đã rất minh xác, và, theo ý tôi, hoàn toàn sâu sắc trong sở liệu của ông, Để chuyển đi, tôi phải thêm vào đấy vài hàng. Thực lòng mà nói, tôi hoàn toàn tán thành. Phê chuẩn bảng báo cáo và những tiên kiến mà không muốn dính líu mãi mãi nào vào bức tối hậu thư, đó là điều mà tôi muốn làm, song đó không phải là chuyện dễ dàng. Hitler, Jodl, Himmler và tất cả những ai đọc những tờ giấy ấy ở Đại bản doanh (G.Q.G. , sẽ thâm cứu kỹ càng từng chữ một. Bài xích một cách minh bạch bức tối hậu thư, điều đó có thể cũng rất tế nhị, nếu các biến cố có một sự chuyển hướng nào. Tôi quyết định để thêm hai mươi bốn tiếng đồng hồ nữa để suy nghĩ, để đi quan sát thêm một lần nữa các trận tuyến để có một ý niệm tối hậu về tình thế. Lát nữa tôi sẽ đi bằng xe hơi".
Von Kluge không phải là người "cơ hội chủ nghĩa" hay "chần chờ" duy nhứt. Đã có một lô đông đảo các tướng lãnh và sĩ quan cao cấp của Lục quân Đức ở giữa sự tham dự vào cuộc âm mưu và sự hoàn toàn không hay biết gì về cuộc âm mưu. Những phần tử quân sự nòng cốt của cuộc âm mưu ngày 20-7-1944 là : Tướng đã từ chức Ludwig Beck ; Thống chế Von Witleben ; các tướng Von Hammerstein, Olbricht, Hoppner, Von Tresckow, Stieff, Fellgebriel, Thomas ; các Đại tá Von Stauffenberg và Von Schlabrendorf.
Beck sẽ đảm nhiệm chức vụ Quốc trưởng trong chánh phủ "Phản Hitler". Cựu Tham mưu trưởng Lục quân Đức, ông đã rời Quân đội năm 1938 sau khi đã công khai phản đối Hitler trong dịp các Tướng von Blomberg và von Fritsh bị cưỡng bách giải ngũ. ông là người tổ chức đầu tiên của cuộc âm mưu. Bất hạnh thay, công cuộc âm mưu làm ông mòn mỏi còn hơn là chính quyền nữa. Tháng bảy 1944, Beck không dấu diếm là ông cảm thấy quá mệt mỏi cả thể chất lẫn tinh thần. Theo ý ông cuộc mưu sát đến quá trễ. Tuy thế, vị tướng già vẫn không rút lui, vì ông nghĩ rằng, hơn ai hết, với tư cách con người đối lập từ trước chiến tranh ông sẽ gây được sự tín nhiệm với quân Đồng Minh và họ sẽ thương nghị với ông.
Hommel, như đã thấy, đã bị loại khỏi cuộc âm mưu bởi những oanh tạc cơ của Anh. Một người khác nữa đã bị loại trước ngày 20 tháng Bảy, người mà đã từ lâu biết tất cả về cuộc âm mưu, đã do việc làm của mình, bao bọc các người âm mưu gần hai năm qua, đó là Đô đốc Canaris (chỉ huy trưởng cơ quan Abwehr, cơ quan tình báo Đức quốc xã , một nhân vật kỳ dị.
Sinh từ một gia đình Hy Lạp đến lập nghiệp ở Đức vào thế kỷ thứ XVIII, Canaris đã khám phá ra sở thích thực sự của mình từ khi ông được bổ làm Tùy viên Hải quân ở Madrid (thủ đô Tày ban Nha trong thời đệ nhứt thế chiến. Không có điều gì khác làm ông ưa thích ngoài ngành gián điệp. Ông đã ích dụng các việc làm của kỹ nữ Mata-Hari, bị xử bắn ít lâu sau đó ở Pháp. Trở nên chỉ huy trưởng ngành Quân báo năm 1934 ông liền qui tụ - hay đã để vây quanh ông - các sĩ quan chống đối chế độ. Mỗi khi có một điều gì quan trọng (thí dụ ; sức mạnh quân sự và kỹ nghệ của người Nga ; việc đổ bộ của Anh Mỹ , các cơ sở của ông luôn luôn chỉ cung cấp cho Bộ chỉ huy tối cao các tin tức thiếu sót hay sai lầm một cách ngờ nghệch. Không đủ năng lực hay phá hoại, người ta không làm sao biết được. Người bảo hộ của những kẻ âm mưu, Canaris đôi khi đã gây ra cho vài người cảm giác là ông phá hoại cuộc âm mưu. Không một ai - và có thể cả chính Canaris nữa - làm sao biết được lá bài đích thực mà vị cao thủ của trò chơi hai - và ba và bốn mang - muốn vật xuống chiếu. Điều đích xác duy nhứt là ông đã bị những đao thủ phủ của cơ quan Gestapo giết chết trong tù. Nhưng trước đó, hiệu năng của các cơ sở của ông đã bi thảm đến nỗi sở Gẹstapo đã xin được chú tâm vào. Cauaris đã bị cách chức vào tháng giêng 1944.
Những quân nhân cộng mưu đã cấu thành đội xung phong có nhiệm vụ thi hành việc mưu sát và công cuộc đảo chánh, song họ không được độc quyền nắm giữ chánh quyền. Chủng ta đã thấy là chiếc ghế Tể tướng đã được dành cho Karl Goerdeler, cựu thị trường Leipzig, bảo thủ. Cựu Tổng trưởng Nội vụ vùng Hesse (tiếng Đức là Hessen, tên của ba quốc gia trong cựu liên bang Đức (conféderation germanique lãnh tụ của tuyên hầu Hesse Cassel, của lãnh chủ Hesse Hombourg và lãnh địa của công tước Hesse Darmstadt, trở thành một nước Cộng Hòa, phần tử của Đế quốc Đức (Reich allemand năm 1919, và xác nhập vào Reich Allemand năm 1933 , Wilhem Leuscher, xã hội, dân chủ, sẽ phải trở thành Phó Tể tướng. Một vị cựu đại sứ ở La mã sẽ giữ Bộ Ngoại giao.
Các ghế và các chức vụ cao cấp đã được phân chia một cách cần mẫn không tả được, chính phủ "hậu Hitler", phải qui tụ, trên nguyên tắc, đại diện của tất cả các nhóm hay khuynh hướng tham dự cuộc âm mưu và cuộc âm mưu đã bao gồm, ngoại trừ các quân nhân và các cựu chính trị gia hay các nhà ngoại giao, các kỹ nghệ gia, các địa chủ, các người của Giáo hội Thiên chúa giáo, các nhà trí thức và cả các nhân vật Quốc xã đang tại chức, đặc biệt có ích, như Arthur Nebe, Obegruppenfuhrer SS, người mà gần như mỗi ngày, đã dùng bữa với các nhân vật cao cấp của cơ quan Gestapo,
Đặc tính đáng chú ý, cuộc âm mưu đã không gồm những người đối lập cực tả. Những người nầy, được dò ý, đã khước từ tham dự : đối với họ một chính phủ gồm nhiều vị tướng lãnh chỉ khá hơn chính phủ của Hitler đôi chút. Thế nhưng, một buổi hội kiến đã diễn ra ngày 22 tháng sáu 1944 ở ngoại ô Bá Linh, giữa hai người âm mưu và ba đảng viên trong ban chấp hành trung ương Đảng Cộng Sản, các đảng viên Cộng sản nầy rất dè dặt, rất đa nghi. "Chúng tôi không muốn một chánh phủ theo kiểu Badoglio. Cảc ông có những đảm bảo nào cho giới lao động nếu chúng tôi đi với các ông? Xui xẻo, một trong ba "đảng viên Cộng Sản", là nhân viên của Gestapo, và, tiếp theo buối hội kiến, hàng trăm đảng viên của đảng bí mật đã bị bắt giữ. Sự hợp tác đã không tiến thêm nữa. Sự đối lập ở đẳng cấp cao nhất, sự phản kháng thực sự về tinh thần đối với "Hiller chủ nghĩa" đã diễn ra trong một nhóm trí thức, giáo sư đại học và các tu sĩ, những người nầy triết gia hay lý thuyết gia thuần túy, những người kia rất tích cực chủ nghĩa, như giám mực công giáo Munster, Bá tước von Galen.
Từ khi Hitler vừa nắm chính quyền, vị giám mục hăng hái nầv đã gởi đến ông ta những thư riêng chỉ trích. Trên tòa giảng, Ngài đã kết án bọn Quốc xã, bọn nầy đã tấn công vào các định chế công giáo, là kẻ cướp,
Tháng tám 1941, cảnh sát đã đến bắt Ngài. Một đám đông đã tụ họp trước Tòa giám mực.
- Tốt. Tôi có thể thay quần áo ? Von Galen hỏi vị Chỉ huy toán Cảnh sát.
- Nếu Ngài muốn.
Vài phút sau, Ngài xuất hiện với lễ phục của Giáo hội, mũ giám mục đội đầu, pháp trượng cầm tay.
"Nhưng chúng tôi đâu có thể đem Ngài đi như thế được ?" Vị chỉ huy cảnh sát la lên.
- Tất cả những gì tôi đã làm, tôi đã làm với tư cách bầy tôi của Chúa, giám mục trả lời. Tôi chỉ muốn được đi tù với sắc phục mà chúa ban cho tôi.
Người ta từ khước bắt giữ Ngài. Con người chống đối này đã vượt qua, vô sự, các loại khích nộ đàn áp để cuối cùng lìa đời năm 1945, sau một cuộc giải phẫu - và sau khi đã đưa ra nhiều sự chống đối khác, lần này, đối với vài việc làm của quân chiếm đóng Mỹ.
Tháng Bảy năm 1944, nhiều mục sư, linh mực, tu sĩ đã bị tù đày, hay giam lỏng tại gia. Theo các tin tức thu nhặt được, Đức Hồng y Paulhaber ở Muuich, Đức giám mục Wurm ở Stultgart, và mục sư Dibelius đã được thông báo về cuộc mưu sát và "họ đã mặc nhiên công nhận điều ấy".
Một trung tâm đối lập triết lý khác nữa là "tiểu hội Kreisau". Tôi đã nói đến tên của lãnh địa này cũng như tên của vị chủ nhàn, bá tước Helmuth James Von Moltke, con trai trưởng của vị Đại tướng thời 1914, chắt của vị Thống chế thời 1870, Vị quí tộc nay đã thành lập từ năm 1940 nhiều "nhóm nghiên cứu" bí mật, với mục tiêu là một ngày nào đó sẽ thay thế chủ nghĩa Quốc xã bằng một chủ nghĩa xã hội hay một Công đoàn chủ nghĩa quốc gia thiên chúa giáo. Ngày nào ? Ôi ! người ta cứ thong thả mà quyết định !
"Không phải loại trừ Hitler ra khỏi chánh quyền đề rồi không biết làm gì nữa cả, hầu hết các chính trị gia ưu tú đó đã tuyên bố như thế. Những người cừu địch của chế độ, trước hết phải thỏa thuận với nhau về chính thể tương lai đã".
Người ta đã vạch ra những nét chính của Hiến pháp tương lai, người ta đưa ra những dự thảo, những kế hoạch đề bàn cãi, người ta phân tách ra từng tiết một, kiểu chính, trong khi, cùng lúc ấy, người ta hội họp (bí mật bàn cãi về chính sách đối ngoại của Quốc gia tương lai, người ta chỉ định các đại biểu để đàm phán với các nhóm khác về sự phân phối các chiếc "Ghế". Tóm lại, "Hội đoàn Kreisau" đã tụ hội gần hết tất cả các điều kiện của sự vô hiệu quả. Thế nhưng, bởi một hiện tượng nghịch thường nhưng chẳng đến nỗi ngoại lệ trong lịch sử, đó là từ nơi phát xuất người thi hành quyết định, Đại tá Stauffenberg.
Đại tá Stauffenberg có thể kể lại từng giây các việc làm của ông từ khi phi cơ hạ cánh đến lúc quả bom phát nổ.
Trụ sở Tổng hành dinh của Hitler, được gọi là Wolfschantze, "Hang chó sói", ở giữa một vùng bình nguyên cỏ nhiều thung lũng nhỏ, bao phủ bởi rừng rậm và nhiều ao hồ, cách Rastenburg mười cây số, không xa Barstein mấy. Trụ sở choán tám cây số vuông rừng rậm và gồm ba khu vực gần như cùng một trung tâm điểm, nối liền nhau bằng một độc đạo.
Khu vực ngoài cũng gồm một nhà ga xe lửa và một phi trường nhỏ. Ở đó có những trại của vệ binh SS. Bọn SS nầy, với một sự trung tín đã được thử thách, vẫn bị thay thế trong những thời hạn bất thường, không lường trước được. Họ thuộc các sư đoàn "Adolf Hitler", "Gross Deutschland", "Das Reich B"
Muốn đi từ khu vực ngoài cùng đến khu vực số hai, phải qua hai cây số đường bộ. Ngoài con đường, khắp cùng khu rừng rậm đều có gài mìn. khu vực trung gian nầy chứa đựng các nhà cửa dành cho các sĩ quan của O.K.W. (nhà ở, câu lạc bộ, rạp chiếu bóng, văn khố và cho các cơ sở của Bộ Tuyên truyền.
Khu vực chính được bao bọc bởi một vòng đai đất được gài đầy mìn, và được rào bằng hai hệ thống dày kẽm gai có truyền điện. Cứ ba mươi thước, bên ngoài cũng như bên trong là có một lính SS canh phòug cẩn mật. Người ta chỉ có thể đi vào bằng một lối duy nhứt, canh giữ bỏi bọn SS và SD (SS: Schutzstaffel, SD : Sicher heitdienst . Bọn xem xét kỹ lưỡng các giấy phép nhập khu (mỗi giấy phép chỉ có giá trị cho một lần "Dinh thự ẩn núp" của Hitler, một phần dưới mặt đất, đúc bằng bê-tông cốt sắt, phần trên mặt đất có rất nhiều cửa sổ nhỏ, nằm ngay trung tâm khu vực chính. Xung quanh vài ngôi nhà ẩn núp, dành riêng cho các sĩ quan thuộc Bộ Tham mưu đặc biệt của Hitler. Tất cả những kiến trúc đó đều được, tường thì sơn màu lá cây, nóc nhà thì bao bọc bởi những lưới ngụy trang và rong rêu. Hiller cũng còn có một cái trại bằng cây với đầy đủ tiện nghi, và rất ít khi được xử dụng tới, hình như vậy....
Von Slauffenberg đã chỉ đến Wolfscbanlze có một lần, song, ông ta đã đoan chắc với những người cộng mưu khác là những chi tiết mà ông đã thấy đã in sâu vào ký ức của ông. Đó cũng là một sự việc thường xảy ra khi chúng ta thăm viếng một nơi nào với một trạng thái cảm xúc tột cùng.
Buổi họp luôn được tổ chức dưới "nhà ẩn núp" của Hitler, và được khai mạc vào lúc 12 giờ 30 trưa, Đại tá von Stauffenberg, ngay sau khi đọc bản báo cáo và giải đáp những sự thắc mắc của Fuhrer xong, sẽ lui ra để đi gọi điện thoại, để chiếc cập da lại trên bàn, sau khi đã bấm nút ngòi nổ chậm.
Quả bom có sức tàn phá của một tạc đạn 150 ly. Sự nổ tung trong một gian phòng kín và kiên cố như vậy sẽ đặc biệt hữu hiệu.
Đại tá có thể tiến hành khúc chiết những gì phải xảy ra "sau đó".
Đây là lược đồ của sự việc đã được dự liệu trước :
- 1. Ngay sau khi căn phòng bị hủy diệt, và cái chết của Fuhrer được trông thấy, von Stauffenberg gọi điện thoại về Bộ, ở Bá linh, nơi đó Beck, Olbricht và vài người âm mưu khác đang chờ đợi kết quả. Liền sau đó, tướng Feligebiel, Trưởng ban Truyền tin ở Đại bản doanh (G.Q.G. , phá nổ trung tâm điện thoại nối liền Wolfscbantze với nước Đức, với các trận tuyến và với các lãnh thổ bị chiếm đóng.....
- 2. Ở Bá Linh, Olbricht báo cho Fromm biết là Hitler vừa bị sát hại, và đã đến lúc bắt tay thi hành kế hoạch đã dự liệu cho trường hợp như thế Fromm (chắc chắn thoải mái vì vừa thoát khỏi trạng thái hoang mang hạ lệnh cho các sĩ quan trưởng phòng của ông : "Mở phong bì "Walkyrie" ra". Kế hoạch Walkyrie đã do chính các người âm mưu thiết lập : Quân đội nắm chánh quyền, các đội SS bị phong tỏa, các viên chỉ huy của chúng bị kềm giữ. Các mệnh lệnh nầy sẽ được truyền ngay tức khắc đến tất cả các tướng lãnh, ở Đức quốc và các nơi khác ;
- 3. Các liên đội Bộ binh và Thiết giáp đóng gần Bá linh lãnh lịnh điều động về thủ đô để bao vây - những dinh thự quan trọng. Đại đội phòng vệ với Thiếu tá Remer (ba mươi lăm tuổi, Thập tự sắt với Lá cây sồi : Croix de fer avec feuilles de chêne : huy chương cao quí nhứt của quân đội Đức quốc Xã đến bảo vệ Bộ chống lại mọi mưu toan xung phong của bọn SS. Chỉ huy trưởng Cảnh sát Bá linh, von Helldorff, báo cho thuộc cấp biết là lực lượng cảnh sát quy phục Bộ Tư lệnh quân đội cho đến khi có lệnh mới.
- 4. Goerdeler, Tể tướng của tân chánh phủ, ra tuyên cáo trên đài phát thanh. Bản văn của bản tuyên cáo, được phê chuẩn bởi Beck, quốc trưởng, là một sự khai triển các chủ đề sau đây : Các thành phần của tân nội các đã không bao giờ muốn có chiến tranh, mối lo âu của họ trước tiên là vãn hồi hòa bình ; tất cả mọi sự hy sinh đều vô ích đối với các dân tộc đang đánh nhau, hảo ỷ của tân chánh phủ sẽ đi cả đến việc điều đình một cuộc ngưng bắn tức khắc ; người ta sẽ rất là bất công khi bắt dân tộc Đức gánh chịu trách nhiệm của tất cả mọi biến cố xảy ra từ khi có chiến tranh ; những nguyên lý về đạo đức được tái tôn trọng; sự thanh trừng sẽ ở trong giới hạn những người đã ban ra những mệnh lệnh gây ra tội ác ; một Quốc gia liên bang, tổ chức theo công đoàn chủ nghĩa, sẽ phải được thiết lập ; những cuộc bầu cử sẽ được tổ chức ngay nếu có thể....
Những quyết tâm của chánh phủ tương lai lúc nào cũng lảng vảng trong đầu óc của von Stauffenberg. Ông thích hành động trên phương diện chính trị nhiều hơn là như một đại tá quèn. Song trong lúc ấy, tất cả ý chí của ông đã dồn về cho một hành động cấp thời. Các mặt hồ vùng Mazurie (một vùng đất ở Đông Phổ, nơi đặt Tổng hành dinh của Bộ Tư lệnh Tối cao của Hitler đã hiện ra như những mảnh bạc lấp lánh trêu nền trời xanh thẳm của rừng già.
Con người dành riêng cho quả bom, ông ta như thế nào ? Gương mặt, giọng nói, dáng đi và cử chỉ của Hitler đã như thế nào, vào tháng Bảy 1944 ? Những hình ảnh đã được đưa ra ngay sau khi chiến tranh kết thúc, thường có vẻ như hơi sơ lược đối với chủng ta ngày hôm nay. Rất nhiều hình ảnh đã được tạo dựng nên chỉ bởi sự gán ghép với nhau những đường nét nối bậc nhứt chứa đựng trong các lời cung khai mà các điều tra viên và thẩm phán tòa án Nuremberg đã nhặt nhạnh được. Nếu chúng ta xem xét kỹ hơn những chứng ngôn đó, chúng ta sẽ thấy là chúng giống nhau ở một vài điểm và khác nhau ở một vài điểm khác. Sự thực có thể đạt được, hay gần như đạt được không, nhờ vào những sự đối chiếu ? Riêng tôi, tôi không thấy có phương cách nào hay hơn. Thế nhưng, trước hết, tôi muốn kể lại lời chứng, không phải của một bị cáo lo lắng bảo vệ mình, mà là của một người được coi như không liên can gì : Degrelle. Lời chứng nầy còn cho chúng ta một ích lợi khác, chúng ta sẽ thấy như thế nào.
Ngày 20 tháng hai 1944. Degrelle được gọi về Bộ chỉ huy tối cao ở Rastenburg để nhận tận tay Hitler huy chương "Ritterkreuz" tưởng thưởng sự dũng cảm của ông tại mặt trận Miền Đông, ở Tcherkassy. Đây là một đoạn trích ra từ cuốn sách của ông :
- Hai cánh cửa mở rộng ra, tôi đã không còn có thì giờ để thấy, để suy nghĩ gì nữa cả : Fuhrer tiến tới trước tôi, hai tay nắm lấy bàn tay mặt của tôi và siết chặt một cách trìu mến. Căn phòng sáng choang. Nhiều máy quay phim thu hình buổi gặp gỡ...
Chúng tôi ngồi trên những ghế dựa bằng cây trước một lò sưởi lớn. Tôi sững sờ nhìn Fuhrer. Hai mắt ông vẫn còn sáng quắc một cách dị thường, thấu suốt và làm mê mẩn người đối diện. Song những sự bận tâm của những năm dài chiến tranh đã làm cho con người có một vẻ uy nghiêm làm cảm kích. Tóc đã bạc. Lưng đã còm vì đã triền miên nghiên cứu các bản đồ và đã gánh chịu sức nặng của thế giới...
Vị Fuhrer ngày trước chiến tranh đã biến mất, vị Fuhrer hăng hái với mái tóc hung hung đỏ, với thân hình rắn chắc, với chiếc lưng thẳng đứng như một cây thông vùng núi Alpes.
Ông cầm nơi tay một cặp kính đồi mồi.
Tất cả nơi ông tiêu biểu cho sự chuyên tâm và lo lắng.
Nhưng khí lực vẫn còn phừng phừng như lửa đỏ. Ông nói ra ý chí quyết thắng dù gian nan thế nào đi nữa, ống bắt kể lại từng chi tiết một mỗi giai đoạn của tấn thảm kịch mà chúng tôi trải qua.
Ông ngồi trầm ngâm, không nói một tiếng nào trong suốt năm phút, chỉ có hàm hạ của ông phát ra một cử động nhẹ, như là ông đang nghiền nát một chướng ngại trong im lặng.
Mỗi người chủng tôi đều im lặng.
Đoạn Fuhrer vùng khỏi sự trầm tư mặc tưởng và tiếp tục hỏi han......
Rõ ràng, chiến sĩ quốc xã Degrelle để lộ ra ở đây, mặc dù trái ý của chính mình, một thực tại làm cho ông ta cảm động thấy rõ. Bỏ đi những sự dụng tâm của bút pháp, những sự thuyết minh thuận lợi, chúng ta còn gì trước mắt ? Đúng y như hình ảnh mà người ta có được bằng cách cắt xén những lời cung khai của các tướng lãnh Đức. Hình ảnh của một Hitler lưng còm, tóc bạc, chậm chạp hơn trước, một sự lầm lì đáng sợ: đột nhiên phát biểu ý chí quyết thắng, lòng tin khó lay chuyển về sự đắc thắng với một sự xác tín phi thường, tìm lại được "lực khuyến dụ" xưa cũ, ngọn "lửa có từ tính" của đôi mắt, đoạn trở lại trầm mặc. Không nói một tiếng nào trong suốt năm phút". Chắc chắn. Degrelle ở đây đã thêm thắt một cách thi vị, vì ông ta đã quá xúc cảm. Quí vị cũng nên quan sát cử động xương hàm của Fuhrer trong lúc ông "Trầm tư mặc tưởng". Thật là một sự mô tả tự nhiên đáng chú ý nhứt.
Sự già đi của Hitler từ năm 1940 đến 1944 tự giải thích cách dễ dàng. Trước chiến tranh, "chủ nhân ông" của Đức quốc xã đã tự dành cho mình nhiều lúc nghỉ xả hơi, thỉnh thoảng ông đã tạm gác gánh nặng của chính quyền để nghỉ ngơi vài hôm. Ỏng thường đến nghỉ cuối tuần ở Berchtesgaden, nơi đó ông đón tiếp bạn bè, bàn bạc về hội họa, kiến trúc, cùng nhau đi chơi núi. Eva Braun (người tình duy nhứt của Hitler đã ở đó, người ta cười đùa, người ta bơi lội (không có Hitler, người ta chụp hình và quay phim. Rất nhiều cuốn phim nầy đã lọt vào tay quân Đồng Minh và được chiếu lại sau chiến tranh. Mỗi một cuốn phim này có thể được đề tựa : "Thuộc viên và đả tự viên nghỉ hè".
Rồi đến sự căng thẳng, rồi đến chiến tranh. Sự nghỉ ngơi, sư vận động cơ thể tuần tự biến mất trong đời sống của Hitler. Ở Rastenburg ông thức dậy lúc 10 giờ sáng, tắm rửa, và làm việc ngay : họp, họp, họp, với các quân nhân, với các vị chỉ huy các ngành, kinh tế, vận tải... Những bữa ăn được dùng nhanh chóng - trong năm phút, Hitler đã nuốt trôi phần súp rau cải, uống thuốc, những người dùng bữa với ông phải mệt nhọc lắm mới theo kịp ông.
Ban đầu Hitler đã để mỗi ngày nửa giờ đi bách bộ trong rừng, sau đó ông bỏ luôn. Buổi chiều, ông ngủ một lúc, thức dậy : các cuộc đàm thoại lại tiếp tục cho đến hai giờ sáng. Bấy giờ, Hitler lui về phòng riêng, nếu ông ta có lấy một quyển sách để dỗ giấc ngủ, thì ông ta đọc những gì ? Những quyển sách viết về lịch sử quân sự, những sách kỹ thuật liên quan đến các loại vũ khí hay chiến tranh. "Hitler đã nghiền ngẫm, thâu đêm suốt sáng, tất cả những pho sách viết về tham mưu của Moltke, Schlieffen và Clausewitz, từ đó rút tỉa ra những kiến thức cho riêng mình". Keitel (Thống chế Keitel, Tham mưu trưỏng của Hitler đã kể lại. Để thế những buổi nghỉ ngơi, những buổi tập thể dục. Hiller thường chích thuốc bổ và ngậm những viên kẹo cót Strychnine và Atropine do y sĩ riêng của ông. Bác sĩ Morell, bào chế. Cơ thể nào, sự thông minh nào có thể chống chọi lại với một chế độ dưỡng sinh như vậy? Điều đáng chú ý, Hitler đã gìn giữ đến cùng một trí nhớ siêu phàm, mà tất cả các chứng ngôn đều xác nhận.
Tháng Bảy 1944, ông không phải là một người điên loạn như đã được trình bày qua nhiều bức hí họa, nhưng tất cả các lời cung khai của các vị tướng lãnh, kể cả những lới khai mà trong đó biểu thị sự thán phục, để cho chúng ta thấy là trạng thái tâm linh của Hitler đã bị khủng hoảng, bệnh hoạn nặng. Vị chúa tể tối quyền uy này từ chối xem xét thực tại. Ồng nghe thuyết trình một cách bồn chồn, thường hay nổi giận với các tác giả các bản báo cáo, gần như luôn luôn gạt bỏ những lời khuyến dụ, chỉ muốn tự phụ về thiên tài trực giác của mình....
Không thể ngờ được là thiên tài đó đã hiện hữu. Hitler đã có, trái với ý kiến minh xác của tất cả các tướng lãnh của ông, hay của hầu hết các tướng lãnh, những quyết định về chính trị và quân sự mà sự thành công rất là rực rỡ ; tái quân đội hóa tả ngạn sông Rhin, sự xâm lăng nước Áo, Tiệp khắc, đổ bộ Na uy, chọn Sedan để phá vỡ thành trì địch ở phía Tây năm 1940. Các thành công đó đã giúp ông hữu hiệu trong việc bắt Quân lực Đức phục tòng một cách tuyệt đối dưới uy quyền cá nhân của ông. Vị "hạ sĩ độc tài" đã lầm lẫn nhiều lần sau đó, ông đã tỏ ra là chiến lược gia tồi và cả phản chiến lược gia : "bám giữ trận địa với mọi giá", các mệnh lệnh của ông từ ba năm qua, đã có thể tóm tắt lại như thế.
Các tướng lãnh đã vùng vằng, nhưng quá muộn. Cách sắp xếp và tổ chức của Bộ Chỉ huy đã tinh vi đến nỗi đích thân Hitler điều khiển và kiểm soát tất cả mọi cuộc hành quân, soạn thảo những mệnh lệnh càng lúc càng chi tiết, biến đổi các vị chỉ huy quân sự thành những bộ máy chấp hành, ông ta đã, như họ và còn hơn họ nữa, là nạn nhân của căn bệnh ham thích quyền uy tuyệt đối, nó biến đổi ông thành một người "thác loạn cấp tính" càng ngày càng rút vào ốc đảo hoang vu của chính mình.
Đối với, rất hiếm, vài vị tướng lãnh còn dám cả gan bàn bạc các mệnh lệnh của ông, ông hỏi :
"Trong tình thế như vậy, ai có lý ? Ai đã đoán trước là quân Đồng Minh sẽ đồ bộ ở Normandie, giữa sông Orne và sông Vire mà không phải là nơi khác ? Ông hay tôi ?".
Chính ông ta, quả nhiên, một mảnh vụn của trực giác thiên phú xưa cũ đã hiện lại. Điều đó đã không ngăn cản ông tiếp đó từ chối tung ngay cảc lực lượng sẵn có vào cuộc phản công. Ông đã muốn chờ đợi và xem tình thế diễn biến ra sao, đích thân quyết định mọi việc, khi ở cách trận đánh một ngàn tám trăm cây số. Rommel đã tiết lộ là cả ông lẫn von Rundstedt đều không thể di động một sư đoàn mà không có phép rõ ràng của chính Hitler. Vị bạo chúa quân sự đó đã gạt bỏ mọi hy vọng thoát khỏi cơn thảm họa. Thảm họa tất nhiên phải đến......
° ° °
Chiếc máy bay đáp xuống một phi trường nhỏ, Đại tá Von Stauffenberg và Trung úy von Haeftea xuống phi cơ và bước lên một chiếc xe hơi đã đợi sẵn. Đây là con đường dưới các tàn cây. Người ta vượt qua rào cản thứ nhứt, đi vào khu vực trung gian. Rào cản thứ hai. Bọn SS chào, xem xét giấy phép nhập khu. Chiếc xe chạy thêm một lát, ngừng một lát, ngừng lại, Hai vị sĩ quan bước xuống. Một sĩ quan tiếp rước họ, họ đi cạnh hắn ta.
Không có gì bằng sự tĩnh mịch của rừng rậm, Nơi đây im phăng phắc, người ta không còn nghe,gì ngoài tiếng chim hót. Hàng đàn bướm bay lượn trong những mảnh ánh sáng tạo thành do những lỗ trống của cành lá dày dặc. Người ta làm sao có thể tưởng tượng được là chính nơi đó đã phát ra những mệnh lệnh đưa đến sự rung chuyến trời đất bởi hàng ngàn khẩu đại bác, tung hàng khối người vào chỗ chết? Người ta thấy những chậu phong lữ thảo ở những cửa sổ nhỏ của các lô cốt.
"Về phía nầy", viên sĩ quan SS nói.
Hắn ta dẫn hai vị sĩ quan, không phải đến căn hầm ẩn trú của Fuhrer, mà đến cái rạp nhỏ bằng cây tùng, vừa được xử dụng đến. Ngoại lệ, buổi họp được diễn ra ở đó, vì trời quá nóng bức, tên SS giải thích. Vả lại, đài phát thanh thông báo là không có một sư xâm nhập sâu nào của các phi cơ địch. Không hề gì, von Stauffenberg cảm thấy nơi đoạn còn lại của cánh tay phải, sức nặng của chiếc cặp da trong có đựng quả bom, quả bom có sức tàn phá của một tạc đạn 150 ly. Trong vòng một giờ, có thể trong vòng nửa giờ nữa, đại sự sẽ thành tựu. Vận mệnh của Đức quốc sẽ thay đổi.
Đây là lối vào, đây là phòng chờ đợi, nơi có rất nhiều lính SS.
"Xin vui lòng đợi một 1át" - viên sĩ quan tùy viên nói.
Hắn ta mở một cánh cửa, biến mất, tái xuất hiện vài giây sau đó với Keitel và nhiều vị sĩ quan. Keitel siết chặt cánh tay tàn phế của Von Slauffenderg.
"Vào đây, buổi họp vừa mới bắt đầu".
Lúc ấy là 11 giờ 40. Keitel, von Slauffenherg và các nguời khác đi vào phòng hội - trừ von Haeften, ngồi đợi ở căn phòng kế cận nơi có thiết trí máy điện thoại.
Một chiếc bàn dài, trải đầy bản đồ. Trên tường, nhiều bản đồ khác. Chung quanh chiếc bàn, các tướng lãnh, các vị đô đốc, các sĩ quan cao cấp, cộng với sáu tốc ký viên, ở đầu bàn, Hitler.
Hitler ngước nhìn nhóm người vừa đi vào. Keitel hiểu ngay là Fuhrer không nhận ra được von Stauffenberg mà ông ta chỉ gặp mặt có hai lần. Keitel trình diện đại tá một lần nữa và mời ngồi vào bên phải của Fuhrer. Von Stauffenberg nhận thấy là không có mặt cả Himmler lẫn Goering.
Đại tướng Heusinger, đã bắt đầu đọc bản báo cáo về tình hình Miền Đông, bị gián đoạn, đọc tiếp. Tiếp đó, Hitler yêu cầu von Stauffeaberg đọc báo cáo của ông, hỏi vài câu, đại tá trả lời. Đến phiên một người khác. Von Stauffenberg đã đặt chiếc cặp dưới đất, dựa vào một chân bàn, cách Hitler độ một thước tây.
Ngay lúc ấy một sĩ quan SS đến nói nhỏ với ông là điện thoại gọi. Chính Von Haeften đã tạo ra cơ hội đó để Đại tá thoát ra ngoài theo đúng như kế hoạch đã dự trù. Von Stauffenberg khẽ nghiêng mình, giả bộ tìm một tài liệu nào trong cặp ấn vào ngòi nổ chậm. Xong rồi, Von Slanffenberg đứng lên và bước ra khỏi phòng Von Haeften đang đợi ông ở phòng đợi. Cả hai bước ra cửa, thoát đi về phía chiếc xe hơi. Khu rừng ẩn tĩnh mịch, chim hót, buớm lượn, chỉ còn vài bước nữa là đến chỗ xe đậu.
Một hơi gió tạt làm rung chuyển cây cối. Một nhoáng lửa bùng lên, một tiếng nổ kinh hồn. Von Stauffeoberg và von Haeften ngó ngoáy lại, căn nhà bằng cây đã bay mất nóc. Nhiều ngọn lửa bùng lên, nhiều thây người văng tung toé.
Vài giây im lặng hãi hùng, bất động, đoạn bọn SS vừa đổ xô đến vừa la hét. Nhiều người vác băng ca, hối hả, biến vào đám khói đen. Cụm khói tan dần và người ta lại thấy những người khiêng băng ca trên có những thây người sóng soài, Họ đi qua sát bên chiếc xe hơi.
"Tôi vừa thấy thây của Hitler, Von Stauffenberg nói, chuồn đi".
Bao nhiêu giây, bao nhiêu phút, hai người đã đứng đó bất động, không làm sao biết được, cả chính họ cũng không biết được. Và bây giờ họ lại leo lên xe trên đường thoát ra ngoài. Ngừng lại ở rào cản thứ nhứt, Bọn SS đã nghe tiếng nổ, lo lắng và có thể nghi kỵ.
Song von Stauffenberg nghiêng mình ra ngoài cửa xe :
"Công tác tối khẩn".
Vẻ mặt tàn phế, co rút lại vì xúc động đã toát ra vẻ cảm kích hơn bao giờ hết. Bọn SS nhìn những huy chương ông mang đầy trên ngực. Công tác tối khẩn. Nếu một ai phải bị nghi ngờ, chắc chắn không phải là vị anh hùng nầy, vừa được Fuhrer vời đến một giờ trước đó.
"Mời qua", viên trưởng đồn canh nói.
Rào cản thứ hai được vượt qua không khó khăn, và kìa phi trường và chiếc máy bay con.
-Chúng ta sẽ cất cánh ngay, von Stauffenberg nói với viên phi công, sau khi kêu xong một cú điện thoại".
Ông bước vô trạm điện thoại ở phi trường, gọi xin Bộ Chiến tranh.
"A lô ! cho tôi Đại tướng Olbricht, Thượng khẩn.
"Tôi đây".
Von Stauffenberg nhận được giọng nói. Với một giọng rõ ràng, ông nói câu đã được ước định trước có nghĩa là Fuhrer đã chết và tất cả phải bắt đầu. Đoạn ông gác ống điện thoại, ra ngoài và đi thẳng đến chiếc máy bay.
Bá linh, 13 giờ.
Olbricht bước vào văn phòng của thượng cấp ông, đại tướng Fromm.
"Một cuộc mưu sát vừa xảy ra ở Đại bản doanh (G.Q.G ... Fuhrer đã chết. Chúng ta phải thực hiện ngay kế hoạch Walkyrie.
Fromm :
- Ông được từ đâu tin tức cho là Fuhrer đã chết ?
Olbricht :
- Stauffenberg và Fellgebiel đã điện thoại cho tôi.
Fromm - (Sau vài giây do dự
- Tôi không thể ban bố tình trạng giới nghiêm mà chỉ căn cứ trên sự tuyên cáo của một đại tá và một tướng lãnh. Để tôi gọi Đại bản doanh (G.Q.G ... ở Rastenburg.
Olbricht :
- Ông sẽ không gọi được. Bây giờ tổng đài ở G.Ọ.G. phải bị phá hủy.
Fromm :
- Chúng ta sẽ coi lại.
Ông dở máy lên xin liên lạc và gọi được ngay.
Olbricht cầm lấy một ống nghe.
- Đây là Keitel, một giọng nói vẳng lên trong điện thoại.
Fromm :
- Vài tin đồn ở Bá linh rằng Fubrer đã là nạn nhân của một cuộc mưu sát.
Keitel :
- Đúng vậy. Nhưng là một cuộc mưu sát thất bại. Fuhrer vẫn còn sống, Ngài chỉ bị xây xát nhẹ. Von Stauffenberg hiện ở đâu ?
Fromm :
- Chưa về đến.
Olbricht :
- Keitel nói láo !
Ông bước ra khỏi văn phòng và tìm gặp Beck,
-Sao ? Ông nầy hỏi.
- Fromm đã điện thoại được cho Keitel. Keilel nói là Fuhrer chỉ bị thương xoàng, nhưng tôi tin chắc là ông ta nói láo. Von Stauffenberg đã nói rất quả quyết. Chúng ta phải điện thoại ngay cho Helldorff (chỉ huy trưởng cảnh sát ở Bá linh bảo ông ta đặt tất cả các lực lượng cảnh sát dưới quyều sử dụng của quân đội lập tức.
Beck im lặng, Olbricht liên lạc được với vị chỉ huy trưởng cảnh sát.
- Helldorff - Rất vui được nghe ông. Tôi vừa tiếp vị sĩ quan mà ông phái đến. Hắn ta nói với tôi là hắn ta tới để biết vai trò hỗ tương của cảnh sát và quân đội trong việc phong tỏa Bá linh. Tôi rất lấy làm kinh ngạc. Tôi đã tưởng là vị sĩ quan ấy mang tới tôi những huấn thị rõ ràng nhưng hắn ta chỉ có một kế hoạch của Bá linh với những chỉ thị mơ hồ. Và thêm nữa, đó lại là một kế hoạch cũ kỹ từ 1942, nghĩa là từ trước khi có các cuộc oanh tạe ! Nhiều tòa nhà đã không còn nữa, nhiều cơ quan đã dời đi chỗ khác. Tất cả đều phải làm lại từ con số không. Tôi đã bảo vị sĩ quan trở về với những lời khuyến dụ của tôi, song hắn ta nói với tôi là hắn ta không có xe và phải đi xe điện ngầm ! Tôi đã rất kinh hãi về tất cả tình trạng không dự phòng trước nầy.
Olbricht - Đừng cuống lên như thế - Hãy điện thoại báo cho thuộc cấp của ông biết là cảnh sát được đặt dưới quyền điều động của quân đội cho đến khi có lệnh mới.
Beck với Olbricht - Thực lòng mà nói, ông có tin là có thể có một nghi vấn nào trên cái chết của Fuhrer không?
Olbricht to tiếng, có thể để phần nào tự trấn an - Không có ngờ gì cả ! Keitel nói láo ! Keitel nói láo !
Beck - Được rồi, nhưng Fromm từ chối cho thực hiện kế hoạch Walkyrie. ông định như thế nào ?
(Đại lược, các câu đàm thoại trên đây đã rất xác thực. Chúng đã được miêu tả hay thiết dựng lại từng phần bằng vào những tác phẩm của Schlabrendorff và Giesvius, những lời cung khai ở Nuremberg và lời chứng của mục sư Gersteinmaier . Người ta có thể tự hỏi là làm thế nào biết được những câu nói trao đổi giữa Olbrichl, Beck và Fromm, cả ba đều đã bị hành quyết. Thì đây : Trưa ngày 20 tháng bảy, rất nhiều người âm mưu tìm gặp Olbricht và Beck tại Bộ, và được hai ông nầy cho biết tất cả việc gì đã xảy ra từ lúc đầu. Những người đó đã còn sống sót đã viết lại hay đã làm chứng.
Vậy thì, ngày 20 tháng Bảy 1944, vào lúc 13 giờ, Olbricht và Beck đã ở trong một tình thế vừa được diễn thuật. Người ta để ý thấy trường hợp một cuộc mưu sát mà Hitler vẫn còn sống đã không được dự tính trước. Vả lại, cú điện thoại của viên Chỉ huy trưởng cảnh sát cho chúng ta thấy thêm một chút nữa, là tổ chức của cuộc âm mưu đã rất là không được hoàn toàn cho lắm. Trong lúc ấy Đại bản doanh (G.Q.G hình như không phản ứng tức thời, hai giải pháp may ra còn cố thế cho phép các người âm mưu tự gỡ rối để thoát hiểm. Hành động như Hitler đã chết : bắt giữ Fromm, cho thực hiện kế hoạch Walkyrie, tuyên bố cuộc đảo chánh trên Đài phát thanh, sự nắm chánh quyền của quân đội. Hay, chối từ một cách cố ý bằng cách hy sinh Stauffenberg, hủy diệt mọi dấu vết về sự cộng mưu với ông ta. Song, Beck và Olbricht đã quyết định ra sao, sau một cuộc đối thoại dài ? Chờ đợi. Chờ đợi sự trở về của von Stauffenberg.
Thời khắc trôi qua. Buổi trưa quả là nóng bức. Từ cánh cửa sổ mở toang, vang lên những tiếng động quen thuộc của thành phổ. Những sĩ quan, những viên thơ ký đem những văn thư trình ký vô cho Olbricht, rồi quav trở ra. Fromm không được nhìn thấy ở đâu cả. Không có chuyện gì xảy ra.
Tình thế lạ lùng làm sao ấy.....
Mười sáu giờ. Von Stauffenberg bước vô văn phòng, mặt đẫm mồ hôi :
- Thế nào, chúng ta đến đâu rồi ?
- Chúng tôi ưng đợi ông về. Beck nói.
- Sao, các ông đã không làm gì hết ? Sao kỳ quái vậy ! Các ông đã nhận được cú điện thoại của tôi chứ? Tiếng nố đã rất dữ dội, tôi đã thấy những thây người bị thổi tung lên. Không thể còn một người nào sống sót được... ".
Beck và Olbricht trả lời ông :
- Keitel không chết, ông ta đã gọi điện thoại ! Fellgebiel đã không phá nổ tổng đài !
- Keitel nói là Fuhrer còn sống !
- Nếu Keitel còn sống sót thì ông ta nói láo !
Đại tá hét lên :
- Chính mắt tôi đã thấy tử thi của Fuhrer. Những người còn lại, ăn thua gì ! Hitler đã chết, và các ông không làm gì cả !"
Hai người nhìn ông, xúc động mạnh. Còn bằng chứng nào hơn ! Tại sao tin Keitel hơn là tin người nầy, người của họ, người đã vừa liều tất cả. Khi xác nhận là Hitler chưa chết, Keitel có thể chỉ tìm cách trì hoãn thời giờ. Hiện giờ có thể ông ta đang bàn tính với Hitler, đang chuẩn bị một cuộc chống đảo chánh ? Nếu Hitler đã chỉ bị thương xoàng, ông ta đã ban ra nhiều mật lịnh khủng khiếp ? Đó, Beck bây giờ cũng quả quyết như Olbricht đã quả quyết trước đó ba giờ đồng hồ.
- Chúng ta phải hành động ngay, ông nói với Đại tưởng. Cho thi hành cuộc hành quân Walkyrie. Cứ việc hạ lệnh, đừng lo gì về Fromm cả.
Olbricht điện thoại cho vị tham mưu trưởng của ỏng. Hai phút sau, tám trăm đường dây điện thoại của bộ đã bị choán giữ với một sự ưu tiên tuyệt đối. Các máy viễn ký và máy điện báo hoạt động liên hồi. Cơ chế của cuộc đảo chánh đã khởi thế công.
Tuy nhiên, Olbricht muốn thông báo cho Fromm biết, ông đi vào văn phòng của Fromm với von Stauffenberg. Ông nầy nói :
- Hitler đã chết. Chính tôi đã dặt quả bom.
- Cuộc hành quân Walkyrie đang được thực hiện, Obricht tiếp lời. Các lệnh đã được ban ra.
Fromm đã đập mạnh tay xuông bàn :
- Điều đó không đúng ! Ai đã ban lệnh ?
- Tham mưu trưởng của tôi, Đại tá Von Quirheim.
Fromm, chưa tin, gọi vị sĩ quan đó, ông ta xác nhận.
- Trong trường hợp nầy, tôi bắt ông -, Fromm nói.
Và nói với von Stauffenberg:
- Cuộc mưu sát của ông đã thất bại. Ông chỉ còn có cách là tự sát !
- Không có chuyện đó ! Olbricht nói, chính chúng tòi đến bắt ông !
Một phút cãi vã hỗn độn, tiếng chan chát, vài sự xô đẩy. Và kìa. Fromm bị dẫn sang một phòng kế cận nhốt lại. Von Stauffenberg lau mồ hôi mặt. Một liều ba bảy cũng liều !
° ° °
Hitler không chết. Bị tung vào một tấm vách, ông đã bị thương ở cánh tay phải và bàn tay phải, đầu và mặt bị cháy xám, ngất đi vì sự nổ bùng, quần áo rách tả tơi. Keitel bồng ông về "nhà trú ẩn" săn sóc và băng bó. Bằng chứng các vết thương không mấy nặng, là Hitler đã quyẽt định đích thân tiếp kiến Mussolini hai giờ sau đó. Người ta mang đến ông một bộ quân phục mới.
"Đấng Quan phòng đã cứu tôi" Hitler tuyên bố vài giờ sau đó. Ngay trước khi quả bom phát nổ, ông đã đứng lên đến tham khảo một bản đồ, cách xa quả bom. Song nhiều người khác cũng không đứng gần hơn đã không tránh khỏi. Cuộc mưu sát đã có mười ba nạn nhâu : viên thư ký của Fuhrer, ba đại tướng và một đại tá chết ! Jold và bảy sĩ quan của Lục quân và của Hải quân bị thương nặng. Những người sống sót - trong số có Hitler có thế lấy làm mừng vì buổi họp đã diễn ra trong căn trại bằng cây đó. Hơi nổ đã làm banh các bức vách, nóc trại bị bay mất. Quả bom ẩy mà nổ trong bunker bằng bê tông cốt sắt, chắc chắn sẽ biến tất cả những người tham dự thành thịt băm.
Nhân viên an ninh ở Đại bản doanh (G.Q.G mở ngay cuộc điều tra. Người ta gạt ra giả thuyết cho rằng chất nổ được quăng vào qua cửa sổ : không ai nghe thấy gì cà. Chất nổ được đặt dưới sàn nhà ? Không, vì sàn nhà đã không bị tung lên, mà bị phá thủng. Vậy thì quả bom đã được đặt ngay trong căn phòng.
Do ai ? Người ta đã nhớ ra ngay là chỉ có một sĩ quan đã rời bỏ phòng họp cách đó hai phút Những viên SS ở "điểm" ra vào được hồi đã thú nhận là ông ta đã thoát ra một cách gấp rút : "Công tác tối khẩn".
° ° °
Bá linh, 16 giờ 30. Bộ tràn ngập tiếng chuông điện thoại. Đó là các tướng lãnh, đã nhận được các mệnh lệnh "Walkyrie", đã yêu cầu xác nhận hoặc giải thích. Tất cả đều nhận được cùng một câu trả lời :
- Fuhrer đã chết. Quàn đội đã nắm chỉnh quyền. Mọi việc vẫn như thường lệ.
- Nhưng đài phát thanh không công bố gì cả?
- Một bản tuyên cáo sẽ được đọc ngay".
Những người âm mưu lũ lượt kéo đến. Người ta có cảm giác là phần nhiều họ đến để nghe ngóng tin tức, hơi ít quả quyết, không mấy vững lòng. Các vị chỉ huy cố gắng phấn khởi họ - Có phải là cuộc hành quân Walkyrie đang được thi hành không ? Nhưng chính các vị chỉ huy cũng không biểu lộ tất cả một lòng tin chắc như nhau. Sự hoài nghi, liều thuốc độc ấy, bắt đầu có công hiệu.
Beck tuyên bố :
- Chức vụ Quốc trưởng cấm tôi đi vào chi tiết của các kế hoạch. Ngay bây giờ tôi muốn chỉ nắm vai trò trọng tài. Hành động như đã ủy thác trong kế hoạch đó là công việc của các Đại tướng Olbricht, Hoppner, von Witzleben và Đại tá von Stauffenberg...
Và ông nghiêm trang lui vào văn phòng. Vài phút sau, kìa, người ta cần đến ông, đích thực cho việc trọng tài thứ nhứt. Fromm gởi lời nhắn xin được tự do. Ý kiến được tham khảo,
- Ông ta cứ ở trong ấy - Beck nói - Song có thể đem bánh mì săn úych cho ông ta.
Một trong các sĩ quan đảm trách việc liên lạc điện thoại với mặt trận đến cho biết là nhiều đơn vị trưởng đã có vẻ không tin, họ đã tỏ ra ít quả quyết trong việc thi hành các mệnh lệnh Walkyrie.
Tại sao không công bố cuộc chính biến trên đài phát thanh?
- Thực thế. Goerdeler phải đọc tuyên cáo của ông. Ông ta đừng chờ thêm nữa! Coi! Goerdeler đâu ? Có ai thấy ông ta đâu không ?...
Không ai thấy vị tể tướng tương lai cả. Người ta không tìm được ông ở Bộ, không tìm được ông bằng điện thoại. (Sau nầy người ta được biết là, ông ta đã rời Bá linh mà không cho các người cộng mưu biết, vì sợ bị bắt .
"Nếu không tìm ra ông, ít ra cũng phải có người nào đọc bản tuyên cáo của ông chứ !"
Coi kìa, hiển nhiên là như vậy, đừng nên do dự gì nữa ! Phải đọc ngay lập tức bản tuyên cáo cho dân tộc Đức, bản văn ấy đã được soạn thảo công phu biết chừng nào ! Ai có được một bản, trong sổ các người hiện diện ? Không ai cả. Ai có biết ở đâu người là có thể tìm ra một bản không? Không ai cả. Quả nhiên, tổ chức của cuộc đảo chánh đã tỏ ra càng lúc càng không được toàn vẹn.
Trong nhóm người âm mưu tại Bộ, tinh thần xuống thấp. Trời vẫn nóng nực quá chừng, tiếng động của thành phố tiếp tục vang lên qua cửa sổ. Không có bạo động, tất cả đều yên tĩnh. Và các chiến xa, các liên đội có nhiệm vụ phong tỏa tất cả các công sở trong việc thi hành kế hoạch Walkyrie ? Không có gì cả. Trên vỉa hè, cũng vẫn những người lính ấy canh gác. Không một chiến xa lộ diện. Những người âm mưu bắt đầu có cảm giác là công cuộc đảo chánh của họ chỉ là một sự tưởng tượng, một giấc mơ, mà họ đã có, mà Bá linh không từng biết đến, mà Đức quốc và toàn thế giới không từng biểt đến...
17 giờ 50, một tin thuận lợi !
Đó là Đại tướng Karl Heinrich Von Stulpnagel, ông gọi điện thoại từ Ba lê. Ông đã cho thi hành các biện pháp Walkyrie: Tướng Oberg, chỉ huy trưởng SS đã bị bắt giữ, cũng như tất cả các viên chức Nazi (National Sozialist: quốc gia xã hội - các đảng viên Quốc xã Đức được gọi là Nazi . Mọi việc đều tốt đẹp. Stulpnagel khuyến dự Beck điện thoại cho von Kluge. Đích thân ông ta cũng sẽ đến gặp vị Tổng tư lệnh Miền Tây.
18 giờ, một quả bom nổ tung. Một quả bom lạnh buổt. Đài phát thanh công bố là đã có một cuộc mưu sát đối với Fuhrer, nhưng nó đã thất bại. Fuhrer vừa tiếp kiến ông Duce. Các cuộc hội đàm vẫn diễn tiến đúng như chương trình đã được dự trù.
Đích thân Fuhrer sẽ nói chuyện vào buổi chiều.
"Đó là chuyện bịp", Von Stauffenberg hét lớn. Keitel và các người khác vẫn còn cố gắng kéo dài thì giờ !"
Vài phút sau đó, Fellgebiel điện thoại từ G.Q.G. : ông ta xác nhận là Hitler không chết. Von Stauffenberg nhún vai :
"Ông ta đã bị bắt buộc điện thoại như thế. ông ta đã nói với một họng súng chĩa vào lưng. Nếu ông ta đã phá nổ điện đài, ở Wolfschantze, ông ta đâu có bị như vậy !"
Nhiều người âm mưu suy nghĩ, nếu kế hoạch của họ có dự liệu việc chiếm đóng ngay tức khắc các đài phát thanh, có thể tình thế của chính họ sẽ tốt đẹp hơn. Đối với một Hitler còn sống, nhưng không có phương tiện liên lạc, công cuộc đảo chánh có thể còn có cơ hội thành công. Còn bây giờ ? Beck điện thoại cho von Kluge.
- Ở đây, tất cả các biện pháp dự trù đã được thực hiện, ông nói. Đã không có một sự chống cự thực sự nào. Tôi yêu cầu ông theo chúng tôi và nhân đó ban ra những mệnh lệnh cần thiết.
- Nhưng, ông không có nghe đài phát thanh sao? Von Kluge hỏi. Fuhrer đâu có chết.
- Không cần biết là Hitler đã chết hay còn sống. Điều cần là phải đảm bảo sự thành công của cuộc chính biến. Dù thế nào đi nữa đã thực sự không còn Fuhrer nữa, bởi vì biến cố đã chứng tỏ là có một sự chống đối mãnh liệt và quyết tâm đối với Hitler.
- Tình hình hiện tại ở Bá linh ra sao ?
Beck giảng giải... điều gì ông ta có thể giảng giải, nghĩa là không có bao nhiêu. Von Kluge nín lặng.
- Chúng tôi đang đứng trước một tình thế mới, sau hết, ông ta nói. Tôi phải tham khảo Bộ tham mưu của tôi. Tôi sẽ gọi lại ông.
Điều ẩn ước ít làm yên tâm. Còn hy vọng nào nếu tất cả các mệnh lệnh Walkyrie đã không được thi hành nghiêm chỉnh ở khắp mọi nơi, hay gần như khắp mọi nơi ? Nhưng lại một điều mới lạ : Von Witzleben đến tòa nhà Bendlerstrasse. Von Witzlehen vị tân Tổng tư lệnh Quân lực (của phe đảo chánh . Chắc chắn ông ta đến nhắc điện thoại lên, dùng quyền hạn ra lệnh cho các quân nhân đang do dự. Với dáng đi quả quyết, ông bước vào văn phòng của Beck. Ông cho gọi von Stauffenberg, cửa lại được đóng kín.
Những người âm mưu khác chờ đợi bên ngoài nin lặng, lắng nghe mặc dù ngoài ý muốn, những lời đối đáp xuyên qua cánh cửa. Cuộc họp kéo dài. Bỗng nhiên, những người đang đi tới đi lui ngừng lại, tất cả nhìn nhau. Bây giờ người ta nghe những tiếng la lớn, tiếng ồn ào của một cuộc cãi vã dữ dội. Cánh cửa bật mở, Von Wilzleben xuất hiện, vẻ mặt giận dữ.
Ồng ta nhìn tất cả những người hiện diện, nhún vai :
"Tôi đi về".
Và ông ta biến mất, không một ai kịp có ý lưu ông lại.
Những người hiện diện có cảm giác là họ vừa bị đập đầu bằng búa tạ. Olbricht nói vài lời trấn an cách mơ hồ, chúng rơi vào một sự im lặng chết chóc. Vừa khi ông quay lưng lại để đi gặp Beck, một cử động toát ra : cử động buông xuôi đầu tiên. Sự bỏ đi của Von Witzleben có nghĩa rõ ràng là con tàu đã bị đắm chăng ? Nhiều người đã bỏ trốn.
Nhưng kìa, Olbricht tái xuất hiện :
"Tất cả đều được cứu vãn ! Cuộc hành quân Walkyrie đã được thực hiện ở Bá linh. Liên đội phòng vệ đã đến để bảo vệ Bộ. Trông kìa. Cuộc đảo chánh đã tiến hành".
Từ cửa sổ, người ta nhìn thấy rõ ràng các toán quân đang bố trí xung quanh tòa nhà Bendlerstrasse. Những người lúc nảy đã cảm thấy tê tái, sẵn sàng buông xuôi tất cả, có một cảm giác ấm áp, thoải mái trong lòng. Không có gì thất bại cả !
Hỏng cả rồi. Trong vài phút, Olbricht và các người khác được biết là liên đội phòng vệ không phải đến đế bảo vệ tòa nhà, mà là để bao vây. Họ đã trở thành tù binh.
Chúng ta đã có nói tới tên của viên Đại đội trường Đội phòng vệ : Thiếu Tá Remer. Viên sĩ quan nầy khi nhận được lệnh Walkvrie liên hệ đến ông đã hơi kinh ngạc : Fuhrer đã chết, quân đội đã nắm chánh quyền, và đây là điều mà ông ta, Thiếu Tá Remer, phải làm trước tiên: bắt giữ lập tức Bộ trưởng tuyên truyền Goebbels.
Người ta hiểu dễ dàng là Remer đã suy nghĩ một lúc. Kế đó ông cho gọi một Trung úy tên là Haeger, sĩ quan biệt phái từ Bộ Tuyên truyền mà hôm trước, đã thuyết trình trước đại đội. Ông đưa cho hắn ta xem tờ giấy.
Coi chừng ! Viên sĩ quan này nói. Đài phát thanh chưa công bố cái chết của Fuhrer.
- Có thật người ta còn ém nhẹm biến cố.
- Tại sao chúng ta không dò hỏi lại tình hình cho chắc chắn ?
- Hỏi ở đâu ?
- Hỏi ngay Goebbels. Nếu Fuhrer chết, hẳn ông ta phải biết.
Remer lên đường về hướng bộ Tuyên truyền với Haeger... và với toán quân của ông. Như thế không có một sự rủi ro nào có thể xảy ra. Nếu Fuhrer đã chết thực sự, ông ta vẫn sẽ còn dư thì giờ để thi hành lệnh. Kìa, Đại đội ở trong khuôn viện Bộ.
Kìa Remer ở trong văn phòng của Goebbels
"Fuhrer đã chết", thiếu tá báo cáo.
Goebbels lạnh lùng nhìn ông :
"Đó là một sự đánh lừa. Ngái không chết. Chỉ bị thương xoàng".
Phải làm gì bây giờ ? Sau đó Remer tuyên bố : "bất cứ một người nào khác, tôi đã bắt giữ".
Nhưng trước Goebbels, ông ta do dự.
"Anh có muốn tôi gọi về Đại bản doanh (G.Q.G không?" - ông Bộ trưởng nhấc điện thoại lên, hỏi:
Một phút sau, ông liên lạc được, nói vài tiếng, đoạn đưa ống nghe cho Remer,
"Thiếu tá Remer, anh có nhận ra giọng nỏi của tôi không ?"
Những tiếng nói ấy, xoáy vào đầu Remer như những viên đạn, giọng nói mà ông ta đang nghe, đó là giọng nói của vị chúa tể Đức quốc.
° ° °
Ở đây, cần nói là cơ vận đã đùa cợt những người âm mưu với một sự trớ trêu khá thâm độc : trong tất cả các thiếu tá của Bộ binh Đức quốc xã cách đây chẳng bao lâu, ai là người ngàn năm một thuở, được hân hạnh diện kiến Fuhrer, mà rất ít người được đến gần ? Remer. Hai tuần lễ trước đó, ông ta đã được triệu về Rastenburg đề được ban thưởng huy chương "những lá cây sồi" mà ông mang một cách hãnh diện trên cổ áo. Làm sao mà ông ta có thể do dự nhận biết một giọng nói như vậy cho được? Với phản ứng tự nhiên của con người, ông đã lanh lẹn trả lời :
- Vâng ạ, thưa Fuhrer.
- Anh đã tin là tôi không chết cbưa ?
- Dạ đã, thưa Fuhrer".
Vấn đề đã được giải quyết. Hitler, ông ta không đắm chìm trong những sự trù trừ như những người âm mưu đáng thương hại kia. Một cuộc đáo chánh, ông ta đã hiểu là như thế nào, tự nó đã được chuẩn bị ra làm sao, tự nó sẽ bị đập tan như thế nào. Bằng điện thoại, ông ban những mệnh lệnh cho Remer, hay hơn thế nữa chúng ta để ý là bản năng sinh tồn đã trả lại ông ta sự sắc bén khủng khiếp xưa cũ, đã làm ông quên đi sự đam mê bịnh hoạn của những mệnh lệnh quá rõ ràng quá chi tiết đã trói buộc các tướng lãnh của ông ta ở mặt trận ra sao - ông cho vị thiếu tá ba mươi lăm tuổi toàn quyền đàn áp cuộc phản loạn : "Tôi cho anh toàn quyền hành động kể cả đối với các vị thống soái. Anh có thể bắn bỏ tất cả những người nào anh xét thấy cần thiết phải bắn. Anh muốn bắn bỏ bao nhiêu tướng lãnh tùy ý".
Goebbel cũng vậy, đã nghe, ông nhìn Remer lần nữa :
- "Sao, anh đã hiểu chứ ?"
Remer đã hiểu. Dẫn đại đội rời Bộ Tuyên truyền, Ông đụng phải ngay trung tâm Bá linh, liên đội đầu tiên đang động binh theo kế hoạch Walkyrie.
"Đứng lại ! Quay trở lại".
Một tướng lãnh đang có mặt muốn thảo luận, Remer bắt ông ta làm thinh, đứng im một chỗ. Không trưng ra một bút lệnh nào, chỉ do bằng chứng và quyền lực của người vừa nhận lãnh sự ủy nhiệm của đích thân Fuhrer. Fuhrer vẫn còn sống, kế hoạch Walkyrie gây ra những sự phản nghịch lố bịch đã bị chặn đứng, các toán quân phải trở về doanh trại ngay ! Tướng lãnh, người ta chú ý đến các ông đấy ! Sau tướng nầy, một tướng khác, cũng không kháng cự gì hơn. Sau đó, Remer tiến về Bendlerstrasse và cho phong tỏa trụ sở của Bộ.
Cuộc đảo chánh đã thất bại.
Remer (sẽ được thăng lên cấp tướng vài ngày sau đó sẽ không phải hành sử lâu hơn quyền lực cách ngoại của ông ta, Himmler đã ban ra nhiều mệnh lệnh bẳng điện thoại và, lúc 10 giờ đêm, đại đội phòng vệ được thay thế bằng các toán SS.
Bây giờ, mọi việc tiến hành nhanh chóng. Một số sĩ quan của Bộ đứng ngoài lề cuộc âm mưu, do dự và cảm thấy bị đe dọa từ hai phía, có thái độ khi thấy quân SS kéo tới. Một người trong số ấy, một trung tá tên Von der Heyden hét lo "Phản bội" và bắn một phát súng, phát đầu tiên trong ngày, vào von Stauffenberg. Bị đạn ngay lưng, người tàn phế bước một cách đau đớn về phía văn phòng của Beck, nơi đó những người đảo chánh khác đang bàn tính trong sự lo sợ. Một vệt máu rải dài trên sàn nhà.
Fromm được giải thoát, ông tuyên bố nắm lại quyền chỉ huy. Đến lượt ông bước vào phòng việc của những người đảo chánh đã bị vây hãm :
"Một tòa án quân sự do chính tôi thành lập vừa quyết định là năm người trong các ông đáng tội tử hình. Hãy bỏ khí giới xuống !"
Ông chỉ tên những người bị kết án : Đại tá Von Quirnheim, Đại tướng Olbricht, von Stanffenberg, trung úy Von Haeften và sau cùng Beck.
"Tôi thích giữ vũ khí để đích thân giải quyết hậu qủa của tình thế, Beck,
tuyên bố.
- Thế thì làm ngay đi !
Beck đứng trước một chiếc ghế bành, ấn nòng súng vào đầu. Một tiếng nổ. Kìa vị chỉ huy già ngã nhào trên ghế, đầu be bét máu, song vẫn còn sống. Ông đã bắn trượt. Mặc xác ông ấy !
"Các anh có năm phút để viết thư cho gia đình".
Fromm nói với những người bị kết án kia.
Và ông ta bước ra ngoài. Bốn người ngồi quanh một chiếc bàn tròn và bắt đầu viết. Một sự im lặng khiếp đảm bao phủ căn phòng, song người ta nghe thấy tiếng giày bốt khắp nơi trong Bộ. Năm phút vừa trôi qua, kìa lại Fromm, lần nầy với nhiều lính SS.
Bọn nầy bắt đi tất cả, trừ lão già Beck, Fromm hỏi Beck :
"Ông cảm thấy thế nào ?"
"Cho tôi một khẩu súng khác", Beck nói.
Người ta đưa cho ông, ông tự bắn lần nữa vào đầu và tự làm bị thương lần nữa chứ không chết !
Fomm cho kết liễu đời ông vài phút sau đó.
Trong sân Bộ đèn pha của chiếc cam nhông, rọi một vệt sáng lòe trên một bức tường. Đội hành quyết đã sắp hàng trong bóng tối, sát đầu xe. Người bị xử đầu tiên bị tấn vào tường, tay bị trói chặt trở thành mù lòa. Hắn ta chưa kịp mở mắt ra thì một loạt súng đã nổ vang. Bọn SS kéo xác sang một bên. Người kế tiếp.
"Đức quốc bất diệt muôn năm", von Stauffenberg hét lớn trước khi gục ngã.
Xong rồi. Người ta có thể nói là bốn người ấy đã gặp may mắn, và cả Beck nữa, ông già đáng thương vụng về đến như thế. Những người khác không biết điều gì đang chờ đợi họ.
Trong dòng lịch sử, việc đàn áp các cuộc tạo phản mưu sát đã chưa hề tạo nên một cảnh huống làm gương đến như vậy. Mọi quốc gia bị đe dọa và chỉ thoát hiểm trong gang tấc, chống trả lại cách tàn nhẫn hơn hết bất cứ một cá nhân nào. Vấn đề luôn luôn là, khi sự việc không thể được hoàn toàn ém nhẹm, thanh toán đối lập càng tận gốc càng hay, đồng thời giảm thiểu tối đa tầm quan trọng của nó. "Một đám rất nhỏ sĩ quan tham vọng vô ý thức với một sự trọng tội ngu xuẩn", như thế đó, Hitler nói về cuộc âm mưu trong bài nói chuyện của ông trên đài phát thanh, ngày 20 tháng Bảy năm 1944 lúc nửa đêm.
Ngay từ ngày 21, những cuộc hành quân cảnh sát, trong vòng bí mật, đã diễn ra trong toàn lãnh thổ. Người ta đã không hề biết tổng số các cuộc bắt giữ. Vài đại tướng và Thống chế không bị liên lụy trong số có von Rundstedt, đã yêu cầu đưa các sĩ quan bị cáo tố ra trước một Toà án "danh dự quân sự" để sa thải họ ra khỏi quân đội, đồng thời đưa họ ra "Tòa án nhân dân".
Người ta biết là thành ngữ nầy chỉ cái gì, dưới tất cả mọi chế độ.
Tám bị cáo, trong sổ có Thống chế von Witzleben và Đại tướng Hoppner, ra trước Tòa án Nhân dân ngày 7 tháng tám, trong một phiên xử kín. Tất cả nhìn nhận có tham dự vào công cuộc âm mưu và hành động thù nghịch của họ đối với phong trào Quốc xã. Các luật sư được chỉ định, không biện hộ gì cho họ, mà chỉ thỉnh cầu họ được xử bắn, chứ đừng bị xử giảo. Họ đã bị treo cổ. Cuộc hành quyết đã được chụp hình, quay phim, đã dược toàn thế giới biết đến.
Đầu tháng tám, báo chí và đài phát thanh công bố là thủ cấp của Goerdeler được treo giá : một triệu đồng marks (đơn vị tiền tệ của Đức . Vị nguyên tể tướng tương lai lúc bấy giờ trốn khỏi Bá linh, đã đến Đông Phổ. Ông đã bị nhận diện, tố giác, bắt giữ và sau cùng hành quyết ngày 2 tháng hai 1945.
Fromm, người chủ động đầu tiên của cuộc đàn áp, bị kết án "vì hèn nhát" - được báo cho biết về cuộc âm mưu, ông đã quá chậm trễ trong việc chống đảo chánh - và hành quyết ngày 19 tháng ba. Cũng bị hành quyết, von Stulpnugel đã tự bắn một viên đạn vào đầu ngày 21 tháng bảy và chỉ thành công làm mù đôi mắt. Đô đốc Canaris bị siết cổ chết trong xà lim.
Những cuộc hành quyết tiếp diễn từ tháng tám 1944 đầu tháng ba 1945, bằng xử giảo, xử bắn, một viên đạn vào gáy, siết cổ (garrot : để một sợi dây vào cổ, cho một que cây vào và vặn đến khi nào nạn nhân chết mới thôi , gần như luôn luôn trong sự bí mật của nhà tù ! Chỉ trừ các cuộc treo cổ có tánh cách trình diễn mới được dân chúng Đức biết đến. Như những cuộc bắt bớ, tổng số các cuộc hành quyết cũng vô định. Nhiều điều tra viên đồng minh đã ước tính trên bốn ngàn vụ.
Nhiều người âm mưu hoặc bị liên lụy đã thoát khỏi bàn tay của các đao phủ thủ bằng cách tự vẫn. Von Kluge, được triệu hồi về Bá linh để giải thích về những việc mà ông đã biết về cuộc âm mưu, đã uống thuốc độc trên phi cơ. Ở trận tuyến Miền Đông, von Tresckow, ngay ngày 21 tháng bảy, đã đi thẳng vào vị trí địch, và sau khi đã bắn hai phát súng để giả tạo một cuộc đụng địch, đã tự cho nổ một trái lựu đạn. Người ta mai táng ông đúng theo nghi lễ của một vị tướng chết vì địch quân. Song cuộc điều tra của Gestapo đã khám phá ra sự tham dự của ông vào cuộc âm mưu, thi hài bị khai quật và thiêu hủy.
Người ta biết rõ vì sao Rommel, đang tĩnh dưỡng tại ngôi nhà của gia đình ở Herzlingen, đã bị kết tội liên can và bị ép buộc cách kín đáo lựa chọn giữa liều độc dược và Tòa án Nhân dân. Ông đã chọn liều thuốc độc, ngày 13 tháng 10 năm 1944. Tuy nhiên, vì những lý do dễ hiểu, một nhật lệnh đã chính thức công bố là ông chết vì không chịu đựng nổi các vết thương và ông "đã đi vào lịch sử như một trong nhiều tướng lãnh lớn của Đức quốc".
Von Schlabrendorff bị bắt giữ ngày 17 tháng tám 1944. Bị tra tấn, vặn hỏi, ông ta chối khăng khăng là không hề biết gì về cuộc âm mưu, Ông bị đem xử trước Tòa án Nhân dân ngày 3 tháng hai 1945, phiên xử đang tiến hành, còi báo động rú lên, bom đã bắt đầu rơi chung quanh. Một quả rơi ngay phòng xử án. Ông Chánh án, đang cầm hồ sơ nơi tay, bị một cây đà rơi xuống, đè chết bẹp, giấy tờ bị cháy hết.
"Bằng chứng của các ông đâu ? Von Schlabrendoiff hỏi, khi ông ta bị đưa ra lại trước tòa sáu tuần lễ sau đó. Tôi khiếu tố vì những sự tra tấn không chính đáng". Sự cả gan và may mắn đã giúp cho ông đến cùng. Được trắng án, song vẫn bị giam cầm với lời hứa sẽ được trả tự do trong nay mai, cuối cùng sự đại hỗn độn chung cuộc đã cửu thoát ông. Những người bị buộc tội đã được chuyển từ nhà tù nầy đến trại giam khác, bom rớt xuống khắp mọi nơi, sự liên lạc không còn nữa. Nhiều người cai ngục, chỉ nghĩ đến việc tự cứu mình, đã quên những tù nhân hay chính họ đã giải thoát những người nầy. Như thế, một vài người trong số các nguời âm mưu, đã hòa lẩn mình vào con sông người chảy cuồn cuộn lui tới trên các nẻo đường của Đức quốc lúc bấy giờ, và rất nhiều người đã sống sót. Chính nhờ họ mà câu chuyện âm mưu đã có thể được phần nào rõ biết hay thiết dựng lại.
Chúng ta vừa nói trước để rồi không trở lại thảm trạng đàn áp nầy nữa, mà sự sôi động của chiến tranh đã ngày càng làm lu mờ. Song theo tôi, dường như, chính vào buổi chiều ngày 20-7-1944, bức màn thực sự kéo lên trên tấn thảm kịch cấu thành đối tượng của câu truyện nầy. Một nhóm ít người đã tin tưởng là chỉ có sự loại trừ Hitler mới có thể làm nhẹ bớt cơn đại tai biến, cứu thoát nhiều trăm ngàn nhân mạng, vừa thất bại trong kế hoạch của họ. Vài phút sau nửa đêm, Hitler nói trong máy vi âm : "Tôi không bị một vết thương nào cả không có gì hết ngoài vài vết trầy, bầm và phỏng nhẹ. Tôi xem việc đó như là một sự Ngự chuẩn của Thượng để về Sứ mạng mà Ngài đã giao phó cho tôi. Tôi không cám ơn Thượng đế và Đấng Tạo hóa đã gìn giữ mạng sống của tôi, mà tôi cảm tạ các Đấng ấy đã ban cho tôi khả năng tinh để có thể chịu đựng được tất cả những điều lo ngại ấy và để đeo đuổi nhiệm vụ theo lương tâm của chính tôi".
Rốt cuộc, có thể ông ta thực sự tin tưởng là Thượng đế che chở ông để cuối cùng ông có thể bắt phe Đồng minh nhận chịu một nền hòa bình theo ý riêng của ông. Dù sao mặc lòng, bây giờ ông nắm chặt quyền hành trong tay hơn bao giờ hết. Himmler được bổ nhiệm làm "Tổng tham mưu trưởng Quân lực", khắp mọi nơi, những người thoáng bị tình nghi đều bị loại trừ. Gần hết các quân nhân cao cấp vội vàng đệ về Đại bản doanh G.Q.G. những kiến nghị xác nhận lòng trung thành.
Tất cả điều gì có thể chống lại công cuộc hoàn thành tấn thảm kịch đều bị quét sạch......